21 August 2012

Lá thư Canada tháng 8

Nguyên Trần

1) Chuyện khó tin nhưng có thật: 
Cậu bé 11 tuổi không vé vượt 5 trạm kiểm soát để lên máy bay:

Một chuyện khó tin nhưng có thật xảy ra hai ngày trước ngày khai mạc thế vận hội Luân Đôn, một cậu bé 11 tuổi không có sổ thông hành, không có vé máy bay và thẻ lên tàu (boarding pass) đã đáp chuyến bay từ phi trường quốc tế Manchester tới La Mã.

Liam Corcoran, tên cậu nhỏ nầy theo mẹ đi mua sắm trong thương xá ở Manchester City ngày 24/7 rồi lẽn ra ngoài lên xe bus chạy thẳng tới phi trường và qua mặt hàng rào an ninh , di trú cùng nhiều tiếp viên kiểm soát để len lỏi lên tận chuyến bay Jet2 LS791 sắp cất cánh đi La Mã.

Cậu bé nói với báo chí: “ Tại phi trường có rất nhiều người và không ai để ý đến tôi và tôi cũng không nói chuyện với ai. Tôi nối đuôi đi theo họ cho tới rào cản thì tôi chun qua phía dưới. Tôi không có mang gì theo và cũng không ai hỏi han gì tôi và tôi cứ tiếp tục đi vào tận máy bay”.

Sau đó mọi việc diễn tiến bình thường cho tới máy bay gần đáp xuống phi trường La Mã, Corcorian mới “tâm sự” với ngưới hành khách ngồi bên cạnh thế nào để cậu bỏ nhà đi trên chuyến bay này. Vị khách nầy liền thông báo phi hành đoàn tạm giữ người hành khách tí hon bất đắc dĩ nầy.

Cùng lúc đó bà mẹ cậu bé hốt hoảng trình báo cảnh sát là con mình mất tích.

Phê bình tình trạng sơ suất nầy, Ben Vogel chủ bút nhật báo Jane’s Airport Preview nói: “ Cả một hệ thống an ninh phi trường bị lỗ hỏng lớn. Thật là không hay chút nào”

Giám đốc phi trường Manchester cũng nhìn nhận lỗi lầm nầy: “ Cậu bé không có hành động nào đe dọa an ninh trên chuyến bay.Tuy nhiên việc cậu ta vượt qua tới 5 hàng rao an ninh phi trường để lọt vào máy bay là điều không thể chấp nhận được”

Phi trường Manchester là phi trường lớn thứ ba của Anh sau các phi trường London Heathrow và London Gatwick.

Sự kiện nầy là một cái tát đau điếng cho hệ thống an ninh phi trường của Anh nhất là gần ngày khai mạc thế vận hội mà chính phủ Anh đã bỏ ra không biệt là bao nhiêu nhân lực tài lực công sức để lo việc bảo vệ an ninh.

Tin không chính thức sau cùng cho biết là đại tài tử Sean Connery người hùng James Bond đã xin nhận cậu bé làm con nuôi, có lẽ cậu ta có phong thái giống như nhân vật James Bond. Như vậy thì Corcoran trúng mánh rồi.

2) Vấn đề đường ống dẫn dầu Northern Gateway:

Câu chuyện làm điên đầu chính quyền liên bang và cả tỉnh bang Alberta là liệu bà Christy Clark thủ hiến BC có ngăn cản đường ống dẫn dầu Northern Gateway nếu những yêu cầu bà đặt ra về dự án không được thanh thỏa. Trong khi đó, thủ hiến North West Territories Bob McLeod tuyên bố sẵn sàng cho mượn đường xuyên qua vùng của ông để vận chuyển nhiên liệu từ Alberta tới Á Châu.

