13 August 2012

Thế Vận Hội London 2012

Chuyện bên lề

Nguyên Trần góp nhặt

Thế vận hội XXX London 2012 khai mạc vào ngày 27 tháng 7 và ađ4 bế mạc ngày 12 tháng 8 kéo dài trong 17 ngày tranh hùng hào hứng sôi nổi với đầy đủ hỉ nộ ái ố giữa 204 quốc gia từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Nguyên Trần xin ghi nhận những dữ kiện đáng chú ý trong mùa thế vận năm nay hầu quý độc giả.

1) Hoa Lục đoạt nhiều huy chương thứ nhì chỉ sau Mỹ: Điều gây ngạc nhiên nhất trong kỳ tranh tài thế vận hội Luân Đôn là Nước Tầu CS chiếm hạng nhì trên tổng số huy chương chỉ sau có Mỹ.(xin xem bảng huy

chương bên dưới) . Lý do cũng dễ hiểu vì đối với quốc gia Cộng Sản nầy , bất cứ việc gì kể cả sinh mạng con người cũng không quan trọng bằng chính trị và thể thao. Ho luôn luôn tập trung mọi nổ lực vào hai phương diện nầy. Về thể thao, họ đã đầu tư các đối tượng từ thuở còn bé thơ một cách cứng rắn quyết liệt nếu không muốn nói là tàn nhẫn vô nhân.

biện pháp huấn luyện khắc khổ và tàn bạo với người giám sát đứng cạnh bên cầm roi để quất vào các em. Nó giống như cảnh tra tấn (torture) các lực sĩ tương lai thì bảo ai mà không chịu ép mình hay nói rõ hơn là tự hành hạ thân xác mình để luyện tập đúng chỉ tiêu. Đó cũng là trái đầy máu và nước mắt của một chiếc huy chương. Tóm lại là Bắc Kinh vì quá đặt năng chiếm nhiều huy chương mà đã dung cực hình khổ nhục để huấn luyện trẻ am bất chấp những nguyên tắc đạo đức căn bản của con người và luật pháp quốc tế.

Ngoài ra những lực sĩ Hoa Lục tham dự mà không đoạt huy chương thì khi trở về sẽ bị khủng bố đe dọa (“làm việc” liên tục với những tên điều tra)và bị cắt bỏ quyền lợi (danh từ Cộng Sản thường gọi là tiêu chuẩn hay hộ khẩu) của chính họ và gia đình họ.

Các trại huấn luyện lực sĩ ở Hoa Lục khắc nghiệt dã man tới độ báo chí Tây Phương ví von là “ nhà tù ở thế kỹ 19” ( chứ chưa được là nhà tù ở thế kỹ 21 đâu nha)

Tính ra, sau 17 ngày tranh tài của 204 quốc gia trên thế giới, đã có kết quả như sau: Mỹ đứng nhất với tổng số huy chương là 104, nhì Hoa Lục 87, thứ ba là Anh Quốc với 65. Riêng Canada đứng hạng 13 với tổng số huy chương là 18. Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ưu việt đồng hạng 86…không có huy chương nào. Sau nầy, nếu Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế

(IOC:International Olympic Committeee) sau nầy chế thêm ra huy chương chì (Lead Medal) thì không biết các đồng chí ta có liếm láp gì được không?

2) Hai lực sĩ gốc Việt đoat huy chương: Người thứ nhất là Marcel Nguyễn 24 tuổi, người Đức lai Việt (cha Việt mẹ Đức) đoạt hai huy chương bạc về bộ mộn thể dục dụng cụ (Artistic Gymnastic) và nhào lộn xà kép (Parallel Bars) là hai bộ môn mà nước Đức chưa từng đoạt một huy chương nào trong suốt 76 năm qua. (kể từ năm 1936 tới nay) Như vậy đủ biết người dân Đức vinh danh anh thế nào rồi. Họ đã tôn vinh anh là anh hùng quốc gia (national hero). Marcel đã luyện tập môn thể dục nầy từ lúc 4 tuổi và lên 6 đã chính thức gia nhập câu lạc bộ thể thao quốc gia để được chính thức huấn luyện hẳn hoi để sau đó trở thành lực sĩ quốc gia. Marcel có tên đầy đủ là Marcel Văn Minh Phúc Long Nguyễn là con của ông Nguyễn văn Lạc, sinh viên Việt Nam Cộng Hòa du học tại Cộng Hòa Liên Bang Đức từ năm 1964 và bà Heidi người Đức.



