Nguyên Trần tóm lược
1) Canada thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các thị trường đang lên ở Á Châu:
Ông Ed Fast, bộ trưởng bộ Thương Mại Quốc Tê đã tháp tùng thủ tướng Stephen Harper tham dư hội nghị thượng đỉnh tổ chức hợp tác kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương(APEC:Asia-Pacific Economic Cooperation) mà Canada là một trong những thành viên sáng lập từ năm 1989. Hôi nghị được khai mạc vào ngày 6 tháng 10 tại Nusa Dua ,Bali-Nam Dương (tổng thống Obama vắng mặt vì chính phủ liên bang đóng cửa).Sau đó ông Fast đã đi Singapore rồi Trung Quốc nằm trong Hội Đồng Kinh Doanh Canada-Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á(CABC: Canada-ASEAN Business Council) nhằm gia tăng cán cân xuất nhập cũng như thu hút đầu tư.
Ông Ed Fast nói: “ trong mục tiêu chính phủ Canada tập trung mọi nổ lực vào việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, củng cố sự thịnh vượng lâu dài thì việc quan hệ ngoại thương với thị trường các quốc gia thuộc khối Á Châu Thái Bình Dương là điều tối cần. Nó cũng giúp cho công việc bảo toàn và tăng cường mức ổn định tài chánh cho người dân Canada.
Chỉ riêng tổ chức liên doanh xuyên Thái Bình Dương (TPP:Trans-Pacific Partnership) với 12 quốc gia thành viên của ASEAN cũng đã đạt được mức tổng sản lượng nội địa (GDP:Gross Domestic Product) là 27.500 tỷ mỹ kim chiếm 38.5 % thế giới.
Ngay trong ngày đầu tiên của phiên họp thượng đỉnh Apec, thủ tướng Harper đã đạt được thỏa uớc đầu tư với thù tướng Mã Lai Mohd Najib với kinh phí trị giá 36 tỷ mỹ kim để công ty quốc doanh Mã Lai Petronas xây dựng môt nhà máy nhiên liệu lỏng tại BC và các đường ống vận chuyển. Sau đó tại thủ đô Kuala Lumpur, thủ tướng Harper cũng xác nhận một thỏa hiệp chung về các điều khoản mới thay thế thỏa ước thuế khóa năm 1976 giữa Canada và Mỹ nhằm mục đích giảm thiểu các hàng rào quan thuế cũng như khuyến khích gia tăng cán cân thương mại và đầu tư song phương . Ngoài ra, thủ tướng Harper cũng đã ký kết với Mã Lai một bảng ghi nhận chung (MOU:Memorandum of Understanding) để tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước và giúp giải quyết các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, buôn lậu người và tội phạm có tổ chức ở Đông Nam Á và xa hơn nữa. Mục đích chính là bảo đảm sự an toàn cho tất cả công dân của hai nước.Cũng nhân dịp nầy, thủ tướng Harper quyết định sửa đổi hiệp định chuyển vận giữa các hãng hàng không Canada và Malaysia nhằm vào việc phát triển kỹ nghệ hàng không để cũng như ngành du lịch dẫn đến tăng trưởng thương mại kinh tế.
