30 August 2016

Ngư dân Hà Tĩnh "Từ ngày xảy ra thảm họa Formosa, tôi hoàn toàn không tin tưởng Chính quyền"

“Một ngày cá vẫn chết dạt vô 2 lần mà làm gì có biển sạch”, “chúng tôi hoàn toàn không tin tưởng những gì trên TV nói, chính quyền nói” là những nhận định của người ngay vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất từ khi thảm họa cá chết xảy ra sau khi có thông tin nước biển đã sạch.

Dù rằng bộ Tài Nguyên Môi Trường (TNMT) cùng với hội đồng khoa học họp báo và công bố nước biển tại 4 tỉnh miền Trung, nơi xảy ra thảm họa cá chết đã an toàn vào sáng ngày 22/8/2016. Ngày trong chiều cùng ngày, như để minh chứng cho kết quả giám định đã công bố, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà cùng nhiều lãnh đạo cùng tắm và ăn hải sản tại biển Quảng Trị.

Tôi thấy chưa sạch

Nguyễn Xuân Ngụ,
người dân Đông Yên

Thế nhưng, hành động này vẫn không làm thỏa lòng người dân. Nhiều người dân vẫn không thể tin nổi bản kết luận giám định.

Ông Nguyễn Xuân Ngụ, một ngư dân tại Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói với pv Dân Luận: “Hôm nghe được đài truyền hình nói rằng môi trường biển đã sạch ở 4 tỉnh nhưng tôi thấy chưa sạch, tôi thấy chưa đúng. Các đồng chí về đây, về cảng Vũng Áng để khám phá, kiểm nghiệm nguồn nước đã. Làm răng trả lại môi trường sạch cho 4 tỉnh miền Trung.”

Nguyễn Lý Hưng,
người dân Đông Yên

Ông Nguyễn Lý Hưng, sống tại Đông Yên cho biết hiện nay cá vẫn chết: “Các ông Môi trường ăn cá và tắm biển ở đâu chứ có dám về biển Kì Lợi đây mà tắm đâu? “Hiện tại cá vẫn đang chết này. Nếu các ông nói biển sạch thì mời các ông về xã Kỳ Lợi, sát Formosa đây mà tắm, ăn cá và tắm biển luôn xem các ông có dám về không?”

“Họ làm chúng tôi không tin tưởng được. Người dân chúng tôi hoàn toàn không tin tưởng vào những điều trên TV. Chúng tôi không tin vào đài, chính quyền cũng như Đảng và Nhà nước từ ngày Formosa thải ra tới giờ.” - Hoàng Anh Hưng, người dân Đông Yên chia sẻ.

“Một ngày cá chết tấp vào 2 lần thì làm gì có biển sạch”

Theo thông tin từ người dân sống tại xã Đông Yên, Kỳ Lợi – Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết, đến nay, cá vẫn còn chết rải rác và trôi dạt vào bờ. Có ngày cá dạt vào đến 2 lần.

Mai Toàn,
người dân Đông Yên

“Làm sao bộ TNMT ko về tại biển Đông Yên đây mà thấy chứ. Tôi buổi sáng ra biển thấy cá nhỏ chết tấp vào bãi biển. Đến chiều ra vẫn có cá tấp vào. Trong 1 ngày cá chết tấp vào 2 lần thì làm gì mà có biển sạch.” – ông Mai Toàn, sống tại Kỳ Lợi cho biết.

“ Tôi có coi chương trình trên TV. Họ nói là 4 tỉnh miền Trung nước tắm đã an toàn. Nhưng tôi không tin vì họ lấy mẫu nước biển ở đâu đi xét nghiệm. Tại sao họ không đến đây, ngay họng Formosa này mà lấy nước biển xét nghiệm để chứng minh cho người dân. Đặc biệt là sáng nay, tôi vẫn thấy cá chết dọc bờ biển.” – Hoàng Anh Hưng cho biết thêm.

Hiên nay, người dân sinh sống tại thôn Đông Yên, Hà Tĩnh vẫn chưa thể tiếp tục đi biển. Từ khi cá chết, người dân chỉ được mỗi gia đình hơn 20 kí gạo hỗ trợ từ chính phủ. Mỗi chủ ghe được 5 triệu đồng. Còn tiền bồi thường thiệt hại từ Formosa vẫn chưa đến được tay người dân.

(Nguồn Dân Luận)

Vì sao VNCH thất thủ còn Đại Hàn thì giữ được?

Đặng Sinh

• TẠI SAO ĐẠI HÀN CÒN MÀ VIỆT NAM CỘNG HOÀ MẤT ?

• MỘT GÓC NHÌN VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM & TRIỀU TIÊN.

Mãi cho đến bây giờ, mãi cho đến hôm nay, sau hơn 40 năm ngày cộng quân Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam, nhiều người nghĩ rằng Việt Nam Cộng Hoà không bằng Đại Hàn, hay lòng tự hào của dân miền nam Việt Nam không bằng dân Đại Hàn ... nên Việt Nam Cộng Hoà thất bại bị Cộng Sản tiêu diệt, còn Đại Hàn trụ được và đẩy lui Cộng Sản.


Vậy Thực Tế Ra Sao ?

Mình xin nói thẳng, cái nhìn trên chỉ là cái nhìn thiển cận, chưa có suy xét thấu đáo lịch sử. Các bạn hãy đặt ra những giả sử. Nếu :

+ Nếu Đại Hàn cũng bị đồng minh bỏ rơi, thì có trụ nổi với sức tấn công của CSTT (Cộng Sản Triều Tiên) cộng với sự viện trợ hùng hậu của khối Cộng Sản mà đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng hay không ?

