"Nguồn lực của đất nước đang bị đánh cắp, cơ hội phát triển của đất nước đang bị tiêu diệt, và chủ quyền của đất nước thì đang ngày càng nguy ngập, vì với một bộ máy cai trị dễ dàng mua được bằng tiền, chúng sẽ dễ dàng bán rẻ lợi ích quốc gia."
Lãng Anh
Chính sách dân tộc và chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay vừa là một nguy cơ sinh tồn nhưng cũng đồng thời là bình tiếp oxy hà hơi cho Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều này thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng lại là sự thật.
Đất nước Trung Quốc quá lớn, quá đông dân và quá phức tạp. Trong nhiều thiên niên kỷ, người Trung Quốc tồn tại bằng các cuộc chiến tranh xâm lược nối tiếp nhau. Văn hoá của họ được xây dựng trên nền tảng của lối tư duy nô dịch. Vì thế hầu như khó có thể có cơ may nào cho Trung Quốc chuyển hoá sang một thể chế dân chủ trong hoà bình trong ít nhất 30 năm tới. Do đặc tính dân tộc và tính phức tạp của đất nước này, những người cộng sản ở Trung Quốc hiện nay đối diện với nguy cơ bị tàn sát hàng loạt nếu họ để mất dây cương. Riêng cá nhân tôi cho rằng nếu biến động xã hội xảy ra ở Trung Quốc, nó sẽ khiến đất nước này bị chia nhỏ làm nhiều phần. Đó sẽ là câu chuyện trong một tương lai xa. Còn hiện tại, với tư cách là một đại cường, Đảng cộng sản Trung Quốc có nhiều giải pháp để duy trì sự tồn tại của mình hơn là Việt Nam. Nguy cơ Trung Quốc tiến hành các cuộc chiến tranh quy mô nhỏ trong khoảng 10 năm tới là rất cao, và nó sẽ là một công cụ mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc vận dụng thường xuyên để đánh lạc hướng và xoa dịu các bất ổn chính trị trong nước. Có thể thấy rõ điều đó qua các phát ngôn ngày càng kiên quyết của Tập Cận Bình về các vùng lãnh thổ tranh chấp. Đó không phải là vấn đề quyền lợi quốc gia, nó giống một chiếc phao cứu sinh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong bối cảnh ngày một mất dần tính chính danh trước xu thế thời đại. Chế độ cộng sản ở Trung Quốc rồi sẽ kết thúc, nhưng nó sẽ không chết một mình trước khi gây ra những tổn thương sâu sắc cho phần còn lại của thế giới và cho chính người dân Trung Quốc. Thế giới cần ý thức rất rõ về điều này.
Là một nước có đường biên hàng ngàn cây số với Trung Quốc và có một quan hệ lịch sử phức tạp với dấu ấn nổi trội là chiến tranh, quan hệ giữa hai chế độ cầm quyền hiện nay ở Trung Quốc và Việt Nam rất phức tạp. Một mặt, họ luôn giống nhau, trước đây là vì ý thức hệ cộng sản cổ điển, giờ đây là sự tương đồng về mô hình cai trị tham nhũng độc tài. Điều đó khiến chế độ cộng sản tại TQ và Việt Nam luôn có nhu cầu tìm đến nhau như những đồng minh thiên nhiên trong bối cảnh thế giới coi họ là những tồn tại khuyết tật của lịch sử. Mặt khác, do là những đại diện cầm quyền tại hai quốc gia giáp giới với những lợi ích đối kháng nhau về lãnh thổ, khiến hai chế độ cầm quyền này không thể không có những va chạm đôi khi đẫm máu. Ở đây tôi muốn dừng lại một chút để nói về những cuộc chiến tranh giành độc lập của Việt Nam trong thế kỷ trước mà Đảng Cộng Sản vẫn luôn dựa vào đó để đề cao tính chính danh của mình. Chính điều này sẽ giải thích đầy đủ cho mối liên kết bất thường giữa chế độ cộng sản tại Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.
Là người truyền bá các học thuyết cộng sản vào Việt Nam, nhưng ông Hồ Chí Minh chưa bao giờ là một người cộng sản đúng nghĩa. Tất cả các trước tác ông ta để lại đều cho thấy khó có thể nói ông Hồ am hiểu sâu các tư tưởng của Marx và Engels. Tôi thậm chí tin rằng cả cuộc đời mình chưa bao giờ ông Hồ đọc hết bộ Tư Bản Luận. Trong hồi ức được thuật lại, chính ông Hồ thừa nhận rằng ông ta đến với chủ nghĩa cộng sản chỉ vì đọc được luận cương "Dân tộc và thuộc địa" của Lenin, trong đó có đề cập đến việc xây dựng một liên minh cộng sản để giải phóng giai cấp và giải phóng các nước thuộc địa. Chủ nghĩa yêu nước là thứ đã thôi thúc ông Hồ, cho đến khi ông ta tiếp cận các lý thuyết cộng sản. Việt Nam có một lịch sử lập quốc hơn 2000 năm, trải qua vô số cuộc chiến tranh chống xâm lược. Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị cốt lõi luôn hiện diện trong huyết quản người Việt. Sự tồn tại của lòng yêu nước vốn độc lập với các lý thuyết cộng sản. Những người lính đã chiến đấu ở miền Bắc và cả những người lính đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam, tôi tin rằng họ đều được thôi thúc bởi lòng yêu nước, vốn được truyền đời qua nhiều thế hệ. Họ đứng ở hai phía khác nhau vì những giá trị quan khác nhau và do sự chi phối của những người cầm đầu. Cuộc chiến ấy miền Bắc đã thắng. Nguyên nhân đã được phân tích rất kỹ càng bởi giới sử gia đông tây, tôi sẽ không lặp lại. Nếu cần có một nhận xét về sự kiện thống nhất 30/04/1975, tôi có thể nói thế này: "Một xã hội văn minh hơn đã bị đè bẹp bởi một xã hội dã man hơn". Sức mạnh quân sự không phải lúc nào cũng đi kèm với trình độ văn minh, ví dụ cho điều đó trong lịch sử đã có rất nhiều. Ví dụ như cuộc xâm lược khắp Á Âu của đội quân du mục của Thành Cát Tư Hãn với những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật và văn minh tiên tiến hơn nhiều. Riêng với Việt Nam, 30 năm sau ngày 30/04/1975, đất nước quay lại với những nền tảng căn bản mà người Việt Nam đã đạt được ở miền Nam trước năm 1975, một sự tụt lùi sâu sắc của lịch sử.
Có 4 triệu người đã chết trong cuộc chiến giành độc lập và thống nhất ở Việt Nam. Hầu hết những người lính đã hy sinh ở Điện Biên Phủ, ở Khe Sanh, ở Nam Lào và ở những cung rừng hẻo lánh Trường Sơn đều không phải là đảng viên cộng sản. Họ chiến đấu thuần tuý vì lòng yêu nước. Thậm chí ngay cả những người được kết nạp Đảng tại mặt trận lúc đó, họ cũng chẳng dính dáng hay hiểu gì về các tư tưởng cộng sản. Những người lính ấy đã chiến đấu và chết vì một lý do duy nhất là lòng yêu nước. Chính ở đây là một sự nhập nhèm của những người cộng sản. Lòng yêu nước đã làm nên chiến thắng 30/04/1975 chứ không phải chủ nghĩa cộng sản. Và bản thân lòng yêu nước thì đã luôn hiện diện ở Việt Nam trước, trong và sau khi những lý thuyết cộng sản đến đất nước này. Tôi tin rằng dù có hay không những người cộng sản ở Việt Nam thì đất nước cũng vẫn cứ giành được độc lập bằng cách này hay cách khác, dù là theo lối chiến tranh hay hoà bình, vì người Việt sẽ luôn không ngừng đòi hỏi nền độc lập. Trên thực tế, hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới sau này đều đạt được độc lập mà chỉ số ít phải dùng tới chiến tranh. Và vấn đề chính ở đây là những người cộng sản đã tìm cách đánh đồng chủ nghĩa cộng sản (vốn là một thứ ngoại lai) với chủ nghĩa yêu nước (là thứ luôn sẵn có), và quy toàn bộ công lao giải phóng đất nước cho chủ thuyết của họ.
Mượn sức mạnh của lòng yêu nước để đạt được quyền lực và thiết lập được chế độ cai trị, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đánh cắp luôn chiến thắng ấy bằng cách ghi quyền cai trị của họ vào hiến pháp sau ngày thống nhất. Xương máu và tổn thất thuộc về toàn bộ người Việt Nam, nhưng thắng lợi thì chỉ thuộc về mình Đảng Cộng Sản. Trên thế giới hiện nay, có lẽ cũng chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là ghi áp đặt quyền cai trị của một Đảng cầm quyền vào hiến pháp. Người dân Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh cho nền độc lập, đổi lại là một sự cai trị áp đặt của Đảng cộng sản. Hơn 40 năm qua, họ chẳng có cơ hội lựa chọn nào khác. Đây là một trong những bi kịch lịch sử cay đắng nhất của người Việt.
