31 August 2012

Doãn Quốc Sỹ với khúc quành của dòng sông

cảm nghĩ Nguyên Trần

         Nhân đọc bài tùy bút “Bố Sỹ và Cô Út” thật cảm động và chân tình của nhạc sỹ/nhà thơ Phan Ni Tấn viết về những thăng trầm của nhà văn/GS Doãn Quốc Sỹ, tôi bỗng có ý nghĩ là phải viết đôi dòng vế nhà văn khả kính nầy vì tôi vốn là người yêu mến truyện ông và kính trọng tư cách ông từ lâu.

         Trong “Bố Sĩ và Cô Út”, Phan Ni Tấn tự thuật lại chuyến gặp gỡ mới đây vào tháng 7/2012 tại Toronto của hai người bạn vong niên, đó là nhà văn Doãn Quốc Sỹ và anh. Truyện cũng ghi lại  mối giao tình giữa hai người   ngay từ lúc còn ở Việt Nam dưới cái gọi là chế đô cộng hòa xã nghĩa , lúc mà cả hai cùng ở một bên trời lận đận và hơn nữa cùng có tâm hồn phóng khoáng hiền hòa của những người nghệ sĩ nên rất dễ đồng cảm tương đắc. Điểm đăc biệt là nhà văn tuy tuổi hạc đã 90 mà vẫn còn quắc thước tinh anh.

         Cũng như tất cả bằng hữu thân sơ khác của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Phan Ni Tấn cũng có nhận xét chắc nịch rằng ông là một con người trí thức có tâm hồn khoan hòa đôn hậu và một ý chí bất khuất can trường.

         Chính cái con người “uy vũ bất năng khuất” của ông đã khiến Doãn Quốc Sỹ  bị Việt Cộng bắt giam nhiều lần mà tổng cộng thời gian tù tội lên tới trên 14 năm nhưng  lúc nào ông cũng vẫn an nhiên tự tại. Sau khi ra tù, ông vẫn giữ lòng son sắt quyết nói lên tiếng nói cho tự do dân chủ ngay trong lòng địch. Ngay cả những lần Phan Ni Tấn tới thăm ông tại căn nhà trong hẽm đường Thanh Thái - sau khi ông ra tù - ông vẫn không từ bỏ sự chống đối chế độ độc tài toàn trị bất nhân để mưu tìm tự do hạnh phúc công bằng cho đồng bào mặc dù chúng đã bao lần đến nhà khuyến dụ ông thôi chống đối thì sẽ được nhiều đãi ngộ.

         Tình hình chính trị tại hải ngoại trong thời buổi nhập nhằng nhiễu nhương nầy, có biết bao nhiều người mệnh danh là trí thức mà còn theo đuôi Việt Cộng để kiếm chút bả lợi danh thì hình ảnh một kẻ sĩ tiết tháo cương trực nhu hòa như nhà văn Doãn Quốc Sỹ quả là một viên ngọc quý soi sáng con đường chính nghĩa cho thế hệ mai sau.

         Về cuộc đời công danh , Doãn tiên sinh từng dạy học tại các trường Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu văn An (Hà Nội) và sau khi di cư vào Nam: Trần Lục ( Sài Gòn), hiệu trưởng trường trung học công lập Hà Tiên, giáo sư Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Văn Khoa cho tới giữa thâp niên 60, ông đi du học tại Hoa Kỳ về ngành gíáo dục xong trở về nước tiếp tục giảng dạy cho tới ngày mầt nước.

Nói về  sư nghiệp văn chương, ông viết  cả thảy25 truyện dài rất có giá trị văn học nghệ thuật mà nổi tiếng nhất là Chiếc chiếu hoa cạp điều, Khu rừng lau, Người đàn bà bên kia vĩ tuyến,Tình yêu thánh hóa, Ngã ba sông, Dòng sông định mệnh…Đăc biệt truyện “Con cá mắc cạn” được dịch ra tiếng Anh (The stranded fish)  và bày bán trong các nhà sách Mỹ .

Riêng đối với tôi, truyện “Dòng sông định mệnh” (1959)là truyện tôi thích nhất. Tưởng cũng nên nói thêm là thời thư sinh tay trắng mộng đầy, ngoài “Dòng sông định mệnh” truyện thứ hai mà tôi cũng say mê là “Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương” của nhà văn Bình Nguyên Lộc.

TTR hân hoan đón chào một bạn thơ mới

Kính chào Chư vị Hiền Huynh Tỷ trong trang Tiếng thông reo,

 Giồng-ông-Tố cũng đắn đo rất nhiều khi muội Như Thương khuyến khích GOT gửi những bài thơ 'lẹt đẹt" mà GOT làm trong khi nhàn rỗi lên trang nhà của Chư vị Cựu HVQGHC và Thân hữu. Run lắm, bởi vì mình đang múa rìu qua mắt thợ, ngày xưa, chư vị xuất thân từ trường nầy ra đều ôm văn chương chữ nghĩa một bồ. Năm tháng trôi qua, mặc dầu lìa quê xa xứ, nhưng những gì tích góp được, học hỏi được từ ngôi trường QGHC vẫn còn đọng lại sâu lắng và thâm trầm hơn của một thời sáng ngời miền Nam tự do, văn minh và đương đại.

Với ước muốn bình thường để lại chút gì kỷ niệm cho lớp người đi sau, cho dù có hơi muộn, nhưng GOT mong rằng sẽ được góp một ít tâm tư bằng những câu thơ "gàn" vào trang nhà của Chư vị Hiền Huynh Tỷ. Mong lắm thay.

Cuối thư, kính chúc Chư vị Hiền Huynh Tỷ thân tâm thường an lạc.

GOT cẩn thư.


29 August 2012

Câu chuyện cuối hạ

Khi lũ chuột...

Điền Thảo

Có một câu nói  khá trung thực khi diễn tả tình trạng tham nhũng ở Hoa Lục và ở Việt Nam hiện nay: "Khi lũ chuột được giao canh giữ thúng gạo".

Cái nguyên nhân chính vợ của Bạc Hi Lai (Bo Xilai), cựu bí thư Đảng CS Trung Hoa của Trùng Khánh, đã giết một doanh nhân người Anh không phải vì người này đe dọa tính mạng con bà ta, mà bà ta sợ bị người này phanh phui kế hoạch tẩu tán tài sản, ít nhất là sáu tỷ Mỹ kim, ra quốc ngoại.

Những người bị phanh phui tham nhũng là những đảng viên đảng CS, và là những đảng viên nắm những chức vụ chóp bu trong đảng hay nhà nước. Bởi vậy mà Đảng khi phải phanh phui một vụ tham nhũng - có khi bất đắc dĩ - thì phải xử trí nhanh chóng, gói gọn để uy danh đã mờ tối của đảng đỡ tệ hại hơn nữa. Một vụ lớn như vụ vợ chồng Bạc Hi Lai  giết người có dự mưu như thế mà chỉ giải quyết trong phiên xử diễn ra trong một ngày duy nhất thì đủ biết Đảng Hoa Cộng ngại ngùng khi phải đối phó với vụ này như thế nào.

Những vụ cán bộ viên chức xách nhiễu dân chúng, đòi tiền mãi lộ cỡ nhỏ thì đầy rẫy, chẳng ai thèm để ý vì có thời gian đâu mà đề cập cho xuể. Chỉ những vụ vài chục triệu thì truyền thông mới ghé mắt tới thôi.

Như mới hôm nay truyền thông quôc tế đưa tin một viên chức chóp bu của Đảng Hoa Cộng lại cuỗm hơn 30 triệu Mỹ kim bỏ Đảng bỏ nước trốn ra nước ngoài. Đó là Wang Guoqiang, bí thư đảng bộ thành phố Fengcheng, thuộc tỉnh Liêu Ninh (Liaoning).

Thế là máu vẫn rỉ. Rỉ mãi thì con bệnh cũng có ngày phải xanh xao. Một bài viết đăng tải trên BBC online trích dẫn phúc trình của Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục cho hay: Trong năm qua đã có hơn 120 tỷ Mỹ kim bị các viên chức của Đảng bòn rút và tẩu tán ra nước ngoài, chính yếu là sang Mỹ.

Đám chóp bu trong Bộ Chính Trị ở Bắc Kinh nhân dịp lôi Gu Kailai, vợ Bạc Hy Lai ra xét xử nói rằng "Viên chức cấp nào phạm pháp cũng bị xét xử. Không ai đứng trên pháp luật". 