+ Nếu người dân miền nam Việt Nam ai cũng biết rõ bản chất của bọn Cộng Sản chúng tàn ác như sự nhận biết của người dân Đại Hàn thì cộng sản có lập căn cứ du kích trong miền nam được không ?

Có một sự khác biệt ở 2 cuộc chiến này là Đại Hàn bị CSTT đánh cho te tua, chỉ còn 1 tỉnh cuối cùng ở cực Nam nữa là Đại Hàn bị xoá sổ thì Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc mới nhảy vào can thiệp, việc can thiệp chậm trễ đã làm CSTT tàn phá và giết chóc hơi bị nhiều, nhưng đủ để làm người dân Đại Hàn nhận ra bộ mặt thật của bọn Cộng Sản và căm ghét bọn chúng tận xương tuỷ (đó là lý do vì sao khi quân đồng minh Đại Hàn sang giúp Việt Nam Cộng Hoà rất mạnh tay với Cộng Sản).

Còn ở Việt Nam thì Hoa Kỳ lại nhảy vào quá sớm, trong khi nguời dân miền Nam còn quá ngơ ngác chưa hiểu cộng sản là gì, bị những viên kẹo bọc đường của cộng sản dụ dỗ, và do đã có ác cảm với nguời ngoại quốc là Pháp sau bao nhiêu năm Pháp thuộc....

Thế cho nên việc Hoa Kỳ đã vội can thiệp quân sự vào Việt Nam lúc đó theo mình nhìn nhận: thực sự là hạ sách, nó là một nước cờ quân sự quá sai lầm, mãi cho đến sau này một khi đã sa lầy tại chiến truờng Việt Nam quá lâu, nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa nhận ra điều đó. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ lúc đó là 3 năm bình định Đông Nam Á, thế nhưng họ đã sa lầy quá lâu.

+ Nếu CSTT có những căn cứ đồng minh vô cùng thuận lợi giống như Cộng Sản Bắc Việt như tại Lào và Cam Bốt ở ngay sát nách Việt Nam Cộng Hoà thì cuộc chiến tranh Triều Tiên có nhanh chóng chấm dứt chỉ trong vòng 3 năm không ?

Cuộc chiến chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Triều Tiên xảy ra trước cuộc chiến ở Việt Nam. Ở chiến trường đầu tiên ,Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm gì với cộng sản, và cũng không có 1 sự tính toán kiểu "cờ thế" nào, dốc lòng cùng Đại Hàn đánh lui Cộng Sản, không chỉ đánh lui mà còn muốn xoá sổ Cộng Sản ở Triều Tiên, liên minh Hoa Kỳ - Đại Hàn - Liên Hợp Quốc từng chiếm được Bình Nhưỡng và đánh đến tận biên giới tiếp giáp với Trung Cộng, chỉ chờ xoá sổ cộng sản, thống nhất Triều Tiên.

Nhưng khi giao tranh đến đây thì Chí Nguyện Quân Trung Cộng và Hồng Quân Liên Xô đã xua quân xuống tham chiến trực tiếp, hai bên giành co qua lại cuối cùng cũng trở về lại vĩ tuyến 38 và mãi mãi là ranh giới của 2 thể chế cho đến bây giờ.

Việc không thể xoá sổ đuợc Cộng Sản ở Triều Tiên là một thất bại, nhưng quá trình Bắc Tiến của Hoa Kỳ và Đại Hàn cũng đã làm CSTT kiệt quệ và tổn thất nặng nề mà không còn nhiều khả năng đánh phá Đại Hàn nữa. Nhưng cũng để lại cái hại là kể từ đây Hoa Kỳ cũng đã rút kinh nghiệm với Cộng Sản, họ hiểu rằng chỉ có thể chặn Cộng Sản bằng cách lập một tiền tuyến như Đại Hàn và chia ranh giới chứ không thể đánh đến cùng để rồi giáp chiến với cả Liên Xô - Trung Cộng, đó sẽ là viễn cảnh của một cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 3.

Và Hoa Kỳ đã áp dụng điều đó với cuộc chiến tranh ở Việt Nam, chủ trương chỉ co cụm cố thủ ở miền Nam, không bao giờ Bắc Tiến đánh lại cộng sản Bắc Việt, nếu có chỉ là những chiến dịch không kích đánh phá cơ sở, căn cứ quân sự của đối phương mà thôi.

Trong binh pháp tối kị nhất là chỉ "phòng thủ mà không phản công", Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã rơi vào tình cảnh như vậy.

Trong khi cộng sản Bắc Việt có thể tấn công từ mọi hướng từ vĩ tuyến 17 tràn xuống từ Tây Bắc Lào và Tây Nam Cam Bốt đánh qua, còn có bọn du kích để nội công ngoại kích, Cộng Sản đánh với Việt Nam Cộng Hoà với một tâm lý rất thoải mái là muốn tập trung hết quân lực đánh vào vị trí nào ở miền nam cũng được và chẳng cần phải lo phòng thủ gì ở phần đất từ vĩ tuyến 17 trở lên, ngoài việc bố trí các tiểu đoàn phòng không để đón máy bay của Việt Nam Cộng Hoà, trong khi đó Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải phòng thủ dàn trải chứ không được tập trung, vì không biết Cộng Sản sẽ tấn công bất cứ khi nào bất kì vị trí nào.

