31 July 2013

Tin buồn

Xin thông báo cùng toàn thể quý đồng môn:

Giáo Sư
NGUYỄN QUANG QUÝNH
 
Nguyên Giáo Sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
và Đại Học Luật Khoa - Saigòn

đã mệnh chung ngày 24 tháng 7 năm 2013
tại Stockton - California.
(nhằm ngày 17 tháng 6 năm Quý Tỵ)
Hưởng thọ 92 tuổi.
*
Linh cửu quàn tại: OAK HILL MEMORIAL PARK
300 Curtner Ave, San Jose, CA 95125
                             Tel: (408) 297-2447
**
Chương Trình Tang Lễ:

- Thứ Sáu 2 tháng 8, 2013:
* 10:00 AM: Lễ phát tang
     * 11:00 AM - 4:00 PM: Thăm viếng
     * 6:00 PM - 8:00 PM: Thăm viếng
- Thứ Bảy 3 tháng 8, 2013: 
* 11:00 AM - 1:00 PM: Thăm viếng
* 1:00 PM - 3:00 PM: Lể hoả táng
_________________
(Người đưa tin: Nguyễn Văn Sáu)

30 July 2013

Trí Nhớ Của Việt Kiều

Trần Mộng Lâm

Đúng ra đây là thái độ chọn lưa của đám người không muốn nhắc đền những đau thương mất mát chung, kể cà của chính họ....để dễ có lý do hưởng thụ trước nỗi đau của đồng bào còn sống tại quê nhà...ví trí nhớ họ rất tốt, họ rất khôn...khôn tới mức làm như đã quên, thậm chí còn đón gió trở cờ vì nhìn xa thấy rộng lợi danh chờ đón họ..thật ra chẳng quên....

Bây giờ, sau nhiều năm định cư, tình hình tài chánh đã cho phép người ta đi du lịch, hay trở về Việt Nam thăm quê hương, quên hẳn thời gian trước đây, còn gian nan khi mới mất nước, tháng tư năm 1975.
Bây giờ, người ta không muốn nhớ tới thời gian còn ở trong trại tỵ nạn, áo thung, quần xà lỏn, sắp hàng nhận từng thùng mì, hay một vài nhu yếu phẩm mà các cơ quan của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc phân phối cho các thuyền nhân ở Mã Lai hay Thái Lan, Hồng Kông.
Bây giờ, với thông hành của Mỹ, Pháp, Canada, người ta thấy mình sang trọng hẳn lên. Những điều nhận xét trên đây không đúng với toàn thể những người tỵ nạn, đã một thời là những thuyền nhân, hay nếu may mắn hơn, được ra nước ngoài ngay khi mất nước năm 1975. Tuy nhiên, nhận xét trên không phải là sai đối với một số rất đông.
Thực ra, nếu không nằm trong số này, thì người ta đã không đặt chân trở lại Việt Nam để ăn chơi hay làm ăn, chứ không phải vì thăm nom cha mẹ già nua.
Trí nhớ, theo các nhà khoa học, cần có một giai đoạn tiếp nhận, tồn trữ, và sau cùng, nhớ lại. Não bộ cũng chia ra từng vùng, có vùng cho trí nhớ ngắn hạn, cũng có vùng cho trí nhớ dài hạn.
Lại còn trí nhớ lien quan đến văn hóa, trí thông minh, nguồn gốc.
Nhưng cũng có loại trí nhớ dành cho những biến cố đặc biệt trong đời mỗi con người. Nếu là những điều không tốt đẹp, thì trí nhớ này rất phù du. Tôi xin đơn cử một trường hợp mới đây, BBT một Kỷ Yếu của một nhóm cựu học sinh một trường tăm tiếng ở Việt Nam nhận được một bài viết của một thành viên viết về thế hệ những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Hai cuộc chiến tranh, hai lần di cư.
Trại tỵ nạn

Người viết chỉ muốn nhắc lại than phận của những người mất nước vì họa CS , tại sao có sự hiện diện của họ tản mát trên khắp các nơi trên thế giới, với mục đích cho cháu con sau này nếu có dịp đọc Kỷ Yếu của mình và các bạn,hiểu được nỗi gian nan của thế hệ cha ông.
 Bài viết đã bị một thành viên trong BBT phản đối kịch liệt, cấm đoá:
Muốn cho con cháu hiểu nguồn gốc tỵ nạn của mình, thì về nhà viết gia phả đi.

Thì ra, viết kỷ yếu, mà viết về than phận mất nước của mình, cũng không được hoan nghênh , Có lẽ làm bạn bè mất hứng. Người ta chỉ thích các kỷ niệm đẹp, những cái vui, những no đủ rượu bia, những hình ảnh du lịch mũ áo xênh sang, thăm Tầu, viếng Nga, hay ít ra thì cũng Vịnh Hạ Long..
Bài viết này không chủ ý công kích một ai hết, mà chỉ để nói lên một sự kiện, là hiện nay tại hải ngoại, gió đã xoay chiều. Người ta sợ nói chuyện chính trị, người ta sợ chào cờ, người ta không thích nói tới tranh đấu, dù là tranh đấu cho những gì mà họ đã được hưởng, trong khi người ở trong nước không có được.

Hải ngoại đã e dè như vật, trách chi người trong nước !!
Trại tỵ nạn

Tổ Quốc Lâm Nguy, Chúng Ta Còn Mê Muội Đến Bao Giờ ??
 Một người bạn cũ viết cho tôi: “Tại sao anh chống Cộng một cách quá khích đến thế? Trước hiểm họa mất nước về tay Trung Công, tôi nghĩ mọi người Việt Nam đều phải gác thù riêng, để đoàn kết chống ngoại xâm”.
Tôi nghĩ người bạn của tôi muốn khuyên tôi không nên chống phá, làm suy yếu, mà trái lại phải  hòa hợp, hòa giải với đảng, chính phủ đang cầm quyền tại Việt Nam, để tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc,  chống lại bọn xâm lược Bắc Kinh.
Tôi xin cám ơn lời khuyên của bạn, nhung xin trả lời một cách chân thành rằng: nếu bạn tin rằng cái đảng ấy, cái chính phủ ấy còn nghĩ tới Việt Nam, thì bạn có thể có lý. Ngày xưa, đức Trần Hưng Đạo đã bỏ thù nhà để trả nợ nước, việc đó sử sách còn ghi.
 Tuy nhiên, có những lý do để chúng ta không thể nào ngưng việc chống đối . Những lý do đó là:
1) Trước 1975, Phạm Văn Đồng đã ký công hàm bán nước cắt biển dâng cho Trung Cộng..
2) Sau khi nắm chính quyền, các nhà cầm quyền Việt Nam dưới sự chỉ đạo của đảng Công Sản đã ký các hiệp ước về biên giới cắt đất cho ngoại bang.
3) Người Trung Hoa được phép nhập nội đi từ Bắc vào Nam không cần xin phép, lập gia đình, lấy vợ, lấy chồng, đẻ con không bị chi phối bởi một đạo luật nào về Di Trú.
4) Các công ty trung Cộng được quyền khai thác các tài nguyên nằm trong lòng đất nướcViệt Nam.
5) Các người dân Việt Nam muốn phản đối chính sách xâm lược của Bắc Kinh, đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam thì bị giam cần, hành hạ, kỳ thị, tuy họ chẳng phạm một tội ác nào.
Ngần ấy việc đủ khiến một người thông minh bình thường cũng nhận ra rằng: Đảng CS và nhà nước Việt Nam đã bị Bắc Kinh mua rồi. Đảng CS VN đã phạm phải một sai lầm là dưa vào sức mạnh của Bắc Kinh để chiến thắng. Nay họ không sao có thể thoát được sự chi phối của đảng CS Trung Hoa. Một câu hỏi nữa được đặt ra là trong số những đảng viên cao cấp của đảng CS Việt Nam, có bao nhiêu người làm việc cho đảng CS Trung Hoa, có bao nhiêu người là người gốc Trung Hoa hay là người Trung Hoa thuần túy, vì một người Trung Hoa, học và nói tiếng Việt thành thạo (Việc này đâu có khó gì), thì không ai có thể phân biệt ai là người Việt, ai là người Tầu.

Vậy thì chúng ta không thể mãi mãi mê muội để nghĩ đến sự hòa hợp, hòa giải với bọn người đó.
Hỡi những ai còn cho rằng mình là con rồng, cháu tiên, còn coi mình là người Việt Nam, chúng ta chỉ còn một con đường để cứu nước, là tiêu diệt cái “Đảng và Nhà Nuớc” đó đi.
Vấn đề không phải là chống Cộng, là quá khích.
Vấn đề là phải cứu NướcViệt Nam, dân tộc Việt Nam.

Không còn con đường nào khác, chúng ta đang ở giờ thứ 25.
Hỡi các người Việt Nam, ở trong nước, ở ngoài nước, ở trong đảng Cộng Sản, hay ở ngoài đảng Cộng Sản ( Vì ở trong đảng CS, cũng còn có những cá nhân chưa bán mình cho quỷ) trong ngành Công An, trong quân đội, trí thức hay thường dân, nông dân, công nhân, xin mọi người nhớ kỹ một điều : Tổ Quốc đang lâm nguy, chúng ta còn mê muội đến bao giờ ??
"When you cannot defend freedom through peaceful means, you have to use arms to fight..." Marek Edelman
Trần Mộng Lâm


Trí thức Việt Nam tại Pháp đưa kiến nghị về vụ Điếu Cày tuyệt thực

Trọng Thành

Chiều ngày 29/07/2013, một nhóm các nhân sĩ trí thức Việt Kiều tại Pháp đã tới tòa đại sứ Việt Nam ở Paris để đề nghị cơ quan này chuyển về nước « Yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày (tức ông Nguyễn Văn Hải) ». Vụ người tù lương tâm Nguyễn Văn Hải, hiện đang bị giam tại Nghệ An, tuyệt thực đã gần 40 ngày, được công luận khắp nơi quan tâm.

