Nguyễn Hoa Lư
Theo blog Nguyễn Hoa Lư
1. Đảng và biển
Đảng và biển đều tượng trưng cho sự vĩ đại, vĩnh cửu, bao la không bờ không bến. Biển và đảng là nguồn cảm hứng bất tận cho muôn đời thi nhân và nhạc sĩ. Mọi con sông đều tìm về biển, mọi tầng lớn dân chúng đề hướng về đảng.
Biển muôn đời vĩ đại dù có những dòng sông bị nhiễm độc hòa vào biển. Trận lũ mấy tháng trước, làng tôi nước ngập ngang mái nhà, lợn gà chết trôi trương phềnh, hôi thối, tất tật chảy về biển. Đảng đời đời bất diệt, dù trong lòng chất chứa những nhóm lợi ích hoạt động như ma phi a. Có gã côn đồ đâm thuê chém mướn, đảng bao dung ôm trọn vào lòng bảo ban, dạy dỗ.
Nước biển có vị mặn, đó là vị của nước mắt và máu của con dân nước Việt ngàn đời nay. Đảng cũng có vị như vậy.
Chỉ riêng một điểm khác. Biển có màu xanh, màu cuộc sống
Đảng có màu đỏ, màu của máu.
2. Tôi không bác nhé
Giáo sư Ngô Thúc Lanh, tuy người sáng lập ngành sư phạm toán của Việt Nam nhưng chỉ nổi tiếng trong giới giáo viên Toán. Dòng họ này gần đây có giáo sư Ngô Bảo Châu, quả là hậu sinh khả úy, tiếng tăm lừng lẫy đến mức khắp nước Nam này, nam phụ lão ấu, ai nấy đều đua nhau nói về bổ đề cơ bản.
Tôi chưa từng gặp giáo sư Ngô Thúc Lanh, chỉ nhớ đã đọc hai cuốn giáo trình của cụ viết. Cuốn đại số tuyết tính, đọc lúc vừa tốt nghiệp đại học. Trước đó tôi quen đọc một giáo trình của thầy Trần Văn Hạo. Hai cuốn này trình bày đại số tuyến tính bằng hai cách tiếp cận khác nhau. Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự sáng tạo, trong sáng và độc đáo của toán học. Lúc vào học thạc sĩ, bê cuốn Lý thuyết đồng điều (?) của cụ về nghiền ngẫm thì ôi thôi thôi… trừu tượng vô cùng, kỳ bí vô tận.
Hai mẫu chuyện nhỏ về giáo sư Lanh, tôi nghe được thời học cao học.
Thầy Lanh đang nói chuyện với đám sinh viên trước thư viện trường thì gặp một đồng nghiệp đi qua. Thầy Lanh hồ hởi chào: bác đi đâu? Người đồng nghiệp nói: tôi đi chút chuyện. Sau mới biết là đồng nghiệp nọ đi họp chi bộ! Thầy Lanh thắc mắc, nghĩ mãi không ra, đi họp chi bộ mà sao mặt mày nhớn nhác và lấm lét vậy?
Một buổi tối, đích thân bí thư chi bộ quyết định đến vận động thầy Lanh vào đảng. Bí thư nói một thôi một hồi, thầy kiên nhẫn nghe xong, nói: đồng chí cho tôi suy nghĩ một đêm nhé. Bí thư cả cười: chuyện trọng đại như vậy, anh cứ suy nghĩ cẩn thận.
Sáng hôm sau, thầy Lanh đi chợ, nhìn thầy đồng chí bí thư bê kia đường, thầy Lanh vẫy tay nói lớn: tôi không bác nhé! Miệng nói mà chân thầy Lanh cứ thế bước thẳng.
Những chuyện trên, tôi được nghe anh Phú kể. Bây giờ đường đường là hiệu trưởng một trường đại học lớn ở Hà Nội chứ lúc đó anh Phú đang ngoi ngóp làm nghiên cứu sinh và ngẩn ngơ theo đuổi một cô giáo tiếng Pháp dạy đại học ngoại ngữ, đẹp như tiên giáng trần. Tôi hỏi anh Phú: thầy Lanh không vào đảng vì sao? Anh Phú nói: đảng trừu tượng quá.
