26 January 2019

Năm Hợi Nói Chuyện Con Heo

Phạm Thành Châu

Năm ngoái là năm Tuất, năm con chó, tôi có kể quí vị nghe. Con Cẩu khác con Khuyển chỗ nào. Thiên Cẩu là con gì? Chó lửa là con gì? Chó nhà khác chó rừng chỗ nào? Chó điên khác chó dại chỗ nào? (Một lần, sinh hoạt cộng đồng trên Email, tôi bị mấy con chó dại tấn công. Khiếp!) Bà con cũng đừng tin “Chó không răng mô!” mà bị chó cắn. Năm nay là năm Hợi. Xin nói chuyện con heo, vui hơn. Hi vọng quí vị có được những giây phút thoải mái, thư giản trong mấy ngày Tết.

Con heo xuất hiện trên trái đất cách nay sáu triệu năm. Hỏi “Sao ông biết?” Thì nói rằng “Di chỉ hóa thạch còn đó!” Hỏi tiếp “Heo nhà khác heo rừng ở chỗ nào?” “Thời loài người còn ăn lông, ở hang. Họ bắt heo rừng về nuôi để dự trữ cho mùa đông. Lâu dần, heo rừng thành heo nhà” “Con lợn ăn ngô, con heo ăn bắp. Cũng rứa! Ông có biết Vì sao người Bắc gọi con heo là con lợn mà người miền Trung và miền Nam lại nói con lợn là con heo?” “Nó có nguyên nhân “lịch sử” đàng hoàng chứ không phịa đâu. Thời nhà Lý, năm1069, Lý Thánh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Cũ. Chế Cũ phải dâng ba châu (huyện, quận), Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc mạng, nay thuộc tỉnh Quãng Bình và bắc Quãng Trị. Nhà vua mộ dân Nghệ An, Hà Tĩnh vào khai phá, sinh sống. Chính quyền bổ nhiệm các quan vào cai trị, bảo vệ lãnh thổ. Rắc rối xảy ra khi quan cai trị nói tiếng Bắc, dân chúng nói giọng Nghệ-Tĩnh. Họ nói dấu sắc thành dấu nặng, như “nhà cháy”, họ nói “nhà chạy”, “trời nắng” thành “trời nặng”, thế nên khi vào gặp quan, tiếng chào kính đầu tiên là “Bẩm quan lớn!”, họ nói thành “Bậm quan lợn!”. Quan nổi giận “A! Mầy dám gọi ta là lợn. Bây đâu? Cho nó mười hèo!” Dân thất kinh, từ đó, thấy quan là bỏ chạy. Thành ra, họ không dám nói đến tiếng “lợn”, sợ bị ăn hèo và gọi con lợn là “Con hèo!” rồi họ đổi thành con heo cho bớt sợ. Từ đó người miền Trung và miền Nam gọi con lợn là con heo.

Năm 1954, Hàng triệu người Bắc di cư vào Nam lánh nạn Cộng Sản, họ bán thứ bánh mềm mềm, ngọt ngọt mà dân miền Nam rất thích gọi là “bánh da lợn”, người Bắc lại thích thứ bánh dòn dòn, thơm thơm của miền Nam gọi là “Bánh tai heo”.

Bài nầy gọi “Năm Hợi là năm con heo” cho tiện.

