HOA KỲ ĐÃ ĐƯA HÀNG KHÔNG MẪU HẠM VÀ NHIỀU CHIẾN HẠM VỚI HẰNG NGHÌN LÍNH VÀO BIỂN ĐÔNG
VietPress USA (04-3-2016): Hoa Kỳ đã điều động đặc biệt một Tiểu Hạm Đội gồm Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) John C. Stennis, 2 Tuần Dương Hạm gồm Antientam và Mobile Bay, 2 Khu Trục Hạm Chung-Hoon và Stockdale, 1 Tàu Chỉ Huy là Blue Ridge, một số Tàu Ngầm Nguyên Tử, các máy bay do thám và chiến đấu không người lái và hằng nghìn Binh sĩ thiện chiến thuộc Hải quân, Không quân và Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đến Biển Đông và đã hoạt động trong 24 giờ qua.
Hàng Không Mẩu Hạm (HKMH) John C. Stennis đi thẳng từ Washington hôm 15-1-2016 và đã đến vùng tranh chấp Biển Đông hôm 01-3-2016.
Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết các Khu Trục Hạm và Tuần Dương Hạm đã được điều tới Tây Thái Bình Dương từ hôm 04-2-2016 và nay mang nhiệm vụ hoạt động thường xuyên tại Biển Đông.
Tuần Dương Hạm Antietam đã có mặt sẵn tại Nhật Bản và gia nhập Tiểu Hạm Đội nầy để tuần tra và ứng phó trên Biển Đông.
Báo Washington Post dẫn lời Phát ngôn viên Clay Doss của Hạm đội Thái Bình Dương cho hay rằng HKMH John C. Stennis đang thực hiện chuyến tuần tra thường kỳ ở Biển Đông. Ông này cũng khẳng định rằng Hải quân Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông kể từ nay.
Trong năm ngoái 2015, các Chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương đã thực hiện tuần tra 700 ngày đêm hoạt ̣động trong khu Biển Đông
Vào tuần trước, 2 Chiến hạm nguyên tử với hỏa tiển hành trình là USS McCambell và USS Ashland cũng đã tuần tra Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa thêm phi đội Chiến đấu cơ J-11ra đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Hôm 01-3-2016, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter tuyên bố tại San Francisco rằng nếu Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa trên Biển Đông thì sẽ lãnh nhận sự đáp trả mạnh mẽ của quân lực Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter nhấn mạnh rằng "Nếu Trung Quốc tăng cường các hành động cụ thể thì sẽ lãnh nhận những hậu quả cụ thể".
Bộ trưởng Ash Carter cho hay Hoa Kỳ sẽ viện trợ USD 425 Triệu để tăng cường các cuộc tập trận trên Biển Đông cùng quân lực các quốc gia ven bờ Biển Đông nơi có tranh chấp với Trung Quốc. Ngoài ra Hoa Kỳ sẽ trích từ ngân sách quốc phòng năm 2017 một khoản tiền là 8 Tỷ USDđể tăng cường lực lượng Tàu Ngầm nguyên tử tại Biển Đông, Á Châu - Thái Bình Dương và tăng cường các loại phi cơ không người lái do thám và tác chiến trên vùng Biển Đông nhằm bảo đảm tự do hàng không và hàng hải quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho hay rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ thực hiện thường xuyên các cuộc tuần tra trong vùng 12 hải lý trên biển Biển Đông và trên không để bào đảm Tự do hàng hải theo luật lệ quốc tế cho phép. Các cuộc hành quân nầy được gọi là "FONOP" (Freedom Of Navigation Operation - Hành quân tự do hàng hải).
Trong năm ngoái, Hoa Kỳ đã thực hiện 2 vụ hành quân FONOP đã làm cho Trung Quốc giận dữ. Hôm 02-3-2016, một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh cáo và tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các cuộc hành quân FONOP thường xuyên hơn... thì lập tức Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.
Báo The Diplomat nói rằng vào ngày 30-1-2016, Hoa Kỳ đã cho chiến hạm USS Curtis Wilbur có hỏa tiển hành trình đi vào vùng 12 hải lý của đảo Triton trên quần đảo Hoàng Sa nơi tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan nhưng nay Trung Quốc cưỡng chiếm để lập căn cứ quân sự.
Sau lời cảnh cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 01-3, thì ngày hôm sau 02-3-2016, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc lên tiếng phản đối rằng "Tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đã vi phạm Luật của Trung Quốc và đi vào vùng lãnh hải của Trung Quốc mà hoàn toàn không được cho phép".
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao giải thích: "Theo Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải và vùng tiếp giáp, tàu nước ngoài cho mục đích quân sự phải được sự phê duyệt của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc nhập cảnh vào lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. "
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng nghiêm khắc với FONOP, nói rằng "các tàu hải quân Mỹ đã vi phạm pháp luật có liên quan của Trung Quốc và bước vào lãnh hải của Trung Quốc mà không có phép."