Hơi hoa ngôn. Vụ tham nhũng/sát nhân này đã không do toà án khởi sự mà do Bộ Chính Trị. Tất cả mọi cơ quan là do đảng mà ra. Mà đảng là gì: Là trung ương đảng, là bộ chính trị, rút cục là thủ tướng, là tổng bí thư. Trước khi vụ này được quần chúng biết đến, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói mấp mé đến vụ việc trước đó cả tháng. Thế nên nếu chính thủ tướng hay tổng bí thư Đảng phạm pháp thì người nào hay cơ quan nào dám đứng lên khởi tố?

Ở Việt Nam khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt, cả nước dè bỉu, chỉ có đám có tiền gửi ở ACB là hoảng loạn và những người hùn hạp với Bầu Kiên thì lo lắng. Nhà nước thì nói Bầu Kiên và tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải đã có những hoạt động vi luật, nhưng nhìn kỹ hơn, chuyện không chỉ đơn giản như vậy.

Nhiều người không sai khi nghĩ rằng làm ăn phất lên như diều, chỉ một thời gian ngắn tài sản có cả trăm triệu hay hàng tỷ Mỹ kim thì nhất định là những người làm ăn phi pháp. Giầu như vậy mà làm ăn lương thiện mới là kỳ lạ.

Có những bức hình cho thấy Bầu Kiên đang trên bục diễn thuyết sau lưng là tấm phông đỏ có tượng Hồ Chí Minh. Nếu không được đảng CS hỗ trợ thì Bầu Kiên  không có ngày hôm nay - gồm cả may mắn lẫn thất sủng. 

Bầu Kiên bị bắt không vì những thương vụ vi luật, bởi vì trong giới tư bản đỏ còn rất nhiều người vi phạm luật thương mại mà vẫn không bị bắt. Bầu Kiên bị bắt vì không chia sẻ đúng mức gánh nặng tài chánh với đảng. Nhu cầu tài chánh của đảng nở lớn mà quỹ đảng bắt đầu teo theo nền kinh tế từ mức phát triển trên 7% đã tụt xuống chỉ còn trên dưới 4% hiện nay.

Bầu Kiên tích lũy tài sản cho mình và đã quên rằng mình được Đảng tạo ra để kinh tài cho Đảng, một điều kiện không nói ra trên giấy trắng mực đen, nhưng là điều kiện sinh tử để được "tự do" làm ăn.

Điền Thảo


Chỉ số tăng trưởng kinh tế VN đang tuột dốc thê thảm, quỹ Đảng hẳn cũng đang teo lại.

28 August 2012

Một văn hào và một vĩ nhân

LTG. Người Tây phương thường chỉ biết Tolstoi là một nhà văn hào với nhiều tác phẩm vĩ đại, ít ai để ý đến công cuộc đấu tranh ngài chống lại chính quyền quí tộc áp bức bóc lột  Nga hoàng. Từ   1884 Tolstoi đã trở thành nhà lãnh đạo tranh đấu bất bạo động cho quyền sống của giới nông dân bần hàn đói khổ. Nhà văn hào đã được người nghèo, nông dân, giới trẻ .. vô cùng ngưỡng mộ, ông đã được coi là Nga hoàng thứ hai sau Nicholas đệ II.

   Đường lối thụ động của Tolstoi không thành công trước bạo lực của chính quyền phong kiến, người dân cho rằng đường lối ôn hòa chống lại bạo quyền không có kết quả. Lòng trung thành với Tolstoi phai mờ, họ từ bỏ ngài theo đường lối bạo lực cách mạng của Lenine, Trosky từ 1905 trở đi…

 Đường lối ôn hòa của nhà văn hào thất bại cho tới mấy chục năm sau Mahatma Gandhi, một người tự nhận là môn đệ của Tolstoi đã phát động thành công cuộc tranh đấu giành độc lập cho đất nước Ấn Độ  của ông bằng  đường lối bất bạo động.

     Sự nghiệp cách mạng không thành nhưng Tolstoi vẫn được cả thế giới  vô cùng ngưỡng mộ. Nay nhân lần thứ 184 ngày sinh của nhà văn hào (28/8/1828 -28/8/2012) tôi xin trích đăng một chương trong cuốn Leon Tolstoi, Cuộc Đời Sự Nghiệp Văn Chương, xuất bản 2011  để làm sống lại cuộc đời của một vĩ nhân đáng kính, nhà cách mạng  đã đi tiên  phong trên con đường đấu tranh bất bạo động cho tự do, nhân phẩm và quyền sống của con người. TĐ

 Léon Tolstoi nhà văn hào, một vĩ nhân

              Trọng Đạt  
Thời thơ ấu và tuổi tráng niên         

     Ông là một bậc vĩ nhân trên thế giới, trở thành người quan tâm vượt thời gian không gian cho nhân loại. Tolstoi (tiếng Anh Tolstoy) sinh trưởng trong một gia đình quí tộc, địa chủ rồi trở thành nhà văn, nhà tư tưởng, tạo ảnh hưởng lớn về văn chương cũng như đạo đức trên thế giới. Lìa trần năm 1910, nhà văn hào đã được coi như Nga hoàng thứ  hai của nước Nga, được mọi từng lớp nhân dân trong nước yêu thương và cả thế giới ngưỡng mộ.

      So với các nước Anh, Pháp bên Âu châu, nước Nga thế kỷ thứ 19 còn là một nước chậm tiến về mọi phương diện xã hội, chính trị, kinh tế… Chế độ  nông nô cổ hủ lạc hậu như thời trung cổ, các đại điền chủ giống như lãnh chúa trên giang sơn của mình, họ có bác sĩ riêng, quản gia, nhạc sĩ, tu sĩ…   hàng mấy chục gia nhân đầy tớ riêng trong dinh cơ  y như vua chúa đời xưa. 

     Nước Nga từ 1862-1598 do vua Rurik Đại đế (Rurik The Great), con cháu dân Viking cai trị, từ 1223–1480 bị con cháu Thành Cát Tư Hãn cai  trị hai thế kỷ rưỡi nên họ chịu ảnh hưởng của chế độ độc đoán Á châu. Léon Tolstoi chịu ảnh hưởng hai cá tính của lịch sử Nga: chế độ chính trị độc tài, xã hội nô lệ.

      Nhà văn hào sinh ngày 28-8-1828 tại Yasnaya Polyana cách Mạc Tư Khoa 130 dặm về hướng Tây Nam, gia trang rộng lớn này thuộc gia đình bà mẹ ông đã được dùng làm bối cảnh trong truyện Chiến Tranh Và Hòa Bình. Bà thân sinh  thuộc dòng Volkonskys, ông ngoại Nikolay Volkonsky (1753-1821) là một điền chủ khó tính  nhưng hào phóng rộng rãi với nông nô. Ông ngoại Nikolay thương yêu con gái Marya, mồ côi mẹ từ lúc lên hai, ông dậy con học vật lý, hình học rất nghiêm khắc, cô gái nhan sắc thường chính là mẹ Tolstoi sau này. Marya không hy vọng có chồng nhưng khi đã ba mươi hai tuổi gặp Nikolay Tolstoi, bà đã đóng vai nhân vật Mary trong Chiến Tranh Và Hòa Bình.

      Giòng Tolstoi nguồn gốc có lẽ từ hiệp sĩ Lithuanian đến Nga từ năm 1353. Ông tổ bốn đời  là Peter sống  dưới triều đại đế Peter, bị bắt giam chết trong ngục năm 1718 vì mưu sát Aleksey, người kế vị ngai vàng. Andrey cháu nội Aleksey, một quan chức đã gây dựng lại sự nghiệp và vị thế cho gia tộc. Nữ hoàng Elizabeth ban cho Andrey tước vị Bá tước, sinh được hai mươi ba người con trong đó có Ilya Tolstoy (1757-1820) tức ông nội của văn hào Tolstoi, ông ta tiêu xài hoang phí, con trai ông Nikolay Tolstoi (1795-1837) nhập ngũ năm 18 tuổi khi Napoléeon đem quân xâm lăng nước Nga. Cha mất năm 1820 Nikolay lấy một đám nhà giầu để để cứu vãn kinh tế gia đình suy sụp, năm 1822 lấy Marya Volkonskaya, cô này không đẹp khi ấy đã 32 tuổi. Marya sùng đạo, có học, tính nhân hậu thương người, cuộc hôn nhân này đem lại cho Nikolay điền trang rộng lớn Yasnaya Polyana với tám trăm nông nô. Tất cả những chi tiết này đã được ông diễn tả lại trong Chiến Tranh Và Hòa bình với những nhân vật Nicholas, Mary.