Dự án ống dẫn dầu EnbridgeNorthernGateway ngang qua Kitimat(BC)

Mấu chốt của vấn đề xuất phát từ việc phân chia nguồn lợi tức từ mỏ dầu cát ở Alberta. Theo ước tính, Enbridge Northern Gateway sẽ mang lại cho chính phủ một nguồn thuế khóa lớn lao trị giá 81 tỷ đô trong vòng 30 năm

mà trong đó BC chỉ nhận có 6.7 tỷ, 36 tỷ vào ngân sách liên bang, 32 tỷ cho Alberta và Saskatchewan 4 tỷ đô. Bà Chirsty Clark thì đòi xét lại tỷ lệ phân chia nầy để đem lại sự công bằng cho người dân BC. Để bày tỏ sự phản đối, bà không chịu tham gia vào Ủy Ban thẩm định dự án Northern Gateway khiến cho thủ tướng Stephen Harper và các thủ hiến miền Tây nhất là bà Alison Redford thủ hiến Alberta nổi giân kết tội bà Clark thiếu tình đoàn kết quốc gia. Thủ tướng Stephen Harper thì khẳng định rằng dự án ống dẫn dầu là một công trình khoa học hoàn toàn không có chính trị xen vào và nhất là mục tiêu tối hậu của chính phủ nhằm xuất cảng năng lượng bên ngoài Hoa Kỳ để phát triển tiềm năng kinh tế và ngân sách quốc gia. Ông cũng ra hạn kỳ là 31/12/2012 để tỉnh bang BC phải tham gia vào Ủy Ban thẩm định dự án Northern Gateway để cùng nhau lượng giá môi trường và triển vọng dự án.

Chờ xem vụ nầy sẽ đi tới đâu?

3) Ba thành phố Canada lọt vào top 5 thành phố đáng sống nhất thế giới: 

Thêm một vinh dự nữa cho người Canadian trong đó có gần 200,000 người Canadian gốc Việt là theo thống kê mới nhất vào ngày 15/8 của đơn vị kinh tế gia chuyên môn (EIU: Economist Intelligence Unit) thì 3 thành phố của Canada là Vancouver, Toronto và Calgary đứng trong danh sách 5 thành phố đáng sống nhất thế giới (the top five world’s most livable cities).

Cuộc thăm dò được thực hiện trện 140 quốc gia dựa trên 30 yếu tố theo 5 tiêu chuẩn: ổn định chính trị, chương trình chăm sóc sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục, hệ thống hạ tầng cơ sở. Và những thành phố được lương giá kỹ càng bỡi những chuyên viên kinh nghiệm và dược cho điểm theo thang điểm từ 1 tới 100.

Vancouver có thể đạt thứ hạng cao hơn nếu không có vài vụ bạo động hình sự xảy ra gần đây. Montreal là thành phố duy nhất khác của Canada được xếp hạng 16

Hai thành phố hạng chót và áp chót là Harare thủ đô cộng hòa Zimbabwe và Dhakar thủ đô Bangladesh.

The top ten cities and their scores:
1. Melbourne, Australia — 97.5
2. Vienna, Austria — 97.4
3. Vancouver, B.C. — 97.3
4. Toronto, Ont. — 97.2
5. Calgary, Alta. — 96.6
6. Adelaide, Australia — 96.6
7. Sydney, Australia — 96.1
8. Helsinki, Finland — 96.0
9. Perth, Australia — 95.9
10.Auckland, N.Z. — 95.7
4) Montreal là thành phố tốt nhất để tổ chức các hội nghị quốc tế tại Bắc Mỹ:

Theo bản phân tích mới đậy của liên hiệp các đoàn thể quốc tế (Union of the International Associations) thì thành phố Montreal-

Canada được đánh giá là thành phố tốt nhất ở Bắc Mỹ để tổ chức các cuộc hội họp có tầm vóc quốc tế, đứng trên cả thủ đô Washington DC hạng nhì và New York City hạng ba. Palais des Congrès de Montreal

“Chúng tôi vô cùng hãnh diện trước sự xếp hạng nầy. Đó là một minh chứng hùng hồn cho những nổ lực của tất cả người dân thành phố cũng như của các tổ chức du lịch ở Montreal để đưa tới kết quả tốt đẹp như hôm nay. Tổ chức các đoàn thể quốc tế đã dựa vào những kinh nghiệm thiết thực để chọn Montreal” . Ông Mark Tremblay, chủ tịch trung tâm hội nghị Palais Montreal nói như trên.

