16 January 2019

TẢ PHÙ, HỮU BẬT

Đỗ Hữu Long

Khoa tử vi thuờng nhắc đến hai sao tả phù, hữu bật và tùy theo vị trí đóng ở cung nào là phần góp vào bài giãi đoán vận mạng con người. Theo nghiã Hán Việt, tả phù là giữ bên trái và hữu bật, vung lên bên phải. Đa số nhân loại thuận tay phải hơn tay trái nên các võ sinh Đông, Tây thường được dạy bảo luyện tập dùng tay trái để che chắn những đòn thù bên ngoài, giữ gìn khu vực trái tim, trong khi tay phải tìm cách đánh vào địch thủ.  Bất cứ tình huống nào cuả cuộc sinh tồn, hai vị trí tả và hữu đều được xem xét cần thận, tính toán kỹ lưỡng từng bước đi từ mộĩ cá nhân đến một cuộc hành quân, một tổ chức chính trị, một dân tộc, một đế quốc...

Bầy khỉ đột Bắc Kinh đang vẫu mặt, hau háu nhìn ra Thái Dương, cùi chỏ trái tựa lên Bắc Triều Tiên, cánh tay phải vung vẩy những cú đấm vào khu vực Đông Nam Á, Nam Á theo chiêu thức Một Vành Đai, Một Con Đường.̣

Một vi trí điạ lý xung yếu, một dân tộc thông minh, dũng cảm, Triều Tiên là mối quan tâm lớn cuả thế giới hiện nay.

1/ Triều Tiên, bán đảo khu vực Đông Bắc Á, trải dọc theo kinh tuyến 130oĐông về phiá Nam 1.100 km, bao bọc bởi Biển Nhật Bản phiá Đông, Hoàng Hải phiá Tây và eo biển Triều Tiên nối kết hai bờ đông, tây. Diện tích toàn thể khoảng 220.750 km2 - nhỏ hơn nước Lào (237.955 km2) hoặc gần bằng phân nửa tiểu bang Cali (423.970 km2), trong đó Bắc Hàn chiếm 120.540 km2 với dân số 25 triệu người và Nam Hàn 100.210 km2 với 57 triệu. 

Triều Tiên bị Nhật cai trị từ 1910. Ngày 9 tháng 8 năm 1945, khi quả bom nguyên tử thứ hai ném vào Nagasaki, cũng là ngày Liên Sô tuyên chiến với Nhât và đổ quân vào Triều Tiên. Mặc dù đã có sự thảo luận tại Hội Nghị Yalta ̣(11/ 2/ 1945), Mỹ vẫn quan tâm đến viễn cảnh khu vực Đông Bắc Á, gồm Triều Tiên và Nhật Bản sẽ rơi vào vòng khống chế cuả Liên Bang Sô Viết. Chính quyền Mỹ yêu cầu Liên Sô dừng quân ngang vĩ tuyến 38o Bắc, phần còn lại kể cả Hán Thành dành cho Mỹ. 

Ngày 24/8/45, hồng quân Sô Viet tiến đến Bình Nhưỡng yểm trợ Kim Nhật Thành, một đảng viên cộng sản phục vụ trong quân đội Liên Sô, dựng nên chính quyền quân ṣự .

Ngày 8/9/45 quân đội Mỹ đổ bộ vào phiá Nam và thành lập Chính Quyền Quân Sự Mỹ ở Triều Tiên ̣(United States Army Military Government in Korea). Tình hình chính trị Nam Triều Tiên lúc bấy giờ rất hổn loạn và Lý Thừa Vãn là một chính khách nỗi bật. Dựa vào những quyết định của Liên Hiệp Quốc, Chính Quyền Quân Sự Mỹ thành lập Ủy Ban Lâm Thời Liên Hiệp Quốc ̣(United Nations Temporary Commission on Korea, viết tắt UNTCOK) giải quyết tình hình chung. Liên Sô từ chối không cho Ủy Ban Lâm Thời LHQ hoạt động tại Bắc Triều Tiên. Ngày 10/5/1948 UBLTLHQ tổ chức tổng tuyển cử phiá Nam vĩ tuyến 38 và Cộng Hòa Triều Tiên (Republic of Korea) thường gọi là Nam Hàn hoặc Đại Hàn ra đời với Tổng Thống Lý Thừa Vãn, chọn ngày 15/8/1948 làm ngày quốc khánh.

Phần còn lại phiá Bắc, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (Democratic People's Republic of Korea viết tắt DPRK) tuyên bố thành lập ngày 9/9/48 do Kim Nhật Thành làm Thủ Tuớng.

Quân đội Liên Sô bắt đầu rút khỏi Bắc Hàn ngày 10/12/48. Quân đội Mỹ rời khỏi miền Nam năm 1949 nhưng vẫn giữ lại Nhóm Cố Vấn Quân Sự (Korea Military Advisory Group) để huấn luyện quân đội Nam Hàn.

