Đây là một trong những vụ án mở rộng thêm nữa hố chia cắt giữa chính quyền độc đảng VN với quần chúng.
File:
Trước năm 2007, Ls. Lê Quốc Quân là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam. Ông là một tín đồ công giáo. Ông từng được hai tổ chức trên khen ngợi vì dám lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và thể chế chính trị đa nguyên.
Trước năm 2007, Ls. Lê Quốc Quân là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam. Ông là một tín đồ công giáo. Ông từng được hai tổ chức trên khen ngợi vì dám lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và thể chế chính trị đa nguyên.
Ngày 8 tháng 3 năm 2007, sau khi tham gia một khóa học của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ, ông bị bắt sau khi trở lại Việt Nam. Phản ứng trước sự kiện này, ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain, và nguyên ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright, đã viết thư phản đối, và tổ chức Amnesty International gọi ông là Tù nhân lương tâm. Đại sứ Mỹ Michael Marine đã mời vợ ông tới dùng trà tại tòa đại sứ nhưng bị ngăn trở.
Nhà cầm quyền Việt Nam buộc tội ông là đã có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, nhưng không chính thức mang ông ra tòa. Ba tháng sau, ông được phóng thích.
Ngày 10 tháng 4 năm 2011, ông lại bị bắt cùng với Phạm Hồng Sơn khi định tới quan sát vụ án xử Cù Huy Hà Vũ. Cả hai người bị giữ với lý do là "phá hoại trật tự công cộng". Vợ ông Sơn, bà Vũ Thu Hà, cho biết là ông Sơn đã bị công an dùng gậy đánh trước khi bị bắt giam. Sau khi chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân quyền kêu gọi thả hai người, cả hai đã được cho về vào ngày 13 tháng 4.
Ngày 29 tháng 1 năm 2009, luật sư Quân tham dự cuộc diễn hành của một số tín đồ Công giáo vào tại Nhà thờ Lớn Hà Nội nhằm yêu sách đòi chính quyền Việt Nam trả lại khu đất mà họ cho là thuộc quyền sở hữu của nhà thờ. Sau này ông kể lại cho các nhà phóng viên là ông đã bị đánh đập bởi những người giữ trật tự trong cuộc diễn hành. Tháng 7 năm 2012, trang Independent Catholic News tường thuật là ông đã bị đe dọa bởi báo chí nhà nước vì những hoạt động của ông cho giáo phận của mình. Công an đã lục xét văn phòng của ông và định mang ông về đồn công an, nhưng bị ngăn chặn bởi những người ủng hộ ông.
Tháng 8 năm 2012, luật sư Quân bị tấn công bởi một nhóm người khi đang trên đường trở về nhà ở Hà Nội vào khoảng 8 giờ tối. Ông cho biết theo ông nghĩ cuộc tấn công này có liên hệ tới công an, bởi ông từng đã bị gây phiền toái trước đó.
Những cáo buộc
Theo các phương tiện truyền thông trong nước, luật sư Quân bị các cáo buộc đã từng tham gia tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ.
"Ông Nguyễn Trọng Tình, tổ trưởng dân phố, người được chính quyền phân công trực tiếp giáo dục Quân cho biết thêm: Quá trình 6 tháng thực hiện quyết định của UBND phường Yên Hòa về giáo dục Lê Quốc Quân tại xã, phường, Lê Quốc Quân hoàn toàn bất hợp tác, không khai báo tạm vắng, không chấp hành giấy triệu tập làm việc của chính quyền, không viết kiểm điểm, không những thế còn tham gia gây rối trật tự công cộng."
Một bài báo trên tờ "Hà nội mới" viết: "Đi từ đám đông gây rối đòi đất đến tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc, dù khoác áo "yêu nước" nhưng Lê Quốc Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, lộ rõ động cơ chống đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để phục vụ động cơ đó, Lê Quốc Quân kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi chế độ... Động cơ, hành vi của Lê Quốc Quân thực chất là đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân và cần phải bị lên án, xử lý theo pháp luật." (“Sự thật về “lòng yêu nước” của Lê Quốc Quân”. Hà Nội Mới. 14 tháng 7 năm 2012.)
Vụ án trốn thuế 2012
Vụ bắt giam tháng 12 năm 2012
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, luật sư Quân bị bắt vì bị cáo buộc tội danh trốn thuế. Nguồn tin từ linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Giòng Chúa Cứu Thế ở thành phố Hồ Chí Minh xác nhận việc luật sư Quân tuyệt thực:
Trước khi bị bắt, luật sư Quân đã gửi một thư ngỏ chia sẻ tâm tư và ước vọng của mình về tương lai dân tộc Việt Nam, được trang web của đảng Việt Tân đăng tải lại..
Quan cảnh trước tòa án ngày 2 tháng 10 năm 2013
Nhiều phóng viên, giáo xứ và các công dân ở nhiều nơi đổ về Hà Nội để tham dự phiên xử được cho là công khai. Quan cảnh xung quanh tòa được hãng thông tấn xã AFP ghi lại và post lên Youtube [19].
Phản ứng sau phiên tòa ngày 2 tháng 10 năm 2013
Ngay sau phiên tòa vào ngày 2 tháng 10 năm 2013, lãnh sự quán của Mỹ ở Việt Nam lên tiếng và quan ngại về bản án nhằm bỏ tù những người chỉ trích chính phủ như luật sư Lê Quốc Quân. Đảng Việt Tân lên tiếng và bác bỏ bản án mà họ cho là nhằm dập tắt tiếng nói dân chủ và nguyện sẽ đồng hành với luật sư Lê Quốc Quân. (Lại một bản án cho người yêu nước — Ls. Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam. Web Việt Tân)
Song song đó, tờ Wall Street Journal cho là bản án 30 tháng tù dành cho luật sư Lê Quốc Quân sẽ ảnh hưởng xấu cho quan hệ Mỹ và Việt Nam.
Hãng thông tấn xã AFP ghi lại hình giáo dân, và những người ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân biểu tình sau khi được biết bản án là 30 tháng tù giam.
Những động thái ủng hộ
Vào thời điểm trước khi diễn ra phiên tòa xét xử, tổ chức Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam bỏ thủ thuật trốn thuế để kết tội luật sư Quân.
Luật sư Quân được tuần báo Nouvel Observateurs vinh danh là 1 trong 50 người góp phần làm cho bộ mặt nhân loại thay đổi trong tương lai. 50 người này là những nhà chính trị, kỹ nghệ gia, nhà khoa học và những nhà đấu tranh ở các quốc gia còn bị cai trị bởi những chế độ hà khắc.
Một số thanh niên gốc Việt tại California, Hoa Kỳ ủng hộ việc làm của luật sư Quân bằng cách thắp nến và cầu nguyện cho ông vào ngày 7 tháng 7 năm 2013 ở gốc đường Bolsa và đường Moran thuộc thành phố Westminter của Nam California.
Một số giáo sĩ và tín hữu Công giáo đã tổ chức những buổi cầu nguyện cho ông như tại giáo xứ Phúc Lộc (Nghệ An), nhà thờ Thái Hà (Hà Nội), giáo xứ Thanh Xuân (Giáo phận Vinh).
Một số Dân Biểu Quốc Hội ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc và Pháp đã gửi thư cho lãnh đạo chính quyền Việt Nam yêu cầu trả tự do cho ông.
Nhiều tổ chức, cá nhân và chính khách đã tổ chức các hoạt động mừng sinh nhật của ông.
(Theo Wikipedia)
No comments:
Post a Comment