Dĩ nhiên khi cộng quân Bắc Việt xâm nhập đến hơn triệu quân, liên tục đánh phá, phá hoại, và dùng biên giới Cam-Lào để lẩn tránh, làm căn cứ, thì khó ai có thể cầm cự. Nhất là khi bọn lãnh đạo csVN lại luôn coi mạng lính của chúng như cỏ rác luôn dùng chiến thuật biển người áp đảo và thí quân. Thế nên mới có đến hơn 200 ngàn cán binh Cộng Sản ra hồi chánh.

Bắc Việt với sự chi viện vũ khí hùng hậu của cả khối Cộng Sản, nhất là từ Trung Cộng luôn muốn dân Việt đánh Hoa Kỳ đến người Việt cuối cùng. Và toàn lập căn cứ phần lớn ở biên giới Cam và Lào. Chứ có lập được mấy căn cứ nào lớn ở miền Nam như chúng vẫn tuyên truyền và một phần lớn đám thanh niên trẻ hôm nay u mê và ngu dốt nên tin lấy.

Còn Đồng khởi của cái bình phong MTDTGPMN là gì ?

Đó chính là một nhóm nhỏ phiến quân cộng sản nằm vùng, với sự giựt dây của cộng sản Bắc Việt, qua nghị quyết 5/59 khuyến khích vũ trang cách mạng, nổi dậy cắt cổ các viên chức xã ấp ở Mõ Cày, Bến Tre, trong khi mọi người dân đang sống yên bình.

Rồi sau này cộng sản đem vào "sử sách" để nhồi sọ thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam hôm nay đang vùi đầu dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa , chúng cứ tuyên truyền láo là do nhân dân miền Nam nổi dậy!

Mà đâu phải chỉ đánh nhau giết quân thông thường, chúng còn phá cở sở hạ tầng để ngăn cản miền Nam phát triển kinh tế kết hợp khủng bố đánh bom nhà, chợ, khu công cộng, giết hại dân thường để gây tâm lý hoang mang trong xã hội miền nam, khiến miền nam không thể ổn định được bất cứ mặt nào chứ đừng nói là phát triển.

Nếu có thể đánh lên, VNCH sẽ buộc cộng sản Bắc Việt phải lui về phòng thủ, sức tấn công và khả năng tấn công nhiều đợt, nhiều hướng của CSBV sẽ giảm, nhưng rất tiếc VNCH lại thiếu quân viện mà chủ trương của Hoa Kỳ lại không cho phép điều đó vì đã rút kinh nghiệm từ cuộc chiến ở Triều Tiên. Quan trọng nhất là yếu tố VNCH bị đồng minh bỏ rơi trong khi Đại Hàn thì không.

Có một số người cho rằng Kissinger vì muốn Hoa Kỳ chuyển trục về phía Trung Đông để lo cho nước mẹ Do Thái của ông ta đang gồng mình đánh nhau với cả khối Ả Rập mà bỏ rơi Đông Nam Á. Thật ra, việc Hoa Kỳ thay đổi chiến lược vì sự chống đối trong quốc nội là chính. Quá nhiều những rắc rối trong chính quốc nội Hoa Kỳ lúc đó. Phong trào phản chiến ngày càng lan rộng ở Hoa Kỳ , vụ án bê bối watergate , cộng với sự đi đêm giữa H.Kissinger và Mao nhằm chống lại Liên Xô...v.v...những việc đó góp phần đưa đến việc chính phủ Hoa Kỳ muốn rút lui và ra đi trong danh dự.

Cuộc chiến tranh liên Triều kết thúc quá chớp nhoáng, không đủ thời gian để phía cộng sản dân vận, tuyên truyền với nhân dân thế giới. Chiến tranh Việt Nam kéo quá dài với một nước Hoa Kỳ thường đánh nhanh thắng nhanh, người dân Hoa Kỳ hàng ngày chỉ nhận đuợc tin thương vong của người thân, con em mình và bị phía đối phương cho xem những cảnh dân thường chết chóc... họ đã xuống đường phản chiến và buộc Quốc hội phải ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ rút về, bỏ rơi miền nam Việt Nam , bỏ rơi chính phủ VNCH.

Và rốt cuộc , lịch sử của Việt Nam đã rẽ sang một trang đen tối hơn, cho nhân dân miền Nam nói riêng và Nhân dân cả nước Việt Nam nói chung.

Và cho đến hôm nay, sau 40 năm CSVN cai trị đất nước, chắc hẳn sự thật ra sao, sung sướng hay khổ đau, ngọt bùi hay cay đắng, công bằng hay bất công, thì tự mọi người đã biết ,đã hiểu, đã cảm nhận và có câu trả lời cho bản thân mình rồi đúng không ?

Các bạn thanh niên trẻ hãy tìm đọc các tác phẩm hồi ký hay lắng nghe những chia sẻ quan điểm của những con người đã rũ bỏ và đào thoát khỏi hàng ngũ cộng sản như Trần Đĩnh, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương , Bùi Tín .... hay những con nguời ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản như Trương Như Tảng và Bs.Duơng Quỳnh Hoa để biết thêm sự thật nhé.

Một nửa cái bánh thì nó vẫn là cái bánh, nhưng một sửa sự thật thì không bao giờ là sự thật .

Các bạn hãy tự đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời, sự thật luôn hiển nhiên và không thể chối bỏ được.

Một lời nhắn nhủ riêng dành cho các bạn thanh niên trẻ cuồng Đảng , yêu Hồ và đang u mê ,tin tưởng vào một cuộc "chiến thắng vĩ đại" của Đảng cộng sản Việt Nam trước Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam:

Các bạn đã chiến thắng, đúng- tôi đồng ý với điều đó ! Chủ nghĩa cộng sản đã chiến thắng chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam, cái ác đã thắng cái thiện, cái nghèo đói đã chiến thắng cái văn minh.