Trả lời RFI Việt ngữ, Giáo sư vật lý học Phạm Xuân Yêm, một thành viên trong nhóm nhân sĩ trí thức tới đại sứ quán Việt Nam thuật lại sự kiện này và giải thích lý do vì sao ông đã ký tên và tham gia vào đoàn chuyển đề nghị nói trên.

GS Phạm Xuân Yêm :
"15 giờ hôm nay, ngày thứ Hai, 29/07, chúng tôi khoảng 10 người, phần lớn là nhà khoa học, chúng tôi đến tòa đại sứ. Chúng tôi là những người sống ở bên Pháp, ký tên vào những bản yêu cầu đó, để góp phần vào với những nhân sĩ ở trong nước, để làm thế nào để thông điệp này đến được sớm nhất với chính quyền, để chính quyền nhanh chóng giải quyết gấp rút sinh mạng của một con người yêu nước.

Những người đã ký tên vào bản Yêu cầu chính quyền xử lý đối với vụ blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, xử lý để đừng cho ông ấy tuyệt thực, như vậy thì có những hậu quả khôn lường, nếu có những mệnh hệ nào. (…) để cho người ta phải tuyệt thực vì người ta thấy là tuyệt vọng rồi.

Mà ông ấy có cái tội tình gì, ngoài cái chuyện cảnh báo cái âm mưu của Trung Quốc, mà chính ông Chủ tịch và chính quyền cũng đã nói thấp thoáng những chuyện đó rồi, mà tại sao lại bắt bớ ông ấy, để ông ấy phải tuyệt thực để phản đối cái chuyện này? Đấy là mục đích của những người Việt kiều sống ở bên Pháp hôm nay đưa lên tòa đại sứ yêu cầu mà mạng bô xít đã đăng lên.

Trong cái yêu cầu đó, việc đầu tiên chúng tôi muốn nhấn mạnh là ông Điếu Cày không có việc gì gọi là chống đối lật đổ chính quyền, mà chính quyền lại bắt tội ông ấy như vậy, mà ông ấy chỉ nói lên tiếng nói của một người yêu nước đứng trước hiểm họa xâm nhập mềm của Trung Quốc, nhất là về Biển Đông, về bô xít Tây Nguyên, về thực phẩm an toàn, đủ các thứ… mà chính quyền (trong hành động của mình) không gây lại được cho nhân dân lòng tin (họ) là người yêu nước.

Thứ hai nữa, Việt Nam hiện nay đang là ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ, rõ ràng đây là một xâm phạm nhân quyền đối với nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối với ông Điếu Cày, và còn hàng mấy trăm blogger nữa, họ không có quyền tự do nói lên ý kiến của mình thội. Chứ họ cũng không nói gì khác.

Thứ ba là được lòng dân, thì được tất cả, như là trong cuốn sách của ông Nguyễn Huệ Chi, ông ấy nói về văn học cổ, cận đại Việt Nam, ở trang 666. Nói về vụ ông Lê Lợi (Lê Thái Tổ), với sự hợp tác của những trí thức, đặc biệt là ông Nguyễn Trãi, để mà trong vòng có 20 năm, chống lại được sự đô hộ của nhà Minh. Được lòng dân như vậy! Tôi mong rằng chính quyền, những ông nắm quyền trong Bộ Chính trị, và kể cả trong Ủy ban trung ương, các vị để dành một chút thời gian đọc lại lịch sử, về vụ Lê Lợi được lòng dân như thế nào, mà đi từ một nước nô lệ, giải phóng được, mong rằng (chính quyền) có một thái độ rõ ràng hơn đối với Trung Quốc.

Chúng tôi mong là làm thế nào thông điệp này đến được chính quyền, bằng nhiều cách càng tốt. Thời buổi internet này, chúng tôi thấy có bổn phận phải báo động đến tòa đại sứ, là người đại diện của chính quyền ở bên Pháp, thì lẽ rất tự nhiên là chúng tôi đưa đến, để mong họ tiếp nhận và chuyển ngay về chính quyền trong nước. Chúng tôi muốn báo động việc này, vì ông Điếu Cày tuyệt thực đến một tháng giời. Sinh mạng ông ấy như ngọn đèn trước gió. Tiếng nói của lương tâm thôi, thấy một người yêu nước trong một hoàn cảnh bi đát như thế này, làm sao mà có thể thờ ơ được ? Làm sao mà có thể vô cảm được ?

Thế thì họ bảo rằng, hôm nay bất thình lình họ không dám nhận. Họ bảo thôi thì cứ để trong hộp thư. Và họ hứa rằng là họ sẽ chuyển. Chúng tôi tin họ sẽ làm như họ đã hứa với chúng tôi."
Vụ ông Nguyễn Văn Hải tuyệt thực trong tù để phản đối các hành động đàn áp của chính quyền, mới chỉ được biết đến vào trung tuần tháng 6/2013 sau khi được nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một bạn tù, thông báo ra ngoài. Kể từ đó đến nay, bất chấp việc gia đình và thân hữu ông Hải liên tục yêu cầu, chính quyền không có biện pháp nào để làm sáng tỏ tình hình này. Chỉ một lần duy nhất, ngày 22/07/2013, con trai của ông Nguyễn Văn Hải được cho phép vào gặp bố trong vòng 5 phút, sau đó anh Nguyễn Trí Dũng thuật lại rằng sức khỏe ông rất yếu.

Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải được coi là một trong những nhà báo công dân đi đầu trong việc cất lên tiếng nói chỉ trích chính quyền trong một loạt các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, dân chủ, môi trường… Cuối năm 2012, ông bị tòa phúc thẩm Việt Nam y án 12 năm tù giam, 5 năm quản chế.

Trước nguy cơ tính mạng Điếu Cày bị đe dọa, cuối tuần trước, các nhân sĩ trí thức Việt Nam đã công bố trên mạng boxitvn.net yêu cầu các lãnh đạo Việt Nam có biện pháp giải quyết khẩn cấp việc này. Cho đến ngày Chủ nhật, 28/07, và cũng là ngày đóng mục ký tên, bản yêu cầu này đã nhận được chữ ký của hơn 600 người, sống tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng.

Cũng liên quan đến ông Nguyễn Văn Hải, ngày 29/07/2013 lần đầu tiên một tờ báo của Nhà nước Việt Nam, tờ Công an Nhân dân, có bài viết « Lật tẩy ‘‘chiêu tuyệt thực’’ của Nguyễn Văn Hải », để phản bác việc ông Hải tuyệt thực là có thật.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn RFI hôm qua, bà Dương Thị Tân, thân nhân ông Nguyễn Văn Hải cho biết : «Hôm nay đã bước sang ngày thứ 37» mà chính quyền chưa hề «ra một thông báo rõ ràng» về chuyện này, cho dù bà đã gõ cửa một loạt các cơ quan tư pháp và công an tại Vinh và Hà Nội. (RFI Tiếng Việt)

Hà Nội hãy trả tự do cho Blogger Điếu Cầy

để khỏi mang tội nối giáo cho bọn Bắc Kinh xâm lược!


29 July 2013

Tin đáng chú ý

 Số nhà bán được ở Mỹ gia tăng lên đến mức cao nhất trong vòng 5 năm qua

Washington D.C.: Theo những thống kê vừa được công bố, số nhà bán được ở Hoa Kỳ trong tháng sáu năm 2013, đã gia tăng lên đến mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, một dấu hiệu cho thấy là nền kỹ nghệ địa ốc ở Mỹ đã phát triển mạnh.

Theo bản công bố của bộ thương mại Hoa Kỳ, số nhà bán được trong tháng 6 gia tăng 8.3 phần trăm, và ở mức 497 ngàn căn, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2008 cho đến nay.

Số nhà bán được gia tăng 38 phần trăm trong vòng 1 năm.

Theo ông Jonathan Basile, kinh tế gia của ngân hàng Credit Suisse thì một khi số công ăn việc làm gia tăng, sẽ làm cho nền kỹ nghệ nhà cửa tiến triển mạnh mẽ hơn nữa. Trong khi sự gia tăng của nền kỹ nghệ địa ốc, cũng kéo theo sự gia tăng của số công ăn việc làm ở xứ này. Theo hiệp hội các nhà xây cất Hoa Kỳ thì một căn nhà mới xây, sẽ giúp tạo ba công ăn việc làm mới và giúp chính quyền thu thêm 90 ngàn Mỹ kim tiền thuế.

Mức lãi xuất nợ nhà ở Hoa Kỳ cũng trên đà gia tăng: mức lãi xuất nợ 30 năm cố định hiện đã lên đến mức 4.37 phần trăm.

Số nhà bị ngân hàng xiết không còn nhiều

New York (Theo CBS Marketwatch): Số nhà bị ngân hàng xiết nợ (foreclosures) đã giảm mạnh trong năm 2012, tuy nhiên tại nhiều tiểu bang thì số nhà bị xiết chưa bán được vẫn ở mức cao.

Trong tháng 5 vừa qua, trên 50 ngàn căn nhà ở Mỹ bị ngân hàng xiết nợ, gia tăng 3.5 phần trăm so với số nhà bị xiết trong tháng 4 trước đó, nhưng lại giảm 27 phần trăm, tính theo một năm trước đó.