Tuy nhiên, chúng ta cần công bằng với lịch sử. Tôi tin rằng ông Hồ Chí Minh và những người cộng sản đời đầu đều là những người yêu nước. Chỉ có điều họ đã nhanh chóng đặt Đảng lên trên đất nước ngay khi giành được chiến thắng. Và di sản mà họ để lại đã gây tai họa cho lịch sử đất nước trong nhiều chục năm sau này.
Chế độ cầm quyền hiện nay kế thừa di sản của những người cộng sản đời đầu. Họ hiểu rất rõ là người dân Việt Nam sẽ không chấp nhận bất cứ một chế độ cai trị nào làm tổn hại độc lập hay chủ quyền quốc gia. Và chính đây là lý do dẫn đến mối quan hệ rất phức tạp giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc. Một mặt thì Đảng cộng sản Việt Nam luôn có lý do để xích gần Trung Quốc, khi họ là những thứ tồn tại bị thế giới coi là dị dạng, họ có nhu cầu xiết chặt tay nhau. Đó là lý do ông Nguyễn Văn Linh tìm cách bắt tay với TQ bằng mọi giá ở hội nghị Thành Đô, khi hàng loạt chế độ cộng sản trên thế giới sụp đổ. Mặt khác, chế độ Việt Nam không thể không đối đầu với Trung Quốc khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Đây chính là lý do mà chủ quyền Việt Nam cứ từng bước bị tổn thất bởi Trung Quốc trong hơn 30 năm qua, khi bản thân Đảng cầm quyền luôn bị giằng xé giữa việc xích gần kẻ xâm lược và sức ép bảo vệ chủ quyền đến từ phía người dân.
Chủ nghĩa bành trướng hiện là một cứu cánh để kéo dài thời gian cái trị của chế độ cộng sản Trung Quốc, nó khiến chế độ cộng sản Việt Nam đối mặt với nguy cơ lớn nếu để mất chủ quyền. Tuy nhiên cũng chính sức ép này hiện là một trong những công cụ tuyên truyền của chế độ Việt Nam, theo đó quyền cai trị của họ cần được giữ nguyên nếu không đất nước sẽ bất ổn và bị thôn tính. Tôi sẽ quay trở lại câu chuyện về luận điệu tuyên truyền này ở phần kế tiếp.
Nguồn: facebook.com/Langlanhtu
*****
Đảng cộng sản Việt Nam, ngã ba đường lịch sử
(Phần kết)
Trước khi viết những dòng cuối cùng trong loạt bài này, tôi muốn chia sẻ với các bạn đôi điều. Trên thực tế đối tượng chính nhắm tới của loạt bài viết này là những người cộng sản. Tôi muốn phân tích rõ thực trạng của quá khứ và hiện tại để họ thấy rõ sự ảo tưởng của những người tiền bối của họ và việc hiện nay họ đã bị tội phạm hoá và tha hoá ra sao. Đồng thời tôi cũng muốn làm rõ cho họ một thực tế: "Chế độ cái trị này không thể trường tồn". Họ phải thừa nhận thực tế đó, để hoặc cùng tham gia vào kiến tạo tương lai với phần còn lại của đất nước, khi đó họ sẽ vẫn còn chỗ trong tương lai, hoặc họ cứ tiếp tục mù quáng tiếp tục đi trên con đường tội phạm và sai lầm hiện tại. Điểm kết cuối cùng sẽ là một cuộc chiến tương tàn, ngoại bằng sẽ xâm lấn chủ quyền và bản thân họ, với tư cách những kẻ tội đồ mất khả năng cải tạo, chắc chắn sẽ bị tàn sát hàng loạt. Tôi cũng không cho rằng những kẻ độc tài chóp bu có cơ hội chạy trốn ra nước ngoài. Kadafi, Saddam Hussein, sau những tội ác ghê rợn gieo rắc cho người dân, dù đều sở hữu tới hàng chục và hàng trăm tỷ USD, nhưng đều bị tận diệt. Chế độ cộng sản ở TQ có lẽ sẽ tồn tại lâu hơn Việt Nam, nhưng tôi không hình dung ra viễn cảnh các tay cộng sản chóp bu sẽ chạy trốn sang TQ, vì khi đó họ chẳng qua chỉ chạy sang một địa ngục khác mà sớm muộn cũng thành biển máu mà thôi.
Tuy nhiên trong quá trình sắp xếp tư duy cho loạt bài viết này, tôi cũng mong rằng bất cứ ai khác cũng có thể tìm thấy ở đó những kiến giải khác về những sự kiện lịch sử đã, đang diễn ra. Tất nhiên, quá khứ và hiện tại sẽ là cơ sở để rọi đường cho tương lai. Qua những mất mát, cay đắng và sai lầm, chúng ta sẽ biết đâu là con đường cần đi và điều gì người Việt Nam cần hướng tới.
Tôi muốn làm rõ một thực tại cuối cùng trước khi đi vào mạch tranh luận kế tiếp. Những người cộng sản thế hệ của ông Hồ Chí Minh, khi tin vào lý thuyết cộng sản, bản chất là đã tin vào một con đường không có lối ra. Lý thuyết của Marx về một xã hội công bằng tuyệt đối, bản chất là một sự lừa bịp và ảo tưởng. Chừng nào loài người còn tồn tại thì sẽ luôn có sự khác biệt giữa người với người. Sẽ có những người có năng lực tạo ra của cải cao hơn, và do đó họ sẽ phải có quyền thụ hưởng cao hơn người khác. Sẽ là cực kỳ vô đạo đức và cực kỳ đê tiện nếu người ta bắt những người như Bill Gates hay Steve Jobs phải có mức thụ hưởng cao bằng như bất cứ ai, trong khi đóng góp của họ cho văn minh nhân loại là vượt trội so với đại chúng. Nếu ngay tại thời điểm này, toàn bộ của cải của thế giới được chia đều cho bất cứ ai đang tồn tại trên trái đất, thì chỉ một giây sau, sẽ lại có sự chênh lệch giữa người với người. Vì những người có năng lực sáng tạo và tài năng hơn, sẽ luôn tạo ra được của cải nhiều hơn trên những gì họ có. Một xã hội theo hình dung của Marx chỉ là một xã hội ảo tưởng và hoàn toàn lừa phỉnh. Ngay cả việc những kẻ cuồng tín cộng sản có nắm được quyền hành và chia đều tất cả của cải, thì ách cai trị của chúng sẽ chỉ dẫn tới sự triệt tiêu sáng tạo của nhân loại: "Những người tài năng hơn sẽ lười đi vì họ không thể cứ mãi làm cho người khác hưởng, còn những kẻ lười biếng sẽ càng lười hơn vì chúng sẽ trong đợi người khác tạo ra của cải để chia cho mình". Sự thất bại của Liên Xô, Việt Nam và tất cả các nước cộng sản trong quá khứ trong việc tạo ra các giá trị vật chất so với phương tây có căn nguyên gốc rễ chính từ sự ảo tưởng và bịp bợm ngay từ đầu trong lý thuyết mà họ tôn sùng. Tôi có một hình dung rất rõ ràng về tương lai nhân loại, đó sẽ là một xã hội văn minh, khuyến khích sự sáng tạo của con người. Những người tài năng và chăm chỉ sẽ vẫn luôn có sự thụ hưởng vượt trội đám đông. Ngược lại, các chính sách xã hội và tái phân phối thu nhập sẽ điều tiết một cách nhân văn, để bất cứ công dân nào của nó cũng có cơ hội có một mức sống tối thiểu, có cơ hội được học hành, được chăm sóc y tế, bình đẳng trước luật pháp, và điều quan trọng nhất là họ sẽ có cơ hội được vươn lên trong nhóm Top đầu, khi họ có tài và chăm chỉ. Hiện nay nhiều xã hội phương Tây, đều đã ngấp nghé xây dựng được những cơ sở có thể nói là bền vững cho một xã hội như vậy. Và chắc chắn đó không phải là thứ chủ nghĩa cộng sản ảo tưởng, vốn đã gây bao tai họa cho nhân loại của Marx cũng như những đệ tử của ông ta.
