03 August 2010

Biên khảo

DÂN CHỦ PHÁP TRỊ
Nguyễn Ngọc Liên
Bài này viết lại bài nóí chuyện nhân dịp ngày giỗ thứ 20 của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, do Đảng Tân Đại Việt tổ chức tại thành phố Westminster, Nam California ngày 31/7/2010
Hiện nay danh từ Dân chủ Pháp trị xuất hiện rất nhiều trên mạng lưới toàn cầu, trong các bài viết hoặc nơi các diễn đàn của người Việt ở Hài Ngoại cũng như các diễn đàn trong nước. Nhưng mỗi người lại hiểu cụm từ Dân Chủ Pháp Trị một cách khác nhau. Người Việt tỵ nạn hiểu một cách khác với cách hiểu của các người Cộng Sản Việt Nam

Lược sử của Dân Chủ Pháp Trị

* Dân chủ : Thuật ngữ này xuất hiện ở lần đầu tiên ở Hy Lạp, nhất là ở thành Athens, sau cuộc nổi dậy của dân chúng năm 508 (TCN). Sau đó , dân chủ cũng xuất hiện tại La Mã cổ, Âu Châu, Bắc và Nam Mỹ Châu. Taị Việt Nam, dân chủ cũng có vào Thế Kỷ thứ 13 khi vua nhà Trần cho hội họp các bô lão tại hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến xem nên hoà hay nên chiến với quân xâm lăng Mông Cổ. Mặc dầu, Việt Nam lúc đó theo chế dộ quân chủ chuyên chế, nhưng dù sao hội nghị Diên Hồng, trong một nghĩa nhỏ hẹp, cũng đã thực hiện thể thức dân chủ khi quyết định một việc trọng đại cho quốc gia.

Dân chủ là 1 hình thức tổ chức chính trị, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực thông qua 1 cuộc bầu cử tự do. Trong học thuyết chính trị, dân chủ dùng để mô tả 1 hình thức của nhà nước. Có 2 nguyên tắc của nền dân chủ:

+ Mọi thành viên của xã hội đều có quyền bình đẳng liên quan đến quyền lực

+ Tất cả đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi

Ngày nay, nền dân chủ đã được thực hiện tại hầu hết các quốc gia Âu Châu và tại 124 quốc gia trên toàn thế giới

* Pháp trị ( rule of law) :Theo nghĩa là dùng luât để cai trị

Theo văn hoá cổ Trung Hoa, người ta chia cách thức cai trị ra làm hai phái:

1/Phái nhân trị : Gồm Khổng Tử , chủ trương “ nhân”,Mặc Tử chủ trương thuyết “ kiêm ái”,Mạnh Tử chủ về “ nghiã”,Tuân Tử chủ về “lễ”. Theo phái nhân trị con người sinh ra vốn có căn bản tốt ( Nhân chi sơ, tỉnh bổn thiện) .Phái nhân trị chủ trương lấy nhân đạo để cai trị con người. Mơ ước của phái này là một xã hôi thái bình, thịnh trị, đêm ngủ không cần đóng cửa, của rơi ngoài đường không ai thèm nhặt…

2/Phái pháp trị : Đối nghịch với phái nhân trị là phái pháp trị. Tiêu biểu cho phái này là Hàn Phi Tử chủ trương dùng luât pháp khắt khe để cai trị dân. Lý Tư cũng thuộc phái pháp trị. Ông là Tể Tướng của Tần Thủy Hoàng. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng dẹp sáu nước Nguỵ, Hàn, Triệu, Tề ,Yên và Sở, thống nhất Trung Hoa, xã hôi còn nội loạn, nhiều chống đối, Lý Tư đã áp dụng pháp trị để cai trị dân. Lý Tư đã nhốt Hàn Phi Tử vào tù, sau đó Lý Tư lại bị hoạn quan là Triệu Cao ám hai.