Những món nợ mua nhà xấu đã giảm dần, trong khi số nợ nhà mới với những tín dụng tốt đã dần dần trở lại.

Tiểu bang có nhiều nhà bị xiết nhất là tiểu bang Florida, với tỷ lệ số nhà bị xiết được ngân hàng rao bán ở mức 8.8 phần trăm, cao gấp ba lần tỷ lệ nhà bị xiết trên toàn quốc. (Thời Báo Tor.)

28 July 2013

Cuối Dòng Trăn Trở, thơ

Dạo:
       Lang thang gần đất xa trời,
Cuối dòng trăn trở, tiếng cười lạnh căm.


                         **

Cuối Dòng Trăn Trở

Đêm nghe vẳng tiếng trời xa réo gọi,
Ánh đèn mờ, trơ trọi tách trà vơi.
Môi nhăn nheo lúng búng hạt kinh rời,
Bài ca vắt cạn lời không chịu tắt.

Nỗi buồn quen giấu mặt
Gặm mảnh hồn què quặt đến tang thương.
Xót xa quên con phố mất tên đường,
Se sắt nhớ mùi hương mưa nắng cũ.

Cây nghiệp chướng lại đâm chồi trổ nụ,
Xốn xang nhìn tô cháo lú còn nguyên.
Bao năm qua tội nghiệt vẫn chưa đền,
Thân mang nặng kiếp thiên thần gãy cánh.

Vân vê vành tai lạnh,
Mẩu thuốc tàn, khói đặc quánh vàng tay.
Tiếng chuông chiều lành lạnh, mắt cay cay,
Gió âm phủ lay lay tờ nắng cuối.

Vở kịch đời gian dối,
Hạnh phúc hờ múa rối trêu ngươi.
Cơn đau đớn rã rời,
Chợt chua chát bật cười thay tiếng khóc.

Quá khứ nhạt, kỷ niệm còi nheo nhóc,
Bám theo người lăn lóc nhặt oan khiên.
Trăng héo úa tật nguyền,
Thui thủi ngoài hiên treo ảo vọng.

Đất mồ xưa lạnh cóng,
Hồn không nhà lọng cọng bước tìm nhau.
Câu thơ vay ngâm mãi đến bạc màu,   
Ai biết được kiếp sau còn có thực ?

Tâm sự ứa tràn lan đau giấy mực,
Gối chăn thừa buồn bực trách đèn khuya.
Gặp một lần rồi mãi mãi cách chia,
Nẻo thương nhớ, mộ bia hoài như mới.

Bình minh đến chỉ để chờ đêm tới,
Và xuân sang cũng để đợi đông về.
Chốn dương trần lầm giong ruổi chán chê,
Ngoảnh mặt lại, bóng quê nhà xa lắc.

Gương soi nửa mặt,
Bần thần tưởng gặp người quen.
Thờ thẫn vạch đêm đen,
Bơ vơ một ánh đèn le lói.

Cành cây khô tập nói,
Chuyện thiên thu dở dói thêm phiền.
Trót bập bềnh trong chuỗi mộng triền miên,
Nên lận đận giấc điên dài không tỉnh.

                    **

Gió phượng lắng, vạt nắng hè lính quýnh,
Con ve già buồn tính chuyện trăm năm.
Giây phút cuối nhọc nhằn,
Day dứt mãi lời ăn năn chưa trọn.

    Trần Văn Lương
    Cali, 7/2013

27 July 2013

Chuyến công du của Trương Tấn Sang

Vẫn thế thôi! 
Lê Diễn Đức
Chuyến công du của chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua Hoa kỳ như tôi đã dự đoán, chẳng có gì đột phá, nếu không nói là một sự thất bại về ngoại giao.

Diễn biến của chuyến đi cho thấy, dù chính thức Tổng thống Barack Obama mời qua, nhưng việc qua Mỹ xem ra do phía Việt Nam chủ động, muốn qua gấp để chuyển một số thông điệp cần thiết sau chuyến triều kiến tại Bắc Kinh.

Khi chiếc chuyên cơ từ Việt Nam tới sân bay quân sự Adrew tại Washington DC vào ngày 23/7, ra đón tay tại sân bay chỉ có đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Sheare. Không thấy một thủ tục lễ nghi nào dành cho nguyên thủ quốc gia, không một ai thuộc hàng tầm cỡ từ phía Hoa Kỳ, chỉ có đại diện Vụ Lễ Tân , Bộ Ngoại giao, tôi cứ nghĩ thông thường ở nước Mỹ có lẽ sẽ thực hiện nghi thức đó tại Nhà Trắng.

Thế nhưng vào sáng ngày 25/7, lễ nghi đón nguyên thủ quốc gia tại Nhà Trắng cũng không xảy ra. Tổng thống Barack Obama tiếp vội vã trong khoảng 30 phút, không dùng bữa cơm trưa làm việc, cũng không có đại yến mời nguyên thủ quốc gia, mặc dù buổi chiều tối Tổng Thống Barack Obama đã từ Florida trở về.

Như vậy, có thể nói rằng, ông Trương Tấn Sang đã không được đón tiếp theo nghi lễ cấp nhà nước, thậm chí người đón ông vào Nhà Trắng để giới thiệu với Tổng thống Obama là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người của Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/7.

Những lời phát biểu qua lại của ông Trương Tấn Sang và John Kerry trong bữa ăn trưa chẳng có gì mới mẻ. Về phía ông Kerry chẳng qua là nhắc lại những gì mà người tiền nhiệm Hillary Clinton đã từng nói vào những dịp khác, từ việc tìm kiếm người Mỹ mất tích đến thay đổi của Việt Nam sau hiệp định thương mại Việt Mỹ, hay đàm phán tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hy vọng kết thúc vào cuối năm nay.

Mặc dù Liên minh các tổ chức bảo vệ lao động ở Hoa Kỳ cũng kêu gọi Mỹ ngưng lại vòng đàm phán TPP với Việt Nam cho đến khi nào Việt Nam chứng tỏ sự tuân thủ những chuẩn mực lao động cần  có, đại diện thương mại Hoa Kỳ, ông Michael Froman nói Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách và đáp ứng  được mọi tiêu chuẩn của TPP.

Tất cả đều là ngôn ngữ ngoại giao, vẫn còn bỏ ngỏ đấy những… hy vọng. Lời nói đẹp không bị đóng thuế và vô hại. Bởi vì vẫn phụ thuộc vào quốc hội Mỹ, nơi có nhiều dân biểu chỉ trích Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi gắn liền nó kết sự chuẩn thuận. Vấn đề bán vũ khi sát thương cho Việt Nam lại càng khó khăn hơn. Có nghĩa rắng, mục tiêu trọng tâm của chuyến đi chẳng có gì tiến triển.

Ông Trương Tấn Sang nói trong chính sách đối ngoại xem Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu có vẻ không thành thật. Những phê phán, chỉ trích, những ồn ào trong các ngày lễ “chiến thắng đế quốc Mỹ”, báo chí truyền thông chính thống vẫn nhắm tới Mỹ như là “thế lực thù địch”. Được quan tâm hàng đầu chắc lẽ là như vậy.

Tóm lại, chuyến công du của TrươngTấn Sang cuối cùng chỉ là sự thăm viếng xã giao miễn cưỡng, ngắn ngủi và nhạt nhẽo, không hề đạt được điều gì cụ thể.

Rõ ràng, vẫn tồn tại sự khác biệt lớn và độ tin cậy còn mong manh giữa hai nhà nước, hai hệ thống chính trị, một bên là dân chủ, tự do, một bên là độc tài toàn trị. Bất kỳ hợp tác nào trong bối cảnh này cũng chỉ dừng lại ở mức độ hai bên cùng có lợi, khó có thể đạt tới mức đồng minh thân thiện.

Tập đoàn lãnh đạo Việt Nam đang ở trong thế kẹt. Muốn hay không, chơi với Trung Cộng trong chính sách phò Tàu giữ đảng, Việt Nam đã có quá nhiều bài học cay đắng trong lịch sử về sự tráo trở, lật lọng. Giữ đảng trong thế chư hầu, nhưng có thể sẽ đến lúc đảng cũng chẳng giữ nổi cái thế chư hầu nữa mà thực sự là sẽ lệ thuộc tới mức nô lệ. Cuộc xâm lược mềm, khuynh loát kinh tế trên lãnh thổ đã nằm trong âm mưu thâm hiểm như vậy. Còn Hoàng Sa đương nhiên đã bị xâm chiếm từ năm 1974 và được Hán hoá 100%. Một phần Trường Sa bị xâm lược từ năm 1988 và những đảo còn lại cũng nằm trong lộ trình thôn tính, vấn đề chỉ còn là thời gian mà thôi. Toàn bộ lãnh hải bao bọc khu vực Hoàng – Trường Sa đều bị Tàu không chế, ngang ngược bắt giữ, đánh phá ngư dân Việt Nam.

Giữ đảng để bảo tồn chế độ sẽ có nguy cơ đẩy đất nước vào tình trạng bị Hán hoá, còn ôm chân Tàu sẽ đẩy tập đoàn Hà Nội tới sự bị chi phối toàn diện bởi Trung Cộng.