5) Thủ tướng Stephen Harper vinh danh ngày National Acadian Day 15/8:

Hằng năm vào ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Assumption) 15/8 cũng là ngày lễ hội chào mừng ngày National Acadian Day được tổ chức trọng thể tại thủ phủ Fredericton tỉnh bang New Brunswick xem như là ngày lễ truyền thống Canada. Ngược dòng lịch sử vào đầu thế kỹ thứ 17 (năm 1630) người Acadian rời nước Pháp theo biển Đại Tây Dương sang Canada lập nghiệp tại miền Đông (3 tỉnh bang Nova Scotia, New Brunswick và PEI) và đặt tên cho tân quốc gia họ là Acadia. Sau 80 năm định cự và lần lần ổn định cuộc sống, họ bị Anh Quốc tới chiếm đóng và đặt nền đô hộ vào năm 1710 buộc dân Acadian sống dưới sự cai trị của người Anh trong 40 năm. Mặc dù vậy dân Acadians vẫn không chịu khuất phục cho tới ngày dành độc lập. Và phải một thời gian dài sau đó, nghị hội Acadians mới nhóm họp lần đầu tại Memramcook, New Brunswick để quyết định chọn ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Lễ Mông Triệu), ngày 15 tháng 8 làm ngày National Acadian Day.

Thủ tướng Stephen Harper tuyên bố về ngày lễ nầy như sau: “National Acadian Day là dịp để tất cả chúng ta cùng nhớ lại những sự đóng góp nổi bật vô giá của những người tiền phong Acadians và sức sống vô biên của họ vào công cuộc xây dựng đất nước Canada. Nhân dịp nầy, tôi xin gởi những National Acadian Day in 1909, Shediac, New Brunswick lời chúc tốt đẹp nhất của tôi tới cộng đồng Acadians và khuyến khích người dân Canadian cùng cổ võ những quan niệm giá trị văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ Acadians.

6) Sáng kiến tại cửa khẩu: Thẻ Nexus

Chính phủ Stephen Harper công bố mộ sáng kiến mới nhằm giảm thiểu thời gian chờ đợi tại phi trường: Hôm 14/8 , bộ trưởng giao thông liên bang, ông Steven Fletcher đã công bố một giải pháp mới nhằm giúp các hành khách đở mất thì giờ khi đáp chuyến bay tại các phi trường trong Canada.

Chương trình được gọi là NEXUS program là một sự phối hợp giữa cơ quan phục vụ biên giới Canada (Canada Border Services Agency) và sở bảo bệ biên giới và quan thuế Mỹ (US Customs and Border Protection).

Để được hưởng những tiện nghi nầy, dân Canada hay Mỹ phải làm đơn xin một thẻ tên là Nexus với lệ phí 50$ mà điều kiện phải là công dân Canada hay Mỹ hoặc là thường trú nhân cư ngụ tại một trong hai quốc gia nầy hay cả hai trong thời gian liên tục ít nhất là 3 năm.

Sau khi trải qua một cuộc điều tra phối hợp thật chặt chẻ về lý lịch quá trình qua nhiều cơ quan an ninh như Federal Bureau of Investigation (FBI), Canadian Security Intelligence Service (CSIS) ,Royal Cacadian Mounted Police (RCMP), United Nations, Interpol, No-Fly List Databases, United Kingdom Police National Computer. Sau khi được xác nhận là clear record, người nạp đơn sẽ được cấp một thẻ Nexus hiệu lực trong 5 năm. Với thẻ nầy, họ sẽ được vào một cửa đặc biệt trong khu vực an ninh phi trường và được kiểm soát nhanh chóng qua máy dò tìm so với những người không có thẻ. Điếu nầyvô cùng tiện dụng cho những người thường hay xử dụng máy bay.A NEXUS lane at the U.S. side of the Ambassador Bridge

Ngoài biệt lệ nhanh chóng ra thì về phương diện di trú và thuế quan thì họ vẫn phải trải qua thủ tục khám xét bình thương như bao người khác.

Thẻ Nexus cũng xử dụng được cho các tuyến đường bộ, đường biển và cũng giúp người có thẻ tránh mất thì giờ phiền toái.

Hiên nay, công dân Canada ngoài thẻ Nexus ra còn xử dụng thẻ Traveller Declaration Cards (TDC) nhưng hiện nay loại thẻ nầy đã được thay thế bởi Nexus trên đường bộ (land borders).