     Trong sáu năm đầu của cuộc hôn nhân, Marya đẻ bốn con trai Nikolay, Sergey , Dmitry và Leo sau này trở thành nhà văn hào Léon Tolstoi. Bà mất năm 1830 một thời gian ngắn sau khi sinh con gái, khi ấy Tolstoi mới lên hai tuổi. Lúc Tolstoi sinh ra đời, dân số nước Nga độ 60 triệu trong đó 50 triệu là nô lệ, năm ông 33 tuổi, chế độ nông nô bị bãi bỏ, ông được nuôi dưỡng bằng quyền lợi một điền chủ trong một xã hội nông nô.

     Phần lớn cuộc đời Tolstoi sống ở trang trại Yasnaya Polyana, có nghĩa là một khoảng đất khai quang, gần Tula gồm 42 phòng với số gia nhân, vú em, bồi hầu, đầu bếp… độ bốn mươi người. Nikolay (trong Chiến Tranh Và  Hòa Bình là Nicholas) thân sinh Tolstoi lấy Marya vì gia tài, hồi môn nhưng không có tình yêu. Cô Tatyana (Tatiana) mồ côi được bà nội Tolstoi nuôi, xưa yêu Nikolay, mối tình buồn này đã được đưa vào truyện Chiến Tranh Và Hòa Bình trong đó cô Tatyana trong vai nhân vật Sonya. Sáu năm sau khi Marya mất, Nikolay đề nghị bà kết hôn với ông và trông nom con nhỏ, bà chỉ nhận trông con nhưng từ chối đề nghị kia.

      Cô Tatyana y như bà mẹ thứ hai của Tolstoi. Tatyana là chị em họ xa với cha ông được gia đình ông bà nội nuôi từ nhỏ, bà là người đã khuyến khích ông sáng tác văn chương. Khi lên năm tuổi, Léon Tolstoi xuống tầng dưới sống với anh lớn. Người anh lớn này đã kể cho Tolstoi nhiều chuyện huyền thoại, một hôm anh cho biết có một bí quyết giúp con người sống dồi dào sức khỏe và hòa hợp, bí quyết ấy được ghi chép trên một cây gậy mầu xanh chôn tại một khu rừng gần đấy. Tolstoi tin tưởng huyền thoại này cho tới  khi qua đời khi 82 tuổi, ông đã được an táng ngay tại khu rừng tại nơi được coi là có chôn cây gậy mầu xanh ấy.

      Khi Tolstoi lên tám tuổi, người cha đưa các con lên Mạc Tư Khoa đi học rồi mấy tháng sau ông mất năm 1837, bà nội cũng mất năm ấy. Tolstoi đau khổ nghĩ tới cái chết và có nhiều cảm nghĩ đối với sự kết thúc của đời người, sau này nó trở thành chủ đề quan trọng trong sự nghiệp văn chương của mình, nhiều tác phẩm rất sâu sắc đề cập tới cái chết. Tolstoi lên chín khi bố mất năm 1837 tại Tula, năm sau bà nội qua đời. Cô ruột Alexandra Pelageya trở thành người chính thức bảo trợ các cháu, nuôi các con của Nicolai đưa về Kazan, Tolstoi sống ở đây năm năm. Cô Alexandra mất mùa hè năm 1841, Tolstoi mười ba tuổi lên Kazan sống với bà chị của cô Alexandra.

      Lớn lên Tolstoi học tiếng Pháp, tiếng Anh, Đức.. chàng là một thanh niên không đẹp giai với cái mũi to, môi dầy, mắt nhỏ, tóc bờm xờm, người to lớn.  Mùa đông gia đình ở Mạc Tư Khoa, mùa hè về trang trại. Những người thân mất đi khiến Tolstoi suy tư và diễn tả về cái chết trong nhiều tác phẩm sau này. Mười sáu tuổi ông vào đại học, ăn chơi như công tử, cưỡi ngựa đẹp đi rảo phố, hút thuốc ăn mặc bảnh bao, đi coi hát, nhẩy đầm, nghe nhạc…  kỳ thi lên lớp bị rớt, ông bỏ môn ngọai giao sang học luật. Học hành không xuất sắc nhưng Tolstoi từ hồi mười hai, mười ba tuổi đã có những ý tưởng độc đáo, ông suy nghĩ rất sâu sắc về vĩnh cửu, tái sinh, đầu thai.. chàng Tolstoi tự khép mình vào kỷ luật.

     Ông đọc nhiều tiểu thuyết của A. Dumas, Dickens, Gogol, Voltaire, Rousseau, Hegel.. lúc này Tolstoi mười sáu tuổi không tin những giáo điều người ta dậy, tin Thượng Đế nhưng không tin lễ nghi Giáo hội. Theo ông mục đích của cuộc đời là tự sửa, tự tu, tư tưởng và hành động phải đi đôi, Tolstoi cho rằng “ Viết mười cuốn sách triết dễ hơn thực hiện một lời dậy” . 

     Dự định trở thành nhà ngoại giao, ông học để thi vào khoa ngôn ngữ đông phương tại Đại học Kazan nhưng thiếu điểm mùa xuân 1844, đến mùa thu thì trúng tuyển. Hè năm sau ông quyết định học luật, ông luyện tập đọc nhiều sách Nga, Pháp, tiểu thuyết, kinh Tân ước, tác phẩm của Hegel, Voltaire, Jean Jacques Rousseau… Học luật năm thứ hai nhưng việc học không tấn tới, gần 19 tuổi Tolstoi đủ tuổi để cai quản Yasnaya Polyana, theo hồi ký viết năm 1847 ông mắc bệnh phong tình vì an chơi trác táng, Tolstoi xin thôi học vì sức khỏe và vì việc gia đình.

     Năm 1847 ông rời Kazan, không tốt nghiệp đại học, gia tài cha mẹ để lại được chia cho các con.  Tolstoi được thừa hưởng gia trang rộng lớn Yanaya Polyana và thêm vài điền sản nhỏ gồm 5,000 mẫu đất và 350 nông nô.. lúc này ông  đã được  19 tuổi.             

     Năm 1847-48 ông  có ý định cải thiện cuộc đời nông dân nhưng họ phản đối, chống lại và nghi ngờ, họ vẫn thù địa chủ, về  điểm này tác giả  đã nói tới trong truyện Chiến Tranh Và Hòa Bình và Phục Sinh (Resurrection). Năm 20 tuổi Tolstoi đi Mạc Tư Khoa, Petersburg, ăn chơi cờ bạc bị thua sạch túi, gần như khánh tận. Ông đặt ra ba tiêu chẩn: cờ bạc, lấy vợ giầu, kiếm một việc làm tốt.

    Trở về trang trại Tolstoi mở trường dậy trẻ cho các nông dân của mình , ông học nhạc mặc dù luyện tập dữ nhưng vẫn ăn chơi sa đọa trác táng , lúc này Tolstoi viết hồi ký nhiều, năm 1851 ông có ý định viết về thời niên thiếu, tháng năm ông đi Caucase tìm thay đổi, phiêu lưu. 

     Hôn nhân và danh tiếng

Xót thương anh một kiếp đời lận đận. . .

ĐÔI MẮT NGƯỚC LÊN

Cuộc vật lộn áo cơm đời rèn dũa
Dạy tôi nhìn ánh mắt của con người
Nếu ngước lên kèm theo chút mỉm cười
Là muốn chút huệ ân người đứng trước
Trưa hôm nay tôi nhìn qua màn nước
Đôi mắt rầu với cái ngước nhìn lên
Chợt ngẩn ngơ khiến đầu óc bồng bềnh
Tiếng mưa nhỏ nghe buồn tênh cũng mặc
Vẫn chiếc nón đi rừng khi lùng giặc
Đã te tua màu cô đặc thời gian
Chồng chất lên thêm bao nỗi gian nan
Cuộc mưu sinh chuỗi ngày tràn mưa nắng
Được chụp lên trên mái đầu bạc trắng
Râu lưa thưa như sợi nắng qua thềm
Mắt “ăn đèn” từng xuyên suốt bóng đêm
Đã mờ mịt vì dầy thêm bươn chải
Đôi chân anh bị mười hai li bảy
Tiện đứt ngang như chặt gãy sông hồ
Giờ chỉ còn đôi đầu gối da thô
Bước chập chững trên nấm mồ số phận
Xót thương anh một kiếp đời lận đận
Chẳng biết anh có ôm hận máu xương
Đã ngược xuôi lửa đạn chốn sa trường
Hiên ngang thế!  Bây giờ dường thấp bé
Trên tay anh thẫn thờ cầm xấp vé
Xổ số chiều hy vọng ghé thần tài
Mắt ngước lên như có chút van nài
Xin làm ơn đưa bàn tay tế độ
Trong quán cơm bình dân bên mé lộ
Chiến hữu ơi! Xin hiểu hộ giùm tôi
Dĩa cơm kia mất mười bảy ngàn rồi
Sờ lại túi chỉ còn: Ôi! hai chục
Còn chưa biết chiều nay thân củi mục
Có dĩa cơm để tiếp tục hoang tàn
Lấy gì đây mà xây giấc mộng vàng
Chắc có lẽ cùng đôi đàng hoạn nạn.