Quay lại Việt Nam, tôi cho rằng những người cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên là những người yêu nước và có lý tưởng. Nhưng họ chính là một đám cuồng tín luôn tin rằng mình duy nhất đúng và sẵn sàng tiêu diệt không thương tiếc những ai khác ý kiến với mình. Về mặt này, họ không khác gì nhà nước hồi giáo IS hiện nay, chúng phạm những tội ác không gớm tay nhưng vẫn luôn tin rằng mình đúng. Tôi luôn kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông ấy là một danh tướng và là một anh hùng dân tộc. Nhưng cũng chính ông Giáp là người đã tiến hành những chiến dịch tàn sát thẳng tay với những người Quốc dân đảng vào năm 1946, khi họ cũng có chân trong chính phủ lâm thời. Họ vốn là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và nhiều tiền bối khác, nhưng họ có niềm tin lý tưởng khác những người cộng sản. Lịch sử sẽ ghi công ông Giáp với tư cách một anh hùng, nhưng cũng chính niềm tin cuồng tín là thứ thúc đẩy ông ta phạm vào những tội ác ghê gớm với chính đồng bào mình. Những vụ trấn nước, thủ tiêu, ám sát của những người cộng sản cuồng tín giết hại một số lượng không nhỏ người Việt Nam, và phần lớn trong số đó cũng chính là những người yêu nước. Một lý tưởng sai lầm và sự cuồng tín mê muội chính là đặc trưng căn bản của những người cộng sản thế hệ của ông Hồ Chí Minh. Họ để lại một di sản sai lầm và những kẻ hậu duệ của họ biến đi sản ấy thành một thứ quái vật tiêu diệt mọi tiềm năng đất nước.
Khi những hậu duệ cộng sản ở Việt Nam lựa chọn nền kinh tế thị trường và cố bấu víu nền cai trị độc tài, họ đã vi phạm mọi nguyên tắc căn bản nhất để tạo ra một xã hội minh bạch, văn minh và công bằng về mặt cơ hội phát triển cho con người (tôi muốn nhấn mạnh là công bằng về cơ hội phát triển cho con người, chứ không phải công bằng về thụ hưởng). Bộ máy cai trị độc tài với quyền lực không được kiểm soát, đã nhanh chóng biến tất cả những thành phần của Đảng cộng sản Việt Nam thành một đẳng cấp ưu tiên. Sự kìm kẹp và tiêu diệt mọi tư tưởng độc lập của giới trí thức đã tạo ra một xã hội cúi đầu. Chút lý tưởng của họ không còn vì thực tại đã cho thấy lý tưởng của Marx chỉ là ảo tưởng. Khi một đám người không còn lý tưởng và nắm quyền lực tuyệt đối trong tay, chúng nhanh chóng tha hoá và biến thành tội phạm.
Hiện nay bộ máy của chế độ cộng sản Việt Nam gồm hầu như toàn bộ là những kẻ tham nhũng, vô đạo đức cả về vật chất lẫn quyền lực. Sự lưu manh hoá của họ lớn dần theo thời gian và gây ra những bức xúc ngày một lớn trong xã hội. Mọi chủ trương, mọi định hướng, mọi chính sách phát triển quốc gia đều chỉ đẹp trên khẩu hiệu và bị bộ máy tham nhũng bóp méo thành những thứ đem lại lợi ích cá nhân. Các khoản đầu tư công, các chính sách phát triển... hầu như mọi thứ đều trở thành nguồn tham nhũng của bộ máy công quyền. Bộ máy ấy khiến hiệu suất vận hành của nhà nước càng ngày càng giảm, càng ngày càng tệ hại và càng ngày càng khiến những nguồn lực của quốc gia bị teo tóp, những cơ hội phát triển bị bỏ lỡ. Tất cả họ đều nhúng chàm, tất cả họ đều là tội phạm. Và mức độ thì ngày một tệ hại hơn theo thời gian cho đến khi nào quyền lực độc tài của họ bị tước bỏ. Tôi muốn dành đôi lời để nói với những đảng viên cộng sản còn có lương tâm: Liệu có ai trong các vị dám đặt tay lên ngực và thề với lương tâm của mình, với tương lai con cháu mình, rằng các vị đang sống bằng nguồn thu nhập sạch, chứ không phải là nguồn tiền phi pháp. Có lẽ cũng có những người cộng sản, những công chức cấp thấp bị gạt bên lề guồng máy ăn chia và họ phải bươn trải sống bằng những sinh kế khác có từ sức lao động của họ. Tuy nhiên số đó nếu không muốn nói là ít thì sẽ là rất ít.
Sự tồn tại của chế độ độc tài tham nhũng ở Việt Nam đang là thứ tạo ra hầu hết bất công và làm băng hoại đạo đức xã hội. Thế hệ trẻ giờ đây lớn lên không còn có niềm tin, khi họ chứng kiến những kẻ nắm vị trí cao trong xã hội lại là những kẻ vô đạo đức nhất. Chưa bao giờ đất nước mất phương hướng và mất niềm tin như hiện nay. Sự tham nhũng và bộ máy trì trệ đang tàn phá hầu hết nguồn lực và cơ hội phát triển quốc gia. Bộ máy tham nhũng và vô đạo đức hiện nay không những cản trở xã hội đi lên, mà nó còn tiếp tay cho cái xấu và gây ra tàn phá. Thảm họa Fomosa, có thể nói bản chất của nó là sự cấu kết giữa đám quan chức tham nhũng với những nhà tư bản bất lương. Ở những quốc gia mà thể chế minh bạch và phục vụ người dân, chắc chắn sẽ không có cơ hội cho những kế hoạch đầu tuệ tàn phá quốc gia, và nếu có, nó cũng sẽ bị chặn lại nhanh chóng và thủ phạm sẽ phải chịu sự trừng phạt nặng nề. Tôi rất muốn hỏi ông Nguyễn Phú Trọng đã nghĩ gì khi đến thăm Formosa giữa lúc toàn bộ biển miền Trung bị hủy diệt, và ông ta đã nghĩ gì khi sau đó ít tháng Formosa chịu khoản phạt 500 tr USD, một số tiền quá nhỏ so với những hủy diệt lâu dài mà họ gây ra đối với toàn bộ môi trường biển Việt Nam. Đây chỉ là một câu hỏi nhỏ và tôi biết chắc nó sẽ không bao giờ được trả lời.
Cuộc cách mạng Internet hiện nay đã khiến vòng kiểm tỏa của Đảng cộng sản về mặt thông tin hoàn toàn thất bại. Họ đã cố gắng hạn chế và chặn lại mạng xã hội nhưng thất bại. Trong những nỗ lực tuyệt vọng, họ thậm chí đã dùng tới giải pháp hạn chế băng thông giao lưu quốc tế khi có những sự kiện nhạy cảm diễn ra. Thuật ngữ "Cá mập cắn cáp viễn thông quốc tế" là một thuật ngữ được sáng tạo ra từ cơ quan kiểm duyệt tư tưởng của Đảng. Chế độ hiện nay không thể chặn được việc giao lưu thương mại, đầu tư, văn hoá của Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Họ cũng không thể chặn lại sự giao lưu về tư tưởng và khao khát ngày một lớn về tự do, về quyền con người và về quyền công bằng giữa người với người trong việc có cơ hội giống nhau để vươn lên. Tôi rất buồn cười khi ông Nguyễn Xuân Phúc khuyến khích những người trẻ Việt Nam khởi nghiệp, ông ta nói đến Google, đến Facebook .. trong khi những điều đó được tạo nên trên nền tảng của tự do ngôn luận, thứ mà chế độ ông ta phục vụ luôn tìm cách kiểm duyệt và bóp chết. Tôi không rõ Zuckerberg sẽ làm được cái gì nếu Mỹ là một nước kiểm soát về tự do ngôn luận, chắc chắn là facebook sẽ bị bóp chết ngay từ những dòng code đầu tiên.
Những người cộng sản hiện nay hiểu rất rõ họ là ai và thực tại thế nào. Vì thế từ nhiều năm nay những khẩu hiệu minh bạch mà họ hô hào hàng năm đều chỉ là những thứ sáo rỗng và loè bịp. Họ kê khai tài sản nhưng chỉ kê cho riêng họ xem, cũng chỉ có trời mới biết lũ tội phạm ấy kê gì và dấu của cải của chúng ở đâu. Họ hô hào chống tham nhũng chỉ để cho có, vì toàn bộ họ đều nhúng chàm. Thỉnh thoảng có một kẻ kém may mắn bị loại bỏ giữa các màn đấu đá phe cách và bị lôi ra làm thịt nhằm loè bịp người dân. Gần đây tôi có đọc một phát ngôn báo chí của Bộ Tài Nguyên, theo đó bộ này 10 năm qua không có tham nhũng, trong khi bất cứ ai cũng biết rõ một trong những cái ổ tham nhũng nhức nhối nhất chính là các cơ quan công quyền quản lý đất đai. Sự vô đạo đức và gian trá đã đạt đến đỉnh cao với những kẻ cộng sản độc tài hiện tại.
Nguồn lực của đất nước đang bị đánh cắp, cơ hội phát triển của đất nước đang bị tiêu diệt, và chủ quyền của đất nước thì đang ngày càng nguy ngập, vì với một bộ máy cai trị dễ dàng mua được bằng tiền, chúng sẽ dễ dàng bán rẻ lợi ích quốc gia.