Riêng tai hội nghị APEC, trong ngày bế mạc, điều không ai ngờ là hành động nâng bi quá kỹ của tổng thống Nam Dương Susilo Bambang Yudhoyono đối với tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông ta trân trọng ngỏ lời chúc mừng sinh nhật thứ 61 của Putin và ôm đàn guitar hát bài “Happy Birthday to you” để chúc mừng lãnh tụ Nga Sô. Không biết tổng thống Obama khi trông thấy cảnh nầy sẽ nghĩ sao khi mà ông rất gần gũi với nước Indonesia vì đã từng ăn học tại đó lúc ở với mẹ và ông cha ghẻ Nam Dương trong thời thơ ấu.Ngoài ra trong lúc tình hình Biển Đông đang sôi sụt và hầu hết các nước Đông Nam Á đang trông chờ sự hiện diện của Mỹ tại phiên họp như một thế quân bình với sự đe dọa của Trung Quốc và Nga Sô, thế mà con chim đầu đàn của thế giới tự do thà đánh mất uy tín trên chính trường quốc tế và quyền lợi kinh tế quốc gia đã hủy bỏ lời hứa tham dự hội nghị APEC chỉ vì chuyện đóng cửa chính phủ liên bang thì có phải là một quyết định sai lầm của Tổng Thống Obama không? Nên nhớ rằng chuyện chính phủ liên bang đóng cửa là chuyện đã xảy ra rất nhiều lần nhất là dưới thời tổng thống Ronald Reagan, Bill Clinton...
Trong phiên họp thượng đỉnh nầy, tổng thống Putin đã ký kết một thoả ước thương mại với Nam Dương trị giá trên 30 tỷ mỹ kim.
2) Kỷ niệm 250 năm bản tuyên ngôn công nhận các quyền của Thổ Dân Canada:
Nhân ngày kỷ niệm 250 năm công nhận các quyền của Thổ Dân (7/10/1763-7/10/2013),thủ tướng Stephen Harper tuyên bố như sau: “Ngày này của 250 năm về trước, những quyền của Thổ Dân đã được chính thức công nhận trong Bảng Tuyên Ngôn Hoàng Gia dưới thời Hoàng Đế George Đệ Tam. Bảng Tuyên Ngôn Hoàng Gia là tài liệu căn bản của đất nước chúng ta cũng như thể hiện mối tương quan tốt đẹp của chính phủ với các cộng đồng Thổ Dân trong công cuộc xây dựng và phát triển Canada. Trong ngày lễ kỷ niệm nầy, thật là quan trọng để chúng ta vinh danh vai trò lớn lao mà các Thổ Dân đã đóng góp trong suốt quá trình hình thành đất nước Canada tuyệt vời cho tới ngày nay. Chính phủ cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với mọi cộng đồng Thổ Dân như người Inuit, Métis trong mục tiêu phát triển chung. Điều nầy bao gồm những cuộc đối thoại đang diễn ra trên các mối liên hệ hổ tương và đất đai. Ngoài ra chính phủ cũng đang có những chương trình cụ thể trợ giúp các dịch vụ giáo dục, y tế, kinh tế, dân sinh,gia cư và nhất là quyền con người của Thổ Dân. Với nhận thức là cộng đồng Thổ Dân là thành phần tăng trưởng trẻ nhất và nhanh nhất của quốc gia, thế nên họ là một phần quan trọng cho tương lai đất nước. Nhiệm vụ của chính phủ là phải bảo đảm giới trẻ Thổ Dân nhận được nền giáo dục tốt và đào tạo kỹ năng cần thiết để có được công ăn việc làm chắc chắn và phát triển thịnh vượng” Cũng trong dịp nầy, ông Bernard Valcourt, bộ tưởng Thổ Dân Sự Vụ tuyên bố với đài truyền hình CBC là : “ chìa khóa cải cách giáo dục đầu tiên là phải thu hẹp khoảng cách biệt học tập giữa học sinh thổ dân và không phải thổ dân
3) Một cựu cảnh sát viên Edmonton tố cáo cảnh sát Edmonton tham nhũng và bạo hành:
Ông Derek Huff 37 tuổi,cựu cảnh viên Edmonton, người đã từ nhiệm sau 10 năm phục vụ ngành cảnh sát Edmonton với hồ sơ trong sạch vừa lên tiếng tố cáo hành vi tham những và bạo hành của sở cảnh sát Edmonton.
Về tham nhũng, ông Huff đã nhiều lần cố gắng trình báo công khai đề nghị để ngăn chặn nhưng ông đã thất bại.