Hiện nay cả Bắc Hàn và Nam Hàn đều là thành viên cuả Liên Hiệp Quốc kể từ 17/9/1991 theo Nghị Quyết 46/1 cuả Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

2/ Cùng chung bán đảo Triều Tiên, Nam Hàn được biển bao bọc trong khi Bắc Hàn bám sâu vào đất liền, có đường biên giới chung với Trung Cộng 1.146 km và một hẽm nhỏ 19 km giao thông với Liên Bang Nga. Hai thủ đô Bình Nhuởng ̣(Pyongyang) và Bắc Kinh cùng nằm trên vĩ tuyến 37 độ Bắc, cách nhau 810 km, tuơng đuơng với đoạn xa lộ I-5 từ Sacramento đến San Diego, hai thành phố cuả tiểu bang Cali. Trung Cộng và Bắc Hàn chính thức trao đổi quan hệ ngoại giao ngày 6/10/1949.

Chuẩn bị xây dựng nghiệp lớn, đầu năm 1949 Kim Nhật Thành đến Mạc Tư Khoa tìm kiếm sự yễm trợ. Stalin bảo rằng thời cơ chưa thuận tiện vì lý do cộng quân Mao Trach Đông đang vướng bận cuộc nội chiến với Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Mỹ đang đóng quân tại Nam Triều Tiên. 

 thế độc quyền vũ khí nguyên tử cuả Mỹ. Chứng kiến Mỹ đã không tích cực ngăn chận cộng sản chiến thắng ở Trung Hoa, đồng thời nắm được những trao đổi thông tin giưã Hoa Thịnh Đốn và sứ quán Mỹ tại Mac Tư Khoa, Stalin tính rằng Mỹ sẽ không can thiêp vào Triều Tiên để tránh đối đầu với thế lự̣c nguyên tử. Tuy nhiên tình thế biến chuyển nhanh chóng, toàn bộ Hoa lục bị cộng quân tràn ngập và Mao Trach Đông tuyên bố thành lập Cọng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 1/10/1949. Tiếp theo quân đội Mỹ rút khỏi Nam Triều Tiên và Liên Sô cho nổ quả bom nguyên tử phá vở

Stalin bắt tay vào chiến lược gây hấn ở Á Châu bằng cách giúp Trung cộng phát triễn quân sự và kinh tế xuyên qua Hiệp Ước Trung-Sô Thân Hữu, Liên Minh và Tương Trợ (Sino-Soviet Treaty of Friendship, Alliance, and Mutual Assistance). Tháng 4/1950 Stalin đồng ý Kim Nhật Thành xâm chiếm miền Nam với điều kiện Mao phải gởi quân chi viện khi cần. Stalin nói rõ hơn, Hồng quân Soviet không thể công khai tham chiến để tránh trực tiếp đối đầu với Mỹ. 

Tháng 5/1950, Kim đến Băc Kinh gặp Mao và một số nhân vật cao cấp. Mao vẫn e ngại Mỹ có thể can thiệp nhưng vẫn đồng ý giúp Bắc Hàn xua quân vì Trung Cộng rất cần sự viện trợ quân sự và kinh tế cuả Liên Sô. Mao chuyển giao hàng chục ngàn binh sĩ gốc Triều Tiên trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân cho Kim Nhật Thành và điều động nhiều đơn vị đến sát biên giới Trung-Triều.

Những tướng lảnh Sô Viết dạn dầy kinh nghiệm trong Thế chiến II được chuyển ̣đến Bắc Hàn thành lập Nhóm Cố Vấn ̣(Soviet Advisor Group). Họ hoàn tất kế hoạch tấn công trong tháng 5, mở màn bằng trận đánh vào bán đảo Ongjing, một vị trí trên bờ biển phiá Tây. 

Cuộc chiến tranh long trời lở đất Nam Bắc Triều Tiên diễn tiến qua những cuộc hành quân tiến và thoái cuả hai bên đã được sử sách ghi chép đầy đủ, nay sơ luợc một số chi tiết .

3/ Sáng ngày 25/6/1950 quân đội Bắc Hàn, tiền pháo hậu xung, chiến xa mở đường, ồ ạt vượt vì̃ tuyến đình chiến 38oBăc. Bọn chúng hô hoán cuộc tấn công vì lý do Nam Hàn đánh trước và Bắc Hàn chỉ có mục đích duy nhất là bắt và tử hình bọn Lý Thừa Vãn.

Cùng ngày, Hội Đồng  Bảo An Liên Hiệp Quốc họp yêu cầu quyền phản ứng quân sự. Liên Sô, một trong năm ngũ cường có quyền phủ quyết, nhưng kéo nhau rời phòng họp phản đối sự hiện diện cuả thành viên Trung Hoa Dân Quốc. Trong phần phát biểu, Mỹ lên án Bắc Hàn gây chiến, phá vở hoà bình thế giới, kêu gọi Bắc Hàn rút về lại ranh giới đình chiến vĩ tuyến 38B. Chín trong số mười một thành viên Hội Đồng Bảo An bày tỏ lập trường ủng hộ, ngoại trừ Liên Sô vẫn vắng mặt và một thành viên không bỏ phiếu.