Người ta nuôi heo để ăn thịt nên nuôi khoảng một năm là giết thịt. Sách tướng có nói “Người mặt heo dâm và yểu mạng, có thể bị thảm tử” Hiện nay có một “danh nhân” có tướng mặt heo, thường được gọi là “Chú Ủn”, e khó sống lâu! “Tuổi hợi nằm đợi mà ăn” Ăn cho cố rồi nằm dài ra đó để bị xẻ thịt, sướng ích chi! Lại còn bị thiến (hai hòn dái), chẳng làm ăn gì được! Nghe cậu heo nọc chuồng bên cạnh khoe “Vừa đi “thăm” em về!” mà mấy cậu heo bị thiến rầu thúi ruột. Nhiều ông có máu dê thường mơ ước được làm con heo nọc. Ai bảo heo nọc là khổ. Không, heo nọc sướng lắm chứ! Chỉ có ăn với chơi thôi. Mỗi lần chủ dẫn đi chơi, heo sướng, chủ còn được trả tiền nữa. Thế nên chủ phải tẩm bổ đậu xanh, trứng gà cho cậu heo sung sức mà làm việc, vì nếu chị heo nái không có chửa phải dẫn cậu đi chơi (miễn phí) lần nữa. Ở thôn quê, nhà nào nuôi heo nái, hễ nghe cô heo trong chuồng, rên rỉ, có khi rống lên vì thèm yêu, “hoa cái” của nàng heo nở lớn bằng trái chanh, đỏ ửng, là chủ gọi người nuôi heo nọc đến. Người nầy dùng hai tay đè lên lưng cô heo. Nếu cô đứng yên là cô muốn lắm rồi. Thế là cậu heo nọc được chủ cho ăn trứng gà sống, cháo đậu xanh rồi cột dây dẫn đi. Cậu heo nọc hiểu ngay, chim của cậu, xoắn như cái mở nút chai rượu chát, đỏ hồng, bắt đầu thập thò ra vào. Cậu heo ụt ịt mãi, coi bộ sốt ruột. Rồi cậu hăng hái theo chủ, lòng tràn ngập niềm vui. Khi chưa đến nơi mà nghe “éc éc!”, tiếng gọi của ái tình, lại ngửi thấy mùi thơm (dâm thủy: Phenomones) từ hoa cái của cô heo đang động tình là cậu bương tới, vào  đúng ngay chuồng có “em” đang chờ. Nàng thấy cậu, mừng rỡ, cất tiếng hát “Anh hẹn em cuối tuần, chờ anh nơi… chuồng heo. Anh ơi. Nhanh lên! Đi đâu cũng vậy. Đến với em, em cám ơn!” Cậu bèn hát “Anh đến thăm em một chiều mưa. Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều… Ụt ịt! Ụt ịt! Có anh đây. Hỡi em yêu!” Thế rồi, trước sự chứng kiến của hai họ (chủ heo nọc, chủ heo nái), cô và cậu heo làm lễ “hợp cẩn”... Nàng đứng yên, chết trân, cả thân hình run lên. Cậu heo phục vụ em hết mình. “Cát tận sở năng, cát thụ sở nhu (sic!)” (Làm hết mình, hưởng “đã” thôi!) Mươi phút sau, cậu bước xuống, ụt ịt đòi về, không thèm nhìn “nàng” Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ! Nàng thở dài “Đừng bỏ em một mình! Đừng bỏ em một mình! Trời lạnh quá. Trời lạnh quá!...” Nhưng cậu lắc đầu “Vẫy đuôi, vẫy đuôi chào nhau. Lần đầu và là lần cuối…Từ nay mãi mãi không thấy nhau. Từ nay mãi mãi không thấy nhau!” Vì thế, cậu có tên “Chơi Xong Dông” (Choi Song Yong). Thân “nái” mười hai bến nước. Thuyền tình chỉ ghé một lần rồi biệt mù tăm tích! Thế rồi nàng có bầu, bụng thè lè, đi đứng nặng nhọc. Đến ngày khai hoa nở nhụy, nàng sinh ra cả chục heo con. Nuôi bằng sữa mẹ và thực phẩm. Lũ nhỏ mới “choai choai” là chủ bắt đem bán. Nàng sầu lẻ bóng. Rồi lại động tình, thèm yêu, lại rên rỉ “Chàng ơi! Em cần chàng. Hãy đến với em. Em chịu hết nỗi rồi! Mau lên!” Cậu heo nọc lại đến. Vừa thấy cậu, nàng mừng rỡ, cất tiếng hát “Em chờ anh trở lại chốn đây. Đường xưa lặng lẽ sánh đôi vai gầy…” Thế rồi, “Vũ như cẩn. Vẫn như cũ” Nàng lại có chửa, lại đẻ. Cứ thế! Độ mươi lần, nàng thành nái xề. Mặt nhăn như khỉ ăn ớt, vú mớm chảy xệ, nhăn nheo, lòng thòng, lông (heo) loe hoe mấy sợi bạc, thấy phát nản! Chủ kêu ông “Bảy Đáp” (gọi chung những người mua heo) đến bắt bà nái xề, trói lại, đem đi. Quí ông nào chưa hề thấy nái xề bao giờ thì cứ nghe theo lời thần Kim Qui phán “Kẻ thù sau lưng nhà ngươi đấy!” Có ai xa lạ đâu? Nhưng đừng hi vọng có ông Bảy Đáp nào đến xúc đi đâu! Phải tết ke (nuôi báo cô) cho đến khi mình nhắm mắt lìa đời. Đa số các ông chồng chết trước vợ vì kiệt sức. Lũ đàn ông chúng tôi. Thật! Thua xa con heo nọc. Thua cả con gà trống. “Đầu rồng, đuôi phụng, cánh tiên. Ngày năm bảy vợ, tối ngủ riêng một mình” Cậu gà trống, như gậy thằng mù, chỗ nào cũng thọt được! Chị nào thấy chàng đến mà nằm xuống là chàng leo lên… Xong việc, chàng ưỡn ngực, vỗ cánh, gáy vang “Đời chỉ có thế mà thôi!” (ò ò o… ò!). Nghĩ lại, Mấy ông độc thân mới là người sáng suốt. Cứ cơm hàng cháo chợ, (v. n. t.) tối về, nằm rung đùi, vễnh râu, hát bài “Giấc ngủ cô đơn”, khỏi lo, nửa khuya bị khều lưng, làm “midnight shift”.