Chính bà Heidi đã hướng dẫn và khuyến khích con mình luyện tập bộ môn thể thao nầy từ nhỏ. Nhờ có năng khiếu và cố gắng tập luyện, Marcel đã lên tới đỉnh vinh quang ngày hôm nay. Trước khi đoạt huy chương thế vận hội, anh đã từng đoạt nhiều giải thưởng tại Âu Châu (xin xem bảng liệt kê bên dưới) Medal record[hide]

Điều buồn cười nhất là Hà Nội trơ trẽn đã nhận càn Marcel là con của một “phụ nữ cách mạng xuất khẩu lao đông sang Đức” và có chồng Đức. Chẳng lẽ Marcel lấy họ mẹ? Đúng là không ai lì và vô sĩ bằng Việt Cộng.

Người thứ hai là Carol Huỳnh người Canada gốc Việt 31 tuổi (BC-Canada) - huy chương vàng đô vật thế vận hội Bắc Kinh 2008-

Đến đây thiết tưởng cũng nên nói thêm một chuyện vui là phái đoàn Việt Nam tham dự thế vận hội gồm 57 người trong đó chỉ có 18 lực sĩ (xin lỗi là tôi rất dị ứng với chữ vân động viên) mà có tới 39 nhân viên và …công an. Tính ra có trên hai nhân viên chăn dắt một lực sĩ.

Làm gì mà dữ dzậy? Thì phải làm như vậy tụi nó mới không trốn khỏi thiên đường xã hội chủ nghĩa để chạy qua xứ tư bản dãy chết chứ!

Chắc trên thế giới nầy chỉ duy nhất có cái nước Cộng Huề Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới xảy ra chuyện lọa đời như vậy thôi.Thiệt đúng là chuyện dài Việt Cộng.

Người thứ hai là cô Carol Huỳnh người Canada gốc Việt 31 tuổi-huy chương vàng đô vật thế vận hội Bắc Kinh 2008-lần nầy cô đoạt huy chương đồng môn đô vật 48 kg. Cô Huỳnh xuất thân từ một gia đình tị nạn Cộng Sản từ năm 1979 và hiện cư ngụ tại một làng nhỏ Hazelton thuộc tỉnh bang BC – Canada. So với các đối thủ , cô xem như nhỏ con nhưng với ý chí và tinh thần bất khuất , cô đã họ trên đường tới chiếc huy chương bạc.

Điều khôi hài là trong trong vòng loại khị đấu với cô Nguyễn thị Lụa 34 tuổi (có quá date lắm không?) của nước Cộng Huề Xã Nghĩa Việt Nam, cô Lụa bỏ nhỏ: “ Dù gì mình cũng là người Việt Nam với nhau, xin chị nhẹ tay với em một tí cho em khỏi mang nhục nhã” (và nhất là khỏi bị nhà nước ta khiển trách trừng phạt- sic). Nhưng có lẽ Cô Carol Huỳnh không chịu “hợp đồng với nhà nước ta” nên cô đã quật Thị Lụa tả tơi và chiến thắng với tỷ số áp đảo 5-0.