Ngày 27/6/1950 Mỹ kêu gọi Liên Hiệp Quốc dùng vũ lực đẩy lui Bắc Hàn và đưa ra Hội Đồng Bảo An thảo luận. Một lần nữa Liên sô vắng mặt, Liên Hiệp Quốc ban hành Nghi Quyết 83 gồm 16 quốc gia hội viên đồng ý cung cấp quân đội đặt dưới quyền Bộ Tư Lệnh Liên Hiệp Quốc ̣(United Nations Joint Command).

4/ Ngày 27/6/1950 Tổng Thống Lý Thừa Vãn và chính phủ di tản khỏi Hán Thành. Nhằm ngăn chặn Bắc quân, cầu bắc qua sông Hàn được phá sập lúc hai giờ sáng 28/6/1950 trong khi một số đơn vị quân đội và hàng ngàn dân tị nạn đang chen lấn đổ d̉ồn về Nam gây ra rất nhiều tử vong. Mặc dù Nam quân chống trả quyết liệt, Hán Thành cũng bị thất thủ trong cùng ngày. Một số dân biểu Nam Hàn bị kẹt lại Hán Thành và 48 dân biểu tuyên bố ủng hộ Bắc Hàn.

Trong năm ngày chống cự, quân đội Nam Hàn từ 95.000 binh si kể từ 25/6 còn lại 25.000 nguời, vì vậy khi lực luợng Liên Hiệp Quốc đến nơi, quân đội Nam Hàn bị đặt thuộc quyền điều động cuả Bộ Tư Lệnh Liên Hiệp Quốc.

Đến tháng 9, sau ba tháng cầm cự lực luợng Đồng Minh và Nam Hàn chỉ còn cố thủ vòng đai Pusan, khoản 1/10 lảnh thổ Nam Hàn. Tình thế trở nên nguy kịch, Bắc Hàn đang có nhiều cơ may chiếm nốt toàn bán đảo.

Để giải quyết tình hình chiến truờng tồi tệ "kiểu Việt Nam tháng 4/75", sau nhiều lần nghiên cứu và giải trình, tướng MacArthur được Bộ Quốc Phòng Mỹ chấp thuận kế hoạch đánh ngang hông, nhắm vào Inchon (Nhân Xuyên), một thành phố ven biển Hoàng Hải cách Hán Thành (Seoul) 27 km. Mặc dù gặp những trở ngại về điều kiện điạ lý, sự kháng cự mạnh mẽ cuả Bắc quân, cuộc hành quân tiến chiếm Inchon ngày 15/9/50 thành công và Hán Thành ̣(Seoul) được tái chiếm. Quân Bắc Hàn bị chia cắt, đuờng liên lạc, tiếp vận, bị ngăn chận nên vội vả rút lui. Trong những ngày làm chủ toàn bộ lảnh thổ Nam Hàn, Tổng Thống Lý Thừa Vãn ̣đã thi hành một chính sách quá tàn bạo gây ra cuộc thãm sát, mệnh danh Bodo League với hàng chục ngàn sinh mệnh trong suốt muà thu 1950.

Sau khi đẩy lui quân Bắc Hàn về vị trí củ, mục tiêu cúu nguy Nam Hàn đã thành đạt, nhưng những nguời trong cuộc chiến bị lôi cuốn vào viễn cảnh thống nhất Triều Tiên. Đầu tháng 10/1950 các lực luợng Liên Hiệp Quốc vuợt ranh giới vĩ tuyến 38oB tiến chiếm Bình Nhuỡng (Pyongyang) thủ đô Bắc Triều Tiên đẩy quân Băc Hàn đến sát sông Áp Lục, gần biên giới Trung Quốc. Quân đội Bắc Hàn xem như tan rã với 135.000 bị bắt làm tù binh.

5/ Chiến thắng cuả Nam quân làm rúng động đầu nảo Trung Cọng, chúng nó dự liệu rằng quân Liên Hiệp Quốc do Mỹ cầm đầu sẽ không dừng lại bên kia bờ sông Áp Lục. Dư luận phuơng Tây kể cả tuớng MacArthur bày tỏ ý định mở rộng chiến tranh vào lảnh thổ Trung Quôc, tuy nhiên Tổng Thống Truman và chính quyền Mỹ không chấp nhận, ra lệnh cho Tuớng Mac Arthur phải cẩn trọng khi tiến đến biên giới Trung Quốc. Trên thực tế kể cả lý thuyết, thế quân bình giữa hai đối lực tại vùng Đông Bắc Á đã bị chênh lệch ! Trung Cọng cảnh báo sẽ can thiệp vào cuộc chiến để bảo vệ sự sống còn cuả Hoa Lục và giữ vững khộ́i cọng sản quốc tế đang trên đà phát triển.