HÙNG BI

Từ chuyện Trung Quốc gây mất điện ở Ấn Độ

Nghĩ về tai họa đang lơ lửng trên đầu chúng ta
Lê Anh Hùng

Báo Người Lao Động ngày 23/8 vừa qua đã đăng một bài viết nóng sốt – “Tình báo Trung Quốc ‘làm mất điện diện rộng ở Ấn Độ’”:

    Giới truyền thông Ấn Độ hôm 22-8 rộ lên thông tin hai lần mất điện trên diện rộng – một nửa lãnh thổ Ấn Độ – hồi cuối tháng 7 vừa qua là do bàn tay của tình báo Trung Quốc.

    Sau khi điều tra, cơ quan tình báo Ấn Độ phát hiện ra các linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc lẫn trong hệ thống điện lưới quốc gia đang “có vấn đề” của Ấn Độ. Hiện tại, các cơ quan chức năng Ấn Độ đang điều tra 2 công ty Ấn Độ đã nhập những linh kiện này từ Trung Quốc.

    Cơ quan tình báo Ấn Độ cáo buộc tình báo Trung Quốc đang lợi dụng các thiết bị phần cứng máy tính và linh kiện bán cho nước này để thu thập các tin tức tình báo, đẩy mạnh các hoạt động tấn công Ấn Độ.
“Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ trở thành chuyên gia phá hoại bí mật. Việc tình báo Trung Quốc phá hoại hệ thống điện lực của Ấn Độ sẽ làm chậm tốc độ phát triển kinh tế nước này, cản trở triển vọng tăng trưởng của New Delhi”, cơ quan tình báo Ấn Độ nhận định.
Trước đó, ngày 16/7/2012, tờ Vietnamnet đã đăng bài “Trung Quốc theo dõi tới 80% liên lạc của thế giới?”:

    Chính phủ Trung Quốc có thể truy cập trên diện rộng đối với 80% liên lạc của thế giới, trao cho họ khả năng tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp từ xa và thậm chí phá hoại về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Mỹ và các nước công nghiệp khác.

    Các chuyên gia viễn thông nói với trang WND.com rằng Chính phủ Trung Quốc và Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) sở dĩ có khả năng này là nhờ hai công ty Huawei Technologies và ZTE Corporation.

    Các nguồn tin do ông Michael Maloof, từng là nhà phân tích chính sách bảo mật tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dẫn lời nói rằng với khả năng này, người Trung Quốc đang tìm xâm nhập tiếp đối với 20% hoạt động liên lạc còn lại, nhờ những chương trình “cửa sau” được cho là Chính phủ Trung Quốc ra lệnh cho Huawei và ZTE cài đặt trong các thiết bị của họ ở trên 140 quốc gia. Hai công ty này phục vụ 45 trong số 50 nhà điều hành viễn thông lớn nhất thế giới… Hệ quả là, bất cứ thông tin nào đi qua “bất cứ” mạng lưới nào do Huawei trang bị đều không an toàn trừ khi nó được mã hóa bởi quân đội.

Còn báo Thanh Niên ngày 22/7/2012 thì đăng bài “Mối lo ngại từ Huawei”: Một số nước và vùng lãnh thổ đang quan ngại sâu sắc về vấn đề an ninh đối với Huawei (Hoa Vi), nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết các nhà mạng đang hoạt động tại VN đều sử dụng thiết bị của Huawei. Bài báo còn cho biết là trong khi những đối thủ chủ yếu của Trung Quốc là Đài Loan, Mỹ và Ấn Độ đều hoặc là cấm hoặc là ngăn chặn các thiết bị mạng của Huawei và ZTE (Trung Quốc) thì các nhà mạng tại Việt Nam (cụ thể ở đây là Mobifone) lại điềm nhiên xem như không có vấn đề gì. Tuy nhiên, bài báo cũng dẫn ý kiến của một chuyên gia viễn thông tại TP HCM là vấn đề an ninh thông tin mạng cần phải được xem xét nghiêm túc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ (như ở Đài Loan, Mỹ hay Ấn Độ), bởi bản thân mỗi nhà mạng chỉ lo hoạt động kinh doanh và đôi khi giá cả lại quyết định việc chọn nhà cung cấp mà không nghĩ đến các vấn đề xa hơn.

Điều mỉa mai ở đây là vị chuyên gia viễn thông kia có lẽ không biết được rằng những người lãnh đạo Chính phủ hiện hành không chỉ đã và đang dâng ngành điện của Việt Nam cho Trung Quốc mà thậm chí còn đẩy nền kinh tế Việt Nam chui đầu ngày càng sâu vào cái vòng thòng lọng của người láng giềng phương Bắc “4 tốt 16 chữ vàng” này.

Những thông tin trên đây hẳn sẽ khiến cho tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà không khỏi giật mình thon thót. Xem ra cái vòng kim cô mà “bạn” đã “thân ái” đặt lên đầu chúng ta đang siết chặt dần. Liệu “Bắc thuộc” có phải là thực tế không thể tránh khỏi của dân tộc này không?

Hà Nội, 27/8/2012
L.A.H

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn: boxitvn
(Sầu Đông)

27 August 2012

Kinh Chiều, tranh Nguyễn Thế Vĩnh

Mới đây mà đã hơn 4 năm, một bức họa ra đời, một bài thơ cảm để bức tranh, một Webmaster trình bày và đưa lên Net. Bức "Kinh Chiều" nay không còn ở bên cạnh tác giả, xúc động gói ghém trong bài thơ giờ đã lắng đọng, người trình bày nay đã khuất...

Nhưng vẫn còn đây Lan Đàm tác giả bài thơ, A.C.La người vẽ tranh để nhớ thương Vũ Công Hùng, người trình bày bài thơ...



Kinh Chiều
Oil on canvas, 20x28 inch
by A.C.La
**
(Trong số những bức original không còn ở với tác giả:
Kinh Chiều, Áo Trùng Dương, Hoài Niệm, Đêm Tình Thương, Tâm Sự,
Mùa Yêu Thương, Xuân Lan, Mưa Đêm, Penny...)

26 August 2012

Chuyện ở thủ đô

Cao Thị Uyên

Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện nhé.

Niềm tin & quốc tịch

Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc. Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.

Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Sing làm gì?”

Chị bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở Canada rất thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở mình, giờ nhìn đâu cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút là không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay qua Singapore mua thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây cũng không thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư.”

Chị lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc tịch. Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ có chuyện gì... thì... bay hơn tiếng đã đến Singapore.”

Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?

Tôi tình thật hỏi tiếp luôn, “Vậy anh chị nghĩ sao về cái vụ đảng viên của mình chứ? Đảng viên mà còn tính như thế thì dân đen như em phải làm sao? Niềm tin đặt vào chỗ nào đây?” Chị đáp, “Chị có còn sinh hoạt đảng gì nữa đâu, có cái thẻ thì giữ cho có để khỏi bị chúng hà hiếp. Ngó tới thêm nhục! Còn ông ấy thì phải giữ vì còn phải làm việc trong bộ. Rồi cũng tới lúc phải vất thôi. Chị còn nghe thằng bé nhà chị ở Mỹ nó nói là, ở nước ngoài các chính phủ họ căng với đảng viên lắm. Thậm chí khi thi quốc tịch ở Mỹ nó còn hỏi người ta khai ra có phải là đảng viên Phát-xít và Cộng sản hay không, nếu có là phăng-teo luôn.”

Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ mới có điều kiện để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông minh như thế. Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của cải. Thường thường bậc trung như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể làm được. Thôi thì có chết thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có riêng gì mình. Lỡ có chuyện gì thì làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.

Cái gì cũng “đéo”

Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ “không”, mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì cũng “đéo”. Từ già cho tới trẻ, nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho “không”. Thậm chí, có khi bạn còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà trường. Cái gì cũng “đéo”.  Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không đéo”.  Giả dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có Nhân Dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi!”. Kinh!

Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!

Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực phẩm tự nhiên, không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên trước 8 tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm, như muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung cư, cho nó lành.

“ Sĩ ”

Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. Nếu không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời trước.

