VÀI GÓP Ý VỚI TIẾN SĨ HUỲNH TẤN LÊ, HUYNH TRƯỞNG ĐỒNG MÔN TRƯỜNG QUỐC GIA HÀNH CHÁNH.
Lời đầu tiên mà tôi muốn minh định với anh là thư này viết hoàn toàn có tính cách một đồng môn muốn góp ý (opinion exchanging) với một đồng môn về vấn đề liên quan đến bài phát biểu của anh trong một buổi lễ Tưởng Niệm được tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua. Đây không phải là một bài viết mang tính cách tấn công cá nhân (personal attack), tuyệt đối không phải là bài phê phán về tôn giáo hoặc những ý nghĩa của các sự việc liên quan đến tôn giáo. Để tránh những ngộ nhận sai lầm về ý định của tác giả lá thư này, tôi xin minh xác thêm một điều nữa về cá nhân tôi là một người có rất nhiều liên hệ chặt chẽ với các tôn giáo, nói chung, với một số Tăng Sĩ Phật Giáo, nói riêng. Đối với tôi, Đạo nào cũng chỉ cho người ta biết đường đi tới cõi hạnh phúc. Tôi không biết phân biệt tôn giáo bao giờ, vì thế, tuy là người Công Giáo, tôi đã từng mời quý vị Giáo Sư Võ Văn Ái, bà Ỷ Lan, Cư sĩ Mật Nguyên Đặng Nguyên Phả, Ni Sư Thích Nữ Như Ngọc lên đài truyền hình để nói về Phật Sự, về Ý nghĩa của ngày Đức Phật Đản Sanh, từng mạn đàm với Hòa Thượng Thích Chơn Thành để viết bài về Phật Giáo như “Con Đường Giải Thoát theo Phật Pháp, từng chia xẻ trong vài lễ nghi Phật Giáo…Ngoài ra, đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn về đề tài chống Cộng trên truyền hình, báo chí, đài phát thanh vớinhiều vị Tu Sĩ đáng kính của Phật Giáo như Hòa Thượng Thích Không Tánh (VN), Thượng Tọa Thích Thiện Minh (VN), Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí. Ngoài ra, tôi cũng từng phòng vấn nhiều vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo khác, các Mục Sư Tin Lành, các Hiền Tài Cao Đài, hay Tu Sĩ Hòa Hảo tại Mỹ hay ở Việt Nam. (Xin mời xem những “clip” đính kèm)
Riêng với Bồ Tát Thích Quảng Đức, cá nhân tôi luôn kính ngưỡng vì quan niệm rằng, nếu bỏ qua những nguyên nhân chính trị dẫn đến sự hy sinh, tất cả những ai vì đạo pháp mà bỏ tính mạng, đều là những vị Thánh Tử-Vì-Đạo. Đã là con người, ai không tôn trọng sự sống của mình? Một khi quyết định hy sinh sự sống đó cho một lý tưởng, hoặc là xả thân trên trận địa để bảo vệ Tổ Quốc, hoặc là chấp nhận sự hủy diệt sự sống mình cho Đạo Pháp, họ đều là những Anh Hùng, đã làm được những điều mà không ai dám làm, vì thế, phải được kính cẩn ghi nhớ.
Vậy, những lời tôi viết sau đây, xin anh nhận cho là hoàn toàn với thành ý, để sửa chữa những nhận định sai lầm về lịch sử trầm trọng như anh đã phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm vừa qua, gây hoang mang cho người Việt trên toàn thế giới.
Trước một cử tọa đông đảo, anh đã đọc lời phát biểu, được sửa soạn kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước, môt cách trang trọng, về sự đàn áp Phật Giáo của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong đó có những điểm mấu chốt quan trọng nhất là:
a) Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đàn áp mọi tổ chức tôn giáo, từ Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, và “nạn nhân kế tiếp là Phật Giáo, một tôn giáo có hơn 2,000 năm truyền thống”
b) “Ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn, em trai TTNĐD đã từng cho biết: "Cầm quyền 10 năm nữa, chế độ này sẽ Ki-Tô hóa toàn thể dân Việt, một việc làm mà các Hội Truyền Giáo Tây phương không làm nổi trong hơn 400 năm".
c) “Hơn 300,000 (ba trăm ngàn) Phật tử tại miền Trung đã bị giết hại.
d) "Kế hoạch Nước Lũ" đánh phá chùa chiền, bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ vào đêm 20-8-1963.”
e) Chế độ TT NĐD đã làm hỏng đại cuộc xây dựng dân chủ quốc gia ngay từ đầu, chính là nguyên nhân xa đưa đến sự sụp đổ 30 tháng 4 sau này khi ông và giòng họ đã đặt quyền lợi của tôn giáo, của gia tộc mình lên trên quyền lợi của dân tộc.”
Sau những lời phát biểu nóng bỏng này, nhiều bài đả kích, phản bác đã được chuyển đi khắp các diễn đàn, trong đó có bài của một đồng môn huynh trưởng của anh ở Virginia làm dư luận trong cộng đồng rất xôn xao, nhất là cá nhân tôi, một đồng môn của anh. Nhiều bài viết khác “chửi rủa” anh thậm tệ. Vì thế, tôi bắt buộc phải viết thư này để chứng minh rằng, quan điểm và nhận định cá nhân của anh, Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, qua bài phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm Pháp Nạn do anh tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua là một sự cố tình xuyên tạc lịch sử, một tấn công có ác ý vào một người đã tử nạn vì đất nước, một sự kỳ thị và vu cáo trắng trợn cho một chế độ Cộng Hòa đầu tiên trong lịch sử, một bài tham luận chính trị ấu trĩ, mơ hồ, hoàn toàn không mang tư cách của một Kẻ Sĩ, hay một Trí Thức đã được đào tạo từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng như tại Hoa Kỳ.
A-Về phương diện văn chương, tôi rất ngạc nhiên khi thấy một vị trí thức như anh lại vi phạm quá nhiều khuyết điểm mà những sinh viên Đại Học ở Mỹ không bao giờ mắc phải:
1) Giả định một sự kiện đúng mà không dẫn chứng (A priori assumption/ Unprovable premise/Non sequitur/irrelevant statement): Tất cả những điều anh nói về Tổng Thống Diệm đàn áp Phật Giáo đều không có dẫn chứng khoa học, mà chỉ là những lời nói theo ý người khác. Năm 1963, cả anh và tôi đều mới hoàn tất học trình Trung Học, chưa một người nào có kinh nghiệm về chính trị. Lúc đó, anh còn là một thanh niên mới lớn, ngơ ngác trước cổng trường Đại Học, còn mơ hồ về tương lai, làm sao anh có thể nói như một chứng nhân lịch sử được? Nếu anh không phải là nạn nhân trực tiếp của chế độ, mà chỉ là người muốn nói về một sự kiện mà mình không rõ, ít nhất anh cũng phải nói rằng: “Theo Sử Gia ABC, thì…”, rồi dẫn chứng bằng tài liệu, mà phải là những tài liệu có uy tín, không phải là những lời nói vu vơ. Thực tế, rất nhiều người kể lại sự kiện với sự xúc động cá nhân, không chính xác. Thí dụ như với vụ nổ ở Chùa Từ Đàm, mỗi nhân chứng nói một cách khác nhau. Nhà báo Nguyễn Văn Lục ghi nhận:
-Trong cuốn Lịch Sử Tranh Đấu Việt Nam của Kiêm Đạt, xuất bản năm 1981, cho biết: “Vào lúc 9 giờ 30, Đặng Sỹ ra lệnh cho bắn “đại bác” vào đám đông. Sau đó, thì đủ loại súng ống đã được bắn: lựu đạn, súng.. Có 3 xe Hồng Thập Tự chở rất nhiều người bị thương vào bệnh viện Huế…”
- Nguyễn Khắc Từ, Huynh trưởng gia đình Phật Tử, người đã có mặt từ đầu đến cuối bên cạnh Thượng Tọa Trí Quang. Ông viết “Một chiếc xe mang tên Ngô đình Khôi cán bừa lên cả người đồng bào. Vài tiếng thét ghê rợn. Mặc kệ, họ cứ tiến vào đám quần chúng. Giữa lúc ấy, 3 tiếng súng lục chát chúa khô khan vang lên, và lựu đạn cay tung ra tứ phía. Từng loạt súng liên thanh và một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển cả đài phát thanh. Tiếng súng vẫn nổ. Trong đài, chúng tôi vào ẩn trong trong phòng hoà âm gồm các Thượng Tọa, Đại Đức, ông Tỉnh trưởng và một số chúng tôi.” (Trích trên web Giao Điểm, Giao Điểm trích từ tạp chí Liên Hoa, số ra ngày 15 tháng 1965, Sàigòn.)