Ngày 1/10/1950 Đại sứ Liên Sô tại Bắc Kinh chuyển một công điện cuả Stalin cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, yêu cầu Trung Quốc gởi quân vào Triều Tiên, cùng lúc Kim Nhật Thành kêu gào xin Mao giúp đỡ. 

Từ ngày 2/10 đến 5/10 trung uơng đảng cộng sản Trung Quốc họp hội nghị, thảo luận vấn đề Triều Tiên với nhiều ý kiến khác nhau. Mao chủ truơng can thiệp quân sự và đuơc Chu An Lai tích cực ủng hộ trong khi Lâm Bưu viện dẫn lý do sức khoẻ nhã nhặn từ chối chức vụ Tư Lệnh ̣điều quân sang Triều Tiên. Bành Đưc Hoài, nguời đồng ý giải pháp chiến tranh được Mao cử làm Tư Lệnh. Mao cũng nhờ Bành thuyết phục những thành phần lưng chừng với lý luận rằng nếu Mỹ làm chủ Bắc Triêu Tiên đến tận sông Áp Lục, chắc chắn họ sẽ xâm chiếm Trung Quỗc trong tuơng lai. Tiếp theo, Mao báo cáo lên Bộ Chính Tri và thành lập Chí Nguyện Quân Nhân Dân Trung Quốc (Chinese People's Volunteer Army). Mao cũng không quên lôi kéo Stalin vào chung thế trận, cử Chu Ân Lai cầm đầu phái ̣đòan đến Mạc Tư Khoa ngày 10/10. Chúng nó gặp nhóm lảnh ̣đạo Sôviet gồm Stalin, Molotov, Malenkov, Beria tại Hắc Hải. Stalin đồng ý gởi quân dụng và vũ khí trên cơ sở tín dụng và không quân sôviêt tham dự với những qui định. 

6/ Lại thêm một lần nữa hội ý với Stalin, ngày 13/10/50 Mao chỉ định Chu Ân Lai làm Tổng Tư Lệnh Điều Hợp Chiến Tranh (overall commander and coordinator of the war effort) và Bành Đức Hoài làm Tư Lệnh Chiến Truờng (field commander).    

Tối 19/10/1950 binh sĩ Trung Cộng vượt sông Áp Luc tiến vào Triều Tiên duới quyền chỉ huy cuả Tuớng Bành Đức Hoài. Đến 25/10/50 khoảng 270.000 quân đã tập trung tại các chiến tuyến đối diện với quân Liên Hiệp Quốc. Sau những vụ đụng độ thăm dò ban đầu, quân Trung Cộng rút vào các vùng rừng núi, làm những cấp chỉ huy quân sự Mỹ đánh giá sai lầm. Kể từ tháng 11/50, Trung Cọng bắt đầu ̣đánh mạnh bằng chiến thuật biển nguời, xung phong với tiếng la hét xen lẫn tiếng kèn, tiếng cồng chiên, một chiến pháp kỳ lạ làm lung lạc tinh thần quân cố thủ. Quân số cuả Trung Cộng-Băc Hàn lúc bấy giờ lên đến 9 quân đoàn, 30 sư đoàn, tổng cọng 380.000 quân, so với liên quân Liên Hiệp Quốc gồm 5 quân đoàn, 13 sư đoàn, 3 lữ đoàn, tổng cộng 220.000 quân. Quân LHQ không đủ sức chống cự phải lần luợt rút về Nam để tránh bị thãm bại truớc những đợt vây hãm và tấn công thí mạng cuả quân Trung-Triều. 

Tổng Thống Truman công bố tình trạṇg khẩn truơng quốc gia ngày 16/12/1950.

Cuối tháng 12/1950 một cuộc di tản "kỳ vĩ" thuờng đuợc nhắc đến đã xảy ra tại Hungnam, một hải cảng trong lảnh thổ Băc Hàn. Khoản 100.000 quân nhân với vũ khí, quân trang, quân dụng và khoản 100.000 thuờng dân, nam phụ lảo ấu, đã đuợc các tàu quân sự hoặc thuơng mại đón ruớc qua 193 chuyến hải hành đến Pusan, và những nơi cư trú an toàn khác. Đặc biệt ngày 23/12/50, thuyền trưởng Leonard LaRue ra lệnh tháo bỏ tất cả những trang bị kềnh càng cuả quân vận hạm SS Meredic Victory để đón nhận hơn 14.000 thuờng dân tị nạn chiến tranh và đưa họ đến Pusan, cách xa 450 hải lý về phiá Nam.

Ngày 4 tháng 1 năm 1951, Hán Thành (Seoul) một lần nữa bi cộng quân chiếm giữ.

7/ Cuộc can thiệp quân sự cuả Trung Cộng lật nguợc thế cờ. Tháng 11/1950 Bộ tham mưu liên quân Mỹ đề ra kế hoạch xử dụng bom nguyên tử nhắm vào các căn cứ quân sự của Bắc quân ở Mản Châu. Tổng Thống Truman ra lệnh chuyển bom nguyên tử chiến thuật Mark 4 cho tập đòan không quân số 9 và máy bay ném bom B29 đuợc triển khai đến đảo Guam. Trong một cuộc họp báo, Tổng Thống Truman nói rằng "Việc xử dụng  vũ khí nguyên tử luôn luôn đuợc xem xét một cách tích cực". Báo New York Times đăng tin này như là cách chuyển lời đến Trung Cộng. Bắc Kinh không nao núng vẫn xua quân đánh tràn tới, liên tiếp đẩy quân Liên Hiệp Quốc lui về Nam. Trong một lần đáp trả, Mao tuyên bố thẳng thừng :"Tôi không sợ chiến tranh nguyên tử. Trên thế giới có 2.7 tỷ nguời, nếu có chết một số, không phải là vấn để quan trọng. Dân số Trung Quốc có 600 triệu nguời, nếu giết chết một nửa vẫn còn lại 300 triệu. Tôi không ngán bất cứ nguời nào" (trich từ tài liệu anh ngữ: I am not afraid of nuclear war. There are 2.7 billion people in the world; it does not matter if some are killed. China has a population of 600 million; even if half of them are killed there are still 300 million people left. I am not afraid of anyone).

Đối với Trung Cộng đe dọa chiến tranh nguyên tử cuả Mỹ cũng là cơ hội đề cao khẩu hiệu "Chống Mỹ Viện Triều", thi hành chặt chẽ chính sách gia tăng sản xuất, kiễm soát an ninh cơ sở, đoàn kết dân tộc. Đa số chí nguyện quân Trung Quốc đưa ra mặt trận Triều Tiên đuợc tuyển lựa từ các cựu binh sĩ quốc dân đảng !

Tháng 12/1950, Thủ Tuớng Anh Clement Attlee và Thủ Tuớng Pháp Rene' Pleven, đại diện Âu Châu đến Mỹ hội đàm  với Tổng Thống Truman về sự mất cân bằng điạ chính trị khi Mỹ lún sâu vào cuộc chiến với Trung Quốc khiến NATO sẽ không đủ khả năng ngăn cản nếu Liên Sô xua quân tiến chiếm Tây Âu. Một báo cáo khác đưa ra một cân nhắc hợp lý về số lượng bom nguyên tử cuả Mỹ có giới hạn, phải dành phần đầy đủ để sẵn sàng đối phó với Liên Sô.

Nhóm Tư Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đánh giá thậ́p hiệu quả bom nguyên tử vì lý do các căn cứ hậu cần cuả cọng quân xây cất thô sơ, ẩn khuất trong các hang động, đồi núi dọc theo biên giới Trung -Triều nên khó phá hủy. Ngoài ra bụi phóng xạ sẽ theo gió bay đến Nam Hàn và Nhựt Bổn.

Đồng thời, một tài liệu cuả Tướng Omar Bradley, Tư Lệnh Lục Quân Mỳ̃ trong Thế Chiến II đưa ra chứng xác rằng có khoản 35 sư đoàn Liên Sô, tương đương 500.000 binh sĩ, đang trú đóng tại miền Đông Nga và ́̀nhiều tiềm thủy đỉnh nằm chờ trong vùng Thái Bình Dương, tiếp cận bán đảo Triều Tiên. Tiềm lực nầy có đủ khả năng tràn ngập quân Mỹ trong cuộc chiến, tạo thời cơ cho Trung Cộng dễ dàng tiến chiếm Đông Nam Á sau nầy.

8/ Các lực luợng Liên Hiệp Quốc tiếp tục rút lui và lâp phòng tuyến cố thủ xuyên bán đảo, ṭừ Suwon đến Wonju và kéo dài đến Samrock, miền Đông. Trên chiến truờng, tiền quân Trung -Triều rời xa hậu cứ, sự chuyển vận, tiếp tế súng đạn, luơng thực, thuơng bệnh binh... trở nên vô cùng khó khăn, thuờng xuyên bị oanh tạc tan nát. Bành Đức Hoài ra lệnh ngưng tiến công và chuyển sang thế phòng ngự. Tuớng Hong Xueghi, Tư Lệnh Phó được lệ̣nh trở về Bắc Kinh báo cáo với Chu Ân Lai tình hình chiến truờng, nói rõ binh sĩ Trung Cọng không ṣơ hy sinh, nhưng tình trạng thiếu hụt các phương tiện chiến tranh là những yếu tố thực sự ảnh huởng đến khả năng chiến đấu. Bành Đức Hoài cũng nhiều lần về Bắc Kinh trình bày với Chu Ân Lai những tổn thất nặng nề cuả quân Trung Cọng và những khó khăn ngày càng gia tăng. Bành được thuyết phục rằng chiến tranh còn lâu dài và chẳng có bên nào đạt được chiến thắng trong tương lai gần.