25 August 2012

2 Tháng 9: Chạy Ngược Đường Độc Lập.

Nguyễn Quang Duy
Ngày 17 tháng 8 vừa qua, tại Bộ Giáo dục - Đào tạo Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng tuyên bố cần chấm dứt thành tích ảo trong giáo dục. Ông cho biết: "Chúng ta đã 3 lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách nữa mà là 'đổi mới căn bản, toàn diện'? Phải chăng phải đổi mới từ tư duy cho đến mô hình, …” , rồi ông tự hỏi: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào". Lời thú nhận lại rơi vào đúng ngày 67 năm trước Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền.

Bài viết này xem lại triết lý và mục tiêu của giáo dục tại miền Nam tự do, để từ đó chúng ta có thể nhận ra nguyên nhân và nhận thức được thực trạng hầu có thể tìm ra con đường xây dựng lại Việt Nam. 

Triết Lý Giáo Dục của Miền Nam Tự Do

24 August 2012

Nhân vật số hai của Ngân Hàng Á Châu đã bị bắt

Đúng như tin đồn, thông tấn xã nhà nước đã xác nhận Tổng giám đốc điều hành Lý Xuân Hải của ngân hàng ACB (Asia Commercial Bank) cũng đã bị bắt hôm qua, thứ Năm.

Lý Xuân Hải 
 
Nguyễn Đức Kiên

23 August 2012

Người sáng lập ngân hàng ACB ở VN bị bắt.

Người sáng lập ACB (Asia Commercial Bank), một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, là Nguyễn Đức Kiên vừa bị bắt. Tin ông Kiên bị bắt khiến những người có tiền ký thác vội vã rút hàng trăm triệu Mỹ kim ra khỏi ngân hàng này. Bản tin BBC cho hay khách hàng lũ lượt đứng đợi ngoài cửa các chi nhánh của ACB tại Sài Gòn và Hà Nội. Ngân hàng trung ương vội vã châm nhiều triệu dô la cho ACB để trấn an dân ký thác. 

Ông Kiên thuộc số những doanh nhân giầu có nhất VN, bị bắt vì những "vi phạm luật  kình tế".  Chính phủ nói rằng ông Kiên chỉ sở hữu 5% cổ phần của ACB nên không can dự gì đến việc điều hành hàng ngày của ngân hàng này.

Ông Lý, phó tổng giám độc điều hành cho thông tấn nhà nước hay, chỉ riêng hôm qua thứ Tư, đã có 6 tỷ đồng được rút ra (tương đương 240 triệu MK).

Ông Kiên, mà gia đình giầu có đứng hàng thứ năm tại VN, một trong những sáng lập viên của ACB vào thập niên 1990, là một tài-cun có mối liên hệ chính trị chặt chẽ.

Những tường trình nhắm chống ông Kiên khiến những công ty đầu tư khác mà ông ta làm chủ bị xao xuyến. Còn một lo ngại khác nữa đó là: Tổng giám đốc điều hành Lý Xuân Hải của ACB  hiện bây giờ đang ở đâu?

Nhiều người tin rằng ông Hải cũng bị bắt hay đã thoái vị. (TTR tổng hợp)

Nguyễn Đức Kiên:
- Sinh năm 1964 ngoại ô Hà Nội.
- 1981 theo học trường võ bị ở Hung Gia lợi.
- Làm việc tại công ty dệt quốc doanh, rồi lập ngân hàng ACB.
- Mê bóng đá nên đã mua câu lạc bộ túc cầu chuyên nghiệp Việt Nam.
- Tài-cun thuộc thế hệ thứ nhất của Nước Việt Nam Cộng Sản.

21 August 2012

MƯA ĐÊM, bút ký

Đúng là một câu chuyện hiện thực giữa giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Một câu chuyện cười ra nước mắt do một người trong cuộc kể lại. Hùng Bi là bút hiệu của một cựu chiến binh VNCH chưa trèo cao nhưng ngã đã khá đau như mọi thanh niên thuộc lớp trẻ khi lịch sử dân tộc sang trang. Nhưng những gì không bằng lòng khi trước thì nay, sau khi đổi đời, còn tệ hại gấp bội. (TTR)

Đây chỉ là một câu chuyện riêng tư nhưng đầy tính hiện thực. Thiệt tình mà nói, tui ghét ba cái vụ kể lể những chuyện ngày xưa lắm! Có người dè bỉu đó là cái thói gặm nhấm quá khứ, cái gì đã qua rồi thì cho qua luôn đi, nhắc lại làm chi? Mà thiệt ra cái quá khứ ấy có vẻ vang gì cho cam! Thí dụ như những hào hùng của thời tuổi trẻ mà hầu như thằng thanh niên nào trong độ tuổi tui cũng phải trải qua một cách bắt buộc chớ có phải mình được quyền chọn lựa gì đâu. Thì bản thân tui tự nhận thấy mình cũng có chút đỉnh, nhưng đó chỉ là những hào-hùng-giả-định do người khác muốn khuyến dụ mình nhảy vào chết thay cho họ mà tô hồng chuốc lục vậy thôi. Rồi nó cũng như một áng mây trôi bay vơ vẩn ngang qua bầu trời trong xanh trong chốc lát cũng bị gió xé toạc ra từng mảnh tan tác bất định. Nối tiếp là chuỗi ngày thê thảm tan nát cả đời trai sương gió trong những trại tập trung không biết ngày về. Tui cho đó là một thời kỳ nhục nhã nhứt bởi cái thân phận con người chỉ bằng con sâu con kiến, có thể bị giẫm đạp bất cứ lúc nào, có hơn chăng là biết nói tiếng người. Vẻ vang gì mà nhắc lại? Cái nhục lớn là trong tay còn cầm súng có khả năng chống trả lại mà để bị bắt như một con gà lôi cổ đi. Nói tóm lại chỉ như những quân cờ bị điều khiển bởi những cái đầu chứa toàn rượu với gái ngồi trong phòng máy lạnh chạy rì rì bị chi phối bởi một quyền lực to lớn từ xa, xui thời bị sụp hầm thôi. Mà mọi chuyện kết thúc cũng do người khác quyết định vì sự chia sẻ quyền lợi kinh tế khu vực với nhau chớ mình có lấy được chút quyết định nào bằng chính thực lực của mình cho cam.

Bềnh Bồng, thơ

Lá thư Canada tháng 8

Nguyên Trần

1) Chuyện khó tin nhưng có thật: 
Cậu bé 11 tuổi không vé vượt 5 trạm kiểm soát để lên máy bay:

Một chuyện khó tin nhưng có thật xảy ra hai ngày trước ngày khai mạc thế vận hội Luân Đôn, một cậu bé 11 tuổi không có sổ thông hành, không có vé máy bay và thẻ lên tàu (boarding pass) đã đáp chuyến bay từ phi trường quốc tế Manchester tới La Mã.

Liam Corcoran, tên cậu nhỏ nầy theo mẹ đi mua sắm trong thương xá ở Manchester City ngày 24/7 rồi lẽn ra ngoài lên xe bus chạy thẳng tới phi trường và qua mặt hàng rào an ninh , di trú cùng nhiều tiếp viên kiểm soát để len lỏi lên tận chuyến bay Jet2 LS791 sắp cất cánh đi La Mã.

Cậu bé nói với báo chí: “ Tại phi trường có rất nhiều người và không ai để ý đến tôi và tôi cũng không nói chuyện với ai. Tôi nối đuôi đi theo họ cho tới rào cản thì tôi chun qua phía dưới. Tôi không có mang gì theo và cũng không ai hỏi han gì tôi và tôi cứ tiếp tục đi vào tận máy bay”.

Sau đó mọi việc diễn tiến bình thường cho tới máy bay gần đáp xuống phi trường La Mã, Corcorian mới “tâm sự” với ngưới hành khách ngồi bên cạnh thế nào để cậu bỏ nhà đi trên chuyến bay này. Vị khách nầy liền thông báo phi hành đoàn tạm giữ người hành khách tí hon bất đắc dĩ nầy.

Cùng lúc đó bà mẹ cậu bé hốt hoảng trình báo cảnh sát là con mình mất tích.

Phê bình tình trạng sơ suất nầy, Ben Vogel chủ bút nhật báo Jane’s Airport Preview nói: “ Cả một hệ thống an ninh phi trường bị lỗ hỏng lớn. Thật là không hay chút nào”

Giám đốc phi trường Manchester cũng nhìn nhận lỗi lầm nầy: “ Cậu bé không có hành động nào đe dọa an ninh trên chuyến bay.Tuy nhiên việc cậu ta vượt qua tới 5 hàng rao an ninh phi trường để lọt vào máy bay là điều không thể chấp nhận được”

Phi trường Manchester là phi trường lớn thứ ba của Anh sau các phi trường London Heathrow và London Gatwick.