Về bạo hành thì ba năm trước đây chính mắt ông và người bạn đồng sự Mike Furman đã chứng kiến ba cảnh sát viên mặc thường phục đánh đập tàn nhẫn một người đàn ông đang bị còng tay và đang bị thương tới độ anh ta phải kêu thét lên. Trong vụ đánh người tập thể nầy, người chủ mưu là cảnh sát viên Jack Redlick 30 tuổi cựu đấu thủ khúc côn cầu (hockey). Theo ông Huff thì nạn nhân là Kasimierz Kozina 29 tuổi bị tình nghi là buôn bán ma túy. Ông còn cho biết thêm là Kasimierz rất nhỏ con so với 3 người cảnh sát nhất là Redlick cao 1.88m và không có hành động gì gọi là khiêu khích cảnh sát.
Ngay sau đó, Kasimierz được chở tới nhà thương cấp cứu vì thương tích trầm trọng do bị ba cảnh sát viên cùng nhau đấm đá. Nhưng ba nhân viên cảnh sát nầy lại phúc trình Kasimierz đã tấn công họ trước.
Trước sự việc nầy , ông Derek Huff đã viết bài tường trình sự việc xảy ra nhưng tờ trình cứ chuyển tới chuyển lui cho tới bây giờ vẫn chưa thấy kết quả gì hết giống là có sự bao che
Chính vì những lý do trên, ông Huff quyết định từ nhiệm.
Nhân sự việc đáng tiếc nầy, dân biểu liên bang Judy Sgro và thượng nghị sĩ Grant Mitchell của đảng Tự Do sẽ tổ chức một diễn đàn về sự bắt nạt và quấy rối của ngành Cảnh Sát để nhiều người có cơ hội đóng góp và tìm giải pháp qua hình thức bàn tròn (Roundtable)mở cửa cho công chúng và báo chí.
4) Năm tù nhân kiện ban điều hành trại giam Edmonton:
Năm tù nhân ở Trung Tâm Cải Huấn Edmonton, một nhà tù liên bang an ninh tối đa đã nạp đơn kiện nhân viên bảo vệ, cai tù và chính phủ liên bang với tội danh đánh đập, hành hạ và ép buộc họ phải đánh nhau. Đơn thưa cũng nêu trường hợp một tù nhân tên Mason Montgrand bị một tù nhân khác của một băng đảng khác đâm chết trong lúc hai người được cho tắm chung với nhau vào ngày 16/8/2011 mặc dù nhân viên nhà tù biết cả hai thù nghịch nhau. Điều đáng nói là Montgrand chết trong lúc các giám thị đứng bên cạnh thản nhiên nói chuyện và cười đùa.
Trong một lời tố cáo khác, các tù nhân James Whitmore, Arafat Fatah, Terrence Naistus và Lance Regan tuyên bố họ thường bị đánh đập, hành hạ bởi các nhân viên nhà tù nhất là cai ngục Kelly Hartle, quản lý Chris Saint và giám sát Chris Spillbury.
Riêng Arafat Fatah thì than phiền là ông thường bị từ chối chế độ ăn uống tôn giáo Halal của ông. Chẳng những vậy họ còn đổ xà bông gội đầu vào thức ăn của ông và chế nhạo nguồn gốc chủng tộc của ông. Fatah đã khiếu nại nhiều lần lên ban giám đốc nhưng không ai giải quyết.
Edmonton Institution nổi tiếng là một trong những nhà tù tồi tệ nhất Canada. Năm rồi, văn phòng thanh tra các nhà tù liên bang đã nhận được 270 đơn khiếu nại từ các tù nhân ở Edmonton mà tới nay Nha Cải Huấn vẫn chưa giải quyết rõ ràng.
