23 February 2016

‘Nhầm lẫn’ lịch sử trên đài truyền hình VN: Mối lo về một xã hội ‘rỗng’

Trong khi nhiều người đang vận động Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đưa cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979 vào sách giáo khoa sắp tới để bổ sung kiến thức lịch sử được xem là cơ bản cho học sinh, thì một sự cố nhầm lẫn nhân vật lịch sử trong chương trình đầu năm của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) càng khiến cho dư luận thêm bức xúc và lo lắng về một nền giáo dục đang rỗng dần đi. Khánh An có bài tường trình.

Trong chương trình S-Vietnam với chủ đề “Đầu năm vãn cảnh đình Hàng Kênh” được phát sóng trên kênh VTV1 ngày 19/2, phần giới thiệu có đoạn đối đáp giữa 2 MC như sau:

"Huyền ơi, đố em biết vị tướng nào đã đánh thắng quân Nguyên Mông 3 lần và đã có một trận chiến rất lẫy lừng trên sông Bạch Đằng?"

"Chắc chắn là Ngô Quyền rồi, điều này thì người Việt Nam nào cũng biết", nữ MC trả lời.

Người xem ngay sau đó đã phản ánh nhầm lẫn của nữ MC người Việt giữa sự kiện nhà Trần 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, mà người chỉ huy trực tiếp là Trần Hưng Đạo và các minh quân, tướng lĩnh họ Trần; và Ngô Quyền là người lập công trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.
____________

"Một sự kiện lịch sử lớn như vậy, được học trên ghế nhà trường từ những lớp nhỏ, mà chương trình đài truyền hình lớn lại có thể nhầm lẫn như vậy thì rất buồn cười và đáng phải lên án ban biên tập."
Chị Kim Tiến ở Hà Nội nói.
++
"Một xã hội có nhà trường mà không có học, có thầy giáo mà không có dạy, có học sinh mà không có học, có trí tuệ mà không có kiến thức, có kiến thức mà không có tâm hồn. Một xã hội rỗng!"
Nhà giáo Phạm Toàn nói
**
"Nền giáo dục hiện nay không đưa con người tiến bộ lên mà nó đang làm suy thoái đạo đức, em cảm thấy nền giáo dục càng ngày càng đi xuống. Tụi em rất trăn trở về việc cho con đi học. Thậm chí có những lúc hai vợ chồng còn nghĩ là không cho bé đi học nữa và để ở nhà tự dạy, vì cảm thấy nếu cho con mình vào một nền giáo dục sai lầm thì nó sẽ phá hủy cả cuộc đời của nó."
Chị Kim Tiến chia sẻ cảm nghĩ.

Có thể theo dõi toàn bài viết trên Đài VOA qua  LINK sau:

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...