Carol Huỳnh và chiếc huy chương đồng

Mặc dù tuổi cũng đã hơi lớn nhưng , cô Huỳnh tuyên bố với báo chí là cô sẽ tiếp tục tranh tài tại Thế Vận Hội 2016 tại Rio de Janeiro (Ba Tây)

3) Ba ngạc nhiên về bộ môn bóng tròn Thế Vận Hội: Canada, Tây Ban Nha vàc Brazil: Có thề nói rằng trông bộ môn bóng tròn thế vận hội Luân Đôn, ba nước gây ngạc nhiên nhất là Canada, Tây Ban Nha và Ba Tây:

3a: Canada: Điều không ai ngờ nhất trong lịch sử bóng tròn phụ nữ là trong trận bán kết đá với Mỹ, Canada trong một ngày đầy đủ phong độ đã trên chân hẳn Mỹ, đội luôn chiến thắng Canada, đội underdog đã xuất sắc dẫn trước cường quốc bóng tròn Mỹ ba lần liên tiếp và đều do công của thủ quân Christine Sinclair (hat trick: 21’, 68’, 72’) và đội Mỹ trối chết gỡ từ trái (Rapinoe 54’, 71’) và ở phút thứ 78’, “tai nạn bóng tròn” cho đội Canada xảy

ra. Lúc đó trọng tài Na Uy Christiana Pedersen phạt thủ môn Erin McLeod lỗi ôm banh quá lâu và khi đá bỏ một chân ra khỏi vòng cấm địa và quyết định cho Mỹ đá phạt gián tiếp ngay trong vòng cấm địa Canada. Đây là một trường hợp phạt rất hiếm hoi ( Amazingly the ref. gives the rarely indirect free kick inside the box) và Rapinoe lãnh phần đá phạt. Banh chạm tay hậu vệ Chapman hoàn toàn by accident thi trọng tài tặng Mỹ trái phạt đền mà báo chí cũng như ai xem trận đấu đều cho là quá đáng. Wambach không bỏ lỡ dịp may bằng vàng tung lưới McLeod ở phút thứ 79’ gỡ huề 3-3.

Sau đó hai bên đá thêm hai hiệp phụ thì ở phút thứ 123’ (phút cuối cùng của trận đấu) Morgan tung lưới Canada để Mỹ thắng 4-3 vào chung kết với Nhật.

Ngay sau trân đấu , làn sóng phản đối trọng tài rần rộ nhất là các cầu thủ Canada. Thủ quân Sinclair tuyên bố với báo chí: “Đậy là điều xấu hổ cho một trận đấu lẽ ra phải hay đẹp. tôi nghĩ rằng bà trọng tài đã quyết định kết quả trận đấu trước khi bắt đầu”

Tiền đạo Melissa Tancredi thì nóng nảy hơn đã chận trọng tài Pedersen ngay sau trận đấu mà nói rằng: “Nầy bà! Tôi chúc bà ngủ ngon đêm nay và nhớ đặt đồng phục đội Mỹ trên mình vì đó là đội mà bà tiếp sức trong ngày hôm nay”

Riêng giới ký giả thể thao đề nghị FIFA treo giò Pedersen suốt mùa thế vận và gởi bà về Na Uy.

Trước phản ứng quyết liệt của các cầu thủ Canada , FIFA quyết định họp để có biện pháp kỹ luật đối với…đội cầu nầy. Nhưng sau đó thì hủy bỏ.

Đội túc cầu nữ Canada, huy chương đồng thế vận hội 2012
(trung phong Sinclair số 12 ngồi bìa tay trái)

Cũng may mà trong trận tranh hạng 3 với Pháp, Canada mặc dù bị tấn công hầu như suốt trận đấu nhưng các nữ tuyển thủ đội Canada vẫn cắn răng ngậm thẻ (tôi thuổng danh từ nầy của đại lão tiền bối Huyển Vũ) để thủ huề

0-0 trong gần suốt trận đấu và may mắn đã đến vào phút thứ 92 của trận đấu , tiền vệ Sophie Schmidt xuất sắc chuyền một đường banh vùa tầm ngay trước khung thành Pháp để Diana Matheson số 8 (Oakville-Ontario) sút nhẹ nhàng vào lưới mang huy chương đồng về cho Canada đem yên ủi phần nào cho đội cầu áo đỏ.