Hoa Kỳ khẳng định không có tranh chấp gì đối với Biển và Đảo mà Trung Quốc đang dùng sức mạnh để chiếm đoạt của các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên Hoa Kỳ có trách nhiệm và quyền hạn để bảo đảm an toàn và tự do Hàng hải, Hàng không trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế qui định.
Trước hành động của Trung Quốc đưa các dàn Tên lửa đặt trên đảo Phú Lâm và tiếp theo đưa phi đội Chiến đấu cơ J-11 đến đảo Phú Lâm nên Hoa Kỳ đã điều động HKMH John C. Stennis và các chiến hạm khác đi vào Biển Đông để cảnh cáo Trung Quốc và bảo vệ an toàn và an ninh cho các đồng minh của Hoa Kỳ tại vùng Á Châu - Thái Bình Dương.
Trung Quốc kịch liệt phản đối nhưng Hoa Kỳ nói rằng đó là các hoạt động tuần tra FONOP bình thường và Hoa Kỳ sẽ đi đến bất cứ nơi đâu, bất luận ngày nào đến các nơi mà Luật pháp Quốc tế cho phép. Hoa Kỳ không công nhận các đảo tự bồi đắp và vùng 12 hải lý liên quan mà Trung Quốc tự mạo nhận chủ quyền.
Trong một tuyên bố chính thức, phát ngôn viên Hạm Đội 7, trung tá Clay Doss khẳng định: "Từ nhiều thập niên qua, chiến hạm và phi cơ Mỹ vẫn thường xuyên hoạt động trên toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương – trong đó có cả Biển Đông… Chỉ tính riêng năm 2015, tàu của Hạm Đội Thái Bình Dương đã có khoảng 700 lượt hoạt động tại Biển Đông ».
Gần đây, Hoa Kỳ đã liên tiếp tố cáo Trung Quốc tăng tốc độ quân sự hóa Biển Đông, triển khai tên lửa địa đối không HQ-9 và máy bay tiêm kích trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xây dựng sân bay và đài radar tần số cao trên một số đảo nhân tạo vừa bối đắp tại Trường Sa.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đã nói rằng các hành động đó của Trung Quốc sẽ không tránh khỏi "hậu quả". Việc Mỹ đưa Tiểu Hạm Đội với HKMH và nhiều chiến hạm đến Biển Đông có thể được xem là hệ quả của việc đáp trả Trung Quốc quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. Khả năng Hải Quân ba nước Mỹ - Ấn Độ - Nhật cùng tập trận tại miền Bắc Philippines, gần Biển Đông cũng có thể được xem là phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh.
VietPress USA (04-3-2016): Hoa Kỳ đã điều động đặc biệt một Tiểu Hạm Đội gồm Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) John C. Stennis, 2 Tuần Dương Hạm gồm Antientam và Mobile Bay, 2 Khu Trục Hạm Chung-Hoon và Stockdale, 1 Tàu Chỉ Huy là Blue Ridge, một số Tàu Ngầm Nguyên Tử, các máy bay do thám và chiến đấu không người lái và hằng nghìn Binh sĩ thiện chiến thuộc Hải quân, Không quân và Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đến Biển Đông và đã hoạt động trong 24 giờ qua.
Hàng Không Mẩu Hạm (HKMH) John C. Stennis đi thẳng từ Washington hôm 15-1-2016 và đã đến vùng tranh chấp Biển Đông hôm 01-3-2016.
Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết các Khu Trục Hạm và Tuần Dương Hạm đã được điều tới Tây Thái Bình Dương từ hôm 04-2-2016 và nay mang nhiệm vụ hoạt động thường xuyên tại Biển Đông.
Tuần Dương Hạm Antietam đã có mặt sẵn tại Nhật Bản và gia nhập Tiểu Hạm Đội nầy để tuần tra và ứng phó trên Biển Đông.
Báo Washington Post dẫn lời Phát ngôn viên Clay Doss của Hạm đội Thái Bình Dương cho hay rằng HKMH John C. Stennis đang thực hiện chuyến tuần tra thường kỳ ở Biển Đông. Ông này cũng khẳng định rằng Hải quân Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông kể từ nay.
Trong năm ngoái 2015, các Chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương đã thực hiện tuần tra 700 ngày đêm hoạt ̣động trong khu Biển Đông
Vào tuần trước, 2 Chiến hạm nguyên tử với hỏa tiển hành trình là USS McCambell và USS Ashland cũng đã tuần tra Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa thêm phi đội Chiến đấu cơ J-11ra đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Hôm 01-3-2016, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter tuyên bố tại San Francisco rằng nếu Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa trên Biển Đông thì sẽ lãnh nhận sự đáp trả mạnh mẽ của quân lực Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter nhấn mạnh rằng "Nếu Trung Quốc tăng cường các hành động cụ thể thì sẽ lãnh nhận những hậu quả cụ thể".
