16 May 2018

Mẩu ký sự cảm động

Đọc chuyện của Kiều Tiên viết, tôi lại nhớ đến một gia đình trong làng quê nôi đã chết đói gần hết gia đình.

Gia đình này sống ở gần nhà thờ trên đường xuống tỉnh lỵ Nam Định. Họ có 5 người con lần lượt có tên là : Hiền, Lành, Và, Khiêm, Nhường.. Khi đặt tên con như vậy tôi nghĩ cả hai vợ chồng đều mong ước có một đàn con ngoan ngoãn với châm ngôn thật thánh thiên là ăn ở hiền lành và khiêm nhường. Năm con thì không lấy gì làm khá giả. Cơm canh rau, cua ốc mà không mong giàu sang;  cam chịu nghèo chứ không sống cuộc đời đầu trôm đuôi cướp... Nhưng nạn đói năm Ất-Dậu ập đến. Có người cho rằng thiếu lúa gạo ăn vì quân đội Nhật Bản dùng lúa gạo để chạy máy điện, máy tàu, máy xe lửa. Thiếu lúa gạo, dân chúng phải ăn khoai sắn. Hết khoai sắn thì ăn củ chuối, củ nâu nhuộm vải. Khi hết củ chuối thì ăn bất cứ cái gì có thể bỏ vào miệng nhai cho đầy bụng. Tui ngồi xe kéo với bà nội mà nhìn thấy cảnh một người ăn xong cái bắp luộc thì thẩy xuống đường cái cùi bắp chắc còn dính một vài hạt lép, thế mà vài người chạy theo, dành nhau cái cùi bắp và nhai ngấu nghiến. Lâu lâu lại có chiếc xe thùng do hai người, một kéo, một đẩy, đi lươm xác những người chết rũ bên đường vì đói. Những người nghèo chết trước. Cả gia đình nhường nhịn nhau một củ khoai., một ngọn rau. Cha mẹ nhịn ăn nhường cho cha mẹ già hay con cái còn nhỏ dại. Cái chết đến lần lượt từng gia đình trong làng, từng ngày. Bà ngọại tôi đã phải nấu cháo lỏng  cho bà con túng thiếu trong làng ăn cầm chừng; không dám cho họ ăn nhiều vi ăn quá no lại chết, chết vì bội thực.

Gia đình bảy người trên đã chết vài người và những người còn lại cũng cầm chắc cái chết nhưng không biết bao giờ mà thôi. Mẹ tôi từ Thanh Hóa ra Nam Định ( quê nôi ) để đón chúng tôi về Thanh Hóa ( quê Ngoại ) hầu tránh cướp bóc do nạn đói có thể gây ra.. Khi về, Mẹ tôi nghe lời khuyên của bà nội, nhận nuôi người con gái giữa tên là "Và". . Chúng tôi gọi chị ta là "O-Và.". It lâu sau có tin là cha mẹ và một người em út của O cũng chết hết luôn. Ba tôi khuyên chúng tôi không nên khơi lại chuyện chết chóc trong gia đình O-Và.  Sau  này,O-Và lớn khôn và cha mẹ tôi đã gả chồng cho "O". Có lẽ dân làng cũng thương cảm cho số phận của O ,nên ai cũng quý mến O. O cũng không hỏi chúng tôi về gia đình của O ra sao!

Năm 2011, tức 66 năm sau,, khi về thăm quê Thanh hóa, ghé về làng thì may quá O-Và còn sống nhưng đã lẫn. O-Và không còn nhớ chúng tôi nữa. Các người con của O gặp được tôi thì mừng lắm. Họ hỏi thăm ríu rít vì tôi là người duy nhất còn sót lại và biết gốc gác gia đình của họ. Tôi thật đau lòng và phải hết sức từ tốn kể lại đầu đuôi câu chuyện về người Mẹ của họ. Họ cho tôi biết O-Và, Mẹ họ, chỉ mong một lần về quê mà không ai biết quê O ở đâu. Bây giờ thì đã quá trễ rồi. Hồi tôi về thì dân làng mới làm thượng thọ 90 cho O. Lúc này đây, bảy năm sau, không biết O còn sống không? Cầu xin Chúa ban ơn cho O được chết lành và gặp lai được cha mẹ, anh chị em đã chết hết năm  Ất-Dậu: mấy anh chị em đều chết  chỉ có O ở giữa còn sống đến 2011.

Tôi cứ mong nếu còn đủ sức khỏe tôi sẽ về thăm quê ngoại, thăm O-Và, kể chuyện thêm nữa về câu chuyện đời của Mẹ họ. Nam định-Thanh hóa kể ra không xa mà gần bảy chục năm trời không biết đâu là cố hương quê nhà.  Chiến tranh ? Ừ chiến tranh đã mang lại biết bao đau thương, mât mát cho cá nhân, gia đình, quê hương, dân tộc mà đến nay di hại vẫn còn đó.Tương lai lại còn không có gì sáng sủa.

tạotran

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...