Nhưng trong tất cả những pháp gia ( theo phái pháp trị), người nổi tiếng nhất là Công Tôn Ưởng, thời Đông Châu Liệt Quốc, ngườì nước Vệ, nên người ta gọi là Vệ Ưởng. Vệ Ưởng sang làm Tướng Quốc cho nước Tần, được phong ấp Thương Ô, nên cũng goí là Thương Ưởng. Vệ Ưởng hay Thương Ưởng đã ra tân lệnh rất tàn ác để cai trị. Ông đặt ra các luât lệ như : Tất cả ruộng nương đều bị tich thu thành quan điền; trong nhà có tranh chấp, thì bất luận phải trái, đều bị chết chém; cứ 5 nhà thành 1 bảo, 10 nhà thành 1 liên, một nhà có tội thì 9 nhà khác phải tố giác, nếu không thì cả 10 nhà bị chết chém ngang lưng; các nhà trọ phải đòi giấy phép chiếu thân, nếu không thì không cho trọ; người dân nếu có tội thì tài sản bị tịch biên sung

công..v.v..Thế Tử Tứ có ý chê tân lệnh là không phải, Vệ Ưởng vào tâu với Tần Hiếu Công là không thể gia hình Thế Tử vì là người sẽ nối ngôi vua nên xin bắt tội quan Thái sư là Công Tôn Giả , thích chữ tràm vào mặt, cắt mũi quan Thái phó , công tử Kiền là ngưòi dậy học cho Thế Tử,

Khi Tần Hiếu Công chết, Thế tử Tứ lên nối ngôi là Huệ Văn Công. Công Tữ Kiền dèm pha Vệ Ưởng. Huệ Văn Công bèn thu tướng ấn, bắt Vệ Ưỏng lui về Thương Ô. Sau Công Tôn Giả và Công Tử Kiền lại nóí thêm là Vệ Ưong tất có ý phản. Huệ Văn Công sai Cộng Tôn Giả đem 3 ngàn võ sĩ đuổi bắt. Vệ Ưởng sợ hãi bỏ hành trang, giả làm tên lính đi trốn. Đến Hàm Quan,lúc trời vừa tối, vào một nhà trọ.Chủ trọ hỏi giấy phép. Vệ Ưởng không có. Chủ trọ nói , nếu không có giấy phép thì không dám cho trọ, sợ bị phép Thương quân chém.Vệ Ưởng than : “Ta đặt ra phép ấy là tự hai thân ta”. Sau đó bị Công Tôn Giả bắt được đem về. Huệ Văn Công cho đem ra chợ cho 5 con trâu phanh thây.

Phái pháp trị dùng hình luât để cai trị dân, nhưng lại áp dụng bất công, đối xử phân biệt. Đó là câu “Lễ bất hạ thứ dân, hình bất thượng đại phu”, có nghĩa là nghi lễ không áp dụng cho thứ dân và án hình không áp dụng cho các bậc đại phu.Như vây , pháí pháp trị thời Trung Hoa cổ,đã chỉ dùng luật pháp để bảo vệ giai cấp thống trị. Đó là quan quyền, vua chúa

Dân Chủ Pháp Trị đối với Cộng Sản Việt Nam

Nhà nưóc Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã dùng chữ Dân Chủ Tập Trung . Chữ này cũng đươc ghi trong hiến pháp. Nhưng Dân Chủ Tâp Trung là gì? Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã tự nhận là “đội ngũ tiên phong thay mặt cho giai cấp công nhân để đaị diên cho đất nước…”. Đảng đã chủ trương “đấu tranh giai cấp” và “ không chia sẻ quyền lực với bất cứ ai”. Như vây, Đảng do giai cấp công nhân bầu lên và đó chính là dân chủ tập trung?, nghĩa là tâp trung trong tay giai cấp công nhân, và do đó trong tay Đảng Cộng Sản?

Nhà nước cũng từng nói : “Nền dân chủ của nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam còn dân chủ gấp triệu lần nền dân chủ của các nước Tây Phương”. Thật là lộng ngôn! Chẳng ai hiểu được nhà nuớc muốn nói cái gì. Ngoài ra, trong điều luật nào cũng có câu thòng đằng sau “trong khuôn khổ luât pháp” hoăc “ heo luật pháp quy định”. Thí du : Người dân có quyền chọn nơi cu trú theo luât pháp quy đinh. Đây là điểm quan trọng, vì Đảng Cộng Sản muốn giải thích luât lệ cách nào cũng dược, nếu không muốn cho phép thì chỉ cần nói là không đúng với luât pháp quy định, còn quy định ra sao thì không cần giải thích.