Cuối tháng 1/1951, sau khi luợng định tình hình ta và địch, Tuớng Ridway ra lệnh tổng phản công trong chiến dịch mệnh danh Dồn Đuổi (Operation Roundup) đẩy lui quân Trung - Hàn nguợc về phiá Bắc đến tận sông Hàn. Tiếp theo, cuộc hành quân Sát Thủ (Operation Killer) do Quân Đoàn VIII thực hiện với hỏa lực khủng khiếp gây cho địch quân nhiều tổn thất to lớn. Ngày 7/3/1951 Quân Đoàn VIII tiếp tục đánh mạnh về phiá truớc trong chiến dịch Ripper và tái chiếm thủ đô Hán Thành ngày 14/3/1951. Trong thời gian chưa tròn một năm trải qua bốn lần đổi chủ, Hán Thành từ một thành phố với hơn 1,5 triệu dân, nay còn lại khoản 200.000 nguời trong cảnh hoang tàn, đói rét.

9/ Quan niệm và điều hành chiến tranh Triều Tiên có ṣự khác biệt giưã Tổng Thống Truman và Tướng MacArthur, Tư Lệnh Tối Cao lực lượng Liên Hiệp Quốc ̣(Supreme Commander of United Nations forces). Tổng Thống kiên quyết bao bờ cuộc chiến trong lảnh thổ Triều Tiên trong lúc Tướng MacActhur chủ trương mở rộng chiến tranh, mưu tìm chiến thắng nhanh chóng, ti lệ thương vong rất ít và cơ hội tạ̣o nên một bước ngoặt lịch sử.! Tướng Quân có kế hoạch ném từ 30 ̣đến 40 bom nguyên tử chiến thuật xuống các sân bay, căn cứ quân sự, kho tàng cuả Trung Cộng: trên ̣đất Mãn Châu dọc theo sông Áp Lục. Trận oanh tạc đuợc tiên liệu không những phá tan các căn cứ hậu cần còn hình thành một bức tuờng phóng xạ dọc theo biên giới Trung-Triều, chận đứng nguồn tiếp liệu khổng lồ từ Hoa Lục kéo dài trong nhiều năm. Đuợc hỏi về sự chi viện cuả Liên Sô, Tuớng Quân trả lời rằng nếu có sự kiện này, con đuờng xe lửa huyết mạch xuyên Tây Bá Lợi Á sẽ bị không quân Mỹ cắt đứt. Các tài liệu mật đuợc giải mã sau khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ 1991 cho biết rằng vào tḥời đó Liên Sô không có ý định hợp tác với Trung Cộng!

Ngày 11/4/1951, Tổng Thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur, Tư Lệnh Tối Cao Chiến Tranh Triều Tiên và cử Tuớng Ridway thay thế.

10/ Sau khi quân Liên Hiệp Quốc tái chiếm Hán Thành (14/3), hai bên đều có kinh nghiệm về đich thủ, tung ra những trận đánh ác liệt.

Tháng 4/1951 Trung Cộng: phát động chiến dịch tấn công giai đoạn 5, còn gọi là Cuộc Tấn Công Mùa Xuân Trung Quốc (Chinese Spring Offensive) với ba đạo quân khoảng 700.000 nguời. Đợt thứ nhất nhắm vào Quân Đoàn I và bị chống trả mãnh liệt tại sông Imjin và Kapyon phiá bắc Hán Thành. Đợt thứ hai đánh vào quân Nam Hàn và Quân Đoàn X, phia đông sông Soyang. Sau một vài kết quả ban đầu, cuộc tấn công bị chận đứng. Cuối tháng 5/1951, Quân Đoàn VIII phản công và chiếm lại phòng tuyến Kansas (Line Kasas) phiá Bắc vĩ tuyến 38.

, Tình hình điạ chính trị bán đảo Triều Tiên đến đây không còn mức khác biệt đáng kể so với nguyên trạng trước chiến tranhlà cơ hội khởi động trao đổi ý kiến. Cuộc thương thuyết đình chiến bắt đầu ngày 10/7/1951 tại Kaesong sau đó dời đến Bàn Môn Điếm (Panmunjeon). Những người đầu tiên đến bàn hội nghi gồm tướng Nam IL, Phó Thủ Tướng Bắc Hàn và Phó Đô Đốc Mỹ Charles Turner Joy. Sau hai tuần làm việc họ đồng ý một chương trình nghị sự tập trung giải quyết khu phi quân sự và vấn đề tù binh chiến tranh. 