Người Việt mình thích ăn thịt heo. Heo tạp ăn, dễ nuôi nên thịt heo rẻ và ngon. Heo thôn quê, thịt thơm, ngon hơn heo nuôi trong những trang trại lớn, ăn thực phẩm chế biến sẵn, thêm thuốc tăng trọng nên mau lớn. Một bài phóng sự trong nước (mới đây, năm 2018), có đăng chuyện thuốc tăng trọng: Một ông bán thuốc tăng trọng cho heo đến “liên hệ” với cán bộ thú y, quản lý gia súc, gia cầm trong vùng, để được bán thuốc tăng trọng cho người nuôi heo. Ông cán bộ chấp thuận, sau đó đến nhắc nhở những người nuôi heo “Cho heo ăn thuốc tăng trọng trong vòng một tháng thì bán ngay. Quá một tháng, heo sẽ chết vì nhiễm độc” Thật kinh khủng! Người ăn thịt heo đó, đương nhiên nhiễm độc, chỉ còn chờ thần chết đến lôi cổ đi?

Người Hồi giáo không ăn thịt heo. Thời xưa, phía đông Địa Trung Hải và vùng đông bắc Châu Phi, người ta không ăn thịt heo vì cho là dơ bẩn. Về sau, Muhammed, người sáng lập đạo Islam (đạo Hồi), lấy việc cấm ăn thịt heo làm giáo qui. Trong “Thiên kinh Kuran hay kinh Coran của Hồi giáo mà người Tàu gọi là Cổ Lan kinh, có câu “Hỡi người dân! Hãy dùng thức ăn hợp với giáo luật và tốt lành trên trái đất” (Quar An 2; Surat 168) Thực ra, gọi là đạo Hồi (nói theo người Tàu) cũng không đúng. Phải gọi là đạo Islam (Islam là sự tuân phục hoàn toàn mệnh lệnh của Allah, là đấng Tiên Khởi và đấng Cuối Cùng) Muhammed không phải là giáo chủ Islam mà là vị Tiên Tri Thiên Sứ (the Prophet), Người Islam gọi Đức Chúa Giêsu là một Nabi. Mohammed là Nabi cuối cùng của Allah. Islam cũng tin vào chuyện Hồng Thủy và con tàu của ông Noe. Các loài vật trên tàu ông Noe thải phân xú uế, vung vải đầy tàu. Thượng đế bèn tạo ra con heo để nó ăn tất cả những thứ dơ bẩn đó. Thế nên heo là con vật xú uế, dơ bẩn, Hồi giáo (Islam) cấm ăn thịt heo. Người Chàm ở nước ta theo đạo Islam không ăn thịt heo (Ngoài đạo Islam, người Chàm còn theo đạo Bà Ní và đạo Bàlamon).