7) Trận chiến tôm hùm giữa ngư dân New Brunswick và các hãng xuất cảng tôm tiểu bang Maine (Mỹ): 

Trong mùa đánh bắt tôm hùm tháng 8 vừa qua , ngư dân tiểu bang Maine (Mỹ) đã trúng lớn (abundant harvest) tới độ thống đốc Maine, Paul LePage đã ban hành quyết định công bố tháng 8 là “ tháng tôm hùm Maine” (Maine Lobster Month”). Nhưng ở đời thường thì cái may của người nầy lại là cái rủi cúa ngưới khác. Nếu việc trúng mùa tôm hùm của Maine là niềm vui của tất cả ngư dân ở đó thì cũng là đại nạn cho ngư dân tỉnh bang New Brunskwick (NB)

Chuyện như thế này và cũng là hậu qua tất nhiên của nền kinh tế thị trường, hễ mà cung quá nhiều trong khi cầu có giới hạn thì sinh ra chuyện ế ẩm, bán đổ bán tháo cũng không xong nên giới xuất cảng tôm hùm Maine bèn chuyển hết số tôm hùm sang miền Bắc Canada mà gần nhất là tỉnh bang NB để giá tôm hùm xuống thấp thê thảm mà hậu quả là ngư dân NB chết trước. Các công ty chế biến hay phân phối hải sản tại NB có thể mua tôm hùm với giá rẻ mạt là $2.10/lb. Chả bù với dân Canada bình thường muốn ăn tôm hùm thì phải trả $9.90/lb. Thấy nồi cơm mình bị đập bể, ngư dân NB liên tục xuống đường phản đối và còn ngăn chặn không cho các xe vận tải từ Maine tới giao hàng cho các nhà máy chế biến hải sản tại địa phương. Ngay cả ngày khai mùa đánh bắt tôm hùm là ngày 9/8, họ cũng không ra khơi để ở lại đất liền tranh đấu. (mà thực ra nếu có xuất hành thì với giá tôm thấp như vậy cũng không đủ sở hụi)

Chuyện đưa tới ba tòa quan lớn và Tòa phán rằng trong nến kinh tế tự do kiều thuận mua vừa bán, ngư dân NB không có quyền block các xe chở tôm hùm mà phải để họ tự do giao hàng. That’s it.

Tin tức sau cùng ghi nhận được là nghiệp đoàn ngư dân NB đã thỏa hiệp giá cả tôm hùm với các công ty chế biến hải sản: giá tôm hùm mà các công ty bằng lòng mua qua ngư dân là $3.5/lb. Not bad! Điều nầy chứng tỏ thiện chí của các công ty chế biến hay phân phối hải sản đối với các ngư dân và nến kinh tế quốc gia. Và các ngư dân đã ra khơi khai mạc mùa đánh bắt tôm 2012.

8) Hệ thống Tim Hortons loan báo tăng giá snacks: hệ thống bán lẻ cà phê và snacks lớn nhất Canada là Tim Hortons vừa loan báo tăng giá vài loại snacks như muffins tăng lên 5 xu, sanwiches tăng lên 10 xu vì giá vật liệu gia vị, ngũ cốc đều gia tăng.

Hệ thống Tim Hortons được sáng lập vào năm 1964 tại Hamilton, Ontario bởi cầu thủ băng cầu nổi tiếng Tim Horton trước khi ông về hưu.

Tim Horton in 1965

Tim sinh quán tại Cochraine, Ontario lúc đương thời là một hậu vệ xuất sắc của hiệp hội băng cầu quốc gia (NHL:National Hockey League). Anh đã từng chơi cho các đội băng cầu chuyên nghiệp như Toronto Maple Leafs, New York Rangers, Pittsburgh Penguins và Buffalo Sabres trong suốt 22 năm. Anh mất trong một tai nạn xe cộ tại St. Catharines, Ontario vào năm 1974 ở tuổi 40.

Hệ thống bán lẻ cà phê và snacks Tim Hortons lớn nhất tại Canada và thứ tư Bắc Mỹ. Tim Hortons có tất cả 4,071 cửa hàng bao gồm 734 ở Mỹ, 3,326 Canada và 11 cửa hàng ở Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh( GCC: Gulf Cooperation Council: United Arab Emirates, Bahrain, Kuwait,Oman, Qatar, Saudi Arabia).