-Nguyễn Lang (Thiền Sư Nhất Hạnh) trong cuốn 3 của bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận:
“Thiếu Tá Đặng Sỹ ra lệnh bắn đạn mã tử khiến đám đông náo động. Lựu đạn cay, lựu đạn nổ được tung vào. Đồng thời súng trường và xe thiết giáp chận lại. Khi thiền sư Trí Quang và ông Tỉnh trưởng từ trong đài phát thanh ra tới thì máu đã đổ: 8 người thiệt mạng vì lựu đạn và 4 người bị thương. Xe thiết giáp cán vỡ đầu một thiếu nhi, sọ em nát vụn. Một thiếu nhi khác bị cán mất nửa đầu và một em khác mất hẳn nửa đầu. Xe Hồng Thập tự được gởi tới để mang những người bị thương về bệnh viện.
Như vậy, điều vị nào nói đáng tin cậy nhất, cho dù cả ba vị đều là những người có uy tín? Ông A nói: Đặng Sỹ bắn đại bác? Ông B nói: xe thiết giáp cán lên? Ông C nói: súng trường, lựu đạn nổ? Nếu anh ở trong quân đội, chắc anh cũng biết đại bác không thể bắn một tầm gần như thế được! Nếu bắn ở trước đám đông như thế, thì rất nhiều người sẽ bị điếc tai, chính người kéo cò đại bác vội vàng sẽ bị hơi tụt hậu làm té ngửa, và con số thương vong phải lên tới hàng trăm. Còn nếu xe thiết giáp cán lên người, thì làm sao mà chỉ cán một loạt lên đầu của mấy em thiếu nhi, mà không xâm phạm phần thân thể nào? Các em xếp hàng cho xe cán lên sao? Nếu sử dụng liên thanh, súng lục, và lựu đạn tràn lan như lời ông ABC nói, nhất định số thương vong sẽ bằng trong vụ Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Như vậy, cùng một sự kiện, mà nhân chứng có thể nhìn vào với cặp mắt khác nhau, và khiến cho sự tìm kiếm thủ phạm rất khó khăn. (Tôi sẽ viết về thủ phạm của tiếng nổ này ở đoạn sau). Trở lại với vấn đề “sự kiện-nhân chứng”, chắc chắn, với những sự kiện xẩy ra năm 1963, anh chỉ nghe người khác nói rồi lặp lại, mà với thái độ lặp lại một cách cương quyết như thế, thì anh đã đánh rơi mất danh dự và tư cách của một người trí thức, anh đã là “người mù sờ voi” trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư.
2) Chơi trò dơ bẩn (Playing dirty): Tệ hơn nữa, là cho dù anh chẳng biết tí gì về sự kiện năm 1963, mà anh lại dùng đủ loại ngôn ngữ có tính xúc động (emotional language) để kêu gọi cảm tình của cử tọa như “đàn áp, nạn nhân, đánh phá chùa chiền, tôn giáo có hơn 2000 năm truyền thống, bắt giữ tu sĩ…” Những ngôn ngữ này tạo cho người nghe, người đọc một ấn tượng ghê sợ, chán ghét, và uất hận với chế độ cũ. Ngôn ngữ này thường hay thấy trong những quảng cáo thuốc cao dán bán ở đầu chợ mà thôi.
3) Trượt dốc trong lý luận (Post hoc, ergo propter hoc/ Slippery slope): Những lý luận kiểu: “vì A đã xẩy ra, nên có B; rồi vì có B, sẽ có C…” là môt thứ lý luận trượt dốc, một loại ngụy ngữ. Anh đã cho rằng vì “Tổng Thống Diệm đã làm như thế, như thế, cho nên miền Nam Việt Nam bị mất vào tay Cộng Sản!”. Tôi không thể tưởng tượng được là anh dẫn chứng việc làm của người đã chết từ 1963 để đổ lỗi cho ông về sự mất nước vào năm 1975, tức là 23 năm sau! Cái sự trượt dốc này của anh quá xa, trượt qua một lỗ hổng khổng lồ của hơn hai thập niên với bao sự kiện biến đổi, khiến cho người ta nghi ngờ trí thức của anh cũng là một lỗ hổng to tướng, không thể lấp đầy.
4) Thất bại trong việc hỗ trợ lý luận của mình (Failing to support the premise): Những khẳng định của anh về việc ông Ngô đình Nhu nói về Công Giáo và Phật Giáo có thật không? Nặng nhất là câu anh nói là Tổng Thống Diệm đã giết hơn 300,000 Phật Tử ở miền Trung. Theo sự hiểu biết của tôi, khi nói “miền Trung” trong sự kiện 1963 tức là nói về Huế và Đà Nẵng mà thôi, vì các tỉnh khác, không có sự việc nào xẩy ra liên quan đến xung đột Tôn Giáo. Vậy, chỉ riêng Huế và Đà Nẵng, đã có hơn 300,000 người chết, thì họ được chôn ở đâu? Trong vụ Tết Mậu Thân, người ta rất vất vả mới đào lên gần 3,000 xác tại nhiều nơi trong thành nội, tại khe Đá Mài… còn khoảng gần 3,000 nữa mất tích mà chưa tìm ra được. Vậy, với 300,000 người chết, chắc xác phải lấp đầy sông Hương? Hoặc chôn ở trong thành phố Đà Nẵng, biến các khu cư dân thành một nghĩa trang khổng lồ? Mà đã giết Phật Tử ở miền Trung nhiều như thế, thì làm sao lại tha cho Phật Tử ở miền Nam? Bao nhiêu người miền Nam bị giết vì đạo? Tổng cộng toàn quốc có bao nhiêu Phật tử bị giết? Có tới gần một triệu không? Gần bằng vụ diệt chủng của Khờ Me Đỏ rồi!
Anh chắc đã biết là chỉ với vụ việc 7 nạn nhân bị chết ở chùa Từ Đàm, mà thế giới đã phải gửi 16 quan sát viên từ 7 quốc gia: Brazil, Afghanistan, Ceylon, Morroco, Dahomey, Costa Rica, và Nepal đến khám xét, không lẽ khi có hơn 300,000 nạn nhân bị chết, lại không có ai quan tâm? Thiệt ra, nếu so sánh con số nạn nhân bị Tổng Thống Diệm giết ở Huế và Đà Nẵng này (chưa kể toàn quốc) với dân số hồi đó (xấp xỉ 20 triệu) thì cũng là một con số khổng lồ đấy, phải không Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê?
f) Ngoài ra, anh cũng khẳng định là có "Kế hoạch Nước Lũ" đánh phá chùa chiền, bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ vào đêm 20-8-1963.” Theo sự giả định của tôi, một chiếc xe Cảnh sát hồi đó, chỉ bắt được khoảng 5 người. Cứ cho là 5 người, thì với 1500 tu sĩ bị bắt đêm đó, phải cần đến 300 xe Cảnh Sát! Hồi đó, lấy đâu ra 300 xe cảnh sát? Mỗi xe Cảnh sát lại cần ít nhất là 1 tài xế và hai áp tải. Với 300 xe cảnh sát, cần 900 cảnh sát! Rồi hụ còi, rồi phóng nhanh, nhất định sẽ làm loạn thành phố, dân cư hốt hoảng như lo chạy giặc? Và chỗ nhốt giam 1500 tu sĩ đó ở đâu? Nhà giam Chí Hòa có đủ chỗ cho một lần 1500 tù nhân không? Rồi, sau những người đó có được thả ra không? Hay đã chết đói trong tù? Thật không tưởng tượng được một trí thức như anh lại có thể thốt ra những lời liều lỉnh như thế.
B-Về việc Tổng Thống Diệm đàn áp Phật Giáo:
Trở lại với vấn đề đàn áp Phật Giáo, theo những ghi nhận của những người chứng có liên quan mật thiết đến chế độ, thì KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO CÁCH RIÊNG. Ngô Đình Diệm là vị Tổng Thống duy nhất từ 1954 đến 1975 là Ân Nhân cho đất, cho tiền để xây Chùa Xá Lợi, tu sửa các chùa chiền khác. Ngô Đình Diệm cũng là Tổng Thống duy nhất hay viếng chùa Từ Đàm và đôi lần mời những vị trụ trì của chùa đến tư dinh của ông để uống trà. (Hình minh chứng đính kèm).
Tổng Thống Diệm đã bổ nhiệm toàn bộ những người bên cạnh mình là Phật Tử: Đổng Lý Văn Phòng, Phó Đổng Lý, Tùy Viên, Tổng Thư Ký, Bí Thư, Chánh Văn Phòng, Tham Mưu Biệt Bộ, Giám Đốc Nghi Lễ, Giám Đốc Báo Chí. Ngoài ra, trong 4 Tướng trấn giữ 4 Quân Đoàn chiến thuật, thì chỉ có một tướng là Công Giáo: Huỳnh Văn Cao, (Vùng 4 chiến thuật, khá xa Thủ Đô.) (Theo Minh Võ: Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc).
1-Nhật Ký của Đại Úy Đỗ Thọ, Tùy Viên của Tổng Thống Diệm, một Phật Tử và là cháu ruột của tướng Đỗ Mậu, một trong những người đảo chánh :
Sau khi vụ nổ xẩy ra, Tổng Thống khiển trách ông Cẩn thật nặng, nhưng những báo cáo từ văn phòng ông Cẩn và chỉ huy trưởng Thừa Thiên chối rằng sự việc xẩy ra không phải do ông Cẩn mà là do ai đó… Ông Cẩn hằng năm vẫn đến chùa Từ Hiếu để viếng linh của tổ tiên dòng họ ông đặt ở đây. Ông Diệm nói: “Mọi tôn giáo đều tốt. Luôn luôn có những người tốt và người xấu trong mọi tôn giáo. Chúng tôi bây giờ là Công Giáo, chứ tổ tiên chúng tôi đều là Phật Tử. Vậy, nếu những vị sư ở chùa Từ Đàm, Từ Hiếu, Diệu Đế có cần chi, các ông phải giúp đỡ họ.”
Đỗ Thọ còn nói rằng TT Diệm không bao giờ có quan niệm tôn trọng Công Giáo mà coi nhẹ Phật Giáo. Trong một chuyến đi đến Vĩnh Bình, khi mà ông Tỉnh Trưởng ở đây cho treo cờ Công Giáo để đón Tổng Thống, ông đã nổi giận và truyền lệnh cho Tỉnh Trưởng phải hạ cờ Công Giáo đi trước khi ông ra khỏi máy bay.
Những lời Đỗ Thọ nói, theo tôi, rất khả tín, vì không thể có một người là cháu của kẻ đã giết Tổng Thống lại dám bịa ra những điều tốt về người đã bị chính chú ruột của mình giết chết. (Tội nghiệp cho Đỗ Thọ, ít lâu sau khi cuốn sách được xuất bản, Đỗ Thọ đã chết bất ngờ trong một chuyến đi công tác! Chiếc máy bay chở ông đã rơi xuống đất vì một tai nạn không ai được báo cáo.) (http://baovecovang2012.wordpress.com/2013/02/08/nhat-ky-do-tho-moc-ton-doc/)
2-Theo Cụ Cao Xuân Vỹ, môt Phật Tử thuần thành, quy y với Thầy Thích Minh Châu, Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, Chủ tịch Ủy ban Liên bộ về Ấp Chiến Lược, người có liên hệ chặt chẽ với Tổng Thống Diệm cho đến phút chót, và cũng là người đã 50 năm liên tục làm lễ cầu siêu cho Cố Tổng Thống Diệm, thì cũng khẳng định là không có vụ Tổng Thống Diệm đàn áp Phật Giáo. Theo: http://www.chuacuuthe.com/2012/11/01/ong-cao-xuan-vy-ke-cong-san-chuyen-de-nhat-cong-hoa-o-vn/ :
Cụ Cao Xuân Vỹ cho biết về Tổng Tống Diệm “Ông ấy hoàn toàn ở ngoài và trên đảng Cần Lao. Với ông Diệm chỉ có Tổ Quốc và Quốc Dân.” Trả lời câu hỏi “Có sử gia Mỹ bảo ngày 22 tháng 8 năm 1963, Thanh Niên Cộng Hòa đã tấn công chùa Xá Lợi cùng với Cảnh Sát và Lực Lượng Đặc Biệt.” Cụ nói: “Hoàn toàn bịa đặt. Tổ chức này không phải để dùng vào những việc như vậy. Nó là tổ chức phi vũ trang mà.” Về vụ đảo chánh, Cụ cho biết là khi nghe Cụ trình với Tổng Thống về đề nghị của Đại Tá Duệ là cần kêu một số lực lượng quân đội chống đảo chính để bảo vệ Tổng Thống, thì “Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả? Tôi thưa: “Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?”. Ông quát lên: “Chết thì đã sao!”
Để kết luận về Tổng Thống Diệm, Cụ Cao Xuân Vỹ nói: “…tôi được có dịp nói lên vài điều trong số những gì mình còn nhớ được về thời gian dài phục vụ Đất Nước bên cạnh hai nhân vật lịch sử mà tôi hằng kính mến. Cứ mỗi lần nhớ đến hai cụ, tôi đều ngậm ngùi xót xa. Nhất là đối với cụ Diệm. Ông quá ngay thẳng, quá quân tử, quá rộng lượng, lúc nào cũng nghĩ tới làm cho dân được ấm no hơn. Vậy mà người ta nỡ hãm hại ông. Không phải chỉ có những ngày giỗ hai ông tôi mới khóc.
Và như thế, đã 50 năm nay, cứ đến ngày 1/11, Phật Tử Cao Xuân Vỹ lại tổ chức một buổi lễ giỗ cầu cho Hương Hồn của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chưa bao giờ quên sót.
3-Kết luận về việc của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc tìm hiểu về vấn đề đàn áp tôn giáo tại Việt Nam: Theo lá thư của Thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 2 năm 1964 gởi Chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ:
C.Về vụ nổ ở chùa Từ Đàm:
Như đã trình bầy ở trên, theo kinh nghiệm quân sự, những nạn nhân chết không phải vì xe thiết giáp, không phải vì lựu đạn, cũng không phải vì đạn liên thanh của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Các nhà báo Mỹ, sau khi phân tích, thì thấy đó không phải là do miểng lựu đạn mà quân nhân miền Nam được cấp phát. Các tử thi không có lỗ đạn trên người. Kết luận: Chất nổ trong vụ này là môt quả đạn plastic thường được dùng bởi CIA. Sau này người ta được biết, người ném quả đạn plastic đó là Đại úy James Scott. Năm 1966, trong một cuộc hành quân ở Nam Đồng, Đại Úy James Scott, cố vấn tiểu đoàn 1/3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh từ năm 1965, đã tiết lộ với Đại Úy Bửu là chính y là thủ phạm vụ ném này. Theo Đại Úy Bửu, vào tháng 5 năm 1963, Scott đi từ Đà Nẵng ra Huế vào ngày 7 tháng 5. Sau nhiều lần vặn hỏi bởi Đại Úy Bửu là người bà con với vợ của Thiếu Tá Đặng Sỹ, Scott đã thú nhận rằng chính anh ta ném chất nổ ấy theo lệnh của CIA. Chất nổ ấy chỉ lớn hơn môt hộp diêm với ngòi nổ gài sẵn.
(http://ngothelinh.tripod.com/Buddhist_flag_US_involvement_Coup_Generals.html#what_happened)
D. Về nguyên nhân cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm:
Vấn đề này, tôi chỉ nói vắn tắt: TẤT CẢ DÂN VIỆT NAM, PHÂT TỬ HAY CÔNG GIÁO, HAY BẤT CỨ TÔN GIÁO NÀO KHÁC, ĐỀU LÀ NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CHÍNH SÁCH KENEDY. Khi người Mỹ, vì muốn đổ quân ào ạt vào miền Nam mà bị Tổng Thống Diệm chống đối, nên Tòa Bạch Cung đã tìm mọi cách để gài Tổng Thống Diệm vào những sự kiện nội bộ, như là đàn áp Phật Giáo, để rồi sau đó, mua chuộc các tướng lãnh có bản tính hèn hạ, tay sai, tham tiền, tham vọng làm đảo chánh và giết Tổng Thống để trừ hậu hoạn. Trong vụ này, kẻ hèn hạ nhất là Tướng Đính, người đã từng quỳ lạy xin Tổng Thống Diệm cho được làm con nuôi. Theo Cụ Cao Xuân Vỹ, để trả lời câu hỏi về “ Sử gia Mark Mayor viết trong tác phẩm Triumph Forsaken rằng gần ngày đảo chính, tỉnh trưởng Định Tường báo cáo với ông Nhu rằng đại tá Có là phụ tá của tướng Đính rủ ông ta làm đảo chính. Ông Nhu hỏi lại tướng Đính, thì tướng Đính xin đi chém đầu Có. Ông có biết vụ này không?” Cụ Cao Xuân Vỹ cho biết: “ Không cần tỉnh trưởng Định Tường báo cáo thì ông Nhu đã biết rồi. Nhưng ông muốn cứ để vậy để theo dõi.” Tướng Đính đã một mặt hai lòng, bề ngoài thì tuyên bố dữ dằn là muốn “chém đầu tướng Có” mưu phản, nhưng lại ngầm mưu phản để giết người mà mình đã từng lạy lục xin làm con nuôi!
Năm 1961, Mỹ chỉ có 685 quân nhân với nhiệm vụ cố vấn ở miền Nam. Vào tháng 10 năm 1963, chỉ có 16,732 quân Mỹ. Nhưng đến năm 1965 là 200,000 người. Năm 1966: 389,000. Số quân Mỹ tử vong ở Việt Nam: 58,193. (http://www.shmoop.com/vietnam-war/statistics.html)
Khi Kenedy và tham mưu của ông ta bàn việc lật đổ Diệm vì sự ương ngạnh, không cho quân Mỹ vào Việt Nam với số lượng lớn, và giới hạn quyền lực của cố vấn Mỹ, thì Đại Sứ Nolting đã cực lực chống lại. Ông nói: “Tôi thấy là nhiều người ở trong Bộ Ngoại Giao (Mỹ) muốn tôi ra đi bởi vì họ đã dùng quá nhiều dây thòng lọng để xiết cổ ông Diệm!” Sau đó, Đại Sứ Nolting từ chức. Từ đó, Kenedy mới tìm người có đủ khả năng làm cuộc đảo chánh: Cabot Lodge. Dưới tay y là Lucien Conein, một CIA, đã liên lạc với Trần Thiện Khiêm, và sau này với người mà CIA nghĩ là có khả năng làm cuộc binh biến lớn: Dương Văn Minh. (http://www.publishersweekly.com/978-0-19-505286-2
“Big Minh” vốn là một kẻ ham quyền, bất đắc chí, vì bị Tổng Thống Diệm bỏ rơi sau vụ hai thùng phuy vàng và tiền mà Minh chiếm được của Bẩy Viễn làm của riêng, nên nhận lời CIA ngay. Theo nhiều tài liệu trên Net, thì số tiền mà Conein trao cho toàn bộ phản tướng làm đảo chánh chỉ có 5 triệu đô la, Minh chia lại cho các tùy tòng, mỗi người từ 10,000 đến 50,000. Điều này làm các tướng tá phản bội hậm hực mãi, khi có dịp, là hất cẳng Minh ngay.
KẾT LUẬN:
Như đã từng xác minh ở phần đầu, thư này chỉ là để làm sáng tỏ vài sự kiện chính trị liên quan đến vụ việc 1963, mà huynh trưởng đồng môn, Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, không rõ vì lý do gì, đã phát biểu một cách sai lạc quá đáng, trong một buổi lễ trịnh trọng với sự tham dự của những vị Tăng Ni và thức giả đáng kính. Giả như những lời tuyên bố này được nói trong một phạm vi một buổi họp nhóm, thì có lẽ dư luận công chúng cũng không can dự, nhưng những lời nói của Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê, với học vị cao chót vót như vậy, với uy tín sinh hoạt Phật Sự từ nhiều năm như vậy, được phát thanh, truyền hình, báo chí truyền đi khắp nơi, nhất là với tốc độ nhanh khủng khiếp của Internet, thì nhất định đã tạo ra một ấn tượng sai lạc về lịch sử Việt Nam cho nhiều thế hệ. Việc vinh danh hoặc mạ lị một nhân vật lịch sử nào là một công việc quan trọng mà không phải bất cứ ai tay mơ cũng làm được. Bởi thế, bất đắc dĩ, cá nhân tôi phải lên tiếng mong trả lại Sự Thật Cho Lịch Sử. Ngoài ra, không có một ý định nào khác vì thực tế, tôi không phải là người nhận được ơn mưa móc gì từ Cố Tổng Thống Diệm, lại càng không phải đảng viên Cần Lao. Khi Tổng Thống Diệm chết vì dân tộc, tôi vẫn còn đang loay hoay tìm cho mình một đường lối kiếm sống mà thôi. Cho nên, mong đồng môn suy nghĩ và tìm cho mình một con đường đứng đắn, hợp với vai trò của mình, từng là một công bộc của dân, trong tiến trình đòi Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền cho Việt Nam yêu quý, và không coi thư này như một sự thách thức làm giảm sút tình đồng môn.
Và cũng mong những người đọc thư này, xin đọc cho hết toàn bộ, đừng cắt xén, dán, ghép chỗ này vào chỗ kia, để mưu hại người viết, như Việt Cộng đã từng làm vài năm trước đây, vu cáo người viết bôi lọ Phật Giáo, để người viết phải xấu hổ với những vị Tăng Ni Phật Giáo mà người viết có quan hệ mật thiết. Và vì không còn chọn lựa nào, người viết đã phải chân thành viết lời xin lỗi trên mọi diễn đàn thông tin, vụ việc mới tạm yên. Điều mong ước thứ ba là, nếu có điều chi sai sót trong biện luận này, cũng xin quý vị thức giả khắp nơi rộng lượng mà chỉ giáo cho một người chỉ viết bằng trái tim chân tình của mình. Xin đa tạ.
Chu Tất Tiến.
Ngày 14 tháng 7 năm 2013.
-Với Thượng Tọa Thích Thiện Minh: https://www.youtube.com/watch?v=zDAzQNEixlM
-Với Hòa Thượng Thích Không Tánh: https://www.youtube.com/watch?v=_s6zEU3xiVQ
-Với tu sĩ Nguyễn Thị Duyên, Hòa Hảo: https://www.youtube.com/watch?v=LCSb6YAcdbI
-Attachment: 2 tấm hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chư Tăng Ni Phật Tử.
Chu Tất Tiến, M.S. Psychology, B.A. Creative Writing.
Cựu Trung Úy QĐVNCH, biệt phái Đốc Sự 21.