5) Canada mở cửa thị trường tự do sản xuất cần sa y học trị giá $1.3 tỷ:
Đúng ra thì từ năm 2011, cần sa y học đã được hợp pháp cho 37.359 người được phép xử dụng để trị bịnh đau nhức. Số lượng cần sa nầy được phát sinh từ 3 nguồn: người xử dụng tự trồng lấy, hoặc là họ ủy quyền cho người khác trồng giùm hay là họ có thể mua trực tiếp từ Bộ Y Tế Canada qua các công ty được phép trồng với giá mua là $5/gram. Theo quy định mới ban hành và sẽ được áp dụng kể từ ngày 1/4/2014, thì chính phủ lần lượt trong vòng 6 tháng như là thời gian chuyển tiếp để đình chỉ những giấy phép giao khoán cho các công ty hay tư nhân tự hoạt động tại các trang trại cần sa vì hệ thống nầy không hiệu quả, tốn kém và bị lạm dụng.
Từ con số hơn 37.000 người đựơc phép xử dụng cần sa hiện nay, Bộ Y Tế tiên đoán sẽ tăng lên gần 500.000 vào năm 2024 và tổng trị giá lên tới 1.3 tỷ gia kim.
6) Brazil cáo buộc Canada gián điệp:
Kể từ khi tên Edward Snowdon tiết lộ bí mật NSA (National Security Agency) rồi lẫn trốn sang Nga, đã có nhiều vụ rắc rối lôi thôi xảy ra giữa các nước khối tự do mà mới đây nhất là vụ Brazil tố cáo Canada đã có hành động gián điệp kỹ nghệ qua bộ Hầm Mỏ và Năng Lượng
Qua tài liệu tung ra của Snowdon thì chẳng những Canada mà Mỹ, Anh cũng nhắm mục tiêu Brazil. Nữ tổng thống Brazil Dilma đã chính thức yêu cầu Canada giải thích về những hành động gián điệp nầy. Ngoài ra ngoại trưởng Brazil, Luiz Alberto Figueiredo cũng đã triệu tập đại sứ Canada tại Rio de Janeiro tới để “bày tỏ sự phẫn nộ của chính phủ Brazil và yêu cầu giải thích” Ông Figueiredo tuyên bố trong cuộc họp báo quốc tế : “ sự phủ nhận của chính phủ Brazil về hành động nghiêm trọng và không thể chấp nhận liên quan đến chủ quyền một quốc gia, những quyền của người dân và của các công ty.
Riêng thủ tướng Stephen Harper bày tỏ mối quan tâm đặc biệt về gián điệp Canada mật tiếp xúc với các giới chức Brazil. Ông nói thêm là hai nước đang làm việc chung với nhau để giải quyết những khó khăn và giảm thiểu sự tổn hại đến việc bang giao với nhau.
7) Tối Cao Pháp Viện Canada duy trì quyền được tiếp tục xử dụng phương tiện trợ sinh (life support):
Câu chuyện bắt đầu từ lúc Hassan Rasouli một kỹ sư gốc Iran người Vancouver 61 tuổi bị hư não bộ và hôn mê tại bệnh viện Sunny Brook Toronto một thời gian dài trong tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng nên các bác sĩ đã quyết định rút ống trợ sinh măc dù vợ ông là bà Parachehr Salasel phản đối với lý do tôn giáo đạo Hồi. Và Tòa Phúc Thẩm Ontario phán quyết rằng các bác sĩ phải có được sự chấp thuận của Hội Đồng Y Khoa (HĐYK) trước khi rút ống và sau cùng HĐYK đồng ý vì bệnh nhân đã trên 59 tuổi và không còn cứu chửa được nữa.
Tối Cao Pháp Viện đã bác bỏ đơn kháng án của Tòa Phúc Thẩm về việc nầy và phán quyết là các bác sĩ không có quyền rút bỏ hệ thống trợ sinh mà không có sự đồng ý của gia đình bịnh nhân hay có quyết định thay thế. Phán quyêt của Tối Cao Pháp Viện đã được biếu quyết với tỷ lệ 5/2.