Đến giờ, đảng vẫn kiên định sự trừu tượng của mình. Cái lý thuyết kinh tế định hướng của đảng, tôi đã hỏi cả trăm giám đốc, ai cũng xớn xác nhìn quanh rồi ghé tai tôi nói nhỏ: chuyện này, nói thật là tớ đéo hiểu nhé!
3. Lý thuyết nuôi cu
Ngày giáp Tết, tôi nói với vợ nấu cho nồi cơm cá. Tôi bê ra ngoài công viên biếu hai ông bà già cụ, sống ở đây vài năm nay. Cả hai cụ lặng người, hít hà mùi cá lóc nấu nghệ. Cụ ông nói với cụ bà: bao lâu rồi, giờ mới được ăn bát cơm nóng với cá đồng bà nó nhớ không? Cụ bà: từ ngày dự án Tương lai đến lấy đất đến nay, 5 năm rồi ông ạ. Cái ao nhà mình hồi đó những con cá lóc to bằng cổ tay chứ thua gì ai…
Hai ông bà nước mắt ngước nhìn tôi, lắp bắp thành khẩn: cám ơn đảng và nhà nước!
Tôi quay mặt khóc, chợt nhớ đến bí quyết nuôi cu của một đại gia chơi chim.
Gặp những con chim rất nhát, cứ thấy bóng người là đập cánh loạn xạ, tay đại gia chỉ cho chim uống nước lã. Trong hai ngày, chim đói, đứng từ xa gã biết chim sắp lịm đi mới đến gần bỏ vào coóng vài ba hạt lúa. Rồi gã bỏ đi. Một ngày sau quay lại, bỏ vào dăm hạt kê, lại bỏ đi. Cứ thế, vài tuần sau thì gã trở thành ân nhân của chim.
Bây giờ, cứ thấy bóng gã, chim lại xòe cánh, ngước mắt nhìn đại gia chơi chim đắm đuối và cất những tràng dài tiếng cúc cu cu… Bài thánh ca tạ ơn gã chơi chim.
(Nguồn: Dân Luận)
Đảng và biển đều tượng trưng cho sự vĩ đại, vĩnh cửu, bao la không bờ không bến. Biển và đảng là nguồn cảm hứng bất tận cho muôn đời thi nhân và nhạc sĩ. Mọi con sông đều tìm về biển, mọi tầng lớn dân chúng đề hướng về đảng.
Biển muôn đời vĩ đại dù có những dòng sông bị nhiễm độc hòa vào biển. Trận lũ mấy tháng trước, làng tôi nước ngập ngang mái nhà, lợn gà chết trôi trương phềnh, hôi thối, tất tật chảy về biển. Đảng đời đời bất diệt, dù trong lòng chất chứa những nhóm lợi ích hoạt động như ma phi a. Có gã côn đồ đâm thuê chém mướn, đảng bao dung ôm trọn vào lòng bảo ban, dạy dỗ.
Nước biển có vị mặn, đó là vị của nước mắt và máu của con dân nước Việt ngàn đời nay. Đảng cũng có vị như vậy.
Chỉ riêng một điểm khác. Biển có màu xanh, màu cuộc sống
Đảng có màu đỏ, màu của máu.
2. Tôi không bác nhé
Giáo sư Ngô Thúc Lanh, tuy người sáng lập ngành sư phạm toán của Việt Nam nhưng chỉ nổi tiếng trong giới giáo viên Toán. Dòng họ này gần đây có giáo sư Ngô Bảo Châu, quả là hậu sinh khả úy, tiếng tăm lừng lẫy đến mức khắp nước Nam này, nam phụ lão ấu, ai nấy đều đua nhau nói về bổ đề cơ bản.
Tôi chưa từng gặp giáo sư Ngô Thúc Lanh, chỉ nhớ đã đọc hai cuốn giáo trình của cụ viết. Cuốn đại số tuyết tính, đọc lúc vừa tốt nghiệp đại học. Trước đó tôi quen đọc một giáo trình của thầy Trần Văn Hạo. Hai cuốn này trình bày đại số tuyến tính bằng hai cách tiếp cận khác nhau. Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự sáng tạo, trong sáng và độc đáo của toán học. Lúc vào học thạc sĩ, bê cuốn Lý thuyết đồng điều (?) của cụ về nghiền ngẫm thì ôi thôi thôi… trừu tượng vô cùng, kỳ bí vô tận.
