13 October 2013

Phong trào gầy dựng xã hội dân sự nở rộ

Xã hội dân sự là một từ ngữ tương đối mới mặc dù nó có căn nguyên trên hai nghìn năm. Cụm từ này hiện đã quen thuộc trong giới chính khách, học giả, giáo sư, doanh nhân, và cả quần chúng đặc biệt là giới trẻ. Để được gọi là xã hội dân sự thì một tổ chức vô vị lợi trước tiên không phải do chính quyền lập ra và/hoặc bị chính quyền chi phối. Ở những nước dân chủ các tổ chức này có thể được chính quyền kh6n ngoan coi như nhũng cố vấn. Nhưng ở những nước độc tài thì các tổ chức xã hội dân sự lại bị chính quyền đầy nghi ngại mất quyền độc tôn coi như những tổ chức nguy hiểm... Dù muốn dù không nếu đã có mặt, thì các tổ chức XHDS cũng góp phần điều hành và ảnh hướng đến sinh hoạt chính trị, xã hội, doanh thương.... 
"Thời đại chúng ta đòi hỏi một định nghĩa mới về lãnh đạo, lãnh đạo toàn cầu. Nó đòi hỏi một tập hợp cộng tác quốc tế - chính quyền, xã hội dân sự và khu vực tư nhân, cùng làm việc vì lợi ích tập thể của địa cầu." (Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon) (*)
Phong trào xã hội dân sự ở VN nở rộ đến mức chính quyền độc đảng cộng sản phải lo ngại - mà việc gì phải lo ngại?. Mới đây nhiều thanh niên đã bị công an phi cảng giữ lại điều tra khi đi dự khoá học phát triển XHDS từ Phillipinnes trở về. Chính quyền CS đang tìm cách khống chế phong trào. Ai sẽ thắng? Dưới đây là một phần bài viết của một người trong cuộc. (TTR)

.Vì sao chính quyền VN có thể khống chế được xã hội dân sự
 . . . . . . . . . .
Có một học giả nghiên cứu về các chế độ toàn trị do độc đảng cộng sản lãnh đạo trên toàn thế giới kết luận rằng “ở các nước toàn trị, không một tổ chức dân sự nào có thể hoạt công khai mà không do người cộng sản lập lên hoặc đứng phía sau điều khiển”.

Đối chiếu với thực tế xã hội Việt Nam, chúng ta thấy đúng như vậy. Từ các tổ chức xã hội dân sự to lớn như: mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội liên hợp phụ nữ, hội nông dân, công đoàn, đến các nhóm hạng trung như: hội doanh nhân, liên hiệp hội khoa học kỹ thuật, hội luật gia, hội nhà báo,….đến ti tỉ các hội đoàn cóc ké như: hội chữ thập đỏ, hội từ thiện các tỉnh thành, hội văn thơ,…tất tần tật đều do bàn tay đạo diễn của chính quyền. Mà chính quyền thì chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS. Tức ĐCS nắm trọn trong tay chính quyền và các tổ chức xã hội dân sự. ĐCS vô địch và không có đối thủ dù nó đã quá già nua là vì lẽ đó.

Câu hỏi đặt ra là vì sao có hiện tượng như vậy? Chúng ta thử kiến giải hiện tượng trên ở các góc nhìn sau:

Kiểm soát là nhu cầu sinh tồn của chính quyền CS:

Trong xã hội dân chủ, chính quyền được xây nên từ sự đồng thuận lớn nhất của người dân và các nhóm xã hội dân sự. Cứ 4-6 năm các chính phủ được lập nên thông qua phiếu bầu của dân chúng. Do vậy chính quyền không thuộc độc quyền của đảng phái nào và các đảng phái bị thất cử thì cũng không lo sợ bị lật đổ và bị chiếm mất chính quyền. Đơn giản là họ luôn có cơ hội nắm chính quyền trong đợt bầu cử tiếp theo, miễn phương án quản trị quốc gia của họ được đông đảo nhân dân chấp nhận.

Trong một xã hội có thiết chế như vậy thì không một tổ chức nào có thể nhân danh điều nào đó để đứng trên các tổ chức còn lại. Các nhóm xã hội dân sự mọc lên như nấm sau mưa để thúc đẩy các quyền lợi mà những hội viên của nhóm quan tâm. Chính quyền chỉ lo công việc chung là lập phá, hành pháp và tư pháp. Đảng cầm quyền chỉ có quyền trong phạm vi của chính quyền tức là công việc chung, họ không thể và không có quyền tham gia khống chế, giật dây ở các nhóm lợi ích khác. Điều họ có thể làm là thỏa thuận và thỏa hiệp để bảo đảm các chính sách đưa ra cân bằng tương đối lợi ích cho các nhóm khác nhau.