Và hiện nay thì cái "Lợi ích nhóm của Đảng CSVN" đã chiến thắng cái "Lợi ích chung của nhân dân cả nuớc Việt Nam".

Vậy thì bây giờ quí vị đang thắng hay là đang thua ? Đảng cộng sản Việt Nam đã chiến thắng cả Dân tộc Việt Nam rồi đó !

Để các bạn hiểu rõ hơn về lịch sử của một nửa đất nước trước năm 1975

(Nguồn: Vietland.net)

Cười tí tỉnh: Nam giới nhiều bạn tốt hơn ...phụ nữ!

Tình bạn giữa phụ nữ:
Một người đàn bà có một đêm không về nhà. Sáng hôm sau nàng nói với chồng nàng ngủ qua đêm tại nhà một người bạn. Người chồng điện thoại cho 10 người bạn thân nhất của vợ. Không ai biết gì về chuyện này cả.

Tình bạn giữa đàn ông:
Một người đàn ông có một đêm không về nhà. Sáng hôm sau chàng nói với vợ chàng đã ngủ qua đêm tại nhà một người bạn. Người vợ điện thoại cho 10 người bạn thân nhất của chồng. Tám người xác nhận người chồng có ngủ ở nhà họ, và hai người còn nói là chàng ta vẫn còn ở đó.

!!!

28 August 2016

Một Lời Cám Ơn

Tôi vừa mới đọc bài của Bác Nguyễn Nhơn, một cựu đốc sự hành chính của chế độ VNCH. Cứ bài nào của Bác đăng trên báo Tổ Quốc là tôi đọc ngay, thỉnh thoảng còn trêu Bác vì cái nhiệt tình và tâm huyết vì nước như tuổi trẻ của Bác, nhưng không biết Bác có giận không! Hôm nay thì tôi không trêu Bác nữa, mà cám ơn Bác.

Đọc xong tôi muốn khóc. Vì vậy tôi thấy cần phải viết một vài lời cảm ơn cho Bác biết rằng, đâu đó trên thế giới này vẫn còn những đứa cháu của chế độ VNCH khắc ghi công ơn của những người đi trước như Bác: phục vụ đất nước với một tinh thần chí công vô tư, tận tụy, trách nhiệm."

.... Cháu còn rất nhỏ khi Tổng thống Diệm bị lật đổ và bị giết nhưng gia đình cháu thì được hạnh phúc và được hưởng một nền hoà bình đích thực dưới thời đại của Tổng thống Diệm. Cháu được đi học đàng hoàng và mọi người đều tốt như dân Tây dân Nhật mà ngày nay cháu biết. Người VNCH mình hồi đó đẹp quá! Đất nước mình thanh bình quá và nền giáo dục của mình, bây giờ đã đi khắp thế giới, học hành và làm việc khắp thế giới, rồi nhìn lại mình, cái quá khứ của mình, các thầy cô mình từ mẫu giáo đến trung học, dân mình… chính phủ mình, quân đội mình, sao cháu thấy thương quá vì tất cả đều đàng hoàng và tốt đẹp, không thua gì, có khi còn hơn nhiều xã hội tại các nước phát triển ngày nay trên thế giới!

... Cháu sống trong chế độ đệ nhất VNCH như một thiên thần trong vườn địa đàng, không biết chiến tranh và khổ ải là gì. Hằng ngày cắp sách đến trường, được dạy bảo những điều lễ nghĩa, tình thương, văn chương và khoa học, đạo đức, triết học khai phóng để hiểu biết và trở thành một con người tự do. Không bao giờ chúng cháu được dạy lòng căm thù, dù là căm thù VC hay bất cứ ai. Chúng cháu chỉ được dạy đạo đức và tình thương.

... Ngày nay lăn lộn trong cuộc sống trên thế giới cháu mới thấy rõ chính cái tuổi thơ và tuổi trẻ thần tiên trong chế độ VNCH đã cho cháu một sức mạnh bền bĩ về cả thể xác và tâm hồn cho đến tận tuổi già (tuy cháu chưa già bằng mấy Bác, mấy Chú).

.... Qua đây cháu muốn cám ơn Bác Nhơn và các Chú, Bác khác trong chính phủ và quân đội VNCH đã sống và chiến đấu vì tự do của VNCH một cách trách nhiệm để cháu có được một cuộc sống thần tiên như thế. Cháu không bao giờ nghĩ đến những thiếu sót, bất cập của chế độ vì cháu biết rằng “nhân vô thập toàn”. Nếu VNCH có những con người phản bội và hèn nhát thì cũng có những anh hùng như TT Diệm và những vị tướng tá anh hùng đã tuẫn tiết theo thành hoặc người anh hùng mũ đỏ tên Đương….

(chauxuannguyenblog)

**
30-4 NHỚ VỀ THẾ HỆ TRẺ NĂM XƯA

27 August 2016

Quần chúng phẫn nộ: Hồi chuông báo tử đảng CSVN phản quốc!

 Nguyễn Vĩnh Long Hồ

“Indignez-vous!” (Hãy phẫn nộ): Đây là tựa đề quyển sách mỏng của Stéphane Hessel, một cụ già 93 tuổi, hô hào mọi người hãy biết “phẫn nộ”, hãy đứng dậy chống lại tất cả những bất công, những thói lộng hành của giới thống trị, tài chánh hay chính trị đang đè nặng lên đầu mỗi người chúng ta.