Hoa Kỳ cần Việt Nam trong mục tiêu chuyển hướng chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương và kìm chân Trung Cộng, nhưng Việt Nam không phải là tất cả để có thể đổi chác. Không có Việt nam, tại vùng biển Bắc Á và biển Đông, Hoa Kỳ đang có những đồng minh thân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, xa hơn là Australia, New Zealand, Indonesia và trong vùng tranh chấp có Philippines, Singapore…

Để thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, Việt Nam không thể là một nhà nước độc tài. Nếu có sự mong muốn ấy từ phía Việt Nam, chỉ có thể là sự giả dối, láu cá. Không thể trở thành bè bạn hay đồng minh được khi có quá nhiều “khác biệt” về các giá trị dân chủ và nhân quyền. Mà thực ra sự “khác biệt” sống sượng, khiên cưỡng ấy là do quan điểm của chủ nghĩa độc tài, phi dân chủ mà ra.

Giá trị của nhân quyền ở mọi nơi, với mọi chủng tộc, màu da là như nhau. Giá trị của nó là phổ quát, không thể có nhân quyền kiểu Mỹ, kiểu Thụy Điển hay kiểu Việt Nam.

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“. Đó là mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776 và đã được Hồ Chí Minh đưa vào Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngày 2/9/1945. Người Việt hay người Mỹ đều có những quyền ngang nhau.

© 2013 Lê Diễn Đức – RFA Blog

Ảnh đẹp Hương Kiều Loan


Hoa Kỳ kín đáo bố trí lực lượng quanh Biển Đông

Bắt đầu từ ngày mai, 22/07/2013, Phó Tổng thong Mỹ Joe Biden lên đường công du Châu Á với hai chặng dừng chính là Ấn Độ và Singapore. Nhà Trắng Mỹ không hề che giấu, mục tiêu chuyến đi lần này của ông Joe Biden còn nhằm khẳng định lại quyết tâm « xoay trục » sang Châu Á của chính quyền Obama.(Tàu cận chiến duyên hải USS Independence của Mỹ (nguồn: www.navy.mil)

Chặng ghé Singapore của Phó Tổng thống Biden không phải là ngẫu nhiên vì quốc gia Đông Nam Á này, cùng với Philippines, đang càng lúc càng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống bố trí lực lượng của Mỹ quanh Biển Đông, nhằm dự phòng mọi bất trắc đến từ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng với việc Trung Quốc công khai đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích, và càng lúc càng tung thêm lực lượng quân sự và bán quân sự đi tuần tra trong khu vực để áp đặt yêu sách chủ quyền, sắn sàng dùng võ lực xua đuổi, sách nhiễu tàu thuyền các nước khác tại những nơi mà Bắc Kinh cho là của Trung Quốc.

Freedom trong đội hình tàu chiến Hạm đội 7

Về bề nổi, các cuộc thảo luận của Phó Tổng thống Mỹ với ba lãnh đạo Singapore cao cấp nhất - Tổng thống Tony Tan Keng Yam, Thủ tướng Lý Hiển Long và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu – sẽ đề cập đến tình hình Biển Đông và nỗ lực của khối ASEAN- mà Singapore là một thành viên quan trọng - muốn tiến tới một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc nhằm ngăn ngừa xung đột.

Trọng tâm này đã được chính ông Biden gợi lên hôm 18/07 vừa qua,khi Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc và ASEAN đẩy mạnh đàm phán trên trên các quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Tuy nhiên, ngoài hoạt động ngoại giao trên đây, chuyến thăm Singapore của nhân vật lãnh đạo số hai Hoa Kỳ còn có một mục tiêu khác không được quảng bá rộng rãi. Đó là thị sát việc tái bố trí lực lượng quân sự Mỹ trong khuôn khổ chiến lược xoay trục qua Châu Á đã được chính quyền Obama quyết định và đang từng bước thực hiện, với Biển Đông được xem là một trọng tâm.

Theo một quan chức Mỹ cao cấp xin giấu tên, tại Singapore, Phó Tổng thống Biden sẽ ghé thăm một căn cứ hải quân Mỹ và chiến hạm USS Freedom, một chiếc tàu chiến thế hệ mới nhất vừa được Mỹ triển khai tại vùng Biển Đông, đặt bản doanh tại Singapore. Đây là chiếc tầu cận chiến duyên hải LCS (Littoral Combat Ship) đầu tiên trong số 4 chiến hạm mà Hoa Kỳ đã quyết định cử đến hoạt động trong khu vực.

LSC Freedom

Vừa đến Đông Nam Á vào tháng Tư vừa qua, chiếc USS Freedom đã bắt đầu tham gia tập trận với các đối tác của Mỹ trong vùng – mà cụ thể là với Malaysia - để thích nghi với địa bàn hoạt động, tăng cường hiệu năng chiến đấu khi cần thiết.
Trên trang mạng của tờ báo Philippine Daily Inquirer ngày 18/07/2013, nhà báo Bernie Lopez đã nêu bật hỏa lực hùng hậu và tính chất cực kỳ hiện đại và linh hoạt của loại chiến hạm đời mới này của Mỹ, hầu như có thể thay thế các loại khu trục hạm và tuần dương hạm lớn hơn nhưng di chuyển chậm hơn.

Đây là loại vũ khí được cho là có khả năng đối phó hữu hiệu với chiến lược chống tiếp cận được Trung Quốc áp dụng, và không phải là ngẫu nhiên mà ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã thuyết phục được Singapore cho sử dụng cảng tại chỗ để làm bản doanh cho loại chiến hạm này, sẽ chủ yếu hoạt động tại vùng Biển Đông.

Ngoài Singapore, Mỹ cũng đang đàm phán với Manila để cho tàu chiến và phi cơ của hạm đội Thái Bình Dương được dễ dàng ra vào và lưu lại các căn cứ quân sự, hải cảng và sân bay trên lãnh thổ Philippines. Mục tiêu của Hoa Kỳ được cho là không phải sử dụng bất kỳ cơ sở nào, mà chủ yếu là các căn cứ nhìn ra Biển Đông, chẳng hạn như căn cứ hải và không quân của Mỹ trước đây ở vịnh Subic gần Manila.

Các nguồn thạo tin mới đây đã tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Washington đã xác định được khoảng một chục cơ sở quân sự và dân sự tại Philippines mà quân đội Mỹ muốn sử dụng, và đa số các cơ sở này đều nhìn ra Biển Đông.

Đàm phán Mỹ - Philippines vẫn đang tiếp diễn, nhưng các ví dụ từ Singapore cho đến Philippines, đều chứng tỏ rằng, dù không rầm rộ tuyên bố công khai, những rõ ràng là Hoa Kỳ đang từng bước thực hiện chiến lược xoay trục qua vùng châu Á – Thái Bình Dương, với khu vực quanh Biển Đông là một trong những ưu tiên.

Trọng Nghĩa
@rfi

25 July 2013

Lại một tai nạn xe lửa thảm khốc vừa xẩy ra ở Spain

Tây Ban Nha- Đoàn tầu gồm 8 toa chở trên 200 hành khách đã xìa dường rầy lao vào bức tường chắn. Có toa bị gẫy đôi. Nhiều hành khách văng ra khỏi xe và đụng vào tường. Ít nhất 80 người bị thiệt mạng. Nơi khúc quanh tốc độ cho phép là 90 miles/g, nhưng giới thẩm quyền cho hay xe chạy 120 miles/g khi tai nạn xẩy ra. Một hành khách trong số 175 người sống sót cũng kể rằng xe chạy rất nhanh. (Theo BBC)

Đoạn video do máy quay phim an ninh ghi lại được khi toa kéo xìa tại khúc quanh

Những toa sau hoàn toàn bị lật

Xe chở trên 200 hành khách rời thủ đô Madrid chạy về hướng Ferrol

Nhân viên an ninh đang kiểm tra những túi xách vương vãi trên đường rầy

Hình ảnh Họp Mặt Khoá ĐS16

Một số CSV Khoá ĐS16 họp mặt đón anh chị Nguyễn Ngọc Bích (ĐS16) từ New York đến thăm Orange County tại TP Westminster ngày 21/7/2013.




(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

24 July 2013

Tiếc thương một đồng đội quý mến

Chim Bay Về Biển
(thay vòng hoa tiễn biệt Hải-Âu Phan Công Minh)
Một mai chim bỏ bay về biển
Ta đứng một mình ngó nhánh sông
Ta khóc nhìn theo giòng nước chảy
Nghe trăm ngọn sóng vỗ trong lòng
(Sương Mai)
  Buổi chiều, mùa hè Bắc Âu thường có những ngày mưa, ảm đạm. Tôi nhận được thư của bạn Dương văn Hiệp, giám đốc Đài Phát Thanh Nationwide Viet Radio(NVR) từ Hoa Thịnh Đốn, người em họ thương quí của Minh, báo tin Phan Công Minh vừa mới ra đi, trước đó chừng một tiếng đồng hồ. Lòng tôi chùng xuống, điều mất mát lớn lao ấy đã cho tôi cái cảm giác trống rỗng, mọi thứ chung quanh bỗng dưng đều trở thành vô nghĩa. Ngoài trời dường như gió đã ngưng thổi, một cơn mưa hạ vừa đổ xuống những hàng thông đứng lặng yên như chịu tang. Cơn mưa rào đến ào ào nhưng dứt sớm. Đứng trên bao lơn nhìn ra phía trước. Cả một vùng không gian tỉnh lặng. Trước mắt tôi chỉ còn một điểm cử động duy nhất: cánh chim. Cánh hải âu lẻ loi, thư thả, nhịp đôi cánh như hai mái chèo của con thuyển nhỏ trên dòng sông tĩnh mịch, rồi từ từ mất hút giữa không trung. Bất chợt, tôi hình dùng đến Phan Công Minh, một cánh chim Hải Âu(*) vừa trở về với biển.