Lời đầu tiên mà tôi muốn minh định với anh là thư này viết hoàn toàn có tính cách một đồng môn muốn góp ý (opinion exchanging) với một đồng môn về vấn đề liên quan đến bài phát biểu của anh trong một buổi lễ Tưởng Niệm được tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua. Đây không phải là một bài viết mang tính cách tấn công cá nhân (personal attack), tuyệt đối không phải là bài phê phán về tôn giáo hoặc những ý nghĩa của các sự việc liên quan đến tôn giáo. Để tránh những ngộ nhận sai lầm về ý định của tác giả lá thư này, tôi xin minh xác thêm một điều nữa về cá nhân tôi là một người có rất nhiều liên hệ chặt chẽ với các tôn giáo, nói chung, với một số Tăng Sĩ Phật Giáo, nói riêng. Đối với tôi, Đạo nào cũng chỉ cho người ta biết đường đi tới cõi hạnh phúc. Tôi không biết phân biệt tôn giáo bao giờ, vì thế, tuy là người Công Giáo, tôi đã từng mời quý vị Giáo Sư Võ Văn Ái, bà Ỷ Lan, Cư sĩ Mật Nguyên Đặng Nguyên Phả, Ni Sư Thích Nữ Như Ngọc lên đài truyền hình để nói về Phật Sự, về Ý nghĩa của ngày Đức Phật Đản Sanh, từng mạn đàm với Hòa Thượng Thích Chơn Thành để viết bài về Phật Giáo như “Con Đường Giải Thoát theo Phật Pháp, từng chia xẻ trong vài lễ nghi Phật Giáo…Ngoài ra, đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn về đề tài chống Cộng trên truyền hình, báo chí, đài phát thanh vớinhiều vị Tu Sĩ đáng kính của Phật Giáo như Hòa Thượng Thích Không Tánh (VN), Thượng Tọa Thích Thiện Minh (VN), Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí. Ngoài ra, tôi cũng từng phòng vấn nhiều vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo khác, các Mục Sư Tin Lành, các Hiền Tài Cao Đài, hay Tu Sĩ Hòa Hảo tại Mỹ hay ở Việt Nam. (Xin mời xem những “clip” đính kèm)
Riêng với Bồ Tát Thích Quảng Đức, cá nhân tôi luôn kính ngưỡng vì quan niệm rằng, nếu bỏ qua những nguyên nhân chính trị dẫn đến sự hy sinh, tất cả những ai vì đạo pháp mà bỏ tính mạng, đều là những vị Thánh Tử-Vì-Đạo. Đã là con người, ai không tôn trọng sự sống của mình? Một khi quyết định hy sinh sự sống đó cho một lý tưởng, hoặc là xả thân trên trận địa để bảo vệ Tổ Quốc, hoặc là chấp nhận sự hủy diệt sự sống mình cho Đạo Pháp, họ đều là những Anh Hùng, đã làm được những điều mà không ai dám làm, vì thế, phải được kính cẩn ghi nhớ.
Vậy, những lời tôi viết sau đây, xin anh nhận cho là hoàn toàn với thành ý, để sửa chữa những nhận định sai lầm về lịch sử trầm trọng như anh đã phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm vừa qua, gây hoang mang cho người Việt trên toàn thế giới.
**
Trước một cử tọa đông đảo, anh đã đọc lời phát biểu, được sửa soạn kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước, môt cách trang trọng, về sự đàn áp Phật Giáo của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong đó có những điểm mấu chốt quan trọng nhất là:
a) Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đàn áp mọi tổ chức tôn giáo, từ Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, và “nạn nhân kế tiếp là Phật Giáo, một tôn giáo có hơn 2,000 năm truyền thống”
b) “Ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn, em trai TTNĐD đã từng cho biết: "Cầm quyền 10 năm nữa, chế độ này sẽ Ki-Tô hóa toàn thể dân Việt, một việc làm mà các Hội Truyền Giáo Tây phương không làm nổi trong hơn 400 năm".
c) “Hơn 300,000 (ba trăm ngàn) Phật tử tại miền Trung đã bị giết hại.
d) "Kế hoạch Nước Lũ" đánh phá chùa chiền, bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ vào đêm 20-8-1963.”
e) Chế độ TT NĐD đã làm hỏng đại cuộc xây dựng dân chủ quốc gia ngay từ đầu, chính là nguyên nhân xa đưa đến sự sụp đổ 30 tháng 4 sau này khi ông và giòng họ đã đặt quyền lợi của tôn giáo, của gia tộc mình lên trên quyền lợi của dân tộc.”
Sau những lời phát biểu nóng bỏng này, nhiều bài đả kích, phản bác đã được chuyển đi khắp các diễn đàn, trong đó có bài của một đồng môn huynh trưởng của anh ở Virginia làm dư luận trong cộng đồng rất xôn xao, nhất là cá nhân tôi, một đồng môn của anh. Nhiều bài viết khác “chửi rủa” anh thậm tệ. Vì thế, tôi bắt buộc phải viết thư này để chứng minh rằng, quan điểm và nhận định cá nhân của anh, Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, qua bài phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm Pháp Nạn do anh tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua là một sự cố tình xuyên tạc lịch sử, một tấn công có ác ý vào một người đã tử nạn vì đất nước, một sự kỳ thị và vu cáo trắng trợn cho một chế độ Cộng Hòa đầu tiên trong lịch sử, một bài tham luận chính trị ấu trĩ, mơ hồ, hoàn toàn không mang tư cách của một Kẻ Sĩ, hay một Trí Thức đã được đào tạo từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng như tại Hoa Kỳ.
A-Về phương diện văn chương, tôi rất ngạc nhiên khi thấy một vị trí thức như anh lại vi phạm quá nhiều khuyết điểm mà những sinh viên Đại Học ở Mỹ không bao giờ mắc phải:
1) Giả định một sự kiện đúng mà không dẫn chứng (A priori assumption/ Unprovable premise/Non sequitur/irrelevant statement): Tất cả những điều anh nói về Tổng Thống Diệm đàn áp Phật Giáo đều không có dẫn chứng khoa học, mà chỉ là những lời nói theo ý người khác. Năm 1963, cả anh và tôi đều mới hoàn tất học trình Trung Học, chưa một người nào có kinh nghiệm về chính trị. Lúc đó, anh còn là một thanh niên mới lớn, ngơ ngác trước cổng trường Đại Học, còn mơ hồ về tương lai, làm sao anh có thể nói như một chứng nhân lịch sử được? Nếu anh không phải là nạn nhân trực tiếp của chế độ, mà chỉ là người muốn nói về một sự kiện mà mình không rõ, ít nhất anh cũng phải nói rằng: “Theo Sử Gia ABC, thì…”, rồi dẫn chứng bằng tài liệu, mà phải là những tài liệu có uy tín, không phải là những lời nói vu vơ. Thực tế, rất nhiều người kể lại sự kiện với sự xúc động cá nhân, không chính xác. Thí dụ như với vụ nổ ở Chùa Từ Đàm, mỗi nhân chứng nói một cách khác nhau. Nhà báo Nguyễn Văn Lục ghi nhận:
-Trong cuốn Lịch Sử Tranh Đấu Việt Nam của Kiêm Đạt, xuất bản năm 1981, cho biết: “Vào lúc 9 giờ 30, Đặng Sỹ ra lệnh cho bắn “đại bác” vào đám đông. Sau đó, thì đủ loại súng ống đã được bắn: lựu đạn, súng.. Có 3 xe Hồng Thập Tự chở rất nhiều người bị thương vào bệnh viện Huế…”
- Nguyễn Khắc Từ, Huynh trưởng gia đình Phật Tử, người đã có mặt từ đầu đến cuối bên cạnh Thượng Tọa Trí Quang. Ông viết “Một chiếc xe mang tên Ngô đình Khôi cán bừa lên cả người đồng bào. Vài tiếng thét ghê rợn. Mặc kệ, họ cứ tiến vào đám quần chúng. Giữa lúc ấy, 3 tiếng súng lục chát chúa khô khan vang lên, và lựu đạn cay tung ra tứ phía. Từng loạt súng liên thanh và một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển cả đài phát thanh. Tiếng súng vẫn nổ. Trong đài, chúng tôi vào ẩn trong trong phòng hoà âm gồm các Thượng Tọa, Đại Đức, ông Tỉnh trưởng và một số chúng tôi.” (Trích trên web Giao Điểm, Giao Điểm trích từ tạp chí Liên Hoa, số ra ngày 15 tháng 1965, Sàigòn.)
-Nguyễn Lang (Thiền Sư Nhất Hạnh) trong cuốn 3 của bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận:
“Thiếu Tá Đặng Sỹ ra lệnh bắn đạn mã tử khiến đám đông náo động. Lựu đạn cay, lựu đạn nổ được tung vào. Đồng thời súng trường và xe thiết giáp chận lại. Khi thiền sư Trí Quang và ông Tỉnh trưởng từ trong đài phát thanh ra tới thì máu đã đổ: 8 người thiệt mạng vì lựu đạn và 4 người bị thương. Xe thiết giáp cán vỡ đầu một thiếu nhi, sọ em nát vụn. Một thiếu nhi khác bị cán mất nửa đầu và một em khác mất hẳn nửa đầu. Xe Hồng Thập tự được gởi tới để mang những người bị thương về bệnh viện.