Quán ăn Tim Hortons được mở đầu tiên bên Mỹ năm 1984 tại thành phố Tonawanda (tiểu bang New York) sát bên Niagara Falls.

Trong công cuộc chinh phục thị trường ăn uống tại Mỹ, Tim Hortons không khá lăm vì đụng phải những đối thủ sừng sỏ như McDonald và Star bucks.

Mấy lúc gần đây, Tim Horton có bán lẻ hộp cà phê instant cappuccino hương vị cũng đậm đà ngất ngư con tàu đi lắm.

9) Canada mất trên 30,000 công ăn việc làm: 

Theo sở thống kê Canada thì trong tháng 7 năm 2012, Canada bị mất đi 30,400 công ăn việc làm , tỷ lệ thất nghiệp chiếm 7.3 %.

Năm tỉnh bang bị ảnh hưởng nặng nhất là Quebec (số thất nghiệp nặng nhất 28,700) thứ nhì là BC 14,500 lần lượt kế tiếp là Mannitoba, New Brunswick và Mannitoba. Cũng có những tỉnh bang chẳng những không bị mất công ăn việc làm mà còn gia tăng như Alberta, PEI, Saskatchewan, Ontario (riêng Ontario tăng 10,600 jobs).

Một cách tổng quát, trong tháng 7 tổng số công ăn việc làm bị mất đi là 50,600 tại đa số tỉnh bang trong khi 3 tỉnh bang nêu trên thì được gia tăng 21,300 công việc toàn thời. Các chuyên viên kinh tế thì nói rằng đa số công ăn việc làm bị mất là công việc bán thời do các hãng xưởng cố thu hẹp (down size) để tiết giảm chi phí. Thế nên tình trạng nầy cũng không lấy làm quan ngại cho lắm.

Workers at a McDonald's prepare meals at a restaurant in April. Canada shed more than 50,000 part-time jobs in July.

Workers at a McDonald's prepare meals at a restaurant in April. Canada shed more than 50,000 part-time jobs in July. (Brendan McDermid/Reuters)

Kinh tế gia ngân hàng Montreal Doug Porter phân tích rằng: chi tiết số công việc mất chia ra như sau:
* Công việc buôn bán sĩ và lẻ: 30,000
* Hãng xưởng: 18,600
* Công chức chuyên viên:9,000
Trong khi đó, các việc làm về giáo dục gia tăng đáng kể và còn sẽ gia tăng nữa giống như một hình thức đầu tư giáo dục tương lai.

10) Một cô gái Canada trở thành tay bơi lội trẻ tuổi nhất lội qua hồ Ontario: 

Ngày 18 tháng 8 vừa qua, cô Annaleise Carr 14 tuổi ờ Simcoe, Ontario đã tạo được kỹ lục là người trẻ tuổi nhất lội xuyên qua hồ Ontario với chiều ngang 52 km dưới thời tiết không ấm lắm. Carr bắt đầu xuống nước tại Niagara on the Lake lúc 6:17 chiều thứ bảy 17/8 với nhiệt 18 độ C. và đã tới

Marylin Bell Park, Toronto 4:00 giờ chiều trễ hơn dự tính 5 tiếng đống hồ vì có gió lớn làm sóng nhiều. Carr nói với phóng viên đài CBC “trở ngại lớn nhất cho tôi là trời lạnh và nhất là sóng to quá ”. (Marilyn Bell là tên cô gái đầu tiên bơi qua hồ Ontario vào năm 1954 khị cô 16 tuổi)

Annaleise Carr, người trẻ tuổi nhất bơi xuyên hồ Ontario

Đã từng là tay đua bơi lội thiếu nhi từ lúc mới lên 4, Carr tiếp tục tập dượt và được huấn luyện bơi lội đường dài cho tới ngày nay. Cô có ý định bơi qua hồ Ontario để gây quỹ kể từ khi cô thăm viếng trại Callium, một trại đặc biệt cho trẻ em bị ung thư.

Ngay trong ngày đầu tiên, cô đã gây quỹ được $ 30,000 cho trại Callium.