  Đầu mùa đông năm ngoái, khi vừa sang Cali thăm mấy cô con gái và trốn cái lạnh Bắc Âu, nghe tin Minh bị ung thư gan, trong thời kỳ hóa trị, tôi gọi hỏi thăm. Minh sụt cân, chỉ còn khoảng 30 kg. Vậy mà vẫn vui cười sốt sắng:

  -Nếu dưới đó anh em gặp nhau, có gì vui, hú một tiếng em sẽ bay xuống ngay.
  Tôi cười :

  -Minh còn yếu, cần giữ gìn sức khỏe.

  Minh bình thản và lễ phép như bản tính ngày nào:

  -Em đã qua bao nhiêu năm lăn lộn ngoài chiến trường. Cái chết như đến bất cứ lúc nào. Sống được tới bây giờ là số mạng đã lớn lắm, nên em chẳng màng đến chuyện tử sinh.

  Chúng tôi, đám bạn bè cùng đơn vị thường xuyên gọi cho Minh, gởi cho Minh những bài thuốc dân gian về trị bệnh ung thư. Minh cho biết đã dùng lá đu đủ và thấy hiệu quả, nhưng lúc trồi lúc sụt. Có lúc yếu quá, Minh không dùng điện thoại được, nhưng  bảo cháu Mẫn, trưởng nam thương quí, gọi chúng tôi, cho biết tình hình. Khỏe lại một chút, Minh lại bắt đầu gởi email thăm hỏi, chuyển những tin tức về các cuộc đấu tranh của những người trẻ ở quê nhà, và tâm sự bao điều với anh em. Hai tuần sau lại im lặng. Một thứ im lặng đáng sợ, như ngày xưa, Minh dắt toán viễn thám nhảy vào  vùng địch. “Im lặng vô tuyến” là dấu hiệu địch đang ở rất gần, nguy hiểm.  Bỗng mới đây, cháu Mẫn gọi báo:

Dãi Dầu Thương Em, thơ



23 July 2013

LẠC VÀO KHUNG TRỜI CŨ, tự truyện

Con đường nào lại chẳng có những đoạn mấp mô gập ghềnh. Cũng vậy chẳng có cuộc đời nào phẳng lặng, suông sẻ cả. Nếu cuộc đời lại gắn liền với nghề công bộc thì chắc chắn còn đa tạp hơn nữa. Đủ mọi thành phần xã hội phải tiếp xúc và đủ mọi tính khí phải hiểu để nương theo mà sống, mà giải quyết, mà đôi khi phải đối phó cũng nên. Kể về đời mình tất có cái vui cái buồn. Ai cũng thích cái vui, chẳng ai thích cái buồn. Nhưng đó là điều chân thực. (TTR)
Đây là những dòng tâm tình, nhờ một cơ duyên nào đó tự biết mình sắp “đi xa, đi thật xa, xa lắm”.  Do vậy, nếu vô tình lọt vào mắt của một vị nào đó, nhận thấy bản thân người này được nêu lên trong tự truyện, thì cũng xin vị đó không oán trách hay la mắng gì đối với lời trần tình hay nói bình dân hơn là sự trăn trối của kẻ sắp lìa cõi trần gian này.  Xin chân thành cám ơn.

Hình như ít lâu nay tôi có cái cảm giác mình sắp sửa đi xa, thật xa.  Tôi thấy lòng mình thật bình yên, thanh thản trước ý nghĩ đó nếu thực sự xẩy đến cho bản thân tôi.  Hạnh phúc chăng, có thể, vì thú thực với chính lòng mình, cho đến giây phút này, tôi vẫn chưa tìm ra ý nghĩa đích thực của hai chữ HẠNH PHÚC.  Nếu cho đó là sự êm ả, sự thoải mái đầy ắp những gì mình ước mong, đợi chờ của một đời người bình thường, thì thực sư tôi đã sống trong hạnh phúc, nhất là luôn có bên cạnh tôi người BẠN ĐỜI chung thủy, vẫn thường xuyên đi với tôi dù trong những giây phút oan nghiệt, đớn đau cùng cực của cuộc sống trên trần gian này. 

Dưới mắt gần như rất nhiều người mà tôi đã gặp, nói với nhau vài câu vô thưởng, vô phạt hoặc chỉ thoáng thấy nhau, gật đầu chào rồi bắt tay nhau theo đúng cung cách của một người có giáo dục gia đình (chứ không phải có bằng cấp này, nọ… ) thì tôi chỉ là một thứ “Công Tử Bột” chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ mà chẳng biết cái gì cả.  Tôi chỉ khẽ “nhếch mép”, không tán thưởng mà cũng chẳng cần phản đối vì tôi tự nghĩ nhận xét đó chẳng ích lợi hoặc ảnh hưởng gì đến bản thân tôi, không làm tôi mập hoặc ốm đi, cũng không làm cái túi áo quần tôi đầy hay vơi hơn  trước.

Thực ra, Tạo Hóa đã cho tôi phải trải qua những gì có thể gọi là nghiệt ngã nhất, khó có người nào hoặc nếu có thì cũng rất ít người trên cõi đời này đã đi qua.  Qua những lời mô tả trong tác phẩm đã làm nhà văn người Nga, Solzhenitsyn, nổi tiềng và đoạt giải Nobel Văn Chương của Hàn Lâm Viện Thụy Điển năm 1970 thì những gì ông phải trải qua, đã nếm mùi Ngục Tù Cộng Sản trong “Quần Đảo Ngục Tù ” (The Golag Archipelago) hay “Tầng Đầu Địa Ngục” (One Day In The Life Of Denisovich) thì thật ra chẳng thấm vào đâu cả, đúng như tên gọi là tầng đầu địa ngục, nếu có chăng chỉ là tầng đầu tiên trong một building với nhiều tầng, trong đó có tôi, một mình, chỉ một mình tôi mà thôi, đang ở dưới basement tăm tối, không thể nào có thể tối hơn được nữa, của cái building đó.  Sorry, very sorry, Nhà Văn quá cố này khi đành phải phạm thượng mà thốt lên lời trên.

Ngày xưa tôi luôn là hình ảnh thật bụ bẫm của một trẻ thơ trên hộp sữa bột Babilac, luôn tươi cười và liếng thoắng như 1 trẻ thơ, ngày nay, trong khung trời của một Quốc Gia Hoa Kỳ đa chủng với lòng từ tâm, nhân đạo bao la khi đã cưu mang bản thân tôi, gia đình tôi cùng rất nhiều gia đình Người VN Tỵ Nạn Cộng Sản khác khác nữa, tôi mang tên “Cường Bụt” thì lúc bấy giờ các bạn tù của tôi đã không ngần ngại (và có lẽ đúng nữa) gọi tôi là “Cường Tỏi” (với nghĩa đen là tôi đã ăn nhiều tỏi băm nhỏ do “My House” tiếp tế để ngăn ngừa bệnh sót rét rừng tại khu tăm tối, bạt ngạt cây cối vùng Xuyên Mộc (Tỉnh Phước Tuy, Bà Rịa), rất gần mật khu Mây Tào của VC ngày trước và cũng là nơi giao tranh với VC, gây tổn thất nặng nề cho những đơn vị TQLC  VNCH tham dự (tôi không còn nhớ rõ năm xẩy ra)  nghĩa bóng là họ tin rằng tôi không thể nào còn sống sót sau những trận đòn thù, nhục hình giáng xuống thân thể còm cõi tàn tạ của tôi khi bị biệt giam trong một chỗ tăm tối với hai chân đặt chéo vào nhau trong cùm cộng thêm hai tay bị còng sau lưng.

Những ngày còn thơ, những ngày dệt mộng lúc bắt đầu khôn lớn của tôi có thể gọi là tuyệt vời cho đến khi tôi tốt nghiệp Học Viên Quốc Gia Hành Chánh (QGHC) Ban Đốc Sự Khóa 14 và trấn nhậm nhiệm sở đầu tiên mà tôi đã mô tả đầy đủ trong truyện ngắn đầu tay QUẬN ĐẦU ĐỜI.  Thực sự ra tôi không hề có ý định vào học QGHC dù đã phải trải qua cuộc thi tuyển mà lần đầu tiên tôi tham dự thật là “trần ai khoai củ” (lựa khoảng 100 người trong số trên dưới 3,000 thí sinh) dự kỳ thi tuyển.  Tha thiết xin ai đó đó đừng kết tội tôi đã ăn cháo đái bát, vừa được ăn vừa được gói đem về hoặc là giờ này không được hưởng Ơn Mưa Móc do việc xuất thân QGHC đem lại nên mới ăn nói vô trách nhiệm như vậy mà chỉ vì bản chất lãng mạn, đến chết vẫn không chừa của tôi. 