Tất cả những bất cập trên đều sẽ là những thứ khiến chế độ cộng sản hiện nay rồi sẽ phải chấm dứt. Trong nhiều năm qua, đảng cộng sản tuyên truyền về công lao của họ trong phát triển kinh tế quốc gia. Họ lờ đi thực tế là tài nguyên đất nước, môi trường sống vốn là những của cải cần được sử dụng dè xẻn và để lại cho đời sau thì nay đã bị họ đốt hầu hết cho hiện tại, mà phần lớn trong số đó đã rơi vào túi những tay tham nhũng. Và số nợ mà chế độ này đã vay thì đã vượt quá khả năng cân bằng của họ. Tất nhiên chế độ này khi kết thúc sẽ không trả nợ, người trả chính là người dân Việt Nam. Và tình trạng nợ công của Việt Nam đến nay đã cực kỳ nguy ngập. Từ năm 2016 trở về trước, người ta nói về số liệu nợ công đã vượt ngưỡng trần tính trên tỷ lệ GDP và năng lực cân đối dòng tiền của ngân sách. Từ lúc ông Nguyễn Xuân Phúc nắm quyền cho đến khoảng tháng 9/2016, chính phủ của ông ta đã vay nợ ròng thêm trên dưới 8 tỷ USD. Cái gọi là giới hạn hay trần an toàn giờ là thứ không còn ai nhắc tới. Trong vòng 5 năm tới, khả năng rất cao Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ quốc gia, khi chính phủ không thể trả nổi các khoản nợ đáo hạn. Tình trạng của Venezuela sẽ là viễn cảnh của Việt Nam.
Tuy nhiên chế độ hiện nay có thể trì hoãn cái chết bằng cách dựa dẫm vào nguồn tiền từ Trung Quốc. Và chẳng có bữa trưa nào miễn phí trên đời, đi kèm với đó sẽ là những cuộc mặc cả đen tối mà chủ quyền đất nước bị bán rẻ. Tất nhiên, khi sự thật lộ ra thì đất nước này sẽ chìm vào một biển máu mà sự phẫn nộ của người dân sẽ tàn sát tất cả. Và trong tình huống nội loạn diễn ra, đất nước này sẽ bị kéo lùi lịch sử trên dưới 20 năm.
Tôi muốn tránh cái viễn cảnh bi đát ấy và bất cứ người Việt Nam nào cũng đều muốn tránh, tôi tin, bao gồm cả những người cộng sản. Đơn giản là bất cứ ai cũng sợ chết, đặc biệt là những người giàu, trong khi đó các hậu duệ cộng sản và gia đình họ thì đã quá giàu. Vì thế tôi kỳ vọng rằng những cuộc đối thoại sẽ đến để tránh một kết cục bi đát cho tất cả. Chế độ rồi sẽ đi đến điểm kết, nhưng đó có thể là một điểm kết đau đớn hoặc một sự chuyển biến sang văn minh trong hoà bình.
Người Myanmar đã làm được điều đó, khi chính phủ độc tài của tổng thống Theinsein đứng về phe dân tộc. Họ cũng đã từng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội trong trên dưới 25 năm (1963 đến những năm 1980), họ cũng là những kẻ độc tài bị thế giới cô lập và lệ thuộc nặng nề vào Trung quốc. Họ cũng có hơn 1000 km đường biên giới với Trung Quốc và có những phe nhóm lý khai gốc Hoa đang cầm súng chống lại chính quyền. Nhưng với con đường hoà giải và hợp tác, hiện nay họ đã đi trên đúng lộ trình để văn minh hoá đất nước. Con đường của Myanmar không dễ đi, nhưng họ đã thoát được khỏi màn đêm.
Tôi muốn nói rằng, đó là một tấm gương cho chế độ cộng sản Việt Nam. Họ có thể thay đổi để tiếp tục tồn tại như một lực lượng chính trị giữ vai trò quan trọng trong một tương lai không hề ngắn. Họ có thể cải cách để giữ lại quyền tồn tại của mình, và điều quan trọng nhất là điều đó sẽ mở ra cánh cửa để Việt nam đi theo đúng lộ trình văn minh hoá quốc gia.
Tất nhiên những cải cách không phải có thể đến ngay một sớm một chiều. Ngay từ lúc ngày, chế độ Việt Nam có thể tiến hành những bước đi đầu tiên:
1. Nới lỏng kiểm duyệt báo chí và mạng xã hội. Đó là cách tốt nhất để góp phần giảm tham nhũng và minh bạch quốc gia. Nó cũng là bước đi đầu tiên để cải thiện hình ảnh của chế độ trước mắt công chúng. Nới lỏng kiểm duyệt không đồng nghĩa với việc những lời chỉ trích chính phủ sẽ tăng lên, trái lại, xã hội sẽ ghi nhận và bước đầu ủng hộ khi chế độ đi trên đường đúng.
2. Sa thải và tái bố trí việc làm cho ít nhất 30% người hưởng lương ngân sách, chỉ có bằng cách đó mới đảm bảo được việc cân đối giữa nguồn thu, nguồn trả nợ và các khoản đầu tư công cần thiết phục vụ phát triển đất nước. Tăng thu nhập cho toàn bộ đội ngũ công chức còn phục vụ, đảm bảo mức thu nhập của khu vực công về mặt chính thức là ngang bằng hoặc tương ứng với 80% thu nhập của khu vực tư. Đây là cách duy nhất để giúp chặn làn sóng ăn cắp và tham nhũng bắt buộc của những công chức có thang bậc đãi ngộ thấp hiện nay.
3. Ban hành một đạo luật chống tham nhũng mới, theo đó ấn định một sắc lệnh ân xá cho tất cả các hành vi tham nhũng phát sinh trong quá khứ, đồng thời đề ra những mức án cực nặng cho các vụ việc tham nhũng mới phát sinh sau thời hạn ân xá.
4. Thành lập một cơ quan tư pháp mới, một cơ quan điều tra mới hoàn toàn tách biệt với tất cả những cơ quan tư pháp và điều tra hiện nay. Chọn lựa những người có đạo đức và lý tưởng phụng sự quốc gia vào những cơ quan này và cấp cho họ chế độ đãi ngộ đặc biệt. Những cơ quan này được trao quyền điều tra, truy tố và xét xử tất cả các vụ việc tham nhũng mới phát sinh sau thời hạn ân xá được ấn định trong luật chống tham nhũng mới.
5. Bước đầu tách biệt toàn bộ hoạt động của các cơ quan tư pháp khỏi bộ máy hành pháp.
6. Giải tán Mặt trận tổ quốc hiện tại, thành lập một mặt trận toàn dân mới theo đó các đại diện được lựa chọn thông qua bầu cử một cách công khai, minh bạch. Các đại biểu này sẽ cùng thành lập một hội đồng soạn thảo hiến pháp mới. Cần đề ra một lộ trình thay đổi hiến pháp, ấn định thời điểm chấp nhận việc thành lập tự do chính đảng (có thể là một lộ trình 5 năm). Nội dung cơ bản nhất của hiến pháp mới cần có những nhân tố căn bản của một xã hội văn minh, trong đó yếu tố nền tảng phải được xây dựng xoay quanh quyền lập chính đảng và bầu cử tự do. Để tránh các xung đột với chế độ hiện tại, có thể học theo đúng mô hình Myanmar đang thực hiện: Chế độ cũ nắm quyền chỉ định 25% số ghế nghị viện không cần bầu cử, và nắm quyền phủ quyết hiến pháp. Đây là một sự cải cách nửa vời, nhưng nó là cách tốt nhất để bắc một cái cầu giữa hiện tại với tương lai, cho đến khi đất nước đủ văn minh để có một bản hiến pháp thực sự tiến bộ.
7. Trên tất cả, cần thực sự cầu thị, cần thực sự thiện chí vì đó là cách duy nhất giúp đất nước tránh khỏi vực thẳm hoang tàn của bạo loạn và chiến tranh.
Sẽ chỉ có hai con đường với chế độ cộng sản hiện nay: Hoặc tiếp tục cố níu kéo quyền lực, vay nợ mọi thứ, bán rẻ mọi thứ cho đến ngày tàn dìm đất nước và chính chế độ này vào lò lửa chiến tranh, hoặc bắt đầu thay đổi, để tạo cơ sở cho đất nước này hướng tới tương lai trong đó bao gồm tương lai của chính đảng cộng sản.
Vài lời cuối cùng: Đây là những ý tưởng viết vội của tôi trong vài ngày nghỉ, nó được gõ và post trực tiếp ngay trên trình duyệt. Tôi biết nó sẽ vẫn có những khiếm khuyết và những hạn chế. Tôi mong rằng nó sẽ được hoàn thiện hơn qua sự chia sẻ và góp ý của tất cả mọi người. Chúng ta cần sự chia sẻ, chúng ra cần sự thiện chí và chúng ta cần sự khách quan. Bởi đó là những thứ đất nước này đang rất thiếu.
Tôi dự kiến sẽ viết một loạt phân tích về các phong trào đấu tranh cho tiến bộ xã hội ở Việt Nam kể từ năm 1975 trở lại đây, cả trong nước lẫn hải ngoại, và trình bày những kiến giải của mình về những giải pháp mà những công dân tiến bộ có thể làm để thúc đẩy lộ trình văn minh ở Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ dự án này sẽ được gác lại cho đến khi tôi hệ thống được tư duy về vấn đề này và tìm thấy thời gian rảnh.