Cuộc đàm phán kéo dài lúc họp, lúc không, trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn. Lực lương hai bên ̣đều nhắm vào mục tiêu chiếm thêm lảnh thổ, gây tổn thất ý chí và nhân mạng đối phuơng. Trong suốt thời gian hòa đàm xãy ra một số những trận đánh: Bloody Ridge (18/8 - 15/9/1951), Punchbowl (13/8 - 21/9/1951), Heartbreak Ridge (13/9 - 15/10/1951), Old Baldy (26/6 - 4/8/1952), White Horse (6/10 - 15/10/1952), Triangle Hill (14/10 - 25/11/1952), Hill Eerie (21/3 - 21/6/1953), Outpost Harry (10/6 - 18/6/1953), The Hook (28/5 - 29/5/1953), Pork Chop Hill (23/3 - 16/6/1953), Kumsong (13/6 - 27/6/1953)

Mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm 1952, ứng cử viên Dwight D. Eisenhower mạnh mẻ chỉ trích Tổng Thống Truman về cách điều hành cuộc chiến. Sau khi thắng cử Eisenhower giữ lời hứa đến thăm Nam Hàn (29/11/1952) và nhận định rằng phải có điều gì mới đễ tiến đến hòa đàm. 

Ông cho biết nuớc Mỹ có thể xử dụng vũ khí nguyên tử và yễm trợ quân đội Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan quấy phá lụ̣c điạ̣. Ông cũng áp lực chính quyền Nam Hàn bỏ bớt yêu sách.

Trung Cộng: sau hơn hai năm tham chiến đã ngăn cản nguời Mỹ không còn giữ ý định tiến đến ranh giới Trung-Triều; Bắc Hàn vẫn là một khu vực tiền đồn cuả Bắc Kinh.

Liên Sô cũng đứng ra làm môi giới tìm kiếm sự nhân nhượng, mở đường cho thoả hiệp. 

Từ đó, tất cả những bên liên hệ đều sẵn sàng và hiệp uớc đình chiến Nam Băc Triều Tiên được ký kết ngày 27 tháng 7 năm 1953.
                                                          
Vũ khí nguyên tử được công khai nhắc đến trong cuộc chiến Nam Bắc Triều Tiên và hiện nay Bắc Hàn là một quốc gia ngang nhiên phát triển bom nguyên tử và hoả tiển. Khi Bắc Hàn mới bắt đầu vào cuộc chơi ̣(10/2006), Liên Hiệp Quốc lần lượt đưa ra những trừng phạt, tuy nhiên mức độ không sát với thực tế, không ngăn chận hữu hiệu. Trung Cộng:, hội viên thuờng trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tên tòng phạm giấu mặt, với thực lực kinh tế và quân sự, là mối ám ảnh nặng nề cuả những quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ và các cuờng quốc Âu, Á. Đánh chó nể mặt chủ nhà !

A/ Gần một năm qua, Tổng Thống Trump lên tiếng răn đe mạnh mẻ "thằng hoả tiển", đồng thời công khai nêu rõ phần trách nhiệm từ Băc Kinh, yêu cầu nơi đây thật tâm tham gia giải quyết. Đầu nảo tập đoàn Trung Nam Hải qua đại diện Tập Cận Bình, vốn người lầm lỳ, trầm tĩnh, nham hiễm, đã có sự đáp trả khôn ngoan, không gây nên những căng thẳng với người đối thoại. Tính toán từng lời nói, Băc Kinh đang chơi tay trên trong âm mưu mua lấy thời cơ. 

Trong suốt cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953, Trung Cộng: đã đầu tư khoản 600.000 tử sĩ và 716.000 phế binh, nay có nhiệm vụ phải thu lại cả vốn lẫn lời.  Với điạ hình "sông liền sông, núi liền núi", bọn lưu manh thuợng đẳng quốc tế không bao giờ bỏ qua những âm mưu gian trá. Chúng, một siêu cường, có đủ thủ đoạn, kinh nghiệm trong việc bảo mật những chứng cớ trao đổi tin tức, tài liệu kỹ thuật, nhưng vẫn không thể che giấu những xe tăng khổng lồ "made in china" do quân đội Băc Hàn dùng chuyên chở hỏa tiển trong các cuộc diễn binh, hoăc ḍ̀ừng chân các vị trí tác chiến. Muốn thúc đẩy "Con đuờng tơ luạ trên biển' phải tạo nên những căng thẳng trên vùng Đông Bắc Á.

Những bài viết mới đây trên Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận cuả đảng Cộng: sản Trung Quốc, cũng là nơi gởi gắm lập truờng hiểu chiến cuả giới quân sự, nhắc đến những cam kết tại Điều 2 cuả Hiệp Ước 1961 giữa Trung Cộng: và Bắc Hàn. Chúng cho thế giới biết rằng, nếu Mỹ tấn công Bắc Hàn, Trung cọng sẽ nhào ra bảo vệ hết mình, truờng hợp Bắc Hàn bắn hỏa tiển đến đảo Guam hoặc bất cứ nơi nào khác, Trung Cộng: sẽ giữ thái độ trung lập. (China pledged to immedately render military and other assistance by all means to its ally against any outside attack. This treaty was prolonged twice, in 1981 and 2001, with a validity until 2021). Theo thời gian, đầu đạn ngày càng nhỏ gọn nhưng sức công phá mạnh hơn, hỏa tiển đi đến mục tiêu chính xác và xa hơn. Trung cọng hiểu rõ thực trạng nầy và chúng có đủ uy lực giữ hướng đi cuả hoả tiển Bắc Hàn luôn luôn nhắm về hướng Đông, hoặc một chút chênh lệch Đông Bắc, Đông Nam, nhưng tuyệt đối không bao giờ đuợc quay vòng 180o.