Vài chuyện về người theo đạo Islam với con heo làm bạn ngạc nhiên: Cuối thế kỷ 19, phong trào Hồi giáo Moro nổi dậy ở đảo Mindanao (Philippine) đòi độc lập, thành lập quốc gia Hồi giáo. Trung tướng Mỹ John J. Pershing đem binh đoàn thủy quân lục chiến đổ bộ lên đảo. Ông ta bắt được 10 tên khủng bố Moro, ra lệnh xử tử. Mỗi tên bị cột vào cọc bên cạnh cái hố. Các tên Moro đọc kinh, kêu gọi Allah rước chúng về thiên đàng với bầy trinh nữ đang chờ sẵn. Ông cho cột thêm vào mỗi cọc một con heo. Các tên khủng bố khóc lóc van lạy, vì chết với con heo thì làm sao lên được thiên đàng mà gặp Allah! Ông ra lịnh bắn một tên, đạp xuống hố với con heo còn sống, lấp đất lại. Tên thứ hai, tên thứ ba… cứ thế mặc cho chúng kêu khóc. đến tên thứ mười, ông cho cởi trói, thả hắn vô rừng với đồng bọn, hắn kể lại chuyện khủng khiếp đó. Cả bọn mất tinh thần, sợ hãi, bỏ chạy mỗi khi lính Mỹ cho bầy heo xung phong lên phía trước. Đến năm 1903, phong trào Hồi giáo Moro bị dẹp tan ở Mindanao. Một chuyện heo khác. Trong thế chiến thứ 1, ở đông bộ Bengale, dưới thời phó vương Anh Curzon, một trung đoàn lính Hồi giáo bản xứ chuẩn bị lên đường sang Âu Châu đánh nhau. Trung đoàn được cấp một số mỡ bò để chùi súng. Có kẻ tung tin rằng đó là mỡ heo. Cả trung đoàn lính Hồi giáo hoảng sợ, bỏ chạy tứ tán, trốn biệt. Doanh trại trống trơn!

Người Tàu có tục lệ, không cúng thịt heo (thủ lợn) cho ba vị thần. Đó là Trương Đại Đế, Thần Tài và Mã Vương. Trương Đại Đế, tên là Trương Bột, đời nhà Hán, có tài trị thủy. Mỗi khi có lũ lụt, Trơng Bột hóa thành con heo khổng lồ, ủi rộng sông, hồ, kênh, rạch, giải tỏa những nơi ngập úng, cứu dân. Dân chúng lập đền thờ Trương Đại Đế, đến ngày tế lễ, họ không cúng thịt heo, vì Trương Đại Đế “quốc tịch Heo”. Về chuyện không cúng thịt heo cho ông thần tài thì tương truyền rằng: Trong miếu thờ thần tài, ngoài hai pho tượng thần Đồng Tử Chiêu Tài và Tiên Quan Lợi Thị, còn có hai pho tượng có mũi lõ, râu ria xồm xoàm, đội mũ nồi. Một vị thì cầm thoi vàng, vị kia cầm cây san hô (mã não?) Dân Tàu gọi là “Người Hồi dâng báu”. Nhưng tại sao lại thờ người Hồi? Ở bên Tàu, từ thời Tùy, Đường, kinh tế phát triển, giao thương mở rộng đến “Tây vực”. Người Hồi, đa số là các nhà buôn Ba Tư (Iran bây giờ) thường đến trao đổi, mua bán các sản phẩm quí như tơ lụa, ngọc ngà, châu báu. Họ giỏi về buôn bán nên giàu có. Người Tàu rất ngưỡng mộ, coi họ như những thần tài. Dĩ nhiên không cúng thịt heo. Về chuyện không cúng thịt heo cho Mã Vương là vì Mã Vương vốn là một hoàng tử người Hung Nô tên là Kim Nhật Đơn, vào trung nguyên vào đời Hán Vũ Đế, lãnh chức Giám Mã triều Hán. Bấy giờ, bất cứ người nhập cư từ phương Bắc hay Tây Vực đều được xem là người Hồi, còn gọi là người Hồ (Chiêu Quân cống Hồ). Ông nầy đương nhiên không nên cúng thịt heo. Không biết ông Kim Nhật Đơn nầy có bà con gì với đồng chí cố chủ tịch Kim Nhật Thành? Hay là ông Kim Nhật Đơn nầy có quốc tịch Hung Nô nhưng gốc Thợn Thợn quốc (Korea ngày nay)? 