“Phẫn nộ” theo Hessel là điều kiện tối cần để con người còn là con người, để xã hội khỏi phá sản. Ông đả kích thói an phận thủ thường, thụ động mà hãy đứng dậy cầm lấy vận mệnh mình trong tay! Người ta áp bức, bóc lột anh bởi vì anh chấp nhận. Khả năng phẫn nộ là điều kiện tối cần để anh trở thành hay tiếp tục là người có nhân phẩm và quốc gia của anh không trở thành một quốc gia chết. Phải chăng cường độ phẫn nộ của dân tộc VN chúng ta chưa đủ mạnh để xoay chuyển thời cuộc như những biến chuyển lớn ở Trung Đông hay ở Bắc Phi?

Hessel không phải là triết gia, không phải là nhà văn, tác phẩm “Indignez - vous!” cũng không phải là một tác phẩm lớn, một cuốn sách rất khô khan của một cụ già gần 100 tuổi hô hào quần chúng phẫn nộ, hô hào thanh niên đừng thụ động như những ông cụ non. Nhưng, tác phẩm này của Hessel bán chạy như tôm tươi vì nó đáp ứng một nhu cầu của quần chúng vốn bị áp bức bởi giai cấp thống trị, đó là “nhu cầu phẫn nộ”!

Sau khi cuốn “Indignez-vous!” trở thành một hiện tượng xã hội, có người trách tác giả chỉ biết xúi thiên hạ nổi giận mà không có đề nghị gì cụ thể. Ông Hessel viết một cuốn sách mỏng khác là “Engagez - vous” (Hãy tham gia hành động), trong đó ông đề nghị tranh đấu đòi thành lập “Tổ chức Thế giới về môi sinh” và một “Chính phủ Toàn cầu” (government mondial). Một mơ ước hão huyền (utopie)? Theo Hessel, tất cả những thay đổi lớn trong lịch sử đều là những ước mơ hão huyền khi bắt đầu. Cuốn thứ ba. “Le Chemin De L’espérence” (Con đường của hy vọng), viết chung với nhà xã hội học hàng đầu của Pháp Edgar Morin để vạch ra con đường hy vọng để đi đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Hessel nối tiếp truyền thống của các nhà trí thức Zola, Camus. Emile Zola viết: “il faut vivre indigné” (Phải sống phẫn nộ). Từ Zola, trí thức đích thực là trí thức tham dự sinh hoạt xã hội, chính trị để cải thiện xã hội, không phải chỉ là những người có bằng cấp cao mới gọi là trí thức. Albert Camus (Nobel văn chương Pháp 1957) nói trí thức cũng như mọi người, hơn mọi người chính bởi vì anh là trí thức, phải ghé vai gánh vác như mọi người, phải đổ mồ hôi chèo thuyền như mọi người. Khác hẳn hình ảnh trí thức có bằng cấp bỏ túi là vinh hiển suốt đời, phó mặc chuyện đời cho thiên hạ.

Đối với trí thức, Albert Camus đề cao nguyên tắc hành động như sau:
- Cộng tác (cooperration).
- Hiệp lực (joint effort).
- Đoàn kết (solidarity).
Năm 1951, ông xuất bản cuốn “Người nổi loạn” (L’homme révolté) đây là triết học của sự nổi loạn và cách mạng chống lại bạo quyền cộng sản. Trong suốt cuộc đời ông luôn tích cực chống lại chế độ toàn trị (totalitarianism) và cuốn “Người nổi loạn”, ông tấn công nhà cầm quyền Sô Viết dùng công an trị (The Soviet police state) tố cáo sự tàn bạo của lực lượng công an khủng bố và đàn áp đẫm máu nhân dân Nga và cuộc cách mạng Hungary năm 1956.

Cuốn sách của Hessel ra đời trước khi cách mạng hoa lài bùng nổ ở Tunisie, mở đầu cho “Mùa Xuân Á Rập” đang quét sạch những chế độ độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông. Thế giới đang chuyển mình, bước đầu là ý thức mình có quyền phẫn nộ, có bổn phận phẫn nộ và sự phẫn nộ có thể thay đổi thời cuộc, có thể đã lật đổ những chế độ độc tài đã ngự trị từ lâu và tưởng sẽ ngự trị mãi mãi như ở Ai Cập, Tunisie, Lybie…

Trước đó vài tuần, ai dám nghĩ Mubarak sẽ bị kết án khổ sai chung thân, ông Ben Ali phải cuốn gói bỏ của chạy lấy người, Gaddafi bị bắn chết. Trước đó vài tuần, họ còn nắm toàn quyền sinh sát, nắm quân đội, cảnh sát, hành pháp, lập pháp, tư pháp, nắm trọn kinh tế tài chánh trong tay. Cái gì đã quét sạch tất cả: đó là sự “phẫn nộ của quần chúng”, của những người hàng ngày chỉ biết an phận, cúi đầu trước bạo quyền. Các chế độ độc tài không mạnh như chúng ta tưởng. Chỉ cần sự phẫn nộ của quần chúng, các lãnh tụ độc tài Trung Đông, Bắc Phi chỉ một sớm một chiều đã sụp đổ hoàn toàn. Chỉ 2 tuần sau, Bouazizi tự thiêu. Ngọn lửa phẫn nộ vượt biên giới tràn sang Ai Cập và Lybie.