Bộ trưởng Ash Carter cho hay Hoa Kỳ sẽ viện trợ USD 425 Triệu để tăng cường các cuộc tập trận trên Biển Đông cùng quân lực các quốc gia ven bờ Biển Đông nơi có tranh chấp với Trung Quốc. Ngoài ra Hoa Kỳ sẽ trích từ ngân sách quốc phòng năm 2017 một khoản tiền là 8 Tỷ USDđể tăng cường lực lượng Tàu Ngầm nguyên tử tại Biển Đông, Á Châu - Thái Bình Dương và tăng cường các loại phi cơ không người lái do thám và tác chiến trên vùng Biển Đông nhằm bảo đảm tự do hàng không và hàng hải quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho hay rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ thực hiện thường xuyên các cuộc tuần tra trong vùng 12 hải lý trên biển Biển Đông và trên không để bào đảm Tự do hàng hải theo luật lệ quốc tế cho phép. Các cuộc hành quân nầy được gọi là "FONOP" (Freedom Of Navigation Operation - Hành quân tự do hàng hải).
Trong năm ngoái, Hoa Kỳ đã thực hiện 2 vụ hành quân FONOP đã làm cho Trung Quốc giận dữ. Hôm 02-3-2016, một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh cáo và tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các cuộc hành quân FONOP thường xuyên hơn... thì lập tức Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.
Báo The Diplomat nói rằng vào ngày 30-1-2016, Hoa Kỳ đã cho chiến hạm USS Curtis Wilbur có hỏa tiển hành trình đi vào vùng 12 hải lý của đảo Triton trên quần đảo Hoàng Sa nơi tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan nhưng nay Trung Quốc cưỡng chiếm để lập căn cứ quân sự.
Sau lời cảnh cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 01-3, thì ngày hôm sau 02-3-2016, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc lên tiếng phản đối rằng "Tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đã vi phạm Luật của Trung Quốc và đi vào vùng lãnh hải của Trung Quốc mà hoàn toàn không được cho phép".
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao giải thích: "Theo Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải và vùng tiếp giáp, tàu nước ngoài cho mục đích quân sự phải được sự phê duyệt của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc nhập cảnh vào lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. "
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng nghiêm khắc với FONOP, nói rằng "các tàu hải quân Mỹ đã vi phạm pháp luật có liên quan của Trung Quốc và bước vào lãnh hải của Trung Quốc mà không có phép."
Hoa Kỳ khẳng định không có tranh chấp gì đối với Biển và Đảo mà Trung Quốc đang dùng sức mạnh để chiếm đoạt của các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên Hoa Kỳ có trách nhiệm và quyền hạn để bảo đảm an toàn và tự do Hàng hải, Hàng không trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế qui định.
Trước hành động của Trung Quốc đưa các dàn Tên lửa đặt trên đảo Phú Lâm và tiếp theo đưa phi đội Chiến đấu cơ J-11 đến đảo Phú Lâm nên Hoa Kỳ đã điều động HKMH John C. Stennis và các chiến hạm khác đi vào Biển Đông để cảnh cáo Trung Quốc và bảo vệ an toàn và an ninh cho các đồng minh của Hoa Kỳ tại vùng Á Châu - Thái Bình Dương.
Trung Quốc kịch liệt phản đối nhưng Hoa Kỳ nói rằng đó là các hoạt động tuần tra FONOP bình thường và Hoa Kỳ sẽ đi đến bất cứ nơi đâu, bất luận ngày nào đến các nơi mà Luật pháp Quốc tế cho phép. Hoa Kỳ không công nhận các đảo tự bồi đắp và vùng 12 hải lý liên quan mà Trung Quốc tự mạo nhận chủ quyền.
Trong một tuyên bố chính thức, phát ngôn viên Hạm Đội 7, trung tá Clay Doss khẳng định: "Từ nhiều thập niên qua, chiến hạm và phi cơ Mỹ vẫn thường xuyên hoạt động trên toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương – trong đó có cả Biển Đông… Chỉ tính riêng năm 2015, tàu của Hạm Đội Thái Bình Dương đã có khoảng 700 lượt hoạt động tại Biển Đông ».
Gần đây, Hoa Kỳ đã liên tiếp tố cáo Trung Quốc tăng tốc độ quân sự hóa Biển Đông, triển khai tên lửa địa đối không HQ-9 và máy bay tiêm kích trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xây dựng sân bay và đài radar tần số cao trên một số đảo nhân tạo vừa bối đắp tại Trường Sa.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đã nói rằng các hành động đó của Trung Quốc sẽ không tránh khỏi "hậu quả". Việc Mỹ đưa Tiểu Hạm Đội với HKMH và nhiều chiến hạm đến Biển Đông có thể được xem là hệ quả của việc đáp trả Trung Quốc quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. Khả năng Hải Quân ba nước Mỹ - Ấn Độ - Nhật cùng tập trận tại miền Bắc Philippines, gần Biển Đông cũng có thể được xem là phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment