Dựa vào sức mạnh này mà các big techs can dự sâu vào chính trị, cụ thể là tham gia vào cuộc chiến đè bẹp ông Trump. Từ lâu tòa Bạch Ốc đã biết nhưng không thể làm gì được họ. Đã vài lần Thượng viện yêu cầu họ ra điều trần. Nhưng đây chỉ là những lời cảnh báo vô nghĩa. Họ biết sức mạnh độc quyền của họ.
Nếu Twitter và Facebook liên tục ngăn chặn các post của ông Trump hay những thông tin tốt về ông, che dấu tin xấu của đối thủ, thì Google, với sức mạnh của máy tìm kiếm, luôn cho ra kết quả hướng người đến các thông tin bất lợi cho Trump.
Hiện nay, Twitter luôn kiểm duyệt các tweet của Trump. Còn facebook, khi lướt đến mỗi post của tổng thống Trump hay các post có liên quan đến cuộc bầu cử, facebook đều chèn thêm 1 đoạn thông tin thông báo Biden mới là tổng thống được dự báo (projected). Đây đâu phải là công việc của facebook, mà là sự can thiệp lộ liễu, bỉ ổi.
Còn Google thì sao? Sáng nay mình có nghe nói, và muốn tìm thông tin về cuộc biểu tình ủng hộ ông Trump ở Washington DC vào thứ 7 này.
Mình vào Google, dĩ nhiên rồi, và gõ từ khóa "trumpmarch". Không ngạc nhiên, Google dấu nhẹm thông tin này, và có kết quả hướng đến các tin tức không liên quan khác. Xem hình 1.
Sự ma giáo của Google Sau đó, để đối chứng, mình dùng trang duckduckgo.com. Đây cũng là một máy tìm kiếm rất tốt tuy là không phổ biến như Google. Mình sử dụng cùng một từ khóa như bên Google là "trumpmarch". Kết quả hoàn toàn trái ngược. Duckduckgo cho thông tin đầy đủ, chính xác. Xem hình 2.
Sự ma giáo của Google Các bạn thấy đó. Không chỉ là bộ máy truyền thông báo đài khổng lồ muốn vùi dập ông Trump, các big techs cũng vây máu ăn phần. Ông Trump không thua mới lạ. Nhưng nếu ông thắng thì mới gọi là phép màu.
Bầu cử ai thắng cũng được. Nhưng ít nhất chúng ta cần được cung cấp thông tin đa chiều, trung thực. Chúng ta không muốn làm những con cừu dưới quyền chăn dắt bởi bọn họ.
Muốn thoát khỏi ảnh hưởng, không bị họ dắt mũi chỉ còn cách phá thế độc quyền, tìm đến những nguồn thay thế.
Với Twitter, ngày nay nhiều người đã chuyển sang parler.com, là một ứng dụng tương đương, nhưng sẽ không bị kiểm duyệt.
Parler ra đời năm 2018 cũng vì bất mãn sự thiếu minh bạch, độc đoán của Twitter và Facebook.
Parler được sáng tạo bởi 2 cựu sinh viên của University of Denver là John Matze and Jared Thomson. Từ đây Parler thu hút rất nhiều người có xu hướng CH, cùng những người tức giận với thái độ thiên vị, kẻ cả của Twitter.
Đặc biệt những ngày gần đây, khi Twitter ra sức kiểm duyệt thông tin về bầu cử, góp phần hạ gục Trump, Parler trở thành ứng dụng điện thoại hot nhất, được tải xuống nhiều nhất trên Apple App Store và Google Play.
Các bạn có thể đăng ký một tài khoản, và vào đó đọc tin. Dự kiến là sẽ có một cuộc di cư lớn, và twitter sẽ mất nhiều khách hàng.
Còn facebook đã có gab.com là đối thủ. Gab.com có giao diện dễ dùng, đăng ký cũng dễ, rất khá giống với facebook. Đặc biệt, ông Trump đã có mặt ở đó. Các bạn nên chuyển sang gab.com.
Đối phó với Google, các bạn có thể dùng duckduckgo.com thay thế. Đây là trang tìm kiếm rất tốt, tin tức nhanh chóng, không thiên vị. Duckduckgo.com phẩm chất không thua gì Google, lại được cái công tâm. Mình đã thử hai ngày nay cho công việc, và thấy rất ổn.
Hiện tại chỉ có thể là vậy. Chúng ta không thể nào cam tâm để họ sử dụng thế độc quyền rồi thao túng tự do thông tin, xem chúng ta như loài cừu để họ chăn dắt mãi được.
Good luck everyone!
Larry De King
No comments:
Post a Comment