16 February 2014

Người dân bảo: Quỵ lụy chỉ khiến kẻ thù khinh bỉ và rồi nước sẽ mất âm thầm hơn.

TTR: Kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến chống Tầu bảo vệ Hoàng Sa đã bị bộ chính trị Cộng Đảng VN cho chìm xuồng. Nay đến ngày kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới chống quân xâm lược Tầu có thể cũng sẽ bị Hà Nội bóp nghẹt. Người dân bất mãn với Cộng Đảng cho rằng chính những điều kiện nặng nề do Đảng Hoa Cộng đưa ra và Đảng CSVN chấp nhận tại Hội nghị Thành Đô 1990 như một cái ách mà Hoa Lục đã choàng lên cổ dân Việt. 

(Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Hoa có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Hoa Việt. Tại đây, phía Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Hoa Lục có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này là theo sự "quân sư" của Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước.)

Dưới đây là một đoạn trích từ bài phỏng vấn Luật sư Trần Quốc Thuận do RFI thực hiện. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VNCS
**

RFI : Về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, nhiều người đặt câu hỏi tại sao chính quyền lại có thái độ không minh bạch và che dấu như vậy?

LS Trần Quốc Thuận: Lý giải lớn nhất là bí mật của Hội nghị Thành Đô đến bây giờ cũng chưa công khai ra, tuy rằng một số hồi ký cũng đặt vấn đề đó ra. Người ta cho rằng : "Chính hội nghị Thành Đô!" Thái độ của những người bây giờ (tức nhiều người lãnh đạo – ndr) là muốn tiếp tục để mà cầm quyền, để tiếp tục cai trị, chứ không phải phục vụ nhân dân, dân tộc, đất nước này. Nếu phục vụ dân tộc, đất nước thì phải đứng thẳng người lên chứ, sao lại cà rục, cà rục như thế ?!

Mình biết đấy, trước đây Tự Đức cứ ký nhường nhường rồi mất nước. Cứ lùi là mất nước. Lịch sử dân tộc mấy ngàn năm chứng minh điều đó. Đứng thẳng lên là nhân dân người ta ủng hộ.

Mà nhân dân Việt Nam có sợ hy sinh đâu ? Họ rất sẵn sàng. Nhưng mà có những người đứng cản đường, không cho họ hy sinh. Thì không biết liệu nhân dân có chấp nhận họ hay không ? Tôi nghĩ là không chấp nhận đâu.

RFI : Điều Luật sư nói, nếu diễn tả một cách khác, có phải là việc chính quyền có một thái độ không rõ ràng như vậy (với chiến tranh biên giới 1979) là do muốn dựa vào Bắc Kinh để duy trì chế độ như hiện nay?

LS Trần Quốc Thuận: Nếu mình suy thế này thế kia, thì có thể đúng, có thể không đúng. Nhưng bây giờ đề nghị đảng phải công khai, công bố cam kết tại Hội nghị Thành Đô là cái gì ? Tại sao Việt Nam phải cam kết chuyện đó ?

Việt Nam bây giờ khác rồi, đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ chiến lược hợp tác toàn diện với năm nước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và mười mấy nước khác nữa…

Đã đến lúc không còn giấu cái đấy nữa ! Một cách công khai. Công khai mà cũng nói thẳng rằng: Tôi với anh tuy rằng đồng chế độ, nhưng mà anh thì thái độ như thế, còn Việt Nam, dân tộc này không bao giờ để một tấc đấc, một sải nước cho kẻ ngoại xâm chiếm được. Người Việt Nam sẵn sàng xả thân, ông cha đã dậy điều đó, người Việt Nam bây giờ cũng cam kết điều đó. Cho nên, tất cả những chuyện gì liên quan đến cái đó, chúng tôi phải nói - có thể là – cho « các đồng chí biết ». Chắc « các đồng chí » cũng đọc lịch sử Việt Nam với Trung Quốc rồi.

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...