29 May 2018

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng biến mất bí ẩn sau HNTW 7: Điều gì đang xảy ra?

Kami

Tin giờ chót, trong phiên họp bất thường của Bộ Chính trị Đảng CSVN sẽ tổ chức vào cuối tháng 5/2018 sẽ xem xét về yếu tố Trung Quốc của Tổng BT Trọng trong thời gian qua, để đề nghị hình thức kỷ luật. Vì thế, có lẽ không còn quá sớm, đã đến lúc chúng ta cùng đếm ngược thời gian để chờ xem số phận của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ được quyết định ra sao.

Một điều cực kỳ bất thường xảy ra tại nghị trường Quốc Hội, đó là sáng ngày 25/5/2018, giữa lúc Quốc hội thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, song đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (tỉnh Bình Định) là người giành được quyền phát biểu đầu tiên, đã đề nghị cần có Luật phòng, chống phản bội Tổ quốc. (bit.ly/2J5H0Pm). Dẫu rằng tại điều 44 của Hiến pháp năm 2013, đã quy định tội phản bội tổ quốc là tội nặng nhất, và điều này cũng được thể chế hóa trong Bộ luật Hình sự và các luật bảo vệ Tổ quốc liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Nên nhớ, tại Đại hội Đảng 12, Bí thư Bình Định Nguyễn Văn Thiện - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015 đã từng đứng lên nói thẳng với Tổng BT Nguyễn Phú Trọng hết sức mỉa mai là, “bác già rồi, bác nghỉ đi cho người khác làm”. Và thời gian còn giữ chức Thủ tướng, ông Ba Dũng cũng đã đưa "cậu ấm" Nguyễn Minh Triết gửi về Bình Định để giữ chức chức Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định.

Điều bất thường kể trên xảy ra giữa lúc kết quả của Hội nghị TW7, đã diễn ra trái hoàn toàn với những dự đoán thay đổi nhân sự cao cấp của các nhà phân tích chính trị trong nước và quốc tế. Theo đó, cho đến nay nhân sự Bộ Chính trị đã chính thức khuyết 2 ghế. Đó là các ghế của ông Đinh Thế Huynh - Thường trực Ban Bí thư đã chính thức nghỉ vì lý do sức khoẻ và ghế trống còn lại là của ông Đinh La Thăng, cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh do bị kỷ luật và đang chấp hành án tù. Do đó việc ai sẽ được chọn để thay thế những vị trí 'khuyết' trong Bộ Chính trị như vừa kể, đặc biệt là việc đi hay ở của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang giữa lúc có quá nhiều đồn đóan bất lợi.

Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề nhân sự tại Hội nghị Trung ương 7 theo dự kiến của ông Trọng chỉ đạt được duy nhất việc bầu bổ xung thêm hai thành viên của Ban Bí thư là các ông Trần Thanh Mẫn và Trần Cẩm Tú. Điều đó rất khác thường và trái với thông lệ hàng chục năm nay của các kỳ Hội nghị Trung ương của đảng CSVN. Đó là, tất cả các Hội nghị Trung ương lần thứ 7 của Đại hội Đảng các khóa, đều là một hội nghị có tính chất đặc biệt quan trọng được coi là kỳ đại hội giữa kỳ, với nhiệm vụ trọng tâm là bàn bạc các vấn đề nhân sự cho kỳ đại hội kế tiếp.

Đây có thể coi là sự thất bại toàn tập của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban Tổ chức TW Phạm Minh Chính, một cánh tay đắc lực và chủ chốt trong bộ 3: Trọng - Vượng - Chính đang được coi là làm chủ cuộc chơi đốt lò tôn của ông Trọng.

Ngay sau khi Hội nghị TW7 kết thúc, người ta thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ tiến hành tiếp xúc cử tri Hà Nội theo thông lệ rồi mất hút. Kể từ đó, ông Trọng đã không hề xuất hiện tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 khóa 14 cũng như trên truyền thông, để đăng đàn với các tuyên bố hùng hồn kiểu lò tôn, củi tươi củi ướt như vẫn thấy trước đây.

Tiếp đó, người ta thấy Báo Môi Trường và Đô Thị có bài và ảnh về căn biệt thự siêu đẹp ở Vườn Đào, Hồ Tây với chú thích nhà của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Để sau đó ít giờ đồng hồ, vẫn Báo Môi Trường và Đô Thị lập tức có bài đính chính và xin lỗi vì đã đăng ảnh căn biệt thự của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Thực ra, căn biệt thự nói trên chính xác 100% là của đương kim Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, vì căn biệt thự nằm lồ lộ ra đó chứ không phải cái kim và chủ nhân của nó không thể dấu nhà hàng xóm và dư luận xã hội được.

Vậy tại sao Báo Môi Trường và Đô Thị lập tức (hăm hở) có bài đính chính và xin lỗi?

Nếu hiểu căn biệt thự của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh không phải là đích đến của tin "động trời" này, mà đích đến của nó là một căn biệt thự siêu khủng kế bên mà chủ nhân của nó là Trưởng Ban Tổ chức TW Phạm Mính Chính thì sẽ rõ mục đích. Khi bạn biết rằng, Phó tổng biên tập Báo Môi Trường và Đô Thị là Đại tá Công an Nhà văn Đặng Vương Hưng, từng là Phó Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân và An ninh Thế giới thì chúng ta sẽ biết ai đứng sau việc đưa tin bất lợi này đối với phe của Tổng Bí thư Trọng.