Hessel viết: “Thái độ xấu nhất là sự thờ ơ” (La plus mauvaise attitude est l’indifférencce) và nhắc câu nói của Jean Paul Sartre: “Mỗi người với tư cách cá nhân, có trách nhiệm với xã hội” (Vous êtes responsables en tant qu’individus). Trong bối cảnh đó, phải khâm phục những người trí thức Việt Nam dám bày tỏ sự phẫn nộ của mình ở trong nước. Những người dám đứng lên đấu tranh cho “tự do - dân chủ - nhân quyền” đó là những linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Hà Sĩ Phu, Huỳnh Thục Vi, Phạm Thanh Nghiên... và rất nhiều người trí thức dấn thân khác, bất chấp sự đàn áp dã man của bạo quyền CSVN.

Nhà xã hội Vilfredo Pareto đã nhìn thấy phần lớn, mọi biến động xã hội là do sự luân chuyển của các nhân tài, các phần tử ưu tú (circulation des élites). Nhận định này có tính chất qui luật vì theo ông thì xã hội muốn đạt tới phồn vinh, văn minh và tiến bộ đều do những phần tử trí thức điều khiển. Khối phần tử nầy không bao giờ tỉnh chỉ (statique) và mọi hoạt động của họ đều liên quan đến xã hội làm xã hội không ngừng biến đổi. Nhận định nầy rất đúng vì tâm lý của những phần tử trí thức rất bén nhạy trước thời cuộc và phản ứng rất quyết liệt trước nỗi thống khổ của dân tộc bị đày đọa dưới sự cai trị bạo tàn của tập đoàn lãnh đạo ngố ĐCSVN vừa ngu, vừa dốt, vừa “hèn với giặc, ác với dân”.

Nhu cầu “phẫn nộ” để dấn thân đấu tranh:

Nó sập rồi sao ?

Tưởng Năng Tiến

Tôi vốn hay lo nên cứ chần chừ mãi mà vẫn chưa lần nào (dám) ghé thăm Hà Nội. Đường thì xa, vé tầu thì mắc, thực phẩm thì không an toàn, và lỡ hành lý lại bị mất ráo ở phi trường (Nội Bài) thì thấy mẹ!

Đã thế, nhà cửa Hà Nội lại còn hay bị sập. Khoảng giờ này năm ngoái, ngày 23 tháng 9 năm 2015, báo Ngày Nay buồn bã loan tin: “Sập nhà 107 Trần Hưng Đạo khiến hai người chết.”

Ngày 4 tháng 8 năm nay, báo Thanh Niên lại ái ngại cho hay: “Một ngôi nhà 4 tầng tại phố Cửa Bắc, Hà Nội … bị sập trong đêm, đã có nạn nhân thiệt mạng… Theo báo cáo nhanh của Công an quận Ba Đình nguyên nhân khiến ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc bị sập là do xây dựng đã lâu, móng hầu như không có.”

Báo cáo này lại khiến cho tôi có (thêm) một nỗi lo lắng khác: nhà đương cuộc Hà Nội cũng có nền móng khỉ mốc gì đâu! Bằng giờ này hơn 70 năm trước, hôm 19 tháng 8 năm 1945, những người cộng sản đã (tay không) cướp được quyền bính ở Hà Nội.

Sau đó, cũng chỉ bằng mồm mà họ chiếm luôn thêm được Sài Gòn rồi ngồi riết trên đâu trên cổ nhân dân – của cả hai miền – không qua một cuộc trưng cầu dân ý hay bầu bán gì ráo trọi. Chế độ hiện hành vừa không chính danh, vừa không chính đáng nên cũng có nền móng gì đâu. Bởi thế, với thời gian, tiếng báo động (nghe như tiếng cú) mỗi lúc một nhiều và càng thêm rõ:
Bao Giờ Việt Nam Vỡ Nợ
Bong Bóng Việt Nam Sắp Vỡ Tung
Cảnh Báo: VN Cơ Nguy Vỡ Nợ Vì Nợ Qua Ngưỡng Nguy Hiểm
Vỡ Nợ Là Tất Yếu Việt Nam
Việt Nam: Vỡ Nợ Ngân Sách Đã Hiện Hữu
Việt Nam Tình Hình Như Đang Vỡ Trận
Việt Nam không chỉ chỉ cạn kiệt về tài chính mà còn khánh kiệt về niềm tin. Không còn ai cảm thấy an toàn ở xứ sở này, mọi người đều chỉ nhấp nhổm muốn đi – theo lời than phiền của nhà thơ Thái Bá Tân:
Trẻ, đua nhau du học.
Học xong không quay về,
Bỏ lại cánh đồng cháy,
Tiêu điều những làng quê.

Quan, những người cách mạng,
Lặng lẽ tích đô-la
Để thành công dân Mỹ,
Tây Âu, Canada.

Doanh nhân, chưa bị giết
Bằng sưu thuế nhiễu nhương,
Cũng lặng lẽ chuẩn bị
Để mai mốt lên đường.

Vậy là đi, đi hết,
Những người có thể đi...
Nhà ngoại giao Nguyễn Quang Dy coi đây như là “dấu hiệu của một cơn bão tố.” Bài viết của ông (trên trang BBC, hôm 15/06/16) mở đầu bằng một câu danh ngôn của thiền sư Osho: “Cuộc sống bắt đầu khi nỗi sợ kết thúc – Life begins where fear ends.”

Đúng hai tháng sau, từ Việt Nam, blogger Paulus Lê Sơn gửi bài tường thuật (“Giáo Dân Vinh Biểu Dương Sức Mạnh Oai Phong Triệt Hạ Phường Tự Đắc”) đến trang Dân Luận:

Sáng 15.8.2016, vào lúc 6 giờ 45 có khoảng 30.000 người tham dự thánh lễ “Đức Mẹ Hồn và Xác Lên Trời,” quan thầy của giáo Phận Vinh tại trung tâm Xã Đoài, đồng thời tuần hành với những biểu ngữ đồng hành lên tiếng cho thảm họa môi trường Biển miền Trung.

