17 February 2011

Giới thiệu sách

CHIẾN TRANH và BẤT BẠO ĐỘNG
Nguyên tác : " Religion and Society " by S. Radhankrishnan
do nhà xuất bản George Allen and Unwin LTD ấn hành
Dịch giả : Hòa Thượng Thích Quảng Độ

LỜI DỊCH GIẢ

Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên nhũng hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó. Trên thế giới hiện nay, hơn bất cứ dân tộc nào, chỉ có dân tộc Việt Nam mới cảm nhận được một cách sâu xa và thấm thía tất cả những hậu quả đó.

Nhưng, trong cái thời đại mà con người rất tự hào về nền văn minh của mình, đã đặt được chân lên nguyệt cầu, tóm lại, là đã chinh phục được thiên nhiên, đã lột bỏ được lôi sống của “rừng rú”, người ta có còn nên dùng hình thức chém giết, chết chóc và tàn phá để giải quyết những sự bất đồng về quyền lợi kinh tế, chế độ xã hội và ảnh hưởng chính trị nữa không? Những cái đó có giá trị gì cao hơn chính sự sống của chính con người? Đã đến lúc các vấn đề này cần được đặt thẳng với các nhà lãnh đạo thế giới còn chút lương tri, tự gán cho mình cái trách nhiệm đối với vận mệnh nhân loại (dưới, chiêu bài dân chủ, tự do, thường được dùng như một đàn cừu làm công cụ cho những tham vọng cá nhân).

Về vấn đề này, S. Radhankrishnan đã bày tỏ nhiều trong tác phẩm Tôn giáo và Xã hội của ông. Cuốn sách này gồm những bài diễn thuyết ông đọc tại các đại học Caltutta và Benares vào mùa đông năm 1942. Tập sách này chúng tôi trích dịch tập I và II trong tác phẩm nói trên và đặt chung vào một tiêu đề Chiến Tranh Và Bất Bạo Động. Chúng tôi đã không dịch trọn bộ vì những đề mục kia phần nhiều chỉ nói về Ấn Độ, không có tính cách phổ biến. Độc giả nào muốn biết về tư tưởng, nếp sống cũng như những phong tục, tập quán của người Ấn, có thể tìm đọc trong cuốn “Religion and Society” by S.Radhankrishnan do nhà xuất bản George Allen and Unwin LTD ấn hành.

S. Radhankrishnan là một nhà triết học nỗi tiếng của Ấn Độ hiện đại; ông đã viết rất nhiều sách, trong đó bộ lớn nhất là bộ Triết Học Ấn Độ (Indian Philosophy). Ông cũng là một chính khách có tài. Sau khi Ấn Độ thu hồi thống nhất, ông được bầu làm phó Tổng thống và khi bác sĩ Rajendra Prasad từ trần, ông lên kế vị làm Tổng thống. Năm 1966, vì già yếu, ông đã rời bỏ chính trường để tịnh dưỡng.

Sàigon mùa xuân Canh Tuất
Thích Quảng Độ.
***
(Trọng Đạt giới thiệu)

No comments:

Post a Comment

Cái Đêm Hôm Ấy . . . Đêm Gì?

TTR: Chắc chắn không ai đọc được những bài ký sự như thế này mà còn có thể hình dung ra cảnh người dân bị bóc lột tàn bạo, phi nhân hơn nữa ...