Trong Đại Hội Đảng năm 1996, Đảng đã tuyên cáo sẽ “xây dựng một nhà nuớc pháp quyền” với mục đích để làm an lòng các nhà đầu tư ngoại quốc đang lo ngại Viêt Nam không có luât lệ và như thế không thể đầu tư. Luât sư Lê Công Định đã phê bình chữ “nhà nước pháp quyền” ( rule BY the law) là không đúng, phải dùng chữ “nhà nước pháp trị” ( rule OF the law). Nhưng ta cũng hiểu là Đảng CSVN thường thích “chơi chữ”, thí dụ : Kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nhà nuớc cũng không giải thích chữ “theo định hưóng” nghĩa là gì?

Đảng còn dùng Điều 88 Bộ Luật Hình Sự “Âm mưu chống lại nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,” (XHCNVN) để kết án những ngươì đòi hỏi dân chủ và đa đảng, giống như ngày trước muốn kết án ai là gán cho tội  "làm gián điệp”, mặc dầu không có một bằng chứng nào! Tuy nhiên, sau này nhận thấy gán ghép tội gián điệp không chứng cớ có vẻ kỳ cục, trơ trẽn nên bây giờ CS đổi ra tội “âm mưu chống lại nhà nướcXHCNVN” Với chữ âm mưu thì nhà nước không cần phải chứng minh cụ thể.

Nhà nước cũng ban hành Nghi Định 31-CP ngàý 16/4/1997 có quyền tạm giam vô hạn định đối với các nghi can, hoặc đặt trong tình trạng quản chế 2 năm các công dân bị coi là nguy hiểm cho “an ninh quốc gia” mà không cần toà án. Nghi Định này sau đã bi thay thế bởi “Pháp lệnh xử lý hành chánh” ban hành ngày 1/10/2002 mà theo nhiều nhà phân tích nói còn tinh vi hơn, thẩm quyền áp dụng còn rộng rãi và có hiệu quả hơn trong việc đàn áp dân chủ…

Người Cộng Sản vẫn thường quan niệm rằng pháp luật là ý chí của giai cấp nắm chính quyền trong một xả hội nhất định được xây dựng thành luật lệ. Pháp luật là một trong những phương tiện chủ yếu mà Đảng CS xử dụng để củng cố vai trò lãnh đạo và bảo vệ những lợi ích của họ. Các đảng viên CS nếu phạm tội , đều được đối xử đặc biệt là “ căn cứ vào thành tích cách mạng” để hoặc miễn truy tố, hoặc nếu có tội rõ rệt quá không thể bỏ qua, thì sẽ bị xử một án rất nhẹ. Sau khi ở tù một thời gian ngắn, Đảng sẽ căn cứ vào điều kiện giác ngộ, học tập tốt trong tù mà ân xá. Đối với nhiều đảng viên cao cấp mà bị tội, các báo chí không đuợc lên tiếng và cho “chìm xuồng” luôn. Điển hình là vụ Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô can tôi mua dâm 2 nữ sinh tuổi vị thành niên, nhưng không báo nào nhắc tới vụ này. Hai nữ sinh bị ông Hiệu Trưởng Sầm Đức Xương ép bán dâm cho Nguyễn Trường Tô còn bị vào tù vì tội bán dâm . Ông Xương là cán bộ cấp nhỏ cũng bị giam, nhưng Nguyễn Trường Tô vẫn còn tai chức.

Tóm lại Đảng Cộng Sản áp dụng pháp trị để bảo vệ quyền lợi của mình, chứ không phải bảo vệ quần chúng…

Dân Chủ Pháp Trị đối với các quốc gia Tây Phương.

Pháp trị là dùng luật pháp để cai trị, chứ không phải dùng con người để cai trị.Với tư cách là công cụ điều chỉnh quyền lực, pháp trị có hai chức năng: 1/ là hạn chế sự độc đoán và lạm quyền của nhà nước. 2/ là làm cho nhà nước hành xử hợp lý và rõ ràng.

Việc xây dựng chế độ pháp trị là rất cần thiết để vận hành nhà nước . Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tránh được sự nhầm lẫn về khái niệm giữa pháp trị theo cách hiểu của người Trung Quốc cổ đại và của CSVN và pháp trị theo cách hiểu của các quốc gia Tây Phương (trong đó có Hoa Kỳ). Vì rằng, nếu chúng ta nhầm lẫn thì việc xây dựng đất nước theo một mô hình “dân chủ trá hình” là điều rất dễ xảy ra.