Ngược lại, trong một xã hội toàn trị, theo chủ nghĩa Mac Lenin thì ĐCS là Đảng cầm quyền duy nhất, là lực lượng duy nhất lãnh đạo xã hội. Dưới góc nhìn khoa học: chủ quyền thuộc về nhân dân và nhân dân trao quyền qua bầu cử thì hành vi này là việc tiếm quyền phi pháp. Cái gì chiếm lấy phi pháp thì phải giữ chặt lấy trong thái độ nơm nớp sợ người khác cướp mất. Đây chính là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân có tính nguyên lý cho ta biết vì sao người cộng sản cần nắm lấy hầu hết, bao trọn các tổ chức từ chính quyền đến các tổ chức xã hội dân sự từ to, nhỏ đến cóc ké. Họ luôn cản trở (bằng những điều luật cấm hoặc bằng một rừng luật pháp đầy chồng chéo), canh chừng và khi cần có thể hủy diệt những tổ chức xã hội dân sự nào mà họ thấy ảnh hưởng đến họ.

Người dân chưa trưởng thành về mặt xã hội dân sự

Ngoài chuyện bị chính quyền khống chế, chi phối như trên, một nguyên nhân rất lớn đưa đến sự yếu ớt của xã hội dân sự ở Việt Nam là người dân chưa trưởng thành về mặt xã hội dân sự.

Một xã hội cũng như một con người, khi nào con người ta “trưởng thành”- ý thức hết vai trò trách nhiệm, có tri thức hiểu biết cuộc đời-thì con người đó có sức mạnh, có tự do. Một xã hội dân sự chỉ mạnh khi các công dân của nó phải là “người trưởng thành”.

Người Mỹ luôn luôn tự kết đoàn làm lấy mọi việc của họ trước khi nghĩ đến nhờ đỡ chính quyền. Người dân Mỹ luôn luôn nghi ngờ và cảnh giác với người cầm quyền, họ luôn xây dựng một xã hội với quyền hạn nhà nước là tối thiểu.

Người dân Việt Nam chúng ta luôn trông chờ vào chính quyền làm điều gì đó giúp đỡ họ. Tôi thấy tâm lý trông chờ ỷ lại là một rào cản rất lớn cho sự phát triển của xã hội dân sự. Người dân không biết rằng để chính quyền làm thì mãi mãi họ mất tự do. Họ chỉ là những “đứa trẻ” được “người lớn” là chính quyền cho ăn. Họ có thể bị bỏ đói bất kỳ lúc nào.

Người dân chưa ý thức được trách nhiệm cùng nhau xây dựng tổ chức xã hội dân sự, thúc đẩy lợi ích chung là cứu cánh lâu dài, trông chờ vào chính quyền chỉ biến người dân trở nên phụ thuộc, tương lai vô cùng bấp bênh.

Khi có vấn đề, người Mỹ sẽ kết đoàn, lập hội nhóm, đề ra kế hoạch, cử người lãnh đạo để giải quyết vấn đề chung còn người Việt Nam theo tôi quan sát sẽ theo chủ nghĩa luồn lách, tức là làm cách nào giải quyết được việc cá nhân mình. Điều này tôi cảm nhận rõ nét trong quá trình hoạt động cho CLB BN máu khó đông Tp Đà Nẵng. Tham gia thúc đẩy CLB tôi rất ít người giàu có, nhà có điều kiện vì họ luôn có cách và có nguồn lực để đạt được mục đích của mình bằng con đường riêng. Khi thành quả do nhóm nhỏ nai lưng ra chiến đấu đạt được thì nhóm có điều kiện cũng hưởng lợi, nhiều khi còn nhiều hơn. Tôi cảm nhận sự bất công vô cùng trong các sân chơi xã hội dân sự ở Việt Nam.

Nền kinh tế tư nhân kém phát triển là gốc rễ làm cho xã hội dân sự kém phát triển:

Tôi tin vào câu châm ngôn, “con người ta mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Trong một nền kinh tế mà nhà nước tiêu đến trên 50% dòng tiền và doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì không bao giờ có xã hội dân sự ra hồn. Không có động lực lợi ích, không chiến đấu vì lợi ích thì xã hội dân sự như cái vỏ rỗng ruột mà thôi.

Đó là tôi chưa nói, trong một nền kinh tế quốc doanh chiếm chủ đạo thì nền kinh tế đó tất yếu sẽ ốm yếu, òi ộp, dân sẽ đói nghèo. Một phường đói nghèo, khố rách áo ôm thì gặp nhau cũng chỉ là bàn cho vui rồi để đó. Không việc gì mà không cần đến tiền, trong xã hội đói nghèo thì xã hội dân sự sẽ không thể phát triển.

trinh ngoc duy 
gửi từ Ca Mau, VN cho Đài Á Châu Tự Do
12/09/2013 09:49
______________
(*) "Our times demand a new definition of leadership - global leadership. They demand a new constellation of international cooperation - governments, civil society and the private sector, working together for a collective global good."

Secretary-General Ban Ki-moon
Speech at World Economic Forum
Davos, Switzerland (29 January 2009)
The United Nations is both a participant in and a witness to an increasingly global civil society. More and more, non-governmental organizations (NGOs) and other civil society organizations (CSOs) are UN system partners and valuable UN links to civil society.

No comments:

Post a Comment

"Tôi ngồi ở đây", cười tí tỉnh

Một chiếc máy bay trên đường đến Toronto thì một cô gái tóc vàng ở hạng phổ thông đứng dậy, chuyển sang khoang hạng nhất và ngồi xuống. Tiế...