Ngày xưa, lúc chưa lớn khôn, tôi đã đôi lúc theo chân người chú, một nhạc sĩ nổi tiếng VNCH với những nhạc phẩm hình như được giới thưởng ngoạn mến chuộng cho đến tận bây giờ (Chiều Tím, Tình Quê Hương… ) vào tận các khiêu vũ trường mà chẳng hề hiểu để làm gì (nơi chú tôi trình diễn với tiếng nỉ non, than khóc của cây violon, hoặc than thân trách phận thật trầm buồn, ai oán của chiếc kèn đồng saxophone alto) Người chú này, khi dẫn tôi vào trong các vũ trường, việc đầu tiên ông làm là ấn tôi ngồi vào 1 cái ghế  góc phòng không xa chỗ ông trình diễn và cho tôi 1 chai nước uống.  Tôi say sưa cùng ngẩn người chiêm ngưỡng ban nhạc cùng những cặp đang khiêu vũ, rồi thầm mong mình sẽ sống chết với cây saxophone alto như vậy cùng lả lướt trên sàn nhẩy như những đôi nam nữ đang ẩn hiện trước mắt tôi trong tiếng nhạc du dương êm đềm, dù lúc đó tôi chưa đủ lớn để khiêu vũ.   May mắn là giờ đây tôi đã thực hiện được gần như một nửa giấc mơ đó: việc thường xuyên dập dìu trên nhiều sàn nhẩy khác nhau tại nhiều nơi, nhiều thành phố dưới ánh đèn mờ, lấp lánh huyền ảo.  Gần đây tôi tình cờ quen biết một tay xử dụng loại kèn đồng này thật xuất sắc khi cho tiếng kèn đồng của anh như uất nghẹn, như cố kìm hãm nhưng rồi vẫn thoát ra trong nỗi ray rứt, nghẹn ngào thật thương tâm, trong một ban nhạc tại một thành phố cách nhà tôi trên 100 dặm trường (vì yêu mến tôi nghĩ đó là 1 ban nhạc địa phương.  Đúng là khi thương thì củ ấu cũng tròn)  Hình như rất ít ban nhạc có thành viên xử dụng cây kèn đồng này dù ngay tại Nam California, Thủ Đô Tỵ Nạn, tại sao lại có thể như vậy được nhỉ, khó quá chăng?!

BÓNG ĐEN CUỐI ĐỜI, thơ

BÓNG   ĐEN   CUỐI   ĐỜI
  .
Bao  năm  mòn  mỏi  xứ  người
Thèm  một  phút  trở  về  đất  mẹ
Muốn  nhìn  tia  nắng  vàng  ấm  áp
Làn  bụi  mờ  thấm  đượm  mồ  hôi
Tiếng  xôn  xao  cổ  tích  ngóng  chờ
Nhịp  chân  bước  cuộn  tình  hè  phố .

Nhưng  tất  cả  trở  thành  xa  lạ
Người  thân  quen  lạc  mất  dấu  tìm
Ngôi  nhà  cũ  oằn  mình  chủ  mới
Mất  tình  người  đối  xử  thú  hoang
Quay  nhìn đâu  chỉ  thấy  kim  tiền
Trên  quê  hương  cứ  ngỡ  viễn  khách
Đây  là  đâu  có  phải  đất  nhà
Hay  đã  lầm  cõi  ta  bà  tục  lụy
Đồng  bào  ta  mà  tưởng  dân  nào
Sao  tiếng  nói  chỉ  toàn  lợi  lộc
Sống  trong  ngục  cứ  nghĩ  đất  hứa
Cúi  đầu  chui  rúc  kiếm  chút  lợi  danh
Quì  mọp  gối  hầu  kẻ  vong  nô
Lột  dân  đen  tận  cùng  xương  tủy
Hèn  hạ  cầu  xin  phương  bắc  cuồng  bạo
Hống  hách  thù  hằn  dân  lành  cô  thân.

Có  phải  chúng  ta  dân  Việt
Sao  vô  tình  khi  đất  nước  điêu  linh!

PHAN   NGHĨA

22 July 2013

trưa nắng nơi tạm dung, tùy bút

Một hôm tôi mải miết nhìn chòm hoa tím dưới chân đồi như một mái tóc trên hai thân cây giữa đám ruộng. Cái tim tím trăng trắng nhẹ nhàng êm ả, nhẹ nhàng đến độ cây cuốc trong tay như muốn bay bỗng lên cao. Đó là lúc cây bằng lăng nở rộ.

Vợ tôi đến đây mấy năm rồi còn tôi mới đến sau ngày cải tạo về. Tôi ngừng đây nói cái nầy em có hờn không. Tôi có người vợ khá đẹp nhưng rất duyên, mang máng hao hao giông giống cô bạn đâu đây trong khung cảnh đặc biệt nầy. Nhà tôi rất thích những cành hoa bằng lăng tim tím ấy.

Trên vũng ruộng sâu nơi hai thân cây bằng lăng lớn bằng cột nhà đứng dưới mái tóc kia, vợ chồng tôi cuốc xới trồng lúa qua ngày. Cây bằng lăng tỏa ra một bóng mát lúc nắng hạn. Khi hoa nở rộ thì ruộng khô vì nó chỉ nở vào nắng như dạo nầy ta đang nói chuyện đây. Ruộng khô tuy nằm ngay bờ suối mà không tài nào tát nước vào được vì chỉ có hai vợ chồng, các con còn nhỏ quá. Chúng tôi không đuổi kịp độ bốc hơi và nước rút qua kẽ nứt. Cạnh bờ suối tôi vực lên thành những mảnh ruộng nhỏ như chiếc giường nằm mà chim chóc cứ đến chiếm hết thóc. Đuổi chúng đi thì chúng núp vào cây bằng lăng. Đàn chim sẻ kia, chúng thích hoa bằng lăng như vợ chồng tôi chăng? Thằng em tôi cứ nằn nì chặt cho được cây bằng lăng.

Ở nơi tôi sống không có gì là hoa, nhất là khi nắng ráo khô cằn. May cho tôi có khóm hoa bẳng lăng tim tím trăng trắng nhẹ nhàng, nhẹ nhàng làm cây cuốc nặng nề như muốn bay bỗng lên. Mà cũng giống như nơi đây ta tạm dung chẳng có gì là hoa. May mà còn có cành hoa nho nhỏ tim tím kia cho đời còn dễ thương. Trẻ em nghịch thật, trèo lên cây bẻ hết, may ra còn một cành hoa, em thấy không?

Ấy thế mà thằng em tôi cứ đòi chặt cho được cây bằng lăng kia. Quanh gốc cây năm nầy tháng nọ, nhổ cỏ lúa thì quẳng vào đấy. Nó thành mô cao, chuột vào làm tổ phá lúa. Một hôm vợ chồng tôi nhất quyết san bằng đống cỏ mục lẫn đất cho ruộng thêm vài chục gốc rạ. Lúc ấy mới biết rằng bên dưới là hai gốc cây lớn đã bị cắt ngang còn lại như hai tản đá của tiên ông ngồi đánh cờ. Còn hai thân bằng lăng kia chỉ là hai nhánh nhỏ cố vươn lên trong thế hệ mới mà vẫn cho khóm hoa trăng trắng tim tím kia

Tôi đau đớn nhìn hai gốc cây đen sì mất trong đống cỏ mục và chính chúng cũng bắt đầu mục. Tôi nhất quyết không bao giờ cho đốn cây bằng lăng.

À mà em có bao giờ vào rừng chưa? Ở vào thế kỷ cải tạo nầy, chắc em đã vào rừng một lần thăm nuôi anh em hay bố mẹ. Cây cối trong rừng làm em kinh hãi với thân đen sụi sần sù. Nhưng cây bằng lăng bao giờ bao giờ da cũng trắng mà thân lại mảnh mai vươn lên thẳng thớm mà hoa lại đẹp. Nó chào em đấy.

Trông kìa trước mắt chỉ còn một nhánh bông bằng lăng tim tím mà thôi. Dẫu sao cũng còn một cành hoa cho cái khô héo nầy. Khi nó tàn mưa trời sẽ trút xuống, đất sởi mềm và hạt mộng vươn lên. Mưa trời sẽ rơi xuống làm lắng đọng tất cả những xôn xao của lòng mình, khơi những mạch máu mới cho con tim. Cái thung lũng kia sẽ xanh thêm, đẹp thêm.

Có bao giờ em đứng trên lầu building đầy nhóc người nhìn xuống dưới kia thăm thẳm thung lũng chạy dài và đôi mắt em cũng chạy dài theo nó như một nét nhạc chạy dài vào nơi vô tận. Và mưa kia sẽ đi đến nơi mắt em ngừng nghỉ. Hoa bằng lăng tim tím kia sẽ chết đi đem mưa trở lại. Dấu hiệu mưa đã rõ ràng. Lạ nhỉ sao mưa cần cái gì báo hiệu. Trong cuộc đời cái gì cũng cần báo hiệu cả sao? Có cái gì không cần báo hiệu mà nó đến hay không? Nó đến bao giờ mà mình không biết không? Có cái đó hay không, em?

Tôi cứ nhìn mãi cánh bằng lăng kia, nó cũng nhẹ nhõm như khóm bằng lăng ở nhà tôi lúc lao động mệt mỏi, chống cán cuốc bên đám khoai mì nhìn mãi không thôi cái hoa tim tím ấy.

Tôi không sợ một chú bé tinh nghịch nhảy tót lên bẻ cành hoa cuối cùng kia. Vì nó đã hiện diện, báo hiệu cho một mùa mưa sắp đến; nhiệm vụ hoàn tất. Cứ thế mà chờ mưa thôi. Hay có khi đã mưa rồi. Mưa từ nguồn. Mưa chuyển từ mạch nước của lòng đất. Chuyển đến trời cao, chuyển đến nguồn rồi chuyển đến ta.

Cứ nhìn hoa bằng lăng dưới vực ruộng kia, vợ tôi thấy vơi đi chốc lát cái khổ đau của thời cuộc, cho dù thân thể mục nát dần như hai gốc cây bằng lăng chìm mất trong đám cỏ mục. Người vợ ấy duyên lắm, vâng, duyên lắm, có cái nét hao hao giông giống cô bạn đâu đây trong khung cảnh đặc biệt nầy. Giờ đây tôi sống lại trong một cảnh đồng quê dậy nắng nơi chỉ có hoa bằng lăng vào lúc khô ráo tột độ, và nơi vợ tôi vẫn cuốc đất trồng khoai để nuôi con./-

tôn thất tuệ

20 July 2013

Ảnh nghệ thuật HKL


Hoa Muống Dại
Nhiếp ảnh: Hương Kiều Loan

Nguồn tài liệu Ô. Huỳnh Tấn Lê xử dụng, theo Ô. Chu Tất Tiến, là vô giá trị vì do những người vô thẩm quyền hay bồi bút CS nói/viết ra.