Trân trọng,
Lãng Anh
Nguồn: facebook.com/Langlanhtu
Đất nước Trung Quốc quá lớn, quá đông dân và quá phức tạp. Trong nhiều thiên niên kỷ, người Trung Quốc tồn tại bằng các cuộc chiến tranh xâm lược nối tiếp nhau. Văn hoá của họ được xây dựng trên nền tảng của lối tư duy nô dịch. Vì thế hầu như khó có thể có cơ may nào cho Trung Quốc chuyển hoá sang một thể chế dân chủ trong hoà bình trong ít nhất 30 năm tới. Do đặc tính dân tộc và tính phức tạp của đất nước này, những người cộng sản ở Trung Quốc hiện nay đối diện với nguy cơ bị tàn sát hàng loạt nếu họ để mất dây cương. Riêng cá nhân tôi cho rằng nếu biến động xã hội xảy ra ở Trung Quốc, nó sẽ khiến đất nước này bị chia nhỏ làm nhiều phần. Đó sẽ là câu chuyện trong một tương lai xa. Còn hiện tại, với tư cách là một đại cường, Đảng cộng sản Trung Quốc có nhiều giải pháp để duy trì sự tồn tại của mình hơn là Việt Nam. Nguy cơ Trung Quốc tiến hành các cuộc chiến tranh quy mô nhỏ trong khoảng 10 năm tới là rất cao, và nó sẽ là một công cụ mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc vận dụng thường xuyên để đánh lạc hướng và xoa dịu các bất ổn chính trị trong nước. Có thể thấy rõ điều đó qua các phát ngôn ngày càng kiên quyết của Tập Cận Bình về các vùng lãnh thổ tranh chấp. Đó không phải là vấn đề quyền lợi quốc gia, nó giống một chiếc phao cứu sinh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong bối cảnh ngày một mất dần tính chính danh trước xu thế thời đại. Chế độ cộng sản ở Trung Quốc rồi sẽ kết thúc, nhưng nó sẽ không chết một mình trước khi gây ra những tổn thương sâu sắc cho phần còn lại của thế giới và cho chính người dân Trung Quốc. Thế giới cần ý thức rất rõ về điều này.
Là một nước có đường biên hàng ngàn cây số với Trung Quốc và có một quan hệ lịch sử phức tạp với dấu ấn nổi trội là chiến tranh, quan hệ giữa hai chế độ cầm quyền hiện nay ở Trung Quốc và Việt Nam rất phức tạp. Một mặt, họ luôn giống nhau, trước đây là vì ý thức hệ cộng sản cổ điển, giờ đây là sự tương đồng về mô hình cai trị tham nhũng độc tài. Điều đó khiến chế độ cộng sản tại TQ và Việt Nam luôn có nhu cầu tìm đến nhau như những đồng minh thiên nhiên trong bối cảnh thế giới coi họ là những tồn tại khuyết tật của lịch sử. Mặt khác, do là những đại diện cầm quyền tại hai quốc gia giáp giới với những lợi ích đối kháng nhau về lãnh thổ, khiến hai chế độ cầm quyền này không thể không có những va chạm đôi khi đẫm máu. Ở đây tôi muốn dừng lại một chút để nói về những cuộc chiến tranh giành độc lập của Việt Nam trong thế kỷ trước mà Đảng Cộng Sản vẫn luôn dựa vào đó để đề cao tính chính danh của mình. Chính điều này sẽ giải thích đầy đủ cho mối liên kết bất thường giữa chế độ cộng sản tại Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.
Là người truyền bá các học thuyết cộng sản vào Việt Nam, nhưng ông Hồ Chí Minh chưa bao giờ là một người cộng sản đúng nghĩa. Tất cả các trước tác ông ta để lại đều cho thấy khó có thể nói ông Hồ am hiểu sâu các tư tưởng của Marx và Engels. Tôi thậm chí tin rằng cả cuộc đời mình chưa bao giờ ông Hồ đọc hết bộ Tư Bản Luận. Trong hồi ức được thuật lại, chính ông Hồ thừa nhận rằng ông ta đến với chủ nghĩa cộng sản chỉ vì đọc được luận cương "Dân tộc và thuộc địa" của Lenin, trong đó có đề cập đến việc xây dựng một liên minh cộng sản để giải phóng giai cấp và giải phóng các nước thuộc địa. Chủ nghĩa yêu nước là thứ đã thôi thúc ông Hồ, cho đến khi ông ta tiếp cận các lý thuyết cộng sản. Việt Nam có một lịch sử lập quốc hơn 2000 năm, trải qua vô số cuộc chiến tranh chống xâm lược. Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị cốt lõi luôn hiện diện trong huyết quản người Việt. Sự tồn tại của lòng yêu nước vốn độc lập với các lý thuyết cộng sản. Những người lính đã chiến đấu ở miền Bắc và cả những người lính đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam, tôi tin rằng họ đều được thôi thúc bởi lòng yêu nước, vốn được truyền đời qua nhiều thế hệ. Họ đứng ở hai phía khác nhau vì những giá trị quan khác nhau và do sự chi phối của những người cầm đầu. Cuộc chiến ấy miền Bắc đã thắng. Nguyên nhân đã được phân tích rất kỹ càng bởi giới sử gia đông tây, tôi sẽ không lặp lại. Nếu cần có một nhận xét về sự kiện thống nhất 30/04/1975, tôi có thể nói thế này: "Một xã hội văn minh hơn đã bị đè bẹp bởi một xã hội dã man hơn". Sức mạnh quân sự không phải lúc nào cũng đi kèm với trình độ văn minh, ví dụ cho điều đó trong lịch sử đã có rất nhiều. Ví dụ như cuộc xâm lược khắp Á Âu của đội quân du mục của Thành Cát Tư Hãn với những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật và văn minh tiên tiến hơn nhiều. Riêng với Việt Nam, 30 năm sau ngày 30/04/1975, đất nước quay lại với những nền tảng căn bản mà người Việt Nam đã đạt được ở miền Nam trước năm 1975, một sự tụt lùi sâu sắc của lịch sử.
Có 4 triệu người đã chết trong cuộc chiến giành độc lập và thống nhất ở Việt Nam. Hầu hết những người lính đã hy sinh ở Điện Biên Phủ, ở Khe Sanh, ở Nam Lào và ở những cung rừng hẻo lánh Trường Sơn đều không phải là đảng viên cộng sản. Họ chiến đấu thuần tuý vì lòng yêu nước. Thậm chí ngay cả những người được kết nạp Đảng tại mặt trận lúc đó, họ cũng chẳng dính dáng hay hiểu gì về các tư tưởng cộng sản. Những người lính ấy đã chiến đấu và chết vì một lý do duy nhất là lòng yêu nước. Chính ở đây là một sự nhập nhèm của những người cộng sản. Lòng yêu nước đã làm nên chiến thắng 30/04/1975 chứ không phải chủ nghĩa cộng sản. Và bản thân lòng yêu nước thì đã luôn hiện diện ở Việt Nam trước, trong và sau khi những lý thuyết cộng sản đến đất nước này. Tôi tin rằng dù có hay không những người cộng sản ở Việt Nam thì đất nước cũng vẫn cứ giành được độc lập bằng cách này hay cách khác, dù là theo lối chiến tranh hay hoà bình, vì người Việt sẽ luôn không ngừng đòi hỏi nền độc lập. Trên thực tế, hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới sau này đều đạt được độc lập mà chỉ số ít phải dùng tới chiến tranh. Và vấn đề chính ở đây là những người cộng sản đã tìm cách đánh đồng chủ nghĩa cộng sản (vốn là một thứ ngoại lai) với chủ nghĩa yêu nước (là thứ luôn sẵn có), và quy toàn bộ công lao giải phóng đất nước cho chủ thuyết của họ.
Mượn sức mạnh của lòng yêu nước để đạt được quyền lực và thiết lập được chế độ cai trị, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đánh cắp luôn chiến thắng ấy bằng cách ghi quyền cai trị của họ vào hiến pháp sau ngày thống nhất. Xương máu và tổn thất thuộc về toàn bộ người Việt Nam, nhưng thắng lợi thì chỉ thuộc về mình Đảng Cộng Sản. Trên thế giới hiện nay, có lẽ cũng chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là ghi áp đặt quyền cai trị của một Đảng cầm quyền vào hiến pháp. Người dân Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh cho nền độc lập, đổi lại là một sự cai trị áp đặt của Đảng cộng sản. Hơn 40 năm qua, họ chẳng có cơ hội lựa chọn nào khác. Đây là một trong những bi kịch lịch sử cay đắng nhất của người Việt.
