Mới đây GS Cao Văn Hở đã gửi một lá thư tới chính phủ các nước Phi, Úc và Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm của ông về Biển Đông dưới danh nghĩa là một người Việt Nam. Bức thư đề nghị đi tìm Ý Kiến Tư Vấn của Toà Án Công Lý Quốc Tế (Advisory Opinions of the International Court of Justice) như là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp về Biển Đông và ngăn chặn mưu toan của chính quyền CS nước Tàu nhằm sáp nhập Biển Đông vào nước này. Bức thư cũng đã được luân lưu giữa các cựu sinh viên đồng môn và được nhiều anh chị em đồng tình, ủng hộ, hoặc bổ túc ý kiến xây dựng. Dưới đây là lá thư của giáo sư bày tỏ nỗi hân hoan sau bước đầu đầy hy vọng. (TTR)
Thưa ACE đồng môn thân mến:
8/13/2012
Trước tiên, tôi xin nói rất là hạnh phúc, trong mái nhà chung QGHC, trích ra đây những hồi âm của quí ACE trong hai ngày qua đã gởi về những ý kiến rất là khích lệ. Các ACE đã sốt sắng bày tỏ mối quan tâm, coi như là đại diện chung cho các ACE các khóa Đốc Sự, Cao Học, và Tham Sự, niềm công phẫn và cảm nghĩ về công việc phải làm trước hành động xâm lăng Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải và biển đảo Việt Nam.
Một triệu cây số vuông lãnh hải bao gồm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong vòng 200 hải lý, tức là rộng gấp ba lần lãnh thổ đất liền của nước Việt Nam. Mỗi năm, Trung Quốc đánh cá, và các nguồn lợi thuỷ sản, cùng với khai thác dầu khí quanh vùng Nam Côn Sơn, và đông nam đảo Hoàng Sa lên đến khoảng 20 tỷ đô la. Bọn thảo khấu bá quyền Đại Hám tham tàn ăn cướp tài nguyên của dân tộc trắng trợn và ngang nhiên vì đảng Cộng Sản Hà Nội ương hèn cam làm chư hầu cho thiên triều Trung Quốc.
Biển Đông, như là một đãi ngộ của Tạo Hóa cho Việt Nam, cho nên những trầm tích của Châu giang, Hồng Hà, các sông miền Trung, sông Cửu Long đều trầm lắn trôi dạt về phía nam của cửa sông thành những túi dầu ẩn dưới thềm lục địa Việt Nam mà trữ lượng được tìm dò ước lượng tương với Kuwait, và trữ lượng khí đốt tương đương với Quatar. Vì vậy mức độ khai thác dầu khí trong những năm gần đây đã đưa Việt Nam thành một quốc gia xuất cảng dầu. Chính vì trữ lượng dầu khí quá to lớn đã khiến cho bọn Đại Hán tham lam manh tâm chiếm đoạt.
Bọn Đại Hán gian manh xảo hoạt từ thời Quốc Dân Đảng 1947 vạch ra Đường Lưỡi Bò 11 đoạn, về sau Chu Ân Lai cho hoạch lại, bỏ hai khúc đoạn ở Vịnh Bắc bộ, thành Cửu Đoạn Tuyến (9-dashed U line) mơ hồ bao trùm Biển Đông hơn 2 triệu cây số vuông. Trong năm 2012, bọn Đại Hán tỏ thái độ ngang nhiên hống hách không đếm xỉa gì về Công Ước Luật Biển 1982 mà Trung quốc đã ký và thông qua (signed and ratified) như là thông báo hồi tháng Sáu phân 9 lô và gọi thầu dò tìm khai thác dầu khí ngay trên Thềm lục địa Việt Nam, và cũng trong tháng Sáu thiết lập thành phố Tam Sa (Sansha island) với 13 cây số vuông đất và một vùng biển 2 triệu cây số vuông mà Trung Quốc tuyên cáo là vùng nội hải (territorial waters).
Thiên bất dung gian, từ lâu tôi đã theo dõi hành tung của bọn Đại Hán, với hai chiêu thức sơ hở đó, bọn chúng tạo cơ hội cho một thế trận quốc tế có thể đưa tới khống chế tham vọng bá quyền trên Biển Đông. Quả vậy các quốc gia ngoài vùng Biển Đông như là Hoa Kỳ, Australia, Japan, India, đều có một chủ trương gần như là thuần nhất là đứng ngoài các tranh chấp về biển đảo (territorial disputes), và họ chỉ quan tâm về tuyến hàng hải (international sea lane) và tự do vận chuyển hàng hải (Freedom of navigation) trên biển khơi (high seas). Chính vì vậy, mình có thể nhận định thế đánh quốc tế, dựa trên nhu cầu và quyền lợi thiết yếu của các quốc gia như Hoa Kỳ và Australia (nước chính có ngoại thương cao nhất với Trung Quốc). Văn Thư đã đưa ra trình bày với quí ACE đồng môn nhấn mạnh khía cạnh đó biến thành vận động một thế trận quốc tế, dùng lưỡi kiếm UNCLOS để cắt đứt phá tan Đường Lưỡi Bò. Văn Thư của chúng ta trình bày và thuyết phục 3 quốc gia Hoa Kỳ, the Philippines, và Australia đứng ra lãnh đạo làm đầu tàu để ho vận động với các thành viên LHQ (United Nations voting members). Đó là câu trả lời cho đồng môn Nguyễn Bá Đạt rằng không nhất thiết phải vận động gởi cho từng quốc gia thành viên của LHQ. Hơn thế nữa, Văn thư cũng không cần nhắc nhở đến chính phủ Hà Nội, vốn trong thân phận tôi đòi chư hầu của Trung Quốc mà chưa chắc là đảng Cộng Sản Việt Nam dám hành xử quyền hạn của một thành viên LHQ.