Như vậy, điều vị nào nói đáng tin cậy nhất, cho dù cả ba vị đều là những người có uy tín? Ông A nói: Đặng Sỹ bắn đại bác? Ông B nói: xe thiết giáp cán lên? Ông C nói: súng trường, lựu đạn nổ? Nếu anh ở trong quân đội, chắc anh cũng biết đại bác không thể bắn một tầm gần như thế được! Nếu bắn ở trước đám đông như thế, thì rất nhiều người sẽ bị điếc tai, chính người kéo cò đại bác vội vàng sẽ bị hơi tụt hậu làm té ngửa, và con số thương vong phải lên tới hàng trăm. Còn nếu xe thiết giáp cán lên người, thì làm sao mà chỉ cán một loạt lên đầu của mấy em thiếu nhi, mà không xâm phạm phần thân thể nào? Các em xếp hàng cho xe cán lên sao? Nếu sử dụng liên thanh, súng lục, và lựu đạn tràn lan như lời ông ABC nói, nhất định số thương vong sẽ bằng trong vụ Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Như vậy, cùng một sự kiện, mà nhân chứng có thể nhìn vào với cặp mắt khác nhau, và khiến cho sự tìm kiếm thủ phạm rất khó khăn. (Tôi sẽ viết về thủ phạm của tiếng nổ này ở đoạn sau). Trở lại với vấn đề “sự kiện-nhân chứng”, chắc chắn, với những sự kiện xẩy ra năm 1963, anh chỉ nghe người khác nói rồi lặp lại, mà với thái độ lặp lại một cách cương quyết như thế, thì anh đã đánh rơi mất danh dự và tư cách của một người trí thức, anh đã là “người mù sờ voi” trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư.
2) Chơi trò dơ bẩn (Playing dirty): Tệ hơn nữa, là cho dù anh chẳng biết tí gì về sự kiện năm 1963, mà anh lại dùng đủ loại ngôn ngữ có tính xúc động (emotional language) để kêu gọi cảm tình của cử tọa như “đàn áp, nạn nhân, đánh phá chùa chiền, tôn giáo có hơn 2000 năm truyền thống, bắt giữ tu sĩ…” Những ngôn ngữ này tạo cho người nghe, người đọc một ấn tượng ghê sợ, chán ghét, và uất hận với chế độ cũ. Ngôn ngữ này thường hay thấy trong những quảng cáo thuốc cao dán bán ở đầu chợ mà thôi.
3) Trượt dốc trong lý luận (Post hoc, ergo propter hoc/ Slippery slope): Những lý luận kiểu: “vì A đã xẩy ra, nên có B; rồi vì có B, sẽ có C…” là môt thứ lý luận trượt dốc, một loại ngụy ngữ. Anh đã cho rằng vì “Tổng Thống Diệm đã làm như thế, như thế, cho nên miền Nam Việt Nam bị mất vào tay Cộng Sản!”. Tôi không thể tưởng tượng được là anh dẫn chứng việc làm của người đã chết từ 1963 để đổ lỗi cho ông về sự mất nước vào năm 1975, tức là 23 năm sau! Cái sự trượt dốc này của anh quá xa, trượt qua một lỗ hổng khổng lồ của hơn hai thập niên với bao sự kiện biến đổi, khiến cho người ta nghi ngờ trí thức của anh cũng là một lỗ hổng to tướng, không thể lấp đầy.
4) Thất bại trong việc hỗ trợ lý luận của mình (Failing to support the premise): Những khẳng định của anh về việc ông Ngô đình Nhu nói về Công Giáo và Phật Giáo có thật không? Nặng nhất là câu anh nói là Tổng Thống Diệm đã giết hơn 300,000 Phật Tử ở miền Trung. Theo sự hiểu biết của tôi, khi nói “miền Trung” trong sự kiện 1963 tức là nói về Huế và Đà Nẵng mà thôi, vì các tỉnh khác, không có sự việc nào xẩy ra liên quan đến xung đột Tôn Giáo. Vậy, chỉ riêng Huế và Đà Nẵng, đã có hơn 300,000 người chết, thì họ được chôn ở đâu? Trong vụ Tết Mậu Thân, người ta rất vất vả mới đào lên gần 3,000 xác tại nhiều nơi trong thành nội, tại khe Đá Mài… còn khoảng gần 3,000 nữa mất tích mà chưa tìm ra được. Vậy, với 300,000 người chết, chắc xác phải lấp đầy sông Hương? Hoặc chôn ở trong thành phố Đà Nẵng, biến các khu cư dân thành một nghĩa trang khổng lồ? Mà đã giết Phật Tử ở miền Trung nhiều như thế, thì làm sao lại tha cho Phật Tử ở miền Nam? Bao nhiêu người miền Nam bị giết vì đạo? Tổng cộng toàn quốc có bao nhiêu Phật tử bị giết? Có tới gần một triệu không? Gần bằng vụ diệt chủng của Khờ Me Đỏ rồi!
Anh chắc đã biết là chỉ với vụ việc 7 nạn nhân bị chết ở chùa Từ Đàm, mà thế giới đã phải gửi 16 quan sát viên từ 7 quốc gia: Brazil, Afghanistan, Ceylon, Morroco, Dahomey, Costa Rica, và Nepal đến khám xét, không lẽ khi có hơn 300,000 nạn nhân bị chết, lại không có ai quan tâm? Thiệt ra, nếu so sánh con số nạn nhân bị Tổng Thống Diệm giết ở Huế và Đà Nẵng này (chưa kể toàn quốc) với dân số hồi đó (xấp xỉ 20 triệu) thì cũng là một con số khổng lồ đấy, phải không Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê?
f) Ngoài ra, anh cũng khẳng định là có "Kế hoạch Nước Lũ" đánh phá chùa chiền, bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ vào đêm 20-8-1963.” Theo sự giả định của tôi, một chiếc xe Cảnh sát hồi đó, chỉ bắt được khoảng 5 người. Cứ cho là 5 người, thì với 1500 tu sĩ bị bắt đêm đó, phải cần đến 300 xe Cảnh Sát! Hồi đó, lấy đâu ra 300 xe cảnh sát? Mỗi xe Cảnh sát lại cần ít nhất là 1 tài xế và hai áp tải. Với 300 xe cảnh sát, cần 900 cảnh sát! Rồi hụ còi, rồi phóng nhanh, nhất định sẽ làm loạn thành phố, dân cư hốt hoảng như lo chạy giặc? Và chỗ nhốt giam 1500 tu sĩ đó ở đâu? Nhà giam Chí Hòa có đủ chỗ cho một lần 1500 tù nhân không? Rồi, sau những người đó có được thả ra không? Hay đã chết đói trong tù? Thật không tưởng tượng được một trí thức như anh lại có thể thốt ra những lời liều lỉnh như thế.
B-Về việc Tổng Thống Diệm đàn áp Phật Giáo:
Trở lại với vấn đề đàn áp Phật Giáo, theo những ghi nhận của những người chứng có liên quan mật thiết đến chế độ, thì KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO CÁCH RIÊNG. Ngô Đình Diệm là vị Tổng Thống duy nhất từ 1954 đến 1975 là Ân Nhân cho đất, cho tiền để xây Chùa Xá Lợi, tu sửa các chùa chiền khác. Ngô Đình Diệm cũng là Tổng Thống duy nhất hay viếng chùa Từ Đàm và đôi lần mời những vị trụ trì của chùa đến tư dinh của ông để uống trà. (Hình minh chứng đính kèm).
Tổng Thống Diệm đã bổ nhiệm toàn bộ những người bên cạnh mình là Phật Tử: Đổng Lý Văn Phòng, Phó Đổng Lý, Tùy Viên, Tổng Thư Ký, Bí Thư, Chánh Văn Phòng, Tham Mưu Biệt Bộ, Giám Đốc Nghi Lễ, Giám Đốc Báo Chí. Ngoài ra, trong 4 Tướng trấn giữ 4 Quân Đoàn chiến thuật, thì chỉ có một tướng là Công Giáo: Huỳnh Văn Cao, (Vùng 4 chiến thuật, khá xa Thủ Đô.) (Theo Minh Võ: Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc).