Tuy nhiên, chúng ta cần công bằng với lịch sử. Tôi tin rằng ông Hồ Chí Minh và những người cộng sản đời đầu đều là những người yêu nước. Chỉ có điều họ đã nhanh chóng đặt Đảng lên trên đất nước ngay khi giành được chiến thắng. Và di sản mà họ để lại đã gây tai họa cho lịch sử đất nước trong nhiều chục năm sau này.
Chế độ cầm quyền hiện nay kế thừa di sản của những người cộng sản đời đầu. Họ hiểu rất rõ là người dân Việt Nam sẽ không chấp nhận bất cứ một chế độ cai trị nào làm tổn hại độc lập hay chủ quyền quốc gia. Và chính đây là lý do dẫn đến mối quan hệ rất phức tạp giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc. Một mặt thì Đảng cộng sản Việt Nam luôn có lý do để xích gần Trung Quốc, khi họ là những thứ tồn tại bị thế giới coi là dị dạng, họ có nhu cầu xiết chặt tay nhau. Đó là lý do ông Nguyễn Văn Linh tìm cách bắt tay với TQ bằng mọi giá ở hội nghị Thành Đô, khi hàng loạt chế độ cộng sản trên thế giới sụp đổ. Mặt khác, chế độ Việt Nam không thể không đối đầu với Trung Quốc khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Đây chính là lý do mà chủ quyền Việt Nam cứ từng bước bị tổn thất bởi Trung Quốc trong hơn 30 năm qua, khi bản thân Đảng cầm quyền luôn bị giằng xé giữa việc xích gần kẻ xâm lược và sức ép bảo vệ chủ quyền đến từ phía người dân.
Chủ nghĩa bành trướng hiện là một cứu cánh để kéo dài thời gian cái trị của chế độ cộng sản Trung Quốc, nó khiến chế độ cộng sản Việt Nam đối mặt với nguy cơ lớn nếu để mất chủ quyền. Tuy nhiên cũng chính sức ép này hiện là một trong những công cụ tuyên truyền của chế độ Việt Nam, theo đó quyền cai trị của họ cần được giữ nguyên nếu không đất nước sẽ bất ổn và bị thôn tính. Tôi sẽ quay trở lại câu chuyện về luận điệu tuyên truyền này ở phần kế tiếp.
Nguồn: facebook.com/Langlanhtu
*****
Đảng cộng sản Việt Nam, ngã ba đường lịch sử
(Phần kết)
Trước khi viết những dòng cuối cùng trong loạt bài này, tôi muốn chia sẻ với các bạn đôi điều. Trên thực tế đối tượng chính nhắm tới của loạt bài viết này là những người cộng sản. Tôi muốn phân tích rõ thực trạng của quá khứ và hiện tại để họ thấy rõ sự ảo tưởng của những người tiền bối của họ và việc hiện nay họ đã bị tội phạm hoá và tha hoá ra sao. Đồng thời tôi cũng muốn làm rõ cho họ một thực tế: "Chế độ cái trị này không thể trường tồn". Họ phải thừa nhận thực tế đó, để hoặc cùng tham gia vào kiến tạo tương lai với phần còn lại của đất nước, khi đó họ sẽ vẫn còn chỗ trong tương lai, hoặc họ cứ tiếp tục mù quáng tiếp tục đi trên con đường tội phạm và sai lầm hiện tại. Điểm kết cuối cùng sẽ là một cuộc chiến tương tàn, ngoại bằng sẽ xâm lấn chủ quyền và bản thân họ, với tư cách những kẻ tội đồ mất khả năng cải tạo, chắc chắn sẽ bị tàn sát hàng loạt. Tôi cũng không cho rằng những kẻ độc tài chóp bu có cơ hội chạy trốn ra nước ngoài. Kadafi, Saddam Hussein, sau những tội ác ghê rợn gieo rắc cho người dân, dù đều sở hữu tới hàng chục và hàng trăm tỷ USD, nhưng đều bị tận diệt. Chế độ cộng sản ở TQ có lẽ sẽ tồn tại lâu hơn Việt Nam, nhưng tôi không hình dung ra viễn cảnh các tay cộng sản chóp bu sẽ chạy trốn sang TQ, vì khi đó họ chẳng qua chỉ chạy sang một địa ngục khác mà sớm muộn cũng thành biển máu mà thôi.
Tuy nhiên trong quá trình sắp xếp tư duy cho loạt bài viết này, tôi cũng mong rằng bất cứ ai khác cũng có thể tìm thấy ở đó những kiến giải khác về những sự kiện lịch sử đã, đang diễn ra. Tất nhiên, quá khứ và hiện tại sẽ là cơ sở để rọi đường cho tương lai. Qua những mất mát, cay đắng và sai lầm, chúng ta sẽ biết đâu là con đường cần đi và điều gì người Việt Nam cần hướng tới.
Tôi muốn làm rõ một thực tại cuối cùng trước khi đi vào mạch tranh luận kế tiếp. Những người cộng sản thế hệ của ông Hồ Chí Minh, khi tin vào lý thuyết cộng sản, bản chất là đã tin vào một con đường không có lối ra. Lý thuyết của Marx về một xã hội công bằng tuyệt đối, bản chất là một sự lừa bịp và ảo tưởng. Chừng nào loài người còn tồn tại thì sẽ luôn có sự khác biệt giữa người với người. Sẽ có những người có năng lực tạo ra của cải cao hơn, và do đó họ sẽ phải có quyền thụ hưởng cao hơn người khác. Sẽ là cực kỳ vô đạo đức và cực kỳ đê tiện nếu người ta bắt những người như Bill Gates hay Steve Jobs phải có mức thụ hưởng cao bằng như bất cứ ai, trong khi đóng góp của họ cho văn minh nhân loại là vượt trội so với đại chúng. Nếu ngay tại thời điểm này, toàn bộ của cải của thế giới được chia đều cho bất cứ ai đang tồn tại trên trái đất, thì chỉ một giây sau, sẽ lại có sự chênh lệch giữa người với người. Vì những người có năng lực sáng tạo và tài năng hơn, sẽ luôn tạo ra được của cải nhiều hơn trên những gì họ có. Một xã hội theo hình dung của Marx chỉ là một xã hội ảo tưởng và hoàn toàn lừa phỉnh. Ngay cả việc những kẻ cuồng tín cộng sản có nắm được quyền hành và chia đều tất cả của cải, thì ách cai trị của chúng sẽ chỉ dẫn tới sự triệt tiêu sáng tạo của nhân loại: "Những người tài năng hơn sẽ lười đi vì họ không thể cứ mãi làm cho người khác hưởng, còn những kẻ lười biếng sẽ càng lười hơn vì chúng sẽ trong đợi người khác tạo ra của cải để chia cho mình". Sự thất bại của Liên Xô, Việt Nam và tất cả các nước cộng sản trong quá khứ trong việc tạo ra các giá trị vật chất so với phương tây có căn nguyên gốc rễ chính từ sự ảo tưởng và bịp bợm ngay từ đầu trong lý thuyết mà họ tôn sùng. Tôi có một hình dung rất rõ ràng về tương lai nhân loại, đó sẽ là một xã hội văn minh, khuyến khích sự sáng tạo của con người. Những người tài năng và chăm chỉ sẽ vẫn luôn có sự thụ hưởng vượt trội đám đông. Ngược lại, các chính sách xã hội và tái phân phối thu nhập sẽ điều tiết một cách nhân văn, để bất cứ công dân nào của nó cũng có cơ hội có một mức sống tối thiểu, có cơ hội được học hành, được chăm sóc y tế, bình đẳng trước luật pháp, và điều quan trọng nhất là họ sẽ có cơ hội được vươn lên trong nhóm Top đầu, khi họ có tài và chăm chỉ. Hiện nay nhiều xã hội phương Tây, đều đã ngấp nghé xây dựng được những cơ sở có thể nói là bền vững cho một xã hội như vậy. Và chắc chắn đó không phải là thứ chủ nghĩa cộng sản ảo tưởng, vốn đã gây bao tai họa cho nhân loại của Marx cũng như những đệ tử của ông ta.
Quay lại Việt Nam, tôi cho rằng những người cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên là những người yêu nước và có lý tưởng. Nhưng họ chính là một đám cuồng tín luôn tin rằng mình duy nhất đúng và sẵn sàng tiêu diệt không thương tiếc những ai khác ý kiến với mình. Về mặt này, họ không khác gì nhà nước hồi giáo IS hiện nay, chúng phạm những tội ác không gớm tay nhưng vẫn luôn tin rằng mình đúng. Tôi luôn kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông ấy là một danh tướng và là một anh hùng dân tộc. Nhưng cũng chính ông Giáp là người đã tiến hành những chiến dịch tàn sát thẳng tay với những người Quốc dân đảng vào năm 1946, khi họ cũng có chân trong chính phủ lâm thời. Họ vốn là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và nhiều tiền bối khác, nhưng họ có niềm tin lý tưởng khác những người cộng sản. Lịch sử sẽ ghi công ông Giáp với tư cách một anh hùng, nhưng cũng chính niềm tin cuồng tín là thứ thúc đẩy ông ta phạm vào những tội ác ghê gớm với chính đồng bào mình. Những vụ trấn nước, thủ tiêu, ám sát của những người cộng sản cuồng tín giết hại một số lượng không nhỏ người Việt Nam, và phần lớn trong số đó cũng chính là những người yêu nước. Một lý tưởng sai lầm và sự cuồng tín mê muội chính là đặc trưng căn bản của những người cộng sản thế hệ của ông Hồ Chí Minh. Họ để lại một di sản sai lầm và những kẻ hậu duệ của họ biến đi sản ấy thành một thứ quái vật tiêu diệt mọi tiềm năng đất nước.