Sự kiện nầy là một cái tát đau điếng cho hệ thống an ninh phi trường của Anh nhất là gần ngày khai mạc thế vận hội mà chính phủ Anh đã bỏ ra không biệt là bao nhiêu nhân lực tài lực công sức để lo việc bảo vệ an ninh.

Tin không chính thức sau cùng cho biết là đại tài tử Sean Connery người hùng James Bond đã xin nhận cậu bé làm con nuôi, có lẽ cậu ta có phong thái giống như nhân vật James Bond. Như vậy thì Corcoran trúng mánh rồi.

2) Vấn đề đường ống dẫn dầu Northern Gateway:

20 August 2012

Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà


Nguyễn thị Thảo An

Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vu giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.

Người thanh niên tuổi trẻ Việt Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm với lời tuyên thệ Vị Quốc Vong Thân. Người tuổi trẻ đã trở thành người lính. Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương. Người lính với chiếc nón sắt xanh đậm tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn nửa vòng đất nước đi canh giữ cho quê hương.

Bắt đầu từ thập niên Sáu Mươi, khi kẻ thù phương Bắc, với xe tăng súng cối, với những chủ thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê hương, thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn. Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh để chận bước quân thù, để bảo vệ miền Nam.

Ðất nước hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày để anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ.

19 August 2012

Hà Nội: Sạt lở kinh hoàng .

Hà Nội sạt lở, đường bị xẻ làm đôi .

- Vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 7h30 phút sáng ngày 19/8 khiến đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài, đoạn qua khu đô thị Dương Nội bị xẻ đôi, xuất hiện hố tử thần giữa đường.

Tại hiện trường, hố sạt lở rộng khoảng hơn 50m2, sâu khoảng 4m và đang tiếp tục sụt lún, khoét sâu vào giữa dải phân cách.

Đến khoảng 10h, khu vực sạt lở đã cắt ngang đường Lê Văn Lương, chiều Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương.

VietNamNet ghi lại hình ảnh hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng này:





Bao giờ Mẹ về trời để được thảnh thơi?


18 August 2012

Hương Ơi, thơ


Nước Tầu Có Nguy Cơ Thành Kẻ Thù Chung Của Thế Giới‏

Ngày 13-8, học giả Trung hoa Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Hoa), người có nhiều bài viết phê phán những quan điểm sai trái của Hoa Lục về vấn đề biển Ðông, bác bỏ Ðường lưỡi bò, đăng trên blog của ông loạt bài viết của một học giả Trung Hoa khác có bút danh “Bao Phác Tiên Nhân”.
Học giả này cũng phân tích những điều sai trái, ngang ngược, vô lý trong lập trường, chủ trương, yêu sách của chính phủ Trung Hoa về biển Ðông. Tiền Phong trích dịch một số đoạn:

Vấn đề Nam Hải (biển Ðông)

Cái gọi là vấn đề Nam Hải, bao gồm vấn đề Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), chủ yếu là vấn đề Nam Sa, rốt cục là như thế nào? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc? Căn cứ vào đâu mà tuyên bố?

Hoàng đế Thanh triều đến lãnh thổ trên bộ còn không giữ được, thật khó nói có biết đến chuyện lãnh hải hay không, đương nhiên không biết yêu cầu về quyền lợi biển.

Sau khi chính phủ Dân quốc thành lập, chẳng được mấy ngày bình yên, hết nội chiến lại đến ngoại họa, sau đó là Ðại chiến thế giới, may mà đứng về phía bên chiến thắng, nên mới có vấn đề Nam Sa. Nếu đứng về bên thua trận thì ngày nay làm gì có tư cách bàn đến vấn đề này.

Cảnh 'trại nô lệ' người Việt ở Moscow


Đài BBC Tiếng Việt đã đăng tải một phóng sự video nói về cảnh công nhân Việt sang làm việc ở Nga bị chủ nhà máy đánh đập, giam cầm, và bỏ đói. Link dưới đây dẫn đến đoạn video này:
 Giữ công nhân như 'nô lệ' ở ngoại ô Moscow.

17 August 2012

Thơ Trần Văn Lương

Dạo:
    Buồm đêm chấp chới trên dòng,
Lênh đênh nào biết non sông mất còn.
 
,
.
,
.
,
.
,
淚 浥 .
         
 
Âm Hán Việt:

  Giang Thượng Cô Chu
Nguyệt súc, hắc giang bàn,
Cô phàm nhập hiểm than.
Du đăng thôi bạc vụ,
Thiết trạo ngự tiềm lan.
Phục quốc tâm do thống,
Quy hương mộng dĩ hàn.
Xuân phong hoàn vị đáo,
Lão lệ ấp hàm đan.
      Trần Văn Lương
Dịch nghĩa:
  Chiếc Thuyền Cô Độc Trên Sông
Trăng co rút, dòng sông đen cuộn khúc,
Cánh buồm đơn độc đi vào ghềnh nước hiểm trở.
Ánh đèn dầu xua đẩy làn sương mù mỏng,
Mái chèo sắt chống cự con sóng ngầm.
Tấm lòng phục quốc vẫn còn đau,
(Nhưng) giấc mộng về quê đã nguội lạnh.
Gió Xuân vẫn còn chưa đến,
Nước mắt già thấm vào manh áo mặn.

Phỏng dịch thơ:
         Thuyền Côi Trên Sóng
      Sông cuồn cuộn, ánh trăng thâu,
Gian nan ghềnh nước, thuyền câu bềnh bồng.
      Sương mù lụy ánh đèn chong,
Sóng ngầm đưa đẩy, long đong tay chèo.
      Con đường phục quốc gieo neo,
Mộng hồi hương đã nhạt theo mái đầu.
      Gió Xuân ngóng mãi thêm sầu,
Lệ già thấm mảnh áo nâu mặn chằng.
                Trần Văn Lương
                    Cali, 8/2012
Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư :
    Thuyền mãi bồng bềnh, gió Xuân chưa đến.
    Thương thay đôi mắt già vẫn ngày đêm lệ tràn thấm áo.
    Hỡi ơi !

Hạt Điều Máu

HẠT ĐIỀU MÁU    
(08/14/2012)

Cuốn phim trinh thám chính trị nổi tiếng Blood Diamond (Kim Cương Máu) với tài tử nổi danh Leonardo DiCaprio thủ vai chính, được thực hiện vào năm 2006 với ngân sách cả trăm triệu mỹ kim, được nêu danh 5 lần trong Giải Oscar và đoạt huy chương vàng trong một số giải điện ảnh nổi tiếng khác, đã lột tả ý nghiã ghê rợn của chữ “máu” đi liền với một số những viên đá quý mà quý vị phụ nữ nâng niu trang điểm. Vào thập niên 1990, khi các cuộc nội chiến đẫm máu lan tràn tại các quốc gia Phi Châu như Angola, Sierra Leone, Cote d'Ivoire, Liberia,

Congo , các lực lượng nổi loạn đã khai thác các mỏ kim cương để lấy tiền mua vũ khí và tài trợ cho các cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền tại các quốc gia đó. Trong tiến trình sản xuất kim cương, họ bắt cóc nông dân và dân chúng, kể cả trẻ em, và lùa họ vào các mỏ kim cương. Ở đó họ bị đối xử tàn nhẫn và làm việc như những kẻ nô lệ, bị áp dụng những biện pháp thô bạo nhất để trừng phạt khi làm việc chậm chạp hay giấu trộm kim cương như chặt tay thậm chí chặt đầu hoặc bắn bỏ.

Cuốn phim Kim Cương Máu đã trình bày những hình ảnh hãi hùng, ghê rợn tại những mỏ khai thác kim cương kể trên. Vì có nguồn gốc, mục tiêu và tiến trình khai thác dính đầy máu đó mà những hạt kim cương này đã bị thế giới đặt tên là những “kim cương máu”, khác với những kim cương được sản xuất bởi những công ty đá quý bình thường. Vì mối quan tâm ngày càng gia tăng và gần đến mức tẩy chay của thế giới về “kim cương máu” nên các quốc gia sản xuất “kim cương lương thiện” đã họp lại tại thành phố Kimberley ở nước Nam Phi vào năm 2000 để tìm giải pháp ngăn chặn việc phổ biến kim cương máu.