Lần bắn hoả tiển liên lục điạ tầm xa ngày Thứ Tư 29/11/2017, Kim Jong Un đã gây nên một chấn động mạnh cho nuớc Mỹ và thế giới !

B/ Hướng Đông có hai mục tiêu làm mí mắt bầy vượn Bắc Kinh nhấp nháy liên ṭuc: Nhật Bản và Nam Hàn, hai cường quốc kinh tế và khoa học kỹ thuật. 

Theo bản nghiên cứu 10 nước có kỹ thuật tân tiến nhất (Top Ten Most Advanced Technology Countries in the World) cuả trang nhà World Knowing, Nhật Bản được xếp hạng 2 và Nam Hàn hạng 4 theo thứ tự và chỉ số như sau : 1/ Mỹ (88.54), 2/ Nhật (79.38), 3/ Đức (78.63), 4/ Nam Hàn (76.91), 5/ Phần Lan (76.64), 6/ Nga (76.29), 7/ Trung cọng (75.42), 8/ Anh (73.86), 9/ Pháp (73.61), 10/ Canada (73.59).

Tầm vóc kinh tế cuả Nam Hàn và Nhật Bản cũng hấp dẫn và quan ngại với Trung cộng  Năm 2016 vừa qua, trao đổi mậu dịch giữa ba cường quốc kinh tế trong khu vực ̣Đông Bắc Á biểu lộ những trị giá đáng kể :

Nam Hàn : Tổng trị giá xuất khẩu :  495 tỉ USD -  Xuất khẩu qua Trung Cộng: 124 tỉ USD.

                  Tổng trị giá nhập khẩu : 406 tỉ USD -  Nhập khẩu từ Trung Cộng :    86 tỉ USD

Nhật Bản : Tổng trị giá xuất khẩu  :  605 tỉ USD -  Xuất khẩu qua Trung Cộng: 113 tỉ USD   

                  Tổng trị giá nhập khẩu : 583 tỉ USD -  Nhập khẩu từ Trung Cộng: 129 tỉ USD.

Để duy trì và tiếp tục phát triễn kinh tế, Nam Hàn và Nhật Bản, kể thêm Đài Loan, tất cả đều cần sự yên ổn trong khu vực và sự lưu thông bình thường trên thủy lộ từ Nam Á, Đông Nam Á  lên Bắc Á và nguợc lại từ Bắc xuống Nam. Đường hàng hải huyết mạch quan trong số một thế giới thuộc Biển Đ̀ông Việt Nam, đang chịu đựng những hăm dọa, ngăn trở, ngày càng gia tăng từ Băc Kinh. Năm 2016, ṣố lượng hàng hoá lưu thông trên thủy lộ̣ này trị giá 3.4 nghìn tỉ USD tuơng đuơng với 20% kim ngạch trên toàn thế giới.

Trên đấu truờng quốc tế hiện nay, Trung Cộng đang dồn mọi nổ lực đầu tư vào chiến luợc Một Vành Đai, Một Con Đường, một kế hoạch đại qui mô nhằm đánh bại Mỹ, dành ngôi đệ nhất siêu cường. Cái Vành Đai là trục chính, là cánh tay mặt "hữu bật" vươn đến Phi Châu, đang xoè bàn tay năm ngón, sờ mó, nắn bóp khắp lục điạ đầy rẫy tài nguyên. Nó cần đến sự căng thẳng ờ vùng Đông Bắc Á, nói rõ hơn là khu vực bán đảo Triều Tiên để lạ̀m thế trao đổi và yễm trợ. Tập đoàn tư bản Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Canada, Anh, Tây Au, Úc, đã biết rõ, biết nhiều , nhưng dự tính sẽ phản ứng như thế nào, sẽ đáp trả ra sao, có cần thiết phải nhường nhị̣n phần lảnh thổ giá trị nào đó, hy sinh phần nhân loại yếu kém nào đó, ̣để thỏa mãn tham vọng bá chủ toàn cầu cuả bầy Ourang Outang Trung Nam Hải. ?

ĐỖ HỮU LONG  (12/17)

No comments:

Post a Comment

Người Bỏ Lễ Đêm Đông, thơ

Dạo:        Đêm nay Thiên Chúa giáng trần, Xin thương cứu giúp người dân khốn cùng. Người Bỏ Lễ Đêm Đông Đêm đất Bắc, gió mài da tím ngắt, N...