Nói chuyện heo bên Tàu mà kể Trư Bát Giới trong Tây Du Ký thì “xưa” quá rồi. Nhưng Trư Bát Giới là gì? Trư là heo, còn bát giới? Là Ngũ Huân và Tam Yểm. Ngũ Huân là năm món rau có mùi hăng và nóng, gồm hẹ, hành, kiệu, tỏi và cải cay. Tam yểm là ba món thịt: Trâu, chó và chim nhạn, ăn vào dễ bị kích dục. Trong sách “Bách Pháp Minh Môn”do Đường Huyền Trang dịch có nói đến “Năm Món Ham Muốn” (Ngũ Dục) và “Năm Vị Cay” (Ngũ Vị Tân). Xin lưu ý. “Tây Du Ký” là chuyện hoang đường do Ngô Thừa Ân viết. (Mà những chuyện Ngô Thừa Ân “phịa” bây giờ thành sự thật. Tôn Ngộ Không bay lên trời (phi thuyền), Phật Bà hiện ra (TV.) Mấy con nhện tinh (ổ điếm)… ) Còn sách “Đai Đường Tây Vực Du Ký” là do Đường Tam Tạng viết. Đường Tam Tạng đi Ấn Độ thỉnh kinh một mình, không có Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tăng nào cả.

Ở thôn quê, trong nghi lễ cúng tế thần, thánh, phải có bộ Tam Sanh gồm thịt trâu hoặc bò, dê và heo. Các gia đình cũng cúng Tam Sanh gồm cua luộc chín, trứng gà luộc và miếng thịt heo luộc. Vua chúa cũng tế Trời Đất với Tam Sanh gồm hai âm (trâu, heo) và một dưong (dê). Người Quảng Châu có tục tặng heo quay cho nhà gái sau hôn lễ. Hôm sau lễ cưới, nếu cô dâu còn trinh, nhà trai sẽ đem biếu nhà gái một con heo quay. Nhà gái rất hãnh diện về sư trinh bạch của con gái mình. Sau nầy, người Tàu các nơi đều theo tục tặng heo quay cho nhà gái. Có điều, nếu cô dâu mất trinh, con heo quay sẽ bị cắt tai, cho nhà gái xấu hổ. Trước đây, người Việt, trong những gia đình miền Bắc, miền Trung khắc khe, vẫn giữ tục tặng heo quay. Nếu cô dâu không còn trong trắng, nhà trai chỉ tặng đầu heo quay, không cần cắt tai nhà gái cũng hiểu. Một cách thâm độc hơn, nếu cô dâu không còn trinh, họ đặt tên đứa con đầu lòng là: Mất, Hết, Lũng, Mậu, Nông 
(không, tiếng Pháp)

“Giấy vắn tình dài!?” Để kết thúc tôi xin kể chuyện nằm mơ thấy heo kêu mà nhiều người đã biết. Có ông nọ, mơ thấy heo kêu. Ông ta đến hỏi thầy rùa (thầy bói). Thầy phán “Sẽ được ăn” Quả nhiên, hôm đó có người mời ăn cỗ. Hôm sau lại mơ thấy heo kêu. Đến thấy. Thầy phán “Sẽ có người cho áo quần” Quả nhiên, có người cho áo quần. Hôm sau nữa, lại mơ thấy heo. Thầy phán “Coi chừng ăn đòn. Đừng ra khỏi nhà” Ông ta sợ quá, ở rịt trong nhà. Nhưng khuya đó, bị đau bụng, ông ta ráng chịu đựng (Thời xưa, ở thôn quê, không có cầu tiêu, khi cần thì ra ngoài đồng “đi đồng”) Đến khi chịu hết nỗi, ông ta mở cửa sau, chạy ra đồng, nửa đường thì đành ngồi đại sau hè nhà người ta mà xả bầu tâm sự. Chủ nhà nghe động, tưởng ăn trộm rình, lấy cây khệnh cho mấy cái. Ông ta không hiểu sao. Cùng một giấc mộng mà hậu quả lại khác nhau? Đến hỏi thầy. Thầy giải thích “Nghe heo kêu. chủ biết heo đói, cho ăn. Nghe kêu nữa, chủ biết heo lạnh, che chắn, bỏ rơm cho heo ấm. Hết đói, hết lạnh mà còn kêu gì nữa? Chủ bực mình, khệnh cho mấy cây. Nếu anh mơ thấy heo kêu lần nữa thì anh chắc khó sống. Vì heo kêu mãi, chủ cho rằng heo bị bịnh sẽ kêu người đến bán, xẻ thịt” Triết lý của câu chuyện: Kêu rên hoài! Đến đức Khổng Phu Tử cũng (từng) phải thở dài “Sống chung với người, suốt ngày cứ lầu bầu, cằn nhằn, than thở… Thà chết sướng hơn!” (“Nhân nhi vô nghi. Bất tử hà vi” Người không biết lễ nghi. Chết đi cho khuất mắt! Kinh Thi)

Phạm Thành Châu

No comments:

Post a Comment