Ngoài ra trung phong Christine Sinclair (Burnaby-BC) cũng đoạt danh hiệu scores leader với 6 bàn thắng trong suốt giải hơn người về nhì là Abby Wambach thắng 5 trái. Thành tích 6 bàn thắng trong một giải thế vận cũng là thành tích trong lịch sử bóng tròn phụ nữ thế vận hội.

Cũng thêm một tin vui chẳng những cho Sinclair mà cho cả công dân Canada là cô vừa được nữ hoàng Elazibeth đệ nhị trao tăng huy chương The Queen Elizabeth 2 Diamond Jubilee Medal để vinh danh những đóng góp lớn lao và thành quả xuất xuất sắc của cô cho quốc gia Canada.

3b: Chuyện không ai ngờ thú hai là đội cầu sừng sỏ Tây Ban Nha mặc dù nói rằng U23 (dưới 23 tuổi, chỉ có 3 cầu thủ professional) nhưng thực ra cũng hầu như là đội tuyển chính thức của quốc gia nầy vì phần lớn các U23 là cầu thủ đá mướn cho các đội chuyên nghiệp nổi tiếng như Real Madrid, Barcelona, AC Milan, Manchester United…Thế mà ai ngờ Spain bị loại ngay vòng đầu. Thua Nhật 0-1, thua Honduras 0 -1 và huề Morocco 0-0 đứng cuối bản D với một điểm duy nhất nhờ may mắn huề với Morocco. Ngay cả Morocco cũng được 2 điểm trên hạng Tây Ban Nha. Như vậy Tây Ban Nha cuốn gói về nước sớm với bị gậy (gậy là 1 điểm vớt vát). Tệ hại nhất là cả 3 trận, Spain không score được 1 trái làm quà cho quê hương. Cuộc đời ai cũng có lúc thăng trầm nhưng sao trầm quá mức vậy Tây Ban Nha. Như vậy thì cả đội nên giải nghệ để làm Tây Bán Nhà đi là vừa.

3c: Chuyện không tin mà có thật thứ ba là chuyện anh hùng bóng tròn Brazil thua dưới cơ Mexico trong trận chung kết. Với những kết quả oanh liệt mà Brazil đạt được ở vòng đầu, vòng tứ kết và vòng bán kết là không có trận nào mà Brazil tung lưới địch thủ ít hơn 3 trái. Thành tích lừng lẫy như vậy nên Brazil vào cuộc với niềm tự tin vững chắc là sẽ mang chiếc cup bóng tròn thế vận đầu tiên về cho Ba Tây như huấn luyện viên Mano Meneres đã tuyên bố khi đặt chân tới phi trường Heathrow Luân Đôn : “Chúng tôi tới đây để mang huy chương vàng bóng tròn về cho đất nước Ba Tây”. Các bạn có thể tưởng tượng ra là một quốc gia nổi tiếng về vua bóng tròn với tài danh vô tiền khoáng hậu Pélé một quốc gia đã từng 5 lần đoạt vô địch World Cup, 3 lần Runners-Up (vào chung kết) World Cup là Ba Tây mà lạ lùng thay đội áo vàng chưa một lần sờ được chiếc huy chương vàng thế vận. tuy có runners-up vài lần. Thế nên tại thế vận hội Luân Đôn kỳ nầy, khát vọng huy chương vàng của Ba Tây gần xem như như nằm trong tầm tay.

Nhưng …nào ai học đươc chữ ngờ, Ba Tây đã đụng phải miếng xương khó nuốt khiến họ mắc nghẹn, miếng xương đó là Mễ Tây Cơ. Huấn luyện viên già dăn chiến trường của Mexico là Luis Fernando Tena biết đội mình là inderdog nên đã sáng kiến ra một chiến thuận thần kỳ để trị Brazil. Ông căn dặn mấy đệ tử phải đeo sát- đeo như sam- những cầu thủ Ba Tây nhất là bọn tam nhân bang: Ramirer, Oscar (hai tiền vệ nầy đá cho đội Chelsea vừa đoạt cup Champions League) và trung phong Neymar (mà nhiều người cho là Pélé tương lai). Chiến thuật theo sát như bóng với với hình của ông coí hiệu quả ngay. Suốt trận, 3 chàng cầu thủ tài ba nầy đã không thi thố được tài năng gì hết. Và cầu thủ Ba Tây nhất là Neymar nổi nóng thấy rõ. Mà thiệt! Ai đời đá banh mà cứ có cái thằng chết tiệt nó lẽo đẽo theo sát một bên, mình lên nó lên, mình xuống nó xuống, mình bung ngang nó bung theo cứ làm như là hai thằng “gay” thì còn đấm đá cái gì nữa. Chính cái lối đá bóng annoy nầy đã làm tê liệt hàng tiền đạo Brazil. Đã vậy thỉnh thoảng nếu có dịp là những con bọ đen Mexico như Peralta, Fabian, Giovani Santos…xông lên quấy rối hàng phòng vệ Brazil mà trụ cột là Rafael da Silva (cầu thủ nổi tiếng đá cho đội cầu Anh Quốc Manchester United) hình như đang bad mood. Đã vậy thủ môn Gabriel của đội áo vàng lụp chụp thường chạy lên không cần thiết, bỏ trống khung thành, trong khi thủ môn Mexico Jose Corona thật vững chắc với đôi tay nhựa.

Và chuyện tệ hại nhất cho Brazil là ngay giây thứ 29’’ của trận đầu tức là vừa lúc bắt đầu thì sát thủ Peralta nhận đường chuyền chớp nhoáng của tiền vệ Giovanos Santos len vào giữa hàng hậu thủ Ba Tây tung lưới Gabriel trước sự ngẩn ngơ của mọi người.

Trong suốt cuộc đời xem đá banh của tôi , có lẽ đây là bàn thắng sớm nhất trong lịch sử bóng tròn. Các bạn ngồi xem chung với tôi vốn là fans của Brazil tuy thật ngỡ ngàng nhưng cũng trấn an là “Ối! Còn sớm quá mà. Ba Tây còn nguyên trận để gỡ hòa và chiến thắng. Tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng lần lần thấy lối đá “kềm kẹp” chặt chẽ của Mexico như trói chặt Brazil vào một cái khung không còn xoay trở gì hết thì tôi đã thấy đâm lo giùm cho đội áo vàng. Hình như tử thần đang chờ họ trước mặt. Một lúc sau đó thì nỗi lo sợ đã thành sự thực (vì nhà em có cá độ Brazil mà).

Đội cầu Mexico, vô địch bóng tròn thế vận hội Luân Đôn 2012

Hiệp đầu chấm dứt với 1-0 cho Mễ và hầu như họ khống chế trận đấu với lối xông xáo chạy nhanh, tranh từng trái banh từng tấc đất để thường đoạt bóng trước khi tới chân cầu thủ Brazil. Lối chơi Mexico làm tôi nhớ ngay tới trận tranh huy chương đồng ngày hôm qua giữ Đại Hàn- Nhật. Hai lối đá của Mexico và Đại Hàn thiệt là giống nhau nghĩa là lăn chai xả láng sáng về sớm mà không sợ hao mòn sức khỏe. Trái lại hai đội Brazil, Nhật có lối đá huê dạng bay bướm nhưng hình như họ sợ chạy, thấy trái banh gần cầu thủ địch thì họ để yên chứ không chịu chạy lại tranh banh vì ho nghĩ là phí sức vô ích. Trái lại, Mexico và Đại Hàn bất kể banh xa gần gì thì họ cũng đều cắm đầu cắm cổ chạy nước rút tới tranh banh và lắm lần họ cướp được banh. Cái lối đá phong lưu kiểu cách của Ba Tây, Nhật mà gặp phải đám lăn chai xung kích như Mễ, Ý thì cũng mệt lắm , bằng chứng như trận chung kết nầy.

Sang hiệp hai, mức độ lu mờ của Ba Tây càng rõ nét trước đoàn cảm tử quân Mexico. Việc gì đến phải đến, phút thứ 75’ lại cũng chính hung thần Peralta tung lưới Ba Tây nhận chìm niềm hy vọng của bao người ái mộ áo vàng và…dân cá độ và cả 96,000 khán giả xem truyền hình tại Ba Tây.

Tới đây thì vẽ chán nãn đã lộ hẳn ra trân nét mặt các đấu thủ Brazil, họ cố lội dòng nước ngược nhưng thực tình không làm gì được trấy bầy đỉa màu xanh lục. Đã vậy tới phút thứ 82’, Peralta một lần nữa thoát xuống đưa banh vào lưới Ba Tây tính dở trò hat trick nhưng …việt vị. Thiệt là hú hồn!

Mãi tới phút thứ 87, huấn luyện viên Ba Tây Meneres mới chịu thay cây cột trụ rỉ sét Rafael da Silva. About time!

Sau cùng rồi trận chung kết giải bóng tròn thế vận hội Luân Đôn 2012 cũng kết thúc với chiến thắng 2-0 của Mexico đoạt huy chương vàng lần đầu tiên. Mexico đã chiến thắng trong vinh quang bằng chính kỹ thuật nhồi bóng sắc bén của mình chứ không do may mắn chút nào.

Ngay sau trận đấu, tổng thống Mễ Felipe Calderon đã từ thủ đô Mexico City gọi ngay huấn luyện viên Ternado Tena chúc mừng và vinh danh toàn đội đã đem vinh quang to lớn về cho đất nước.

4) Scandal badminton-Vết nhơ vũ cầu: Trong trận tranh giải vũ cầu thế vận có một cũng lạ đời là hai đội thi đấu mà đội nào cũng quyết tâm…thua. Quý bạn có biết sao không? Là vì theo thể lệ thi đấu, ở vòng kế tiếp, đội thắng của trận đấu nầy sẽ gặp đội hạng nhì của của toán kia mà khổ thay đội hạng nhì đó là đội chơi thiệt hay, hay hơn đội hạng nhất của toán. Thế nên dại gì mà ta thắng để phải đụng phải cái đội hạng nhì giỏi dang đó, phải bằng mọi giá thua cho bằng được để may mắn thi đấu với đội hạng nhất mà dở kia thì hy vọng hơn nhiều. Trên tình thần đó, cả hai đội Hoa Lục và Đại Hàn nhất định thua mà thua ngay từ đầu. Vì thế ngay trái cầu service đầu tiên là họ cứ nhắm lưới mà đánh hay chướng mắt hơn, ho xoay ngang người đánh trái cầu ra ngoài phía bên hông làm khán giả bất mãn la ó om sòm. Mua vé cả ngàn đồng đâu phải để vào xem cái trò khỉ nầy. Hơn thế nữa các đấu thủ vũ cầu đã kinh thường khán giả và ban tổ chức thế vận hội một cách quá đáng.

Trước hành động khiếm nhã và phi thể thao nầy, ủy ban thế vận đã quyết đinh treo giò 4 hội: đương kim vô địch Trung Hoa, hai hội Đại Hàn và một hội Nam Dương.

Xin hoan nghênh quyết định công bằng nghiêm minh của ủy ban thế vận quốc tế .

5) Phụ nữ Á Rập không được mang khăn choàng đầu (headscarf-hijab) để thi đấu nhu đạo: Hiệp hội Nhu Đạo quốc tế (IJF: International Judo Federation) vừa rồi đã ngăn cấm một nữ võ sĩ Saudi Arabia mang chiếc khăn quấn đầu truyền thống lên đài tranh tài nhu đạo. Chủ tịch hiệp hôi Marius Vizer tuyên bố rằng nữ võ sĩ Serah Abdulrahim không thể thi đấu với chiếc khăn quàng đầu vì như vậy là vi phạm luật Nhu Đạo và ảnh hưởng tới sự an toàn nguy hiểm vì chiếc khăn quàng đầu có thể trở thành một món vũ khí lợi hại.