Khoảng 30,000 giáo dân giáo phận Vinh biểu tình vì môi trường ngày 15/8/2016. Ảnh: LM Nguyễn Ngọc Nam Phong

Tôi cứ ngỡ là người bạn trẻ viết lộn (chắc chỉ chừng ba ngàn là quá xá rồi) nhưng khi nhìn thấy một biển người tuần hành ở thành phố Vinh thì không khỏi thất kinh hồn vía; tự dưng, lại thốt nhớ đến lời tiên đoán của nhà văn Nguyên Ngọc: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?”

Nó sụp đổ theo kịch bản nào thì cũng có cả trăm triệu người vui, và (cỡ) một triệu kẻ buồn. Riêng tôi thì chỉ thấy lo thôi, và lo lắm!

Nó sập rồi sao nữa?

What’s next?

Cách đây chưa lâu, có bữa, tôi nghe nhà văn Phạm Thị Hoài hỏi nhỏ:

Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự.

Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?

Một “chế độ mới” với “nền dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự” để có thể đối phó với những thử thách” mai hậu – tất nhiên – không thể hình thành qua đêm, và dường như (cho đến nay) vẫn chưa có ai chuẩn bị cho những điều “phiền phức” và “xa xôi” đến thế.

Mà dân Việt thì lúc lại chả thế. Chả chờ cho nước đến chân, hay tới cổ luôn. Hồi ký (Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua) của bác sĩ Nguyễn Tường Bách có những dòng chữ “ngơ ngác” đọc mà muốn ứa nước mắt:

Thời thế biến chuyển nhanh hơn là người ta tưởng.

Đầu tháng 8, 1945. Chúng tôi vẫn miệt mài làm báo. Tờ Ngày Nay vẫn bán rất chạy, tuy những tin tức dồn dập khiến mọi người hoang mang.

Một buổi chiều, công việc xong, tôi đương ngồi uống càphê, bỗng thấy Khái Hưng từ ngoài vội vã bước vào trong tòa soạn:
– Mỹ ném bom nguyên tử! – anh nói.
– Xuống đâu? – tôi vội hỏi.
– Hiroshima… mấy mươi vạn người đã ra tro...

Ngày hôm sau, 16 tháng 8, 1945. Chín giờ sáng, tôi đạp xe từ nhà đến tòa báo. Mọi người đều có vẻ phấn khởi, đồng thời cũng tỏ ra thắc mắc về tương lai. Pháp đã chạy, Nhật đầu hàng. Vậy thì, cục thế sẽ đi tới đâu?
Giữa lúc “mọi người hoang mang” không biết “cục thế” sẽ “tới đâu” thì ông Hồ Chí Minh đã có ngay một bức thư, không biết thằng chả thủ sẵn trong túi áo (đại cán) từ đời thưở nào rồi:

“Hỡi đồng bào yêu quí! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta… Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.”

Cờ quạt cũng vậy, cũng đã dấu sẵn (đâu đó) hết trơn, theo Tạp Chí Xây Đựng Đảng:

“Sáng 19-8-1945, Thủ đô Hà Nội ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Từ mọi ngả đường nhân dân cuồn cuộn đổ về Quảng trường Nhà hát lớn để tham gia cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh với trên mười vạn người đã nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình vũ trang chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát, Sở Bưu điện… Chỉ trong chốc lát hầu hết các công sở của chính quyền địch đã thuộc về nhân dân. Cơn bão cách mạng thành công ở Hà Nội đã tràn khắp cả nước thúc đẩy nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 15 ngày chúng ta đã giành thắng lợi hoàn toàn.”

Người cộng sản quả là những thiên tài. Họ cũng đâu biết “cục thế” ra sao nhưng vẫn chuẩn bị rất kỹ việc cướp chính quyền, và đã thành công. Chỉ có điều là cướp xong được quyền bính thì họ lại biến thành thiên tai, và đại hoạ – theo như lời phàn nàn của nhà báo Bùi Tín:

“Nhà nước cộng sản trong hơn 70 năm qua đã phá nhiều hơn xây, mang lại bất công vượt xa thời Pháp thuộc, nhà tù nhiều hơn trường đại học, y tế suy đồi, giáo dục lạc hậu, nợ quốc gia chồng chất, biên giới bị xâm phạm, tham nhũng càng chống càng tràn lan. Có thể nói tòa nhà cộng sản đã bị dột nát, xiêu vẹo, sâu mọt ăn từ mái đến móng nhà, các cột trụ đều mọt ruỗng …”

Trời, nói gì nghe thấy ghê vậy cha? Ngó bộ nó muốn sụp tới nơi … nhưng (lỡ) nó đổ thì rồi sao nữa?

Nếu ngày mai CNXH ở Venezuela đội mũ ra đi, xứ sở này đã có sẵn phe đối lập Mesa de la Unidad Democrática (MUD) gồm nhiều đảng phái và tổ chức xã hội dân sự. Họ đã giành được quyền kiểm soát quốc hội, sau cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 2015.

Nếu ngày mốt Bắc Hàn sập tiệm thì dân Nam Hàn buộc sẽ phải “hứng” lấy nửa phần quê hương và đồng bào (không may) của họ thôi.

Nếu ngày kia Trung Cộng đổ thì hơn tỉ dân Trung Hoa vẫn có thể trông cậy ít nhiều vào Trung Hoa Dân Quốc, như khuôn mẫu có sẵn cho một nhà nước dân chủ và pháp trị.