Vào Tháng 12 năm 2000, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết quan trọng. Theo đó, kim cương khi bán ra phải có chứng minh nguồn gốc để không bị nhầm lẫn với kim cương máu mà cả thế giới khinh tởm và tẩy chay. Vào tháng 9 năm 2011, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) công bố một bản phúc trình chi tiết về tình trạng cưỡng bức lao động trong các trại cải huấn ở Việt Nam --  nơi giam giữ không chỉ những người nghiện ngập, những người bị nhiễm HIV , những tù thường phạm, mà còn cả những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm. Cũng theo báo cáo của HRW thì dù mang danh là “cải huấn” và “cai nghiện” nhưng thực tế đây chỉ là những trại tù, trong đó tù nhân bị cưỡng bức làm việc tới kiệt lực, bị hành hạ, tra tấn tàn nhẫn, và một trong những việc đáng sợ mà các tù nhân phải làm là bóc hạt điều.

Phim Blood Diamond.

Các tù nhân bị bắt lột vỏ hạt điều từ 6 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Mỗi tù nhân bị buộc phải làm từ 20 ký tới 40 ký hạt điều mỗi ngày để nạp cho ban quản lý trại giam -- so với khả năng sản suất bình thường của một công nhân bên ngoài chỉ khoảng 10 ký mỗi ngày. Ai không đạt chỉ tiêu thì bị đánh đập. Có người khi phản đối đã bị xiềng chân và biệt giam. Báo chí ở Việt Nam từng loan tin các vụ trốn trại tập thể ở nhiều nơi từ Hải Phòng, Sài Gòn, Bình Dương, Cần Thơ và một số nơi khác. Một trong những lý do chính là không chịu nổi sự hà khắc của ban giám thị.

Vỏ và mủ hạt điều chứa chất acid Cardol độc hại và càng thêm đậm đặc sau khi sấy. Mủ  làm lở loét tay chân và đặc biệt rất nguy hiểm cho mắt. Các tù nhân không được cung cấp đầy đủ găng tay, một phần vì tốn kém và một phần vì đeo găng tay sẽ làm giảm năng suất. Có người đã bị mù sau một thời gian làm hạt điều. Những nhà máy sấy hạt điều thường nằm cạnh các trại giam. Hàng ngày các nhà máy này thổi ra những cột khói vàng khè. Khi thuận gió khói này bay vào buồng giam khiến tù nhân bị cay mắt và khó thở khiến họ phải dùng khăn mặt để che.

Những bàn tay rỉ máu và ghẻ lở, bên dưới những dòng mồ hôi và nước mắt, của hơn 300.000 tù nhân tại 123 trại tù và “trung tâm cai nghiện” ở Việt Nam hàng ngày vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những hạt điều thơm tho và béo ngậy được xuất cảng đi khắp thế giới.

Gần đây, nhân cuộc điều tra về tình trạng sức khỏa của bà Trần Thị Thúy, -- một tù nhân lương tâm bị nhà nước Việt Nam kết án 8 năm tù vì là đã đứng ra giúp nhiều dân oan cùng cảnh ngộ khiếu kiện đòi lại nhà đất -- thảm trạng tù nhân bị cưỡng bức bóc hạt điều lại một lần nữa bị phanh phui trước công luận. Cũng theo báo cáo của các tổ chức nhân quyền thì các ban quản lý trại giam ký hợp đồng với các công ty xuất cảng hạt điều và bắt tù nhân ngày đêm sản xuất cho đủ chỉ tiêu. Kỹ nghệ hạt điều đem lại cho nhà cầm quyền Việt Nam khoảng 1,5 tỉ Mỹ kim mỗi năm.

Giám đốc đặc trách Y tế và Nhân quyền của Human Rights Watch, ông Joe Amon tuyên bố: “Hàng chục ngàn người, nam, nữ và trẻ em bị cầm giữ trái với ý muốn của họ trong các trung tâm cưỡng bức lao động. Đó không phải là điều trị cai nghiện, cần đóng cửa những trung tâm này và trả tự do cho những người đó”. Tạp chí Time cũng mô tả “hạt điều máu” là một trong những hình thức cưỡng ép lao động, khai thác các nạn nhân và bệnh nhân trong các trại cải huấn ma túy của nhà cầm quyền, bên cạnh các việc khác như may quần áo, làm gạch … Phúc trình của HRW viết: “Ở Congo bên Phi Châu có kim cương máu. Ở Miến Ðiện có vòng cẩm thạch máu. Việt Nam có hạt điều máu”.

Vào ngày 13/6/2012 vừa qua, tổ chức Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ (CAMSA) mở chiến dịch báo động công luận và kêu gọi tẩy chay “hạt điều máu” và đã điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Theo CAMSA thì chiến dịch tẩy chay “hạt điều máu” từ Việt Nam gồm có các mục tiêu sau đây:

(1) Tạo ý thức trong giới tiêu thụ trên thế giới về chính sách cưỡng bách lao động của nhà cầm quyền Việt Nam;

(2) Kêu gọi giới tiêu thụ không ăn hạt điều xuất phát từ Việt Nam, và thông tin cho nhau biết những cửa tiệm nào bán hạt điều từ Việt Nam để tránh;

(3) Áp lực các công ty quốc tế ngưng nhập cảng, phân phối, hay bán hạt điều xuất phát từ Việt Nam; và

(4) Vận động các chính quyền trong thế giới tự do và các cơ quan Liên Hiệp Quốc áp lực nhà nước Việt Nam bãi bỏ chính sách cưỡng bách lao động và chấp nhận cho các cơ quan quốc tế kiểm tra các trại cải huấn và trại tù.Mục đích tối hậu của chiến dịch là giải thoát cho hàng trăm ngàn nạn nhân và bệnh nhân  khỏi tình trạng nô lệ trong các trại cải huấn và các trại tù. CAMSA kêu gọi cộng đồng người Việt tại hải ngoại đẩy mạnh chiến dịch này và vận động công chúng quốc tế nhập cuộc, và cũng kêu gọi các tổ chức cộng đồng và cơ quan truyền thông ghi danh yểm trợ chiến dịch này.

Là người Việt Nam, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ khi mỗi ngày hàng mấy trăm ngàn những dòng nước mắt, mồ hôi, máu và mủ của đồng bào chúng ta tiếp tục đổ xuống, hòa lẫn vào những hộp hạt điều mà chúng ta đang thưởng thức. Là người tiêu thụ, điều tối thiểu mà mỗi chúng ta có thể làm để góp phần giảm thiểu nỗi khổ đau của đồng bào, đặc biệt là những tù nhân lương tâm tại Việt Nam, (cũng như những nạn nhân tương tự tại Trung Quốc) là ngưng mua hạt điều từ Việt Nam và Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên cần làm trong các cộng đồng người Việt khắp nơi, để từ đó chúng ta có thể vận động một cách hiệu quả sự tiếp tay của cả thế giới về thảm trạng này./.
___________________
Dưới đây là một bài viết liên hệ đăng trên tạp chí TIME

From Vietnam's Forced-Labor Camps:'Blood Cashews'

By Andrew Marshall
Tuesday, Sept. 06, 2011

First there were blood diamonds from the Congo. Then blood rubies from Burma. Could blood cashews from Vietnam be next?

That's one implication of a new Human Rights Watch (HRW) report that claims cashew nuts and other Vietnamese exports are produced by drug addicts detained in forced-labor camps across the country. Those who refuse to work are beaten with truncheons, given electric shocks, locked in isolation, deprived of food and water, and obliged to work even longer hours, the report says. Joseph Amon, director of the New York City–based organization's health and human-rights division, says what's happening at the centers "constitutes torture under international law."

Titled The Rehab Archipelago, the report could potentially embarrass foreign companies doing business in Vietnam. The country is the world's largest exporter of processed cashews and the U.S.'s top supplier of the nut. China and the European Union are also major buyers. (See pictures of the 1979 China-Vietnam border war.)

Some 40,000 people are detained at the country's 123 drug-rehabilitation centers. Most must perform so-called labor therapy, which can involve sewing garments, making bricks or — most commonly — processing cashews. "If cashew importers want to ensure that their supply chains are not tainted with forced labor and abuse, they need to very closely scrutinize where they source their products," says Amon.

HRW's investigation has already compelled two companies — one Swiss, one American — to do just that. The Lausanne-based firm Vestergaard Frandsen terminated its relationship with five Vietnamese subcontractors after learning that thousands of its mosquito bed nets had been produced by drug detainees. "We take labor issues very seriously and would never condone nor accept what has happened," Vestergaard Frandsen said in a statement. "To us, even one bed net made under these conditions is one too many."

Meanwhile, Oregon's Columbia Sportswear Co. cut its ties to a Vietnamese factory after HRW alerted the firm that the factory had subcontracted work to a nearby drug-detention center without permission. "Involuntary labor of any kind violates our written contracts and policies and also our values," says Peter Bragdon, senior vice president of legal and corporate affairs at Columbia Sportswear. "We do not and will not tolerate it." (Read why being forced into military labor can be a death sentence for convicts in Burma.)