Hai mẫu chuyện nhỏ về giáo sư Lanh, tôi nghe được thời học cao học.
Thầy Lanh đang nói chuyện với đám sinh viên trước thư viện trường thì gặp một đồng nghiệp đi qua. Thầy Lanh hồ hởi chào: bác đi đâu? Người đồng nghiệp nói: tôi đi chút chuyện. Sau mới biết là đồng nghiệp nọ đi họp chi bộ! Thầy Lanh thắc mắc, nghĩ mãi không ra, đi họp chi bộ mà sao mặt mày nhớn nhác và lấm lét vậy?
Một buổi tối, đích thân bí thư chi bộ quyết định đến vận động thầy Lanh vào đảng. Bí thư nói một thôi một hồi, thầy kiên nhẫn nghe xong, nói: đồng chí cho tôi suy nghĩ một đêm nhé. Bí thư cả cười: chuyện trọng đại như vậy, anh cứ suy nghĩ cẩn thận.
Sáng hôm sau, thầy Lanh đi chợ, nhìn thầy đồng chí bí thư bê kia đường, thầy Lanh vẫy tay nói lớn: tôi không bác nhé! Miệng nói mà chân thầy Lanh cứ thế bước thẳng.
Những chuyện trên, tôi được nghe anh Phú kể. Bây giờ đường đường là hiệu trưởng một trường đại học lớn ở Hà Nội chứ lúc đó anh Phú đang ngoi ngóp làm nghiên cứu sinh và ngẩn ngơ theo đuổi một cô giáo tiếng Pháp dạy đại học ngoại ngữ, đẹp như tiên giáng trần. Tôi hỏi anh Phú: thầy Lanh không vào đảng vì sao? Anh Phú nói: đảng trừu tượng quá.
Đến giờ, đảng vẫn kiên định sự trừu tượng của mình. Cái lý thuyết kinh tế định hướng của đảng, tôi đã hỏi cả trăm giám đốc, ai cũng xớn xác nhìn quanh rồi ghé tai tôi nói nhỏ: chuyện này, nói thật là tớ đéo hiểu nhé!
3. Lý thuyết nuôi cu
Ngày giáp Tết, tôi nói với vợ nấu cho nồi cơm cá. Tôi bê ra ngoài công viên biếu hai ông bà già cụ, sống ở đây vài năm nay. Cả hai cụ lặng người, hít hà mùi cá lóc nấu nghệ. Cụ ông nói với cụ bà: bao lâu rồi, giờ mới được ăn bát cơm nóng với cá đồng bà nó nhớ không? Cụ bà: từ ngày dự án Tương lai đến lấy đất đến nay, 5 năm rồi ông ạ. Cái ao nhà mình hồi đó những con cá lóc to bằng cổ tay chứ thua gì ai…
Hai ông bà nước mắt ngước nhìn tôi, lắp bắp thành khẩn: cám ơn đảng và nhà nước!
Tôi quay mặt khóc, chợt nhớ đến bí quyết nuôi cu của một đại gia chơi chim.
Gặp những con chim rất nhát, cứ thấy bóng người là đập cánh loạn xạ, tay đại gia chỉ cho chim uống nước lã. Trong hai ngày, chim đói, đứng từ xa gã biết chim sắp lịm đi mới đến gần bỏ vào coóng vài ba hạt lúa. Rồi gã bỏ đi. Một ngày sau quay lại, bỏ vào dăm hạt kê, lại bỏ đi. Cứ thế, vài tuần sau thì gã trở thành ân nhân của chim.
Bây giờ, cứ thấy bóng gã, chim lại xòe cánh, ngước mắt nhìn đại gia chơi chim đắm đuối và cất những tràng dài tiếng cúc cu cu… Bài thánh ca tạ ơn gã chơi chim.
(Nguồn: Dân Luận)
No comments:
Post a Comment