11) Thủ tướng Canada chúc mừng cộng đồng Muslims nhân lễ hội Eid al-Fitr: 

Hôm 19/8, thủ tướng Stephen Harper đã chính thức chúc mừng ngày lễ lớn Eid al-Fitr của cộng đồng Muslims trên toàn thế giới : “Laureen và tôi xin gởi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới cộng đồng Hồi
Giáo ở Canada và khắp nơi trên thế giới và xin chúc quý vị ngày Eid al-Fitr hạnh phúc và hòa bình.Tôi cũng kêu gọi toàn dân Canada cùng chia xẻ ngày trọng đại nầy cùng những người Hồi Giáo đang sống trên Canada.

Lễ hội Eid al-Fitr bắt đầu vào ngày chúa nhật 19/8 gồm 3 ngày trước khi chấm dứt một tháng mùa chay tịnh (fasting) Ramada của tất cả người Hồi Giáo trên thế giới. Trong tháng nấy, họ không được phép ăn gì khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn và vào các giáo đường (moshe) để tỉnh tâm sám hối.


Nhiều lãnh tụ trên thế giới ngoài thủ tướng Stephen Harper như thủ tướng Anh David Cammeron, thủ tướng Do Thái Netenyahu…đều lên tiếng chúc mừng. Ngay cả nhà độc tài sắt máu Syria Al Assad cũng đã xuất hiện tại một đền Hồi Giáo sau hơn một tháng biệt tăm tích.

Nhân nhắc tới mùa chay tịnh fasting Ramada, tôi sực nhớ lại lúc còn đi làm thì đa số công nhân Hồi Giáo đều lấy nguyên một tháng vacation để hành lễ. Cũng dễ hiểu thôi vì nhin ăn cả tháng trời thì còn làm ăn gì được nữa!

12) Ngày tàn chế độ Assad Syria ở Syria gần kề:

Tính đến hôm nay, cuộc nổi dậy cú nhóm dân quân Syria chống lại ch ế độ độc tài sắt máu của Al Assad từ ngày 15/3/2011 đã kéo dài gần 18 tháng và bàn tay sắt của Assad đã hạ sát trêb 20,000 người dân Syria. Chẳng những thiệt hại sinh mạng lớn lao như vậy mà còn những đổ nát hư hại vật chất do bom đạn của tên độc tài cũng đã phá nát quốc gia bất hạnh nầy. Theo giới báo chí theo dõi chiến trường thì Syria ngày nay hoàn toàn không có một khu phố , nhà cửa nào được xem là toàn vẹn. Đâu đâu cũng thấy “vết đạn thù trên tường vôi trắng” (tên một bản nhạc Trần ThiệnThanh). Thêm vào đó việc buôn bán vũ khí bom đạn một cách bất nhân của Nga càng làm tình trạng tồi tê thêm vì Al-Assad dựa vào đó mà không chịu dừng bước. Mặc dù các quốc gia Âu Châu và Liên Hiệp Á Rập mưu tìm một giải pháp hòa bình tránh cảnh đổ máu nhưng với sự ủng hộ công khai hay ngấm ngầm của . Ngay cả giải pháp hòa bình của Kofi Annan (cựu tổng thư ký LHQ) tương đối ôn hòa và khả thi nhất cũng vẫn không được Assad chấp nhận.

Cho tới bây giờ, theo các quan sát viên chiến trường thì mặc dù có ưu thế về võ khí nhưng quân chính phủ không đẩy lui được phe quân dân mà trái lại địa bàn hoạt động của họ càng bị thu hẹp.

Với tình hình hiện tại qua một cuộc chiến vô nhân vô lương mà Assad

đã phát động, những người am hiểu tình hình hình chiến cuộc nơi đây đều tin chắc là trận chiến Aleppo sẽ là trận chiến cuối cùng của cuộc chiến Syria. Kết luận Allepo cũng sẽ chính là mồ chôn tên độc tài khát máu Al-Assad. Mới đây, ông Leon Panetta, bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố: “Trận chiến Allepo sẽ là cây đinh sau cùng đóng vào nấp chiếc quan tài chứa xác Al-Assad”

Lá thư Canada tháng 8 đến đây chấm dứt. Xin hẹn gặp lại quý độc giả lá thư tháng 9.

Mississauga hạ tuần tháng 8
Nguyên Trần

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...