13 May 2018

Báo nước Anh nói về “tính cách đói khát” của người Trung Quốc như thế này đây

Báo Anh có bài phân tích kỹ về “tính cách đói khát” của người Trung Quốc (Ảnh minh họa từ internet)
Nhiều năm nay, người Trung Quốc được đội lên chiếc mũ “ta là trung tâm, tham lợi ích nhỏ nhoi, yêu tiền bạc, thích dọa nạt, thích dùi vào sơ hở của pháp luật, lời nói hành động bất nhất, to tiếng ở nơi công cộng”. Một tờ báo nước Anh đã tiến hành phân tích về hiện tượng này, đồng thời hình dung những hình tượng phụ diện này đã thấm vào máu của người Trung Quốc, khiến cho tính cách của họ biến đổi thành quái dị.

Mới đây, Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đã đăng một bài viết có tựa đề “Tính cách đói khát của người Trung Quốc”, bài viết chỉ ra, gốc rễ của hiện tượng này chính là do cải cách ruộng đất tại Trung Quốc Đại lục thời cận đại, công ty hợp doanh tư nhân – nhà nước, “Cách mạng Văn hóa”, đến việc bức hại các doanh nhân tư nhân, công khai cướp đoạt tài sản của tư nhân trong thời đại Bạc Hy Lai, rồi đến cuộc vận động các các công ty quốc hữu đầu tư cổ phần, đều đang khiến cho tâm lý bạo dân của người dân phát triển.

Thêm việc xã hội rối loạn trong thời gian dài, cái bóng của đói khát phát huy tác dụng, trong tâm của người ta đã lên một dấu ấn rất sâu, nó đã dần dần thay đổi hành vi của người Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốcn(ĐCSTQ), đang hình thành hình tượng người Trung Quốc xấu xí trên toàn thế giới.

Bài viết chỉ ra, cái gọi là “tính cách đói khát”, chủ yếu biểu hiện ở chỗ chỉ biết “chiếm hữu”, nếu như không thể chiếm hữu nhiều hơn một chút, thì sẽ cố sức phá hoại. Đối với cá thể mà nói đặc trưng tâm lý thể hiện ra rõ như sự nóng giận, tham lam, keo kiệt, hèn nhát, tàn bạo, v.v.

Bài viết lấy ví dụ nhân viên trong một doanh nghiệp của Trung Quốc. Công ty đã hỗ trợ tiền ăn trưa cho nhân viên, một số công nhân mới đầu chỉ lấy phần của mình, nhưng dần dần, từ cẩn thận dè dặt đã biến thành tham lam cực độ, càng ngày càng lấy nhiều. Mới đầu họ còn ra vẻ ngại cùng, lén lút, về sau thì công nhiên cướp thức ăn, cảm thấy bản thân nên ăn nhiều hơn, chiếm nhiều hơn.

Ngoài việc tham lam trong ăn uống, ngay cả đi vệ sinh cũng bộ dạng như vậy. Mỗi lần công nhân đi vào nhà vệ sinh, liền sử dụng giấy vệ sinh dài đến 2 mét, hành động này khiến cô dọn vệ sinh cũng phải lắc đầu ngao ngán, “tại sao họ lại không biết xót của”.
Công nhân sử dụng giấy vệ sinh dài đến 2m (Ảnh từ internet)

Đối với hiện tượng này, bài viết giải thích, “những gì có để ăn được, có thể đưa vào miệng, tuyệt đối không để cho người khác; không đem được về nhà, thì liền lãng phí không kiêng nể gì”.

Tại các công ty Trung Quốc đều liên tục xuất hiện tình huống tương tự, càng không cần nói đến nơi công cộng lạ lẫm. Bài viết chỉ ra, dù là ăn cơm trợ cấp hay sử dụng “dịch vụ xe đạp dùng chung”, đều có thể thấy được dáng vẻ không biết nhục và tham lam của người Trung Quốc. Mỗi người vốn có đều có phần của mình, cuối cùng không cách nào thực hiện được cách này (chỉ lấy phần của mình). Nguyên nhân chủ yếu là họ cảm thấy đây là tiền do công ty chi trả, không phải tự mình bỏ tiền túi ra; còn đối với người quản lý mà nói, chỉ cần duy trì được sự hòa hợp và trật tự bề ngoài, họ không thèm để ý đến hành động biển thủ tranh giành lợi lộc thực tế.

Bài viết hình dung, loại “tính cách đói khát” này đã thấm vào máu người Trung Quốc, nó khiến cho người Trung Quốc biến đổi thành kỳ dị, phá hoại bầu không khí sinh tồn của mỗi con người.

Không ít bạn bè nước ngoài sau khi đọc bài viết đã than thở, họ thường xuyên đọc được tin tức nói người Trung Quốc tranh nhau mua đồ khi ở nước ngoài. Trong đó có: túi may mắn Fukubukuro ở Nhật Bản, sữa bột hoặc tã ở châu Âu và Úc, còn có thịt đùi lợn muối và hun khói jamón ibérico ở Tây Ban Nha. Điều không thể ngờ là, mục đích của người Trung Quốc khi tranh nhau mua những sản phẩm ở nước ngoài lại không phải là để cho bản thân dùng, mà là để bán lại. Do đó mới khiến cho người dân địa phương thấy phản cảm.

Những hành vi xấu xí của người Trung Quốc ở nước ngoài không hiếm gặp trên báo chí (Ảnh từ internet)

Còn cư dân mạng tại Trung Quốc Đại lục lại chỉ biết tự hỏi, người Trung Quốc biến thành như vậy từ khi nào?

Nhà bình luận chính trị, tác gia Trần Phá Không (Chen Pokong) hiện trú tại Mỹ từng nói thẳng, hình tượng người Trung Quốc hiện nay và nền văn minh lâu đời, đất nước của lễ nghĩa đã khác rất xa, nguyên nhân chủ yếu là do thể chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo thành. Ông cho rằng, người Trung Quốc Đại lục ngày nay là vật hy sinh dưới thể chế của ĐCSTQ.

Tác giả nhiều bài viết trên mạng Hồng Minh (Hong Ming) cũng từng có bài viết chỉ ra, “khi lễ giáo thuần chính của Trung Quốc bị gọi là ‘lễ giáo phong kiến’ để đả kích, những thứ bị hủy hoại là tinh hoa của văn hóa dân tộc Trung Hoa và gốc rễ của xã hội”, “ĐCSTQ đã thay đổi tiêu chuẩn thiện ác của người Trung Quốc; khi sở thích trong sạch của người ta bị giai cấp vô sản lấy làm ‘tư tưởng giai cấp tư sản” và bị ‘nhuốm đầy bùn’ và được thay thế bằng sự ‘sạch sẽ’, người Trung Quốc chính là đã mất đi tiêu chuẩn xấu đẹp.”

Ông nói: “Tôi thường cảm thấy đau khổ vì điều này. Mấy ngàn năm qua, Trung Quốc được gọi là “đất nước của lễ nghĩa”, là hình mẫu của các nước xung quanh, từ xưa đến nay, bao nhiêu dân tộc đã đến Trung Quốc để học tập. Ngày nay lễ tiết của người Nhật Bản, Hàn Quốc đều được người ta biết đến rộng rãi, nhưng rất ít người nghĩ đến, thực ra đều là truyền thừa từ văn hóa Trung Quốc.”

Tuyết Mai
(TCVK)

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...