Luât pháp khoác cái áo biểu tượng của sự công bằng, nhưng nếu bản thân nó được tạo ra từ 1 chế độ độc tài, chuyên chế thì nó chẳng thể công bằng đuợc, có nghĩa là nó đuợc dùng để cai trị người dân và bảo vệ dịa vị của giới cầm quyền chứ không bảo vệ dân

Các quốc gia Tây phương thường phân chia quyền hành làm 3 cơ chế . Đó là tam quyền phân lập: hành pháp, tư pháp , và lâp pháp. Các quyền này kiểm soát lẫn nhau, tránh được nạn độc tài. Người Mỹ gọi là check and balance, không phải tam quyền thống nhất dưới một dảng, nghĩa là hành pháp , lập pháp hay tư pháp đều là đảng viên CS, được bầu cử vào các chức vụ này là do Đảng quyết định, chứ không phải dân chúng.

Theo nền dân chủ này:

+ Những người có trách nhiệm tại những cơ quan quản trị một định chế công đã được sự uỷ nhiệm minh thị và chính thưc của đa số, để trở thành những ngưòi hành xử quyền hành chính thống

+ Quyền hành này dược hành xử làm sao cho mọi người đều cảm thấy dã tham dự vào viêc lấy quyết định và đồng ý về những phần then chốt của quyết định

Một luât gia người Anh là A.V Dicey,(1982) có nói “ Pháp trị, trước hết có nghĩa là sự tuyệt đối thượng tôn luật pháp, chứ không phải là ảnh hưởng của quyền lực chuyên chế, và loại bỏ hẳn tính độc đoán, các đặc quyền, và sự tuỳ tiện của nhà cầm quyền”

Một yếu tố quan trọng của dân chủ pháp trị là công bằng trước pháp luât. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai có quyền đứng trên pháp luât. Sự công bằng trước pháp luât thể hiện rõ nét nhất ở Hoa Kỳ. Phó Tổng Thống Agnew đã phải từ chức vì gian lận thuế. Tổng Thống Nixon, để tránh tội bị truy tố ( impeachment) về vụ Watergate, cũng phải từ chức. TT Clinton, vì bị vụ tai tiếng với Monica Lewinsky cũng bị đưa ra ThưọngViện để truy tố, nhưng ông cũng còn may vì đa số Thượng Nghị Sĩ thuộc Dảng Dân Chủ ( cùng Đảng với Tổng Thống) nên đã thoát nạn. Còn là không biết bao nhiêu, dân biểu, nghị si bị truy tố về các tội tham nhũng hay lạm dụng quyền hành. Một chánh án, nếu phạm tôi cũng sẽ bị một chánh án khác ký lệnh tống giam. Tóm lại nền pháp trị của Hoa Kỳ rất công bằng đối với mọi người ...

Kết luận

Giáo Sư (G/S) Nguyễn Ngọc Huy có nói “ chúng tôi nhận thấy các nước Tây Âu sở dĩ ổn định chính trị và ổn định kinh tế là nhờ họ theo nền dân chủ pháp trị và có một hệ thống chánh đảng trưởng thành, đảng chính quyền cũng như đảng đối lập ….. ”. Do đó G/S dã cùng với G/S Nguyễn Văn Bông, Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, đã lập ra Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến mà G/S là Tổng Thư Ký và G/S Bông là Chủ Tịch, để tham gia hệ thống chánh đảng hầu xây dựng một nền dân chủ pháp trị cho quốc gia.

G/S đã chủ trương một nền dân chủ pháp trị như của các quốc gia Tây Phương, nghĩa là mọi người đều công bằng trước pháp luật, chứ không phải nền pháp trị như ở Trung Hoa ngày xưa để bảo vệ giai cấp thống trị, hoặc của CSVN để bảo vệ Đảng CS.

Hôm nay là ngày giỗ thứ 20 của G/S. Chúng ta cùng nhau nhắc lại ý nguyện ngày xưa của G/S. Mong rằng những người lãnh đạo sau nay của Việt Nam, thời hậu CS, cũng sẽ áp dụng một nền dân chủ pháp trị như các quốc gia Tây Phương. Đó chính là ước vọng của G/S lúc sinh thời…

Nguyễn Ngọc Liên

No comments:

Post a Comment