Nhân cơ hội này tôi muốn nhắn với hai anh chị Nguyễn Kim Chi và Đỗ Lan Anh rằng tôi rất hạnh phúc thấy cả hai anh chị cùng đứng chung một chiến tuyến, cùng nhau góp lời đồng cảm tương đồng khích lệ cho công việc phản đối bá quyền cướp biển đảo thiết lập thành phố Tam Sa. Bằng một sức mạnh dồn vào ngòi bút lập thế trận quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, tôi tin tưởng rằng thắng lợi sẽ về ta. Ca dao mẹ có câu “Đồng vợ đồng chồng tát Biên Đông cũng cạn”, cầu mong quốc tổ soi sang con đường chúng ta đang đi, và dẫn dắt những người con Việt đang lạc hướng trở về với con đường bảo vệ non sông. Mai ngày khi sóng yên biển lặng, chúng ta có niềm vui hòa đồng trong an lạc của dân tộc. Cuộc chiến đấu chống Bắc phương là trường kỳ không ngừng nghỉ. Qua ngàn năm 3 lần Bắc thuộc, bài học của vạn đại trường tồn là quyết tâm chiến đấu bền bỉ của dân tộc. Trong hoàn cảnh thế chiến quốc thế Xuân Thu, Đại Hán dùng quyền lợi kinh tế hợp tung với Cambodia để phá thế liên hoành của ASEAN countries. Tuyên Bố Nguyên tắc Hành Xử (Declaration of Conduct 2002) hay Nguyên Tắc Hành Xử (Code of Conduct 2012) chỉ là trò trẻ. Vai trò và vị thế hiện tại của Đảng Cộng Sản là một chướng ngại lớn, một kẻ phá hỏng (spoiler) thế trận hữu hiệu chống phương Bắc. ACE đồng môn đều biết cả. Và chúng ta cũng đều biết giới hạn của các phương thức hành động. Cho nên tôi cũng thấy có chút ngậm ngùi khi nghe bạn đồng môn Lý Ngọc Cương nói "Đây là việc làm rất cần thiết, rất hữu ích, rất hợp thời, rất đúng lúc". Anh Lê Ngọc Diệp đồng lớp Khóa ĐS 9 có nhận xét: "tài liệu soạn thảo được nghiên cứu kỷ lưởng và đề nghị hành động thích hợp nhứt từ xưa đến nay trong công cuộc tranh đấu vể biển Đông." Tôi chỉ mong gióng lên một tiếng chuông để nhắc nhở là chúng ta còn có nhau, cùng có chung một tiếng nói, cùng một tầm nhìn về thảm hoạ bá quyền của Trung Quốc. Ở một địa thế chính trị của một nước nhỏ kề bên một nước lớn đầy mộng thôn tính lân bang, Việt Nam ta luôn phải đương đầu với một thảm họa truyền kiếp.
Máu của anh Ngụy Văn Thà, người bạn đồng lớp, đồng trường thửa trung học đã đổ xuống ở Hoàng Sa cùng với hơn 62 chiến sĩ hải quân đã anh dũng chiến đấu trong cuộc hải chiến 19 tháng Giêng, năm 1974 để bảo vệ chủ quyền, biên cương, biển đảo Việt Nam. Tôi có món nợ máu với bọn giặc phương Bắc. Trong muôn một tôi phải làm gì để không thẹn mặt khi gặp lại anh Thà nơi chốn tuyền đài.
Rất mong các ACE đồng môn đóng góp cao kiến để chúng ta được "Mã Đáo Thành Công" làm lụn bại mộng thôn tính xâm lăng từ phương Bắc.
"Nợ nước chưa xong, đầu đã bạc"Cám ơn phản hồi của quí ACE đồng môn để cho tôi có cơ hội đôi chút tâm tình thưa gởi. Mong các ACE tiếp xúc bạn đồng khóa tham dự ủng hộ Văn thư nói trên.
Thân kính
Cao Văn Hở (thi sĩ Cao Kiều Phong)
No comments:
Post a Comment