Khi những hậu duệ cộng sản ở Việt Nam lựa chọn nền kinh tế thị trường và cố bấu víu nền cai trị độc tài, họ đã vi phạm mọi nguyên tắc căn bản nhất để tạo ra một xã hội minh bạch, văn minh và công bằng về mặt cơ hội phát triển cho con người (tôi muốn nhấn mạnh là công bằng về cơ hội phát triển cho con người, chứ không phải công bằng về thụ hưởng). Bộ máy cai trị độc tài với quyền lực không được kiểm soát, đã nhanh chóng biến tất cả những thành phần của Đảng cộng sản Việt Nam thành một đẳng cấp ưu tiên. Sự kìm kẹp và tiêu diệt mọi tư tưởng độc lập của giới trí thức đã tạo ra một xã hội cúi đầu. Chút lý tưởng của họ không còn vì thực tại đã cho thấy lý tưởng của Marx chỉ là ảo tưởng. Khi một đám người không còn lý tưởng và nắm quyền lực tuyệt đối trong tay, chúng nhanh chóng tha hoá và biến thành tội phạm.
Hiện nay bộ máy của chế độ cộng sản Việt Nam gồm hầu như toàn bộ là những kẻ tham nhũng, vô đạo đức cả về vật chất lẫn quyền lực. Sự lưu manh hoá của họ lớn dần theo thời gian và gây ra những bức xúc ngày một lớn trong xã hội. Mọi chủ trương, mọi định hướng, mọi chính sách phát triển quốc gia đều chỉ đẹp trên khẩu hiệu và bị bộ máy tham nhũng bóp méo thành những thứ đem lại lợi ích cá nhân. Các khoản đầu tư công, các chính sách phát triển... hầu như mọi thứ đều trở thành nguồn tham nhũng của bộ máy công quyền. Bộ máy ấy khiến hiệu suất vận hành của nhà nước càng ngày càng giảm, càng ngày càng tệ hại và càng ngày càng khiến những nguồn lực của quốc gia bị teo tóp, những cơ hội phát triển bị bỏ lỡ. Tất cả họ đều nhúng chàm, tất cả họ đều là tội phạm. Và mức độ thì ngày một tệ hại hơn theo thời gian cho đến khi nào quyền lực độc tài của họ bị tước bỏ. Tôi muốn dành đôi lời để nói với những đảng viên cộng sản còn có lương tâm: Liệu có ai trong các vị dám đặt tay lên ngực và thề với lương tâm của mình, với tương lai con cháu mình, rằng các vị đang sống bằng nguồn thu nhập sạch, chứ không phải là nguồn tiền phi pháp. Có lẽ cũng có những người cộng sản, những công chức cấp thấp bị gạt bên lề guồng máy ăn chia và họ phải bươn trải sống bằng những sinh kế khác có từ sức lao động của họ. Tuy nhiên số đó nếu không muốn nói là ít thì sẽ là rất ít.
Sự tồn tại của chế độ độc tài tham nhũng ở Việt Nam đang là thứ tạo ra hầu hết bất công và làm băng hoại đạo đức xã hội. Thế hệ trẻ giờ đây lớn lên không còn có niềm tin, khi họ chứng kiến những kẻ nắm vị trí cao trong xã hội lại là những kẻ vô đạo đức nhất. Chưa bao giờ đất nước mất phương hướng và mất niềm tin như hiện nay. Sự tham nhũng và bộ máy trì trệ đang tàn phá hầu hết nguồn lực và cơ hội phát triển quốc gia. Bộ máy tham nhũng và vô đạo đức hiện nay không những cản trở xã hội đi lên, mà nó còn tiếp tay cho cái xấu và gây ra tàn phá. Thảm họa Fomosa, có thể nói bản chất của nó là sự cấu kết giữa đám quan chức tham nhũng với những nhà tư bản bất lương. Ở những quốc gia mà thể chế minh bạch và phục vụ người dân, chắc chắn sẽ không có cơ hội cho những kế hoạch đầu tuệ tàn phá quốc gia, và nếu có, nó cũng sẽ bị chặn lại nhanh chóng và thủ phạm sẽ phải chịu sự trừng phạt nặng nề. Tôi rất muốn hỏi ông Nguyễn Phú Trọng đã nghĩ gì khi đến thăm Formosa giữa lúc toàn bộ biển miền Trung bị hủy diệt, và ông ta đã nghĩ gì khi sau đó ít tháng Formosa chịu khoản phạt 500 tr USD, một số tiền quá nhỏ so với những hủy diệt lâu dài mà họ gây ra đối với toàn bộ môi trường biển Việt Nam. Đây chỉ là một câu hỏi nhỏ và tôi biết chắc nó sẽ không bao giờ được trả lời.
Cuộc cách mạng Internet hiện nay đã khiến vòng kiểm tỏa của Đảng cộng sản về mặt thông tin hoàn toàn thất bại. Họ đã cố gắng hạn chế và chặn lại mạng xã hội nhưng thất bại. Trong những nỗ lực tuyệt vọng, họ thậm chí đã dùng tới giải pháp hạn chế băng thông giao lưu quốc tế khi có những sự kiện nhạy cảm diễn ra. Thuật ngữ "Cá mập cắn cáp viễn thông quốc tế" là một thuật ngữ được sáng tạo ra từ cơ quan kiểm duyệt tư tưởng của Đảng. Chế độ hiện nay không thể chặn được việc giao lưu thương mại, đầu tư, văn hoá của Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Họ cũng không thể chặn lại sự giao lưu về tư tưởng và khao khát ngày một lớn về tự do, về quyền con người và về quyền công bằng giữa người với người trong việc có cơ hội giống nhau để vươn lên. Tôi rất buồn cười khi ông Nguyễn Xuân Phúc khuyến khích những người trẻ Việt Nam khởi nghiệp, ông ta nói đến Google, đến Facebook .. trong khi những điều đó được tạo nên trên nền tảng của tự do ngôn luận, thứ mà chế độ ông ta phục vụ luôn tìm cách kiểm duyệt và bóp chết. Tôi không rõ Zuckerberg sẽ làm được cái gì nếu Mỹ là một nước kiểm soát về tự do ngôn luận, chắc chắn là facebook sẽ bị bóp chết ngay từ những dòng code đầu tiên.
Những người cộng sản hiện nay hiểu rất rõ họ là ai và thực tại thế nào. Vì thế từ nhiều năm nay những khẩu hiệu minh bạch mà họ hô hào hàng năm đều chỉ là những thứ sáo rỗng và loè bịp. Họ kê khai tài sản nhưng chỉ kê cho riêng họ xem, cũng chỉ có trời mới biết lũ tội phạm ấy kê gì và dấu của cải của chúng ở đâu. Họ hô hào chống tham nhũng chỉ để cho có, vì toàn bộ họ đều nhúng chàm. Thỉnh thoảng có một kẻ kém may mắn bị loại bỏ giữa các màn đấu đá phe cách và bị lôi ra làm thịt nhằm loè bịp người dân. Gần đây tôi có đọc một phát ngôn báo chí của Bộ Tài Nguyên, theo đó bộ này 10 năm qua không có tham nhũng, trong khi bất cứ ai cũng biết rõ một trong những cái ổ tham nhũng nhức nhối nhất chính là các cơ quan công quyền quản lý đất đai. Sự vô đạo đức và gian trá đã đạt đến đỉnh cao với những kẻ cộng sản độc tài hiện tại.
Nguồn lực của đất nước đang bị đánh cắp, cơ hội phát triển của đất nước đang bị tiêu diệt, và chủ quyền của đất nước thì đang ngày càng nguy ngập, vì với một bộ máy cai trị dễ dàng mua được bằng tiền, chúng sẽ dễ dàng bán rẻ lợi ích quốc gia.