VÀI GÓP Ý VỚI TIẾN SĨ HUỲNH TẤN LÊ, ĐỒNG MÔN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH (LẦN THỨ 2)

Chu Tất Tiến.
Vừa mới được một đồng môn gửi những tài liệu dẫn chứng những điều anh phát biểu trong ngày lễ Tưởng Niệm vào cuối tháng 6 vừa qua, tôi vội viết ngay vài nhận định, mong anh, một lần nữa, suy nghĩ về những việc mình làm, và tìm ra đường đến Chân Lý thật, tránh được những ngã rẽ đi vào mê hồn trận, như Đường Tăng ngày xưa, đi thỉnh kinh, nếu đi lạc đường có thể bị ma quỷ bắt mà ăn thịt.
Tài liệu mà anh gửi đến là từ trang Web của Tu Viện Hộ Pháp, do Thượng Tọa Thích Tuệ Uy chủ trì, địa chỉ thực địa trên bản đồ:  3048 Lashbrook Avenue; El Monte CA 91733 USA
(626) 453-0109. Địa chỉ Website:
Trong đó, có phần mục lục như sau (các chữ in đậm, nghiêng, và in mầu là ở trang Web; chữ thẳng, thường là của người viết thư này.)

Tài liệu 2. Do Cư Sĩ Nguyên Giác dịch.
          Điên Văn 274 : Chiến Dịch Tấn Công Chùa, Bắt 1426 Tăng Ni Cư sĩ
Một số nguồn tài liệu về kỳ thị Phật Giáo dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1954-1963)
Huỳnh Tấn Lê (Sưu tập)
          Nội Dung:
          I. Tài liệu 1500 người bị bắt trong chiến dịch nước lũ
          Tài liệu 1. Hồi ký của ông William Colby, cựu Giám đốc CIA  : sách tựa đề Lost Victory.    p.2 
          Tài liệu 2. Do Cư Sĩ Nguyên Giác dịch. Điện văn  274. p.2  

Trong tài liệu minh chứng này, có một câu quan trọng liên quan đến việc bắt giữ 1, 500 tu sĩ như anh phát biểu: 

Sau đây là lời Tướng Lê Văn Kim, người hiện giữ chức Phó Sở Quan Hệ CộngĐồng của Tướng Trần Văn Đôn, tuyên bố với tôi trong buổi nói chuyện với Tướng Kim hôm 23-8-1963…. Theo lời Kim, có 1426 người (Tăng Ni Cư Sĩ Phật Giáo) đã bị bắt. Tất cả chất nổ và vũ khí tìm thấy trong các chùa là đã đưa gài vào.

Cũng trong đó, có đoạn: 

I. Tài liệu 1500 người bị bắt trong chiến dịch nước lũ
          Tài liệu 1.
          Hồi ký của ông William Colby, cựu Giám đốc CIA : sách tựa đề LOST VICTORY  nhà xuất bản Contemporary Books, Chicago, New York 1989 ở trang 133&134 có câu nguyên văn như sau:

          "Lodge was in Honolulu being briefed by the Pacific military command, and Nolting was there so they could have some time to discuss Lodge's new responsibilities. I was attending for the CIA, and was anxious that Lodge get a good briefing on our programs and their contribution to the effort in Vietnam. Into this sparkling setting came the news that on August 21, in the middle of the night, a series of raids on the principal Buddhist pagodas of Vietnam had taken place . There were some 1,400 arrests and an undetermined number
(although rumored figures were plentiful) of injured or wounded.".

          II. Tài liệu 300,000 người bị tàn sát
          Tài liệu 1. Sách tựa đề Đảng Cần Lao của Chu Bằng Lĩnh. p.5
          Tài liệu 2. Thống kê năm 1960. Bài viết của Bùi Kha,
          “Ngô Đình Diệm, Bảy Nguyên Nhân Thất Bại, Bùi Kha, 2003”. p.9
          Tài liệu 3. Sách tựa đề Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa
          Toàn Thư 1954-1963- Tập 1 ;  tổng quan của Nguyễn Mạnh Quang.  p.9
   Tr. 133, giòng 10
          Vài hàng nội dung
   “… đã bị cán bộ Cần lao giết, vì vu cho là Cộng Sản, phá hoại chế độ..đã được kiểm kê vào các năm 1964-65 là 300,000. người...”

Thưa anh Huỳnh Tấn Lê,

Phải nói là công trình sưu tập của anh thật công phu, thoạt nhìn vào các đề tựa, và vài đoạn văn dẫn chứng, người đọc không khỏi lác mắt, khâm phục. Nhưng rất tiếc, công trình sưu tập của anh, theo tôi, là một sự chắp vá ngớ ngẩn, lệch lạc, giống như một cậu học trò lớp 12 mới tập tễnh làm nghiên cứu vậy. 

1)    Dẫn chứng vội vã, cẩu thả vì không hiểu tiếng Anh. Đoạn trích dẫn sách của William Colby được in đậm bằng mầu xanh, có số trang (133 & 134) như là bằng chứng có sự bắt giữ 1,400 người. Người trích dẫn đã không dịch, (hay cố tình không dịch?) đoạn này, nên cứ trích dẫn lời của Colby mà cho rằng đó là một sự kiện có thật được chính Giám Đốc CIA xác nhận. Vì thế, xin mạn phép múa rìu qua mắt thợ ông Tiến Sĩ, để tạm dịch đoạn trên như sau: “Lodge đang ở Honolulu và được thuyết trình bởi bộ tư lệnh “Pacific Military Command”, và Nolting cũng có ở đó, cho nên họ đã có thể dành chút thời gian để thảo luận về trách nhiệm mới của Lodge. Được tham dự với tư cách là đại diện cho CIA, tôi rất hồi hộp về việc Lodge sẽ được thuyết trình tốt đẹp về các chương trình của chúng tôi cùng những đóng góp của chúng tôi tại Việt Nam. Trong khi chương trình đang sôi động thì có tin rằng vào giữa đêm 21 tháng 8, hàng loạt những cuộc bố ráp đã xẩy ra tại các chùa chiền Phật Giáo ở Việt Nam. Có khoảng 1400 người bị bắt và một số lượng không kiểm chứng (mặc dầu những hình ảnh rỉ tai thì đầy dẫy) về những người bị thương nặng nhẹ.”

Đó chỉ là điều Colby nghe báo cáo từ Việt Nam và nghe từ đâu? Có lẽ là từ nguồn này: 

Sau đây là lời Tướng Lê Văn Kim, người hiện giữ chức Phó Sở Quan Hệ CộngĐồng của Tướng Trần Văn Đôn, tuyên bố với tôi trong buổi nói chuyện với Tướng Kim hôm 23-8-1963…. Theo lời Kim, có 1426 người (Tăng Ni Cư Sĩ Phật Giáo) đã bị bắt. Tất cả chất nổ và vũ khí tìm thấy trong các chùa là đã đưa gài vào.

Qua các dẫn chứng, người đọc hiểu ngay rằng có thể nguồn tin vè vụ bắt giữ là do Tướng Kim, một trong những kẻ làm loạn, kẻ phản chủ, giết Thầy, tuyên bố, mà không có chứng cớ. Nếu có, phải cho biết lệnh phát từ đâu? Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát hay Biệt Khu Thủ Đô? Và được thực hiện như thế nào? Như thư trước, tôi đã nêu câu hỏi, nhốt ở đâu? Bao nhiêu năm, tháng? Sau đó, có được thả không? 1,500 gia đình này có kiện cáo gì không?... 

2)    Những con số dẫn chứng không đồng bộ: Cần nhắc anh một chút, con số cũng phải được chính xác, không thể có lúc 1,400, lúc khác lại 1,426, lúc khác lại 1,500? Ngoài ra, tử đâu mà anh tìm thấy chữ “Kế Hoạch Nước Lũ”? Ngày tháng cũng thế: lúc thì 21 tháng 8, lúc thì 23 tháng 8, còn anh thì 20 tháng 8? Ngày nào vậy và chính xác là bao nhiêu người, thưa Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê?

3)    Nguồn Tin Không có giá trị: Về con số hơn 300,000 người bị giết ở miền Trung, anh đã chứng minh bằng bài viết của Chu Bằng Lĩnh, trong một cuốn sách viết để tố khổ đảng Cần Lao (mà Tổng Thống Diệm là người đứng ngoài). Chu Bằng Lĩnh là ai? Liệu lời nói của anh ta có đáng tin cậy không? Có uy tín bằng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh khi bỏ cả trăm ngàn đô la ra đăng trên báo Mỹ là “quân Mỹ đã bỏ bom giết hơn 300,000 người ở thị xã Bến Tre”. Hai vụ này có liên quan gì đến nhau không? Anh đã dẫn chứng bằng một nguồn tin không giá trị trong một cuốn sách không giá trị, thì lời nói của anh, đương nhiên cũng không có giá trị. Khi anh đã học ở Mỹ, chắc anh cũng biết là ngay cả một số trường đại học rất lớn mà không có giá trị, tốt nghiệp ở mấy trường đó thì chả ai mướn, nói chi đến sách in tự do, không kiểm duyệt, bán “sale” có $1.00 mà cũng chẳng có ai mua. 