Trong chuỗi sự kiện này, lại có tin Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (bit.ly/2J4qAGV), theo đó "Kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19-5, Đoàn đại biểu nguyên lãnh đạo Đảng và nhà nước; Đoàn đại biểu lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM đã dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận 1).". Nếu điểm mặt các thành viên đi cũng ông Ba Dũng thì thấy đầy đủ những khuôn mặt "mốc" trong đại án tham nhũng Thủ Thiêm, thiếu duy nhất là ông Nguyễn Văn Đua. Đáng ngạc nhiên hơn, trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 khóa 14 Người ta thấy cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế hàng đầu với vẻ mặt hết sưc đắc thắng. Những sự việc vừa kể, kết hợp với các thông tin về dự án quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm được cố ý thổi bùng lên trước đó rồi có lệnh cấm không đưa tin, cũng như việc sâu Chúa Lê Thanh Hải vẫn được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi đảng đã cho thấy sự thất bại trong công cuộc đốt lò của Tổng Bí thư Trọng.

Đáng chú ý, tại Hội nghị TW7 vừa qua, người chủ trì phiên khai mạc và bế mạc không phải là ông Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của ông Trọng mà chủ tọa 2 phiên họp quan trọng đó đều thuộc về Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Xem những hình ảnh của ông Trọng trong các clips video về Hội nghị TW7, sẽ thấy vẻ mặt của ông Nguyễn Phú Trọng hết sức đăm chiêu, lo lắng và đầy vẻ bất thường.

Chưa kể đến việc ngày 20/5/2018 trên trang VNN xuất hiện bài viết "Ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ Geneva đến Paris - từ lệ thuộc đến tự chủ" với lời lẽ chống Trung Quốc kịch liệt một cách khác thường. Tuy nhiên không lâu sau đó bài báo đã bị xóa (bit.ly/2rT3Wq8), nhưng cũng còn xem được ở đây: (bit.ly/2seKwfx)

Tại sao lại như vậy?

Yếu tố nước ngoài, cụ thể là mối giao hảo "bất bình thường" giữa Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình, trong một thời gian dài đã được cơ quan Tình Báo Bộ Công An - TC 5 thu thập đầy đủ trong một chuyên án đặc biệt, liên quan đến hành vi phản bội tổ quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Nó không đơn giản chỉ là chuyện, khen trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam của ông Trọng, mà nó còn là sự thỏa thuận trong việc thiết lập đường dây nóng giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập cận Bình. Cho phép quân đội Trung Quốc can thiệp, đưa lực lượng đặc biệt vào Việt Nam để "bảo vệ thành quả của Chủ nghĩa Xã hội", mà thực chất là bảo vệ cho ông Nguyễn Phú Trọng và phe cánh. Điều đó đã đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam.

Bộ ba các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính đã có hồ sơ đặc biệt, sẽ được công bố trong một tương lai không xa và những kẻ vừa kể tên trên sẽ đối diện với một phiên tòa xét xử đặc biệt. Nếu người ta hóa giải được đòn phép "cõng Rắn, cắn Gà nhà" của Nguyễn Phú Trọng.

Chưa kể đến việc tin tức về ông Đinh Thế Huynh lại rộ lên gần đây, kể cả việc ông Huynh không dự họp Quốc hội đã 2 năm, nhưng tương lại chính trị của ông Đinh Thế Huynh Bộ Chính trị vẫn không quyết định, kể cả ông Trọng; ông Vượng liên tục gây sức ép buộc ông Huynh phải nghỉ. Cần phải nói thêm, sức khỏe của ông Đinh Thế Huynh lâu nay tiến triển tốt, mạnh khỏe có đầy đủ khả năng nhận nhiệm vụ mới.

Xâu chuỗi tất cả các thông tin vừa kể trên và sự vắng mặt bất thường của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng có thể giải thích lý do vì sao, sáng ngày 25.5.2018, giữa lúc Quốc hội thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, song đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (tỉnh Bình Định) là người giành được quyền phát biểu đầu tiên đề nghị cần có Luật phòng, chống phản bội Tổ quốc.

Tin giờ chót, trong phiên họp bất thường của Bộ Chính trị Đảng CSVN sẽ tổ chức vào cuối tháng 5/2018 sẽ xem xét về yếu tố Trung Quốc của Tổng BT Trọng trong thời gian qua, để đề nghị hình thức kỷ luật. Vì thế, có lẽ không còn quá sớm, đã đến lúc chúng ta cùng đếm ngược thời gian để chờ xem số phận của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ được quyết định ra sao. Theo các nhà quan sát chính trị Việt Nam trong nước và quốc tế đều có chung một nhận định cho rằng, đây là động thái khởi đầu cho việc phía Hà Nội phản ứng về việc Trung Quốc sẽ triển khai đơn phương vùng nhận diện phòng không ADIZ trong khu vực Biển Đông của Việt Nam trong một vài tháng tới.

Bonus: Muốn biết ngày giỗ cha của Tập Cận Bình không khó, nếu biết rằng 3 trong số 4 năm liên tiếp gần đây (2015-2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều tiến hành các chuyến thăm Trung quốc thường niên vào trung tuần tháng Giêng hàng năm. Trừ năm 2016, không sang ăn giỗ cha họ Tập vì vướng Đại Hội 12 Đảng CSVN, với lý do Nguyễn Phú Trọng và Tập cận Bình đã kết nghĩa huynh đệ , trên tinh thần Cha huynh cũng là của cha đệ.

Ngày 27 tháng 05 năm 2018

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...