Tất cả những bất cập trên đều sẽ là những thứ khiến chế độ cộng sản hiện nay rồi sẽ phải chấm dứt. Trong nhiều năm qua, đảng cộng sản tuyên truyền về công lao của họ trong phát triển kinh tế quốc gia. Họ lờ đi thực tế là tài nguyên đất nước, môi trường sống vốn là những của cải cần được sử dụng dè xẻn và để lại cho đời sau thì nay đã bị họ đốt hầu hết cho hiện tại, mà phần lớn trong số đó đã rơi vào túi những tay tham nhũng. Và số nợ mà chế độ này đã vay thì đã vượt quá khả năng cân bằng của họ. Tất nhiên chế độ này khi kết thúc sẽ không trả nợ, người trả chính là người dân Việt Nam. Và tình trạng nợ công của Việt Nam đến nay đã cực kỳ nguy ngập. Từ năm 2016 trở về trước, người ta nói về số liệu nợ công đã vượt ngưỡng trần tính trên tỷ lệ GDP và năng lực cân đối dòng tiền của ngân sách. Từ lúc ông Nguyễn Xuân Phúc nắm quyền cho đến khoảng tháng 9/2016, chính phủ của ông ta đã vay nợ ròng thêm trên dưới 8 tỷ USD. Cái gọi là giới hạn hay trần an toàn giờ là thứ không còn ai nhắc tới. Trong vòng 5 năm tới, khả năng rất cao Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ quốc gia, khi chính phủ không thể trả nổi các khoản nợ đáo hạn. Tình trạng của Venezuela sẽ là viễn cảnh của Việt Nam.
Tuy nhiên chế độ hiện nay có thể trì hoãn cái chết bằng cách dựa dẫm vào nguồn tiền từ Trung Quốc. Và chẳng có bữa trưa nào miễn phí trên đời, đi kèm với đó sẽ là những cuộc mặc cả đen tối mà chủ quyền đất nước bị bán rẻ. Tất nhiên, khi sự thật lộ ra thì đất nước này sẽ chìm vào một biển máu mà sự phẫn nộ của người dân sẽ tàn sát tất cả. Và trong tình huống nội loạn diễn ra, đất nước này sẽ bị kéo lùi lịch sử trên dưới 20 năm.
Tôi muốn tránh cái viễn cảnh bi đát ấy và bất cứ người Việt Nam nào cũng đều muốn tránh, tôi tin, bao gồm cả những người cộng sản. Đơn giản là bất cứ ai cũng sợ chết, đặc biệt là những người giàu, trong khi đó các hậu duệ cộng sản và gia đình họ thì đã quá giàu. Vì thế tôi kỳ vọng rằng những cuộc đối thoại sẽ đến để tránh một kết cục bi đát cho tất cả. Chế độ rồi sẽ đi đến điểm kết, nhưng đó có thể là một điểm kết đau đớn hoặc một sự chuyển biến sang văn minh trong hoà bình.
Người Myanmar đã làm được điều đó, khi chính phủ độc tài của tổng thống Theinsein đứng về phe dân tộc. Họ cũng đã từng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội trong trên dưới 25 năm (1963 đến những năm 1980), họ cũng là những kẻ độc tài bị thế giới cô lập và lệ thuộc nặng nề vào Trung quốc. Họ cũng có hơn 1000 km đường biên giới với Trung Quốc và có những phe nhóm lý khai gốc Hoa đang cầm súng chống lại chính quyền. Nhưng với con đường hoà giải và hợp tác, hiện nay họ đã đi trên đúng lộ trình để văn minh hoá đất nước. Con đường của Myanmar không dễ đi, nhưng họ đã thoát được khỏi màn đêm.
Tôi muốn nói rằng, đó là một tấm gương cho chế độ cộng sản Việt Nam. Họ có thể thay đổi để tiếp tục tồn tại như một lực lượng chính trị giữ vai trò quan trọng trong một tương lai không hề ngắn. Họ có thể cải cách để giữ lại quyền tồn tại của mình, và điều quan trọng nhất là điều đó sẽ mở ra cánh cửa để Việt nam đi theo đúng lộ trình văn minh hoá quốc gia.
Tất nhiên những cải cách không phải có thể đến ngay một sớm một chiều. Ngay từ lúc ngày, chế độ Việt Nam có thể tiến hành những bước đi đầu tiên:
1. Nới lỏng kiểm duyệt báo chí và mạng xã hội. Đó là cách tốt nhất để góp phần giảm tham nhũng và minh bạch quốc gia. Nó cũng là bước đi đầu tiên để cải thiện hình ảnh của chế độ trước mắt công chúng. Nới lỏng kiểm duyệt không đồng nghĩa với việc những lời chỉ trích chính phủ sẽ tăng lên, trái lại, xã hội sẽ ghi nhận và bước đầu ủng hộ khi chế độ đi trên đường đúng.
2. Sa thải và tái bố trí việc làm cho ít nhất 30% người hưởng lương ngân sách, chỉ có bằng cách đó mới đảm bảo được việc cân đối giữa nguồn thu, nguồn trả nợ và các khoản đầu tư công cần thiết phục vụ phát triển đất nước. Tăng thu nhập cho toàn bộ đội ngũ công chức còn phục vụ, đảm bảo mức thu nhập của khu vực công về mặt chính thức là ngang bằng hoặc tương ứng với 80% thu nhập của khu vực tư. Đây là cách duy nhất để giúp chặn làn sóng ăn cắp và tham nhũng bắt buộc của những công chức có thang bậc đãi ngộ thấp hiện nay.
3. Ban hành một đạo luật chống tham nhũng mới, theo đó ấn định một sắc lệnh ân xá cho tất cả các hành vi tham nhũng phát sinh trong quá khứ, đồng thời đề ra những mức án cực nặng cho các vụ việc tham nhũng mới phát sinh sau thời hạn ân xá.
4. Thành lập một cơ quan tư pháp mới, một cơ quan điều tra mới hoàn toàn tách biệt với tất cả những cơ quan tư pháp và điều tra hiện nay. Chọn lựa những người có đạo đức và lý tưởng phụng sự quốc gia vào những cơ quan này và cấp cho họ chế độ đãi ngộ đặc biệt. Những cơ quan này được trao quyền điều tra, truy tố và xét xử tất cả các vụ việc tham nhũng mới phát sinh sau thời hạn ân xá được ấn định trong luật chống tham nhũng mới.
5. Bước đầu tách biệt toàn bộ hoạt động của các cơ quan tư pháp khỏi bộ máy hành pháp.
6. Giải tán Mặt trận tổ quốc hiện tại, thành lập một mặt trận toàn dân mới theo đó các đại diện được lựa chọn thông qua bầu cử một cách công khai, minh bạch. Các đại biểu này sẽ cùng thành lập một hội đồng soạn thảo hiến pháp mới. Cần đề ra một lộ trình thay đổi hiến pháp, ấn định thời điểm chấp nhận việc thành lập tự do chính đảng (có thể là một lộ trình 5 năm). Nội dung cơ bản nhất của hiến pháp mới cần có những nhân tố căn bản của một xã hội văn minh, trong đó yếu tố nền tảng phải được xây dựng xoay quanh quyền lập chính đảng và bầu cử tự do. Để tránh các xung đột với chế độ hiện tại, có thể học theo đúng mô hình Myanmar đang thực hiện: Chế độ cũ nắm quyền chỉ định 25% số ghế nghị viện không cần bầu cử, và nắm quyền phủ quyết hiến pháp. Đây là một sự cải cách nửa vời, nhưng nó là cách tốt nhất để bắc một cái cầu giữa hiện tại với tương lai, cho đến khi đất nước đủ văn minh để có một bản hiến pháp thực sự tiến bộ.
7. Trên tất cả, cần thực sự cầu thị, cần thực sự thiện chí vì đó là cách duy nhất giúp đất nước tránh khỏi vực thẳm hoang tàn của bạo loạn và chiến tranh.
Sẽ chỉ có hai con đường với chế độ cộng sản hiện nay: Hoặc tiếp tục cố níu kéo quyền lực, vay nợ mọi thứ, bán rẻ mọi thứ cho đến ngày tàn dìm đất nước và chính chế độ này vào lò lửa chiến tranh, hoặc bắt đầu thay đổi, để tạo cơ sở cho đất nước này hướng tới tương lai trong đó bao gồm tương lai của chính đảng cộng sản.
Vài lời cuối cùng: Đây là những ý tưởng viết vội của tôi trong vài ngày nghỉ, nó được gõ và post trực tiếp ngay trên trình duyệt. Tôi biết nó sẽ vẫn có những khiếm khuyết và những hạn chế. Tôi mong rằng nó sẽ được hoàn thiện hơn qua sự chia sẻ và góp ý của tất cả mọi người. Chúng ta cần sự chia sẻ, chúng ra cần sự thiện chí và chúng ta cần sự khách quan. Bởi đó là những thứ đất nước này đang rất thiếu.
Tôi dự kiến sẽ viết một loạt phân tích về các phong trào đấu tranh cho tiến bộ xã hội ở Việt Nam kể từ năm 1975 trở lại đây, cả trong nước lẫn hải ngoại, và trình bày những kiến giải của mình về những giải pháp mà những công dân tiến bộ có thể làm để thúc đẩy lộ trình văn minh ở Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ dự án này sẽ được gác lại cho đến khi tôi hệ thống được tư duy về vấn đề này và tìm thấy thời gian rảnh.
Trân trọng,
Lãng Anh
Nguồn: facebook.com/Langlanhtu
No comments:
Post a Comment