8) Khi đàn anh chơi trội, Nhật phải chi 3.1 tỷ mỹ kim để Mỹ dời căn cứ hải quân ở Okinawa tới đảo Guam:
hai bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry, bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel và hai bộ trưởng ngoại giao Nhật Bổn Fumia Kishida , bộ trưởng quốc phòng Itsunori Odonera đã cùng ký kết bảng tu chỉnh hiệp ước Guam 2009 theo đó Nhật sẽ phải trả cho Mỹ 3.1 tỷ mỹ kim là 36% tổng số chi phí mà Mỹ (8.6 tỷ mỹ kim) sẽ dời toàn bộ căn cứ hải quân Okinawa tới đảo Guam.
Trong số 47.000 binh sĩ (đa số là Thủy Quân Lục Chiến) và nhân viên Mỹ đồn trú tại Nhật thì đã có hơn phân nửa là ở Okinawa.
Theo kế hoạch di tản thì sau khi rút lui hết lực lượng ra khỏi Okinawa, Mỹ sẽ gởi phi cơ không người lái Global Hawk tới thay thế.
Theo thỏa ước 2012, Mỹ có kế hoạch rút 9.000 Thủy Quân Lục Chiến ra khỏi Okinawa chia ra 4.000 đi Guam còn 5.000 tới Hạ Uy Di và công tác luân phiên ở Úc.
Như vậy thì dân Okinawa khỏi phải xuống đường rầm rộ phản đối sự
9) Japan Airlines mua 31 chiếc Airbus A 350:
Có lẽ bị xính vính vì mấy chiếc Dreamliner Boeing 787 nên mới đây hãng hàng không Japan Airlines đã không mua máy bay hãng Boeing mà thay vào đó đã đặt mua 31 chiếc may bay Airbus A 350 của Pháp với giá 9.5 tỷ mỹ kim. Với hợp đồng mua bán nầy, Airbus đã lọt được vào một thị trường lớn mà từ 50 năm nay được xem là thánh địa của Boeing. Lý do mà JAL đặt mua máy bay Airbus thay vì Boeing là vì những trở ngại kỹ thuật của chiếc Dreamliner Boeing 787 trong suốt năm nay như chạm điện bốc khói nên JAL muốn tránh những rủi ro tai nạn cho máy bay của mình. Chính ông chủ tịch JAL Yoshiharu Ueki khi đặt bút ký hợp đồng với chủ tịch Airbus Fabrice Bregier đã tuyên bố với các phóng viên:
- Chúng tôi xin lỗi vì những rắc rối chúng tôi gây ra cho hành khách qua chiếc Boeing 787, nhưng quyết định mua máy bay được coi là tách biệt với vấn đề đó”
Ông nhắc đi nhắc lại là máy bay Airbus A 350 là loại bay xa được chọn lựa “vì nó phù hợp nhất cho nhu cầu của chúng tôi”
Ông cũng bác bỏ những lo ngại về việc huấn luyện các phi công loại máy bay mà họ chưa hề quen điều khiển mà theo ông ngay cả những chi phí và rủi ro nếu có thì đó cũng là sự lưa chọn tốt nhất.
Trong khi đó thì Boeing nói rằng “ hợp đồng mua bán giữa Airbus-JAL không làm tổn thương mối giao hảo giữa chúng tôi với JAL. Chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với JAL từ hơn 50 năm qua và chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh mối giao dịch chặt chẽ hơn”
10) Một thanh niên Việt Nam ở Garden Grove (California) bị bắt vì tội tiếp tay khủng bố:
Sinh Vinh Ngô Nguyễn 24 tuổi đã bị FBI bắt theo án lệnh Tòa Liên Bang Los Angeles vì hai tội danh tham gia tổ chức Al Quaeda và khai man sổ thông hành để tiếp trợ khủng bố quốc tế.