1-Nhật Ký của Đại Úy Đỗ Thọ, Tùy Viên của Tổng Thống Diệm, một Phật Tử và là cháu ruột của tướng Đỗ Mậu, một trong những người đảo chánh :
Sau khi vụ nổ xẩy ra, Tổng Thống khiển trách ông Cẩn thật nặng, nhưng những báo cáo từ văn phòng ông Cẩn và chỉ huy trưởng Thừa Thiên chối rằng sự việc xẩy ra không phải do ông Cẩn mà là do ai đó… Ông Cẩn hằng năm vẫn đến chùa Từ Hiếu để viếng linh của tổ tiên dòng họ ông đặt ở đây. Ông Diệm nói: “Mọi tôn giáo đều tốt. Luôn luôn có những người tốt và người xấu trong mọi tôn giáo. Chúng tôi bây giờ là Công Giáo, chứ tổ tiên chúng tôi đều là Phật Tử. Vậy, nếu những vị sư ở chùa Từ Đàm, Từ Hiếu, Diệu Đế có cần chi, các ông phải giúp đỡ họ.”
Đỗ Thọ còn nói rằng TT Diệm không bao giờ có quan niệm tôn trọng Công Giáo mà coi nhẹ Phật Giáo. Trong một chuyến đi đến Vĩnh Bình, khi mà ông Tỉnh Trưởng ở đây cho treo cờ Công Giáo để đón Tổng Thống, ông đã nổi giận và truyền lệnh cho Tỉnh Trưởng phải hạ cờ Công Giáo đi trước khi ông ra khỏi máy bay.
Những lời Đỗ Thọ nói, theo tôi, rất khả tín, vì không thể có một người là cháu của kẻ đã giết Tổng Thống lại dám bịa ra những điều tốt về người đã bị chính chú ruột của mình giết chết. (Tội nghiệp cho Đỗ Thọ, ít lâu sau khi cuốn sách được xuất bản, Đỗ Thọ đã chết bất ngờ trong một chuyến đi công tác! Chiếc máy bay chở ông đã rơi xuống đất vì một tai nạn không ai được báo cáo.) (http://baovecovang2012.wordpress.com/2013/02/08/nhat-ky-do-tho-moc-ton-doc/)
2-Theo Cụ Cao Xuân Vỹ, môt Phật Tử thuần thành, quy y với Thầy Thích Minh Châu, Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, Chủ tịch Ủy ban Liên bộ về Ấp Chiến Lược, người có liên hệ chặt chẽ với Tổng Thống Diệm cho đến phút chót, và cũng là người đã 50 năm liên tục làm lễ cầu siêu cho Cố Tổng Thống Diệm, thì cũng khẳng định là không có vụ Tổng Thống Diệm đàn áp Phật Giáo. Theo: http://www.chuacuuthe.com/2012/11/01/ong-cao-xuan-vy-ke-cong-san-chuyen-de-nhat-cong-hoa-o-vn/ :
Cụ Cao Xuân Vỹ cho biết về Tổng Tống Diệm “Ông ấy hoàn toàn ở ngoài và trên đảng Cần Lao. Với ông Diệm chỉ có Tổ Quốc và Quốc Dân.” Trả lời câu hỏi “Có sử gia Mỹ bảo ngày 22 tháng 8 năm 1963, Thanh Niên Cộng Hòa đã tấn công chùa Xá Lợi cùng với Cảnh Sát và Lực Lượng Đặc Biệt.” Cụ nói: “Hoàn toàn bịa đặt. Tổ chức này không phải để dùng vào những việc như vậy. Nó là tổ chức phi vũ trang mà.” Về vụ đảo chánh, Cụ cho biết là khi nghe Cụ trình với Tổng Thống về đề nghị của Đại Tá Duệ là cần kêu một số lực lượng quân đội chống đảo chính để bảo vệ Tổng Thống, thì “Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả? Tôi thưa: “Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?”. Ông quát lên: “Chết thì đã sao!”
Để kết luận về Tổng Thống Diệm, Cụ Cao Xuân Vỹ nói: “…tôi được có dịp nói lên vài điều trong số những gì mình còn nhớ được về thời gian dài phục vụ Đất Nước bên cạnh hai nhân vật lịch sử mà tôi hằng kính mến. Cứ mỗi lần nhớ đến hai cụ, tôi đều ngậm ngùi xót xa. Nhất là đối với cụ Diệm. Ông quá ngay thẳng, quá quân tử, quá rộng lượng, lúc nào cũng nghĩ tới làm cho dân được ấm no hơn. Vậy mà người ta nỡ hãm hại ông. Không phải chỉ có những ngày giỗ hai ông tôi mới khóc.
Và như thế, đã 50 năm nay, cứ đến ngày 1/11, Phật Tử Cao Xuân Vỹ lại tổ chức một buổi lễ giỗ cầu cho Hương Hồn của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chưa bao giờ quên sót.
3-Kết luận về việc của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc tìm hiểu về vấn đề đàn áp tôn giáo tại Việt Nam: Theo lá thư của Thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 2 năm 1964 gởi Chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ:
Thưa Ngài Chủ Tịch,
Vào đầu tháng 9 năm ngoái, vào lúc cao độ của cuộc khủng hoảng Phật giáo, 16 quốc gia đệ trình bản tuyên cáo lên ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, kết án chính phủ Việt Nam đã vi phạm trầm trọng về nhân quyền. Để trả lời, chính phủ của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã mời Liên Hiệp Quốc gửi một Ủy ban đến Tìm Hiểu Sự Thật và cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Ủy ban. Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận lời mời và ngày 11 tháng 10 một ủy ban đã được thành lập gồm đại diện các quốc gia Afghanistan, Brazil, Costa Rica, Dahomey, Morocco, Ceylan, và Népal.
Phúc trình của Ủy ban về Việt Nam, dù rằng được ấn hành trong nội bộ Liên Hiệp Quốc vào ngày 9 tháng 12, nhưng chỉ được phổ biến một cách hạn chế cho báo chí. Sự thật, bản phúc trình này chỉ được báo chí biết đến hơn hai tuần lễ sau khi được ấn hành do một vài bình luận gia biết được vấn đề.
Theo tôi nghĩ bản phúc trình này có những điều đáng lưu tâm và tôi đề nghị tiểu ban Nội Vụ Thượng Viện ấn hành để các Thượng nghị sĩ hiểu rõ vấn đề.
Ðây là bản phúc trình bao gồm những lời khai và tài liệu, nhưng không hề có những nhận xét hay kết luận của Ủy ban, tôi tin rằng bất cứ ai sau khi đọc cũng có thể đưa ra kết luận về lời cáo buộc “Phật Giáo đã bị đàn áp”, mà thật ra chỉ là một sự thổi phồng đầy ác ý, và tuyên truyền gian trá.
Tôi cũng lưu tâm quý vị liên hệ sự kiện này với cuộc phỏng vấn của NCWC News Agency vào ngày 20 tháng 12 với Ðại Sứ Fernando Volio Jimerez của Costa Rica, một trong những người đã kiến nghị thành lập Ủy Ban Tìm Hiểu Sự Thật.
Tôi xin trích dẫn lời của ông Volio:
“Cá nhân tôi nghĩ rằng không hề có chính sách kỳ thị, đàn áp, ngược đãi đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Lời khai về những sự việc này thường chỉ là những tin đồn vô căn cứ hoặc đã được thổi phồng hay phóng đại.”