Tác giả thiên Cộng: Trong danh sách các tác giả mà anh dẫn chứng, có hai tác giả mà hễ nghe đến tên, người ta biết ngay là thiên Cộng, nếu không muốn dùng danh xưng là “tay sai Cộng Sản nằm vùng”, như Bùi Kha và Nguyễn Mạnh Quang. Trong danh sách những tác giả của nhóm Giao Điểm thân Cộng, có tên Bùi Kha và Nguyễn Mạnh Quang. Những tên này cùng nhóm, cùng chí hướng với tên Đao Phủ Nguyễn Đắc Xuân, và Trần Chung Ngọc, nghĩa là nịnh bợ Cộng Sản hết cỡ.  Nguyễn Mạnh Quang từng viết bài chửi lá cờ Quốc Gia  và khen ngợi lịch sử lá cờ máu của Cộng Sản 

DANH MỤC TÁC GIẢ GIAO ĐIỂM


Về cuộc chiến Nam –Bắc trước đây, Nguyễn Mạnh Quang chê quân đội miền Nam, và bênh bộ đội cụ Hồ. Nguyễn Mạnh Quang viết : "Trong khi đó thì miền Bắc chỉ tiếp nhận những vũ khí đánh bộ và vũ khí phòng không của Liên sô và của Trung Quốc, chứ hoàn toàn không có không quân, không có oanh tạc cơ, không có chiến đấu cơ, không có máy bay vận tải, không có máy bay do thám, không có hải quân, không có chiến tầu và cũng có lính đánh bộ người ngoại quốc. Ấy thế mà họ la lối rùm beng rằng là miền Bắc được Liên Sô và Trung Quốc viện trợ vũ khí dồi dào hơn miền Nam!"(sic!)

Khi vụ Cộng Sản cưỡng chiếm đất đai của dân chúng, cướp đất Thái Hà, Hà Nội, thì Nguyễn Mạnh Quang viết một lá thư ngỏ đến “Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng..” đề nghị trừng trị thẳng tay những kẻ lợi dụng tôn giáo mà chống đối cách mạng! Còn Trần Chung Ngọc, hay Nguyễn đắc Xuân trong nhóm này, thì chắc khỏi cần nhắc đến những cái tên thối tha, ghê tởm đó, nói đến chúng, chỉ muốn ói mửa.

Mời anh vào trang:  http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5702  để đọc thêm những bài của Nguyễn Mạnh Quang cho nguồn trích dẫn của anh dồi dào hơn như: “Mặt Trận Việt Minh Đã Đáp Ứng Khát Vọng Độc Lập Của Dân Tộc” , “GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC”… nhiều lắm, Tiến Sĩ ạ! Đặc biệt, có bài của PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đọc Tham luận tại Hội thảo Khoa học 50 năm Phong trào Phật giáo miền Nam 1963-2013 tại Bình Dương ngày 11/06/2013 về Chế Độ Ngô Đình Diệm và Phật Giáo như sau:

Chính sách kỳ thị, đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm là sự kiện thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam (như trình bày ở trên, sự kiện thứ nhất do nhà Nguyễn dưới các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức gây ra). Biện pháp mà hai chính quyền thực hiện có nhiều điểm khác nhau, nhưng tác hại mà nó để lại là giống nhau. Đó là nguy cơ dẫn đến sụp đổ chế độ và làm phương hại đến đoàn kết tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân tộc.

Cuộc đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “nền đệ nhất cộng hòa” bị sụp đổ. Anh em Diệm, Nhu bị quân đảo chính giết chết một cách thê thảm, gia đình họ Ngô tan tác. Phật giáo miền Nam trải qua pháp nạn ngày càng siết chặt đoàn kết đội ngũ, củng cố, phát triển tôn giáo. Số lượng chùa xây dựng ngày một nhiều.

Qua cuộc pháp nạn, Phật giáo miền Nam càng nhận ra đường lối tôn trọng tự do tôn giáo sáng ngời của Đảng Cộng sản Việt Nam, ủng hộ cách mạng miền Nam tiến tới đấu tranh thống nhất nước nhà. Hàng triệu Phật tử tham gia vào cuộc kháng chiến, hàng trăm ngàn Tăng, Ni, trong đó có những bậc cao tăng ra bưng biền, làm chiến khu tham gia kháng chiến chống Mỹ của Tăng Ni, Phật tử miền Nam và tinh thần đoàn kết dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam toàn thắng, đất nước thống nhất, có vai trò to lớn của Tăng Ni, Phật tử miền Nam.

Với bài tham luận này, tôi tin rằng anh sẽ nhận ra, cái ổ Giao Điểm chính là một ổ Cộng Sản, nhận lệnh ra hải ngoại, tìm cách chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo. Bài viết của chúng không thể được sử dụng làm nguồn tư liệu cho bất cứ việc khảo cứu nào, dù là cho bài luận của học sinh trung học. Như anh thấy bài trên, chúng đã ma lanh đồng hóa Phật Giáo với Cộng Sản, đã gián tiếp làm nhục Phật Giáo, đã âm mưu chia rẽ Tôn Giáo, bằng cách khen ngợi công lao của Phật Tử trong cuộc chiến miền Nam trong khi đánh phá Công Giáo. Sự thật, những kẻ đi theo Cộng Sản hồi đó và hồi này, không ý thức mình theo tôn giáo gì, không đại diện cho Tôn Giáo nào, mà chỉ mê muội tin theo những cái bánh vẽ của chúng đưa ra. Trong những kẻ mê muội, già rồi mà chưa biết mở mắt đó, có rất nhiều tu sĩ Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, hay Cao Đài. Các Linh Mục “Quốc Doanh” Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Đa Minh Thiện Cẩm, Trương Bá Cần…là những nỗi nhục của người Công Giáo.  Ngay cả một số cấp trên của mấy “cha” này cũng có thể mặc áo đỏ bên ngoài, và dấu cờ sao vàng bên trong... Thực tế, Đạo nào cũng có người xấu, kẻ tốt, có Quốc Gia, có Cộng Sản. Cho nên, những sự phân biệt tôn giáo, hay “vơ đũa cả nắm” đều phát xuất từ những đầu óc hủ lậu, ấu trĩ, cực đoan hay khuynh tả.

Thưa anh Huỳnh Tấn Lê,

Theo thiển ý, chúng ta nên hiểu rằng, không có một tri thức nào là đầy đủ, và hoàn thiện tuyệt đối, cho dù là một bác học, cũng nhất định sai chỗ này, thiếu chỗ kia. Cho nên, các nhà trí thức thiệt sự, lúc nào cũng khiêm nhượng và muốn học hỏi thêm. Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Người càng học cao, càng thắc mắc là không biết những điều mình đã học, thật sự, có giá trị gì cho việc phục vụ nhân loại? Điều mình đã học, có đúng không? Hay vẫn còn bị hạn hẹp bởi thời gian và không gian?

Biết bao tấm gương của các trí thức tin theo lời bố lếu bố láo của Cộng Sản rồi thân tàn ma dại.  Cả cái bộ phận gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam, gồm toàn luật sư, giáo sư, kỹ sư, tiến sĩ, bác sĩ… giờ này đã bị cho Xuống Hố Cả Nút, trong cái Xã Hội Chủ Nghĩa, Xạo Hết Chỗ Nói, Xếp Hạng Con Người, Xuống Hàng Chó Ngựa…mất tiêu cả rồi…Mong anh bình tâm suy nghĩ mà tránh xa nhóm Giao Điểm Cộng Sản ma quỷ, để dùng tài trí mình mà phục vụ cho công cuộc chiến đấu giành Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam yêu quý. Thời điểm này là thời điểm ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, nên chúng ta phải tránh xa tất cả những điều gợi lại vết đau thương cũ, và có thể gây đến việc chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, làm mất đi sức mạnh của toàn dân trong giai đoạn cực kỳ căng thẳng của lịch sử, khi đất nước sắp bị Cộng Sản Việt Nam bán hoàn toàn cho Tầu Cộng. 

Thân chúc anh sức khỏe, và thân tâm an lạc.

Chu Tất Tiến.
Ngày 17 tháng 7 năm 2013.

19 July 2013

Thượng Đế Quên Rồi..., thơ


Vụ Án Nhân Văn-Giai Phẩm

Cơ quan ngôn luận của phong trào này là Nhân Văn, một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệm và Trần Duy làm thư kí toà soạn, cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.

Trong tạp chí Giai phẩm Mùa xuân được ấn hành tháng giêng năm 1956, do nhà thơ Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương, về sau bị tịch thu, có bài Nhất định thắng của Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt, tác giả bài thơ bị qui kết chống phá, "bôi đen" chế độ,[1] với những câu thơ nổi tiếng:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ
Tháng 8 năm 1956, Phan Khôi có bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ, đăng trong Giai phẩm Mùa thu.

Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:

Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.

Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.

Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi ... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, Nhân Văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn Ngữ và Đào Duy Anh.

Nhân văn số 3 ra ngày 15 tháng 10 đăng bài của Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trần Duy cũng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ trong Nhân văn số 4 ra ngày 5 tháng 11 năm 1956. Trong số cuối cùng, số 5 báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ.

Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành. Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.

Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị đưa đi học tập cải tạo về tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm". (Wikipedia, Bách khoa Toàn thư)

Thế mới biết phong trào đòi Đảng CSVN trả lại Tự Do Ngôn Luận cho toàn dân đã có từ hơn nửa thế kỷ.... Dưới đây thêm một tường trình nữa dưới dạng video về phong trào này.

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...