Sinh Vinh là người Việt Nam sinh đẻ tại Mỹ, gốc Công Giáo nhưng cách nay hai năm đã cải đạo thành Hồi Giáo với tên là Hassan Abu Omar Ghannuom, có bằng hành nghề bảo vệ an ninh.
Sinh Vinh bị bắt tại Santa Ana khi định lên chuyến xe bus đi Mexico.
Giới chức điều tra cho biết Sinh Vinh dự định trở thành người lính bộ binh cho nhóm khủng bố và đã từng sang Syria qua ngỏ Lebanon. Vào tháng Giêng, Ghannoum viết: “Tôi đang làm tốt ở Syria. Có một vụ nổ ở đây thật đúng nghĩa của nó”. Bản cáo trạng dài 4 trang buộc tội Nguyễn dự định hoạt động dưới sự chỉ đạo của Al Qaeda nhưng không cung cấp chi tiết về hành động khủng bố. Theo báo Orange County Register thì Nguyễn đã sang Syria vào tháng Chạp sau khi nghe tin có nội chiến ở đó. Nguyễn Ngọc Minh, chị của Sinh Vinh nói rằng : “Cậu ta nói muốn bảo vệ những người anh em. Cậu ấy muốn giúp đỡ người khác”. Nguyễn hiện ở với cha mẹ và bốn anh chị em tại Garden Grove. Sinh Vinh còn một người anh nữa ở Navada và là quân nhân quân đội Mỹ.
Từ trước tới nay, mỗi khi chúng ta đi máy bay thì thấy an ninh phi trường luôn kiểm soát nghiêm nhặt dân Trung Đông háy Á Rập Hồi Giáo mà hầu như không quan tâm tới dân Á Đông trong đó có Việt Nam. Cho tới nay thì sau sự kiện Sinh Vinh nầy, có lẽ họ cũng “để mắt xanh” tới Việt Nam chúng ta rồi đó.
11) Canada trao bằng công dân danh dự cho nữ anh thư Malala Yousafzai:
Giải Nobel hòa bình năm nay đã được Ủy Ban Na Uy “ban phát” cho Ủy Ban Thanh Tra Vũ Khí Hóa Học tại Syria. Quyết định nầy đã gây ngạc nhiên và sự phản đối của dư luân thế giới vì ai cũng nghĩ rằng giải thưởng cao quý nầy sẽ phải trao tăng cho cô bé Pakistan Malala Yousafzai, một cô bé mới 14 tuổi mà đã hiên ngang đứng lên chống lại cả một hệ thống khủng bố sắt máu của đám Taliban để tranh đấu cho quyền bình đẳng phụ nữ và quyền bình đẳng giáo dục ngay trên một đất nước Hồi Giáo có truyền thống xem thường phụ nữ và trẻ em. Hậu quả là em bị chúng chận đường bắn dập xương vai và nặng nhất là một viên đạn nằm ngay trong sọ. Nhưng may mắn là em được chính phủ Anh đưa gấp sang Anh điều trị và phép lạ kỳ diệu là em còn sống sót để tiếp tục đấu tranh cho tới nay.
Mặc dù tình thần dấn thân đấu tranh cho chính nghĩa, lẽ phải, công bằng của em Malala vì lý do chính trị nào đó đã không được Ủy ban xét giải Nobel Na Uy nhìn thấy nhưng mọi người yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới trong đó có Canada đều ghi nhận và vinh danh em. Điển hình là Canada đã công bố trao bằng công dân danh dự Canada cho Malala Yousafzai. Malala được danh dư nầy chung với các chính khách lãnh tụ nổi danh đã dũng cảm đấu tranh cho nhân quyền tư do như ông Nelson Mandela cựu tổng thống Nam Phi và bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện. Thủ tướng Stephen Harper nói:"Cô Malala đã can đảm trực diện với bạo tàn và áp bức để nói mạnh dạn quyền phụ nữ và trẻ em thay cho những người đang im lặng "
Nguyên Trần
No comments:
Post a Comment