(Google: sự thật vẫn là sự thật: CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐÀN ÁP… )
C.Về vụ nổ ở chùa Từ Đàm:
Như đã trình bầy ở trên, theo kinh nghiệm quân sự, những nạn nhân chết không phải vì xe thiết giáp, không phải vì lựu đạn, cũng không phải vì đạn liên thanh của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Các nhà báo Mỹ, sau khi phân tích, thì thấy đó không phải là do miểng lựu đạn mà quân nhân miền Nam được cấp phát. Các tử thi không có lỗ đạn trên người. Kết luận: Chất nổ trong vụ này là môt quả đạn plastic thường được dùng bởi CIA. Sau này người ta được biết, người ném quả đạn plastic đó là Đại úy James Scott. Năm 1966, trong một cuộc hành quân ở Nam Đồng, Đại Úy James Scott, cố vấn tiểu đoàn 1/3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh từ năm 1965, đã tiết lộ với Đại Úy Bửu là chính y là thủ phạm vụ ném này. Theo Đại Úy Bửu, vào tháng 5 năm 1963, Scott đi từ Đà Nẵng ra Huế vào ngày 7 tháng 5. Sau nhiều lần vặn hỏi bởi Đại Úy Bửu là người bà con với vợ của Thiếu Tá Đặng Sỹ, Scott đã thú nhận rằng chính anh ta ném chất nổ ấy theo lệnh của CIA. Chất nổ ấy chỉ lớn hơn môt hộp diêm với ngòi nổ gài sẵn.
(http://ngothelinh.tripod.com/Buddhist_flag_US_involvement_Coup_Generals.html#what_happened)
D. Về nguyên nhân cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm:
Vấn đề này, tôi chỉ nói vắn tắt: TẤT CẢ DÂN VIỆT NAM, PHÂT TỬ HAY CÔNG GIÁO, HAY BẤT CỨ TÔN GIÁO NÀO KHÁC, ĐỀU LÀ NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CHÍNH SÁCH KENEDY. Khi người Mỹ, vì muốn đổ quân ào ạt vào miền Nam mà bị Tổng Thống Diệm chống đối, nên Tòa Bạch Cung đã tìm mọi cách để gài Tổng Thống Diệm vào những sự kiện nội bộ, như là đàn áp Phật Giáo, để rồi sau đó, mua chuộc các tướng lãnh có bản tính hèn hạ, tay sai, tham tiền, tham vọng làm đảo chánh và giết Tổng Thống để trừ hậu hoạn. Trong vụ này, kẻ hèn hạ nhất là Tướng Đính, người đã từng quỳ lạy xin Tổng Thống Diệm cho được làm con nuôi. Theo Cụ Cao Xuân Vỹ, để trả lời câu hỏi về “ Sử gia Mark Mayor viết trong tác phẩm Triumph Forsaken rằng gần ngày đảo chính, tỉnh trưởng Định Tường báo cáo với ông Nhu rằng đại tá Có là phụ tá của tướng Đính rủ ông ta làm đảo chính. Ông Nhu hỏi lại tướng Đính, thì tướng Đính xin đi chém đầu Có. Ông có biết vụ này không?” Cụ Cao Xuân Vỹ cho biết: “ Không cần tỉnh trưởng Định Tường báo cáo thì ông Nhu đã biết rồi. Nhưng ông muốn cứ để vậy để theo dõi.” Tướng Đính đã một mặt hai lòng, bề ngoài thì tuyên bố dữ dằn là muốn “chém đầu tướng Có” mưu phản, nhưng lại ngầm mưu phản để giết người mà mình đã từng lạy lục xin làm con nuôi!
Năm 1961, Mỹ chỉ có 685 quân nhân với nhiệm vụ cố vấn ở miền Nam. Vào tháng 10 năm 1963, chỉ có 16,732 quân Mỹ. Nhưng đến năm 1965 là 200,000 người. Năm 1966: 389,000. Số quân Mỹ tử vong ở Việt Nam: 58,193. (http://www.shmoop.com/vietnam-war/statistics.html)
Khi Kenedy và tham mưu của ông ta bàn việc lật đổ Diệm vì sự ương ngạnh, không cho quân Mỹ vào Việt Nam với số lượng lớn, và giới hạn quyền lực của cố vấn Mỹ, thì Đại Sứ Nolting đã cực lực chống lại. Ông nói: “Tôi thấy là nhiều người ở trong Bộ Ngoại Giao (Mỹ) muốn tôi ra đi bởi vì họ đã dùng quá nhiều dây thòng lọng để xiết cổ ông Diệm!” Sau đó, Đại Sứ Nolting từ chức. Từ đó, Kenedy mới tìm người có đủ khả năng làm cuộc đảo chánh: Cabot Lodge. Dưới tay y là Lucien Conein, một CIA, đã liên lạc với Trần Thiện Khiêm, và sau này với người mà CIA nghĩ là có khả năng làm cuộc binh biến lớn: Dương Văn Minh. (http://www.publishersweekly.com/978-0-19-505286-2
“Big Minh” vốn là một kẻ ham quyền, bất đắc chí, vì bị Tổng Thống Diệm bỏ rơi sau vụ hai thùng phuy vàng và tiền mà Minh chiếm được của Bẩy Viễn làm của riêng, nên nhận lời CIA ngay. Theo nhiều tài liệu trên Net, thì số tiền mà Conein trao cho toàn bộ phản tướng làm đảo chánh chỉ có 5 triệu đô la, Minh chia lại cho các tùy tòng, mỗi người từ 10,000 đến 50,000. Điều này làm các tướng tá phản bội hậm hực mãi, khi có dịp, là hất cẳng Minh ngay.
KẾT LUẬN:
Như đã từng xác minh ở phần đầu, thư này chỉ là để làm sáng tỏ vài sự kiện chính trị liên quan đến vụ việc 1963, mà huynh trưởng đồng môn, Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, không rõ vì lý do gì, đã phát biểu một cách sai lạc quá đáng, trong một buổi lễ trịnh trọng với sự tham dự của những vị Tăng Ni và thức giả đáng kính. Giả như những lời tuyên bố này được nói trong một phạm vi một buổi họp nhóm, thì có lẽ dư luận công chúng cũng không can dự, nhưng những lời nói của Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê, với học vị cao chót vót như vậy, với uy tín sinh hoạt Phật Sự từ nhiều năm như vậy, được phát thanh, truyền hình, báo chí truyền đi khắp nơi, nhất là với tốc độ nhanh khủng khiếp của Internet, thì nhất định đã tạo ra một ấn tượng sai lạc về lịch sử Việt Nam cho nhiều thế hệ. Việc vinh danh hoặc mạ lị một nhân vật lịch sử nào là một công việc quan trọng mà không phải bất cứ ai tay mơ cũng làm được. Bởi thế, bất đắc dĩ, cá nhân tôi phải lên tiếng mong trả lại Sự Thật Cho Lịch Sử. Ngoài ra, không có một ý định nào khác vì thực tế, tôi không phải là người nhận được ơn mưa móc gì từ Cố Tổng Thống Diệm, lại càng không phải đảng viên Cần Lao. Khi Tổng Thống Diệm chết vì dân tộc, tôi vẫn còn đang loay hoay tìm cho mình một đường lối kiếm sống mà thôi. Cho nên, mong đồng môn suy nghĩ và tìm cho mình một con đường đứng đắn, hợp với vai trò của mình, từng là một công bộc của dân, trong tiến trình đòi Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền cho Việt Nam yêu quý, và không coi thư này như một sự thách thức làm giảm sút tình đồng môn.
Và cũng mong những người đọc thư này, xin đọc cho hết toàn bộ, đừng cắt xén, dán, ghép chỗ này vào chỗ kia, để mưu hại người viết, như Việt Cộng đã từng làm vài năm trước đây, vu cáo người viết bôi lọ Phật Giáo, để người viết phải xấu hổ với những vị Tăng Ni Phật Giáo mà người viết có quan hệ mật thiết. Và vì không còn chọn lựa nào, người viết đã phải chân thành viết lời xin lỗi trên mọi diễn đàn thông tin, vụ việc mới tạm yên. Điều mong ước thứ ba là, nếu có điều chi sai sót trong biện luận này, cũng xin quý vị thức giả khắp nơi rộng lượng mà chỉ giáo cho một người chỉ viết bằng trái tim chân tình của mình. Xin đa tạ.
Chu Tất Tiến.
Ngày 14 tháng 7 năm 2013.
-Với Thượng Tọa Thích Thiện Minh: https://www.youtube.com/watch?v=zDAzQNEixlM
-Với Hòa Thượng Thích Không Tánh: https://www.youtube.com/watch?v=_s6zEU3xiVQ
-Với tu sĩ Nguyễn Thị Duyên, Hòa Hảo: https://www.youtube.com/watch?v=LCSb6YAcdbI
-Attachment: 2 tấm hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chư Tăng Ni Phật Tử.
No comments:
Post a Comment