Phát ngôn viên IJF Nicolas Messner nói “khi thi đấu nhu đạo, khăn quàng đấu có thể siết cổ đối phương ngạt thở. Võ thuật Nhật Bản không chấp nhận những biệt lệ vì chính trị tôn giáo mà chỉ đặt nặng những yêu cầu chính đáng của nhu đạo. Hiệp hội nhu đạo Á Châu trước đây có cho phép phụ nữ được phép mang khăn choàng đầu thi đấu nhưng hiệp hội nhu đạo thế giới thì không.

6) Vinh quang bóng rỗ Mỹ: Hai đội bóng rỗ nam vả nữ của Mỹ đã tạo thành tích vẽ vang trong các trận tranh tài bóng rỗ thế vận hội Luân Đôn và cả hai đều đoạt huy chương vàng về bộ môn nầy. Đặc biệt trên đường đi tới đài vinh quang, họ đã thắng các đối thủ với tỷ số nặng nề nhất là đội nam thường gọi là dream team đã luôn thắng trên dưới 30 điểm như dưới đây:

Mỹ 156 - 73 Nigeria

Mỹ 98 - 71 Pháp

Mỹ 126 – 97 Argentina

Mỹ 119 - 86 Australia

Trong trận chung kết đã có kết quả :

Women Mỹ 86 - 50 Pháp

Men Mỹ 107 - 100 Tây Ban Nha

Đội bóng rỗ nam của Mỹ tuy đoạt huy chương vàng nhưng không happy mấy vì tỷ số hơi nhẹ nhàng so với danh tiếng dream team. Quả đúng như vậy.

Đội bóng rổ Mỹ, vô địch thế vận hội Luân Đôn 2012 (the dream team)

Trong trận bán kết Mỹ thắng Argentina 109- 83 (khác trận ghi ở trên là trận vòng loại), danh thủ Kevin Durant của đội NBL Oklahoma Thunder đã lập kỹ lục ném 18 quả vòng ngoài (3 điểm mỗi quả).

Tưởng cũng nên nói thêm về thành tích đội bóng rổ Mỹ là kể từ khi có giải bóng rổ thế vận hội từ năm 1936 tới nay, họ luôn đoạt huy chương vàng chỉ trừ những năm 1978, 1978 thua Nga, 1980 thua Nam Tư và 2004 thua Argentina trong gang tấc mà chỉ nhận huy chương bạc.

7) Nữ lực sĩ bơi lội Bỉ bị trả về nước vì say rượu: Nữ lực sĩ bơi lội người Bỉ 20 tuổi Fanny Lecluyse bị ủy ban thế vận Bỉ trục xuất về nước ngày 3/8 vì say rượu trong thời gian còn thi đấu, vi phạm điều luật thế vân hội.

Theo báo cáo thì cô Lecluyse đã ra ngoài phố uống rượu say khướt và nghiêng ngã về tới làng thế vận lúc 3 giờ khuya trước mặt nhiều người.

Vài ngày trước đó, ủy hội thế vận Bỉ cũng đã gởi trả vế Bỉ tay đua xe đạp Van Hoecke cũng vì tội uống rượu tại một hộp đêm say khước tới độ không trở đi bộ về làng thế vận.

Thế vận hội lần thứ XXXI 2016 sẽ được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) . Như vậy là Brazil sẽ gồm thâu về một mối hai kỳ đại hội thể thao thế giới liên tiếp. Đó là World Cup 2014 và Olympic 2016.

Mississauga August 12, 2012
Nguyên Trần tường trình

Chú thích:Bảng xếp hạng nầy căn cứ theo số huy chương vàng chứ không theo tổng số huy chương. Chính vì thế mà Canada được xếp hạng 36 thay vì 13.

No comments:

Post a Comment