For Vietnam's drug detainees — mostly young men battling heroin addiction — cashew processing is hardly therapeutic. They spend six to 10 hours a day husking and skinning nuts. It is drab and unhealthy work: cashew oil is caustic and burns the skin. "I would sometimes inhale the dust from the skins, and that would make me cough," one man told HRW. "If the fluid from the hard outer husk got on your hands, it made a burn." For their labor, detainees are paid nothing or a few dollars a month. Even this pittance is whittled away, says HRW, since some centers charge detainees for food, lodging and what they term "managerial fees."

Vietnam's system of drug-detention centers has dramatically expanded over the past decade. There are now 123 centers nationwide, up from 56 in the year 2000, according to the report. Drug users are usually detained for two years on the authority of police and local officials, with no judicial oversight. HRW interviewed 34 people recently detained in 14 of 16 centers administered by the Ho Chi Minh City authorities. None had seen a lawyer, judge or court before or during their detention.

When those two years are up, the same officials and the center's director can — and usually do — confine them for a further two or three years for "postrehabilitation management." One former detainee tried to escape after his two-year detention had been extended by another three years. He was captured, beaten and shocked with an electric baton. Women and children are also confined: boys of 16 or 17 "were beaten the same as adults," a former detainee told HRW. (Read why Vietnam's political reshuffling won't fix a struggling economy.)

The U.S. Embassy in Hanoi acknowledged "forced labor by convicted prisoners and drug users" in a 2008 diplomatic cable published by WikiLeaks. "The practice is not widespread, however, and represents an insignificant portion (less than 0.3 percent) of Vietnam's cashew industry," says the cable. But the practice could be more widespread than U.S. officials believe. The embassy cable refers only to the cultivation of cashew trees. It doesn't include cashew processing, which is done in 11 of the 16 centers run by Ho Chi Minh City authorities and in at least four centers in the cashew-producing province of Binh Phuoc, say former detainees interviewed by HRW. Nor does the cable account for the fact that Vietnam imports far more cashews than it grows. In 2011, it will import 450,000 metric tons of raw cashews, mostly from Africa, estimates the Vietnam Cashew Association (VINACAS).

VINACAS members have never used drug detainees as laborers, insists Dang Hoang Giang, the association's secretary-general. "Vietnam is the world's largest cashew-nut exporter, and some people don't like that," he says. "Thus false allegations are made to harm our reputation." Giang invited the foreign media to witness how Vietnamese companies processed their nuts. "Nowadays factories use all kinds of modern machines. There's not much room for manual labor." The government has yet to respond to the report. Nguyen Van Minh, the Vietnamese official who heads the Department of Social Evils Prevention, told TIME he had drafted a letter in response to the report but could not talk to the media until it was approved by the central government.

Whatever the response, one fact is harder to deny: Vietnam's detention centers are terrible at rehabilitating drug addicts. Relapse rates are "officially between 70% and 80%, but most regard 95% as being closer to the real situation," reported the World Health Organization in 2009. Substitution therapy with a prescription drug like methadone is the most effective way to treat heroin addiction. But none of those interviewed by HRW received "any form of scientifically or medically appropriate drug dependency treatment," says the report. Methadone programs will certainly improve relapse rates, but they won't stop forced labor, says Amon, not while drug-detention centers profit from it. "The solution to heroin use is methadone," he says. "The solution to the centers is to close them down."

15 August 2012

Dân đập phá trụ sở UBND ở Hà Tĩnh

Đài BBC Việt Ngữ loan tin:

Tin cho hay hàng trăm người dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, đã bao vây, đập phá trụ sở Ủy ban Nhân dân xã để đòi thả một người bị công an bắt.

Các báo trong nước nói sự việc diễn ra từ chiều thứ Ba 14/8 cho tới tận sáng thứ Tư 15/8. Kết quả là ba người gồm Chủ tịch xã Yên Lộc Nguyễn Huy Quế, Phó chủ tịch xã Dương Chí Thanh và Trưởng Công an huyện Can Lộc Trần Văn Sơn bị thương phải nhập viện cấp cứu.

Nhấn vào đây để xem bản tin đầy đủ.

Nhân ngày sinh của một sử gia, 15 tháng 8

Ông PHẠM VĂN SƠN
Nguyễn Văn Dưỡng
Trước năm 1975, ở miền Nam, ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử. Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ Việt Sử Tân Biên.

Tôi hân hạnh được làm việc dưới quyền chỉ huy của ông từ năm 1958 đến 1960. Thời gian này ông mang cấp bậc Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Quân Báo & Chiến Tranh Tâm Lý Cây Mai; tôi mang cấp bực Trung úy, là huấn luyện viên và sĩ quan an ninh của Trường. Chính trong thời gian này, ông đã tu chỉnh bộ sử nói trên và cho tái bản.

Những thì giờ nhàn rỗi, tôi đã tình nguyện giúp ông. Tôi được ông giới thiệu đến gặp ông Lê Ngọc Trụ, công chức làm việc ở Thư Viện Quốc Gia -- lúc đó còn nằm trên đường Gia Long -- để nhờ hướng dẫn sưu tầm tài liệụ. Ông Lê Ngọc Trụ còn là một học giả, giảng sư Ngữ học của Đại học Văn khoa Saigon, đã chỉ dẫn cho tôi tìm được khá nhiều tài liệu và sách viết bằng tiếng Pháp về thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Các tài liệu này cũng như những tài liệu quí giá khác, giúp cho ông Phạm Văn Sơn tu chỉnh Việt Sử Tân Biên. Thời gian làm việc với ông, tôi đã học được ở ông nhiều điều về viết lách.

Năm 1961, trường Cây Mai đổi tên, chỉ còn là trường Quân Báo. Ngành Chiến Tranh Tâm Lý tách ra riêng, đuợc dạy riêng ở một trường của ngành này, mới thành lập, ở một địa điểm khác; do đó, Thiếu tá Phạm Văn Sơn cũng được thuyên chuyển về ngành Chiến Tranh Chính Tri.. Sau đó không lâu, ông được bổ nhậm vào chức vụ Trưởng Ban Quân Sử của Quân Lực VNCH, thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ông lần lượt được thăng đến cấp Đại tá và giữ nhiệm vụ này cho đến ngày miền Nam sụp đổ.

14 August 2012

Thư của đồng môn GS Cao Văn Hở gửi CSV QGHC

Mới đây GS Cao Văn Hở đã gửi một lá thư tới chính phủ các nước Phi, Úc và Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm của ông về Biển Đông dưới danh nghĩa là một người Việt Nam. Bức thư đề nghị đi tìm Ý Kiến Tư Vấn của Toà Án Công Lý Quốc Tế (Advisory Opinions of the International Court of Justice) như là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp về Biển Đông và ngăn chặn mưu toan của chính quyền CS nước Tàu nhằm sáp nhập Biển Đông vào nước này. Bức thư cũng đã được luân lưu giữa các cựu sinh viên đồng môn và được nhiều anh chị em  đồng tình, ủng hộ, hoặc bổ túc ý kiến xây dựng.  Dưới đây là lá thư của giáo sư bày tỏ nỗi hân hoan sau bước đầu đầy hy vọng. (TTR)

Thưa ACE đồng môn thân mến:
8/13/2012

Trước tiên, tôi xin nói rất là hạnh phúc, trong mái nhà chung QGHC, trích ra đây những hồi âm của quí ACE trong hai ngày qua đã gởi về những ý kiến rất là khích lệ.  Các ACE đã sốt sắng bày tỏ mối quan tâm, coi như là đại diện chung cho các ACE các khóa Đốc Sự, Cao Học, và Tham Sự, niềm công phẫn  và cảm nghĩ về công việc phải làm trước hành động xâm lăng Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải và biển đảo Việt Nam.

Một triệu cây số vuông lãnh hải bao gồm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong vòng 200 hải lý, tức là rộng gấp ba lần lãnh thổ đất liền của nước Việt Nam.  Mỗi năm, Trung Quốc đánh cá, và các nguồn lợi thuỷ sản, cùng với khai thác dầu khí quanh vùng Nam Côn Sơn, và đông nam đảo Hoàng Sa lên đến khoảng 20 tỷ đô la.  Bọn thảo khấu bá quyền Đại Hám tham tàn ăn cướp tài nguyên của dân tộc trắng trợn và ngang nhiên vì đảng Cộng Sản Hà Nội ương hèn cam làm chư hầu cho thiên triều Trung Quốc.

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...