Thái Anh Văn, Tổng Thống Đương Nhiệm của T.H.D.Q. Ảnh: Wikipedia

Còn lỡ ngày kiia mà Hà Nội sập thì ngay cả ông Trời cũng chưa chắc đã biết chuyện gì rồi sẽ xẩy ra cho đất nước Việt Nam! Dựa vào đâu, và làm cách nào để có thể chuyển sang “nền dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự”?

Tôi nhìn quanh chỉ thấy vài ba nhóm nhỏ (trong cũng như ngoài nước) những kẻ “rất quan tâm, và rất có lòng với quê hương dân tộc” và … chỉ có thế thôi. Xa hơn là vài ông thủ tướng lưu vong, cùng mấy đảng phái chính trị chỉ được công luận biết đến vì nhờ vào … tai tiếng! Tất cả đều là sản phẩm của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, một cái cộng đồng (coi như) hết thuốc!

Không lẽ, thêm một lần nữa, vận mệnh phận đất lại được sắp xếp bởi ở những hội nghị quốc tế (không biết rồi sẽ nhóm họp ở phương trời nào) và số phận dân tộc này lại sẽ rơi vào một “đám thiên tai” nào khác?

(Nguồn: Dân Làm Báo)

26 August 2016

Anh Đừng Nhận Anh Là. . ., thơ

Dạo:
        Cộng nô bán nước hại đời,
Đừng trâng tráo nhận là người Việt Nam.

                      **

Anh Đừng Nhận Anh Là...

Sao anh bảo anh là dân Việt,
Mà anh đem bán hết cả giang san
Của tiền nhân gầy dựng thật gian nan,
Cho lũ Chệt hung tàn từ phương Bắc?

Đem chủ nghĩa phi nhân vừa cóp nhặt
Từ Nga Tàu, anh áp đặt lên dân,
Rồi thực thi một chính sách ngu đần,
Khiến đất nước sa dần vô kiếp nạn.

Một dân tộc anh hùng và nhân bản,
Cùng mấy ngàn năm di sản tổ tiên,
Trong tay anh vỏn vẹn mấy thập niên,
Đã băng hoại suốt từ trên xuống dưới.

Người dân đen nghèo đói,
Phải liều mình khắp thế giới kiếm ăn,
Trai lao động nhọc nhằn,
Gái bán rẻ xác thân cùng trinh tiết.

                          **

Anh đừng nhận anh là dân Việt,
Khi ngày đêm chỉ cấu kết làm giàu,
Nhét hầu bao và để mặc giặc Tàu
Đầu độc giết những đồng bào vô tội.

Anh đã quên nguồn cội,
Đã phản bội quốc gia,
Đã đấu tố mẹ cha,
Đã biến quê nhà ra địa ngục.

Anh còn tạo cảnh tương tàn cốt nhục,
Vâng lệnh quan thầy ngoại quốc gian manh,
Hung hăng gây khói lửa chiến tranh,
Xem tính mạng dân lành như cỏ rác.

Anh bắt trẻ vượt Trường Sơn bỏ xác,
Lối dép râu qua, làng mạc tan tành,
Đặt mìn, bom... khủng bố khắp thị thành,
Đến trường học cũng nồng tanh mùi máu.

Thường dân chạy loạn tìm nơi ẩn náu,
Anh đang tâm nã đạn pháo lên đầu,
Đường Kinh Hoàng, vạn cái chết thương đau,
Tội ác đó ngàn sau còn khắc mãi.

Tàu với Mỹ bày âm mưu độc hại,
Ép miền Nam phải bại trận đau thương.
Hàng vạn người trốn bỏ quê hương,
Thân xác gửi đáy trùng dương oan nghiệt.

Kẻ kẹt lại gánh đòn thù khốc liệt,
Thảm thê thay cảnh người Việt giết nhau.
Trong trại giam rải rác khắp rừng sâu,
Thân chiến bại đành đớn đau nuốt hận.

Anh may được người ta cho "thắng trận",
Đã vội làm chuyện táng tận lương tâm.
Thay vì cùng sát cánh chống ngoại xâm,
Anh hèn hạ giết ngầm người thất thế.

Rồi từ đó, anh trăm phương ngàn kế,
Vơ vét tiền, chẳng kể đến lương tri,
Sống bất trung, bất hiếu với bất nghì,
Luôn hành động chẳng khác chi cầm thú.

Những tội ác anh làm trong quá khứ,
Đến muôn đời sách sử mãi còn ghi.
Dù anh gian manh tìm cách xóa đi,
Nhưng sự thật đâu dễ gì bưng bít.

Anh vấy máu bao đồng bào ruột thịt,
Nào Quỳnh Lưu, Cải Cách, Tết Mậu Thân,
Nào Cổng Trời, Suối Máu với Hàm Tân,
Toàn những chuyện đáng quỷ thần tru diệt.

                          **

Anh không xứng được xem là dân Việt,
Khi anh còn gây chết chóc triền miên,
Còn phản bội tổ tiên,
Và gieo rắc oan khiên tội nghiệt.

Không! Anh chẳng phải là dân Việt,
Mà chỉ là một tên Chệt ngụy trang,
Dù mẹ cha anh và cả họ hàng
Mang dòng máu Văn Lang trong huyết quản.

Anh nhắm mắt theo bọn Tàu khốn nạn,
Để duy trì cái đảng Cộng của anh,
Mà thành phần toàn một lũ súc sanh,
Hệt tên cáo già lưu manh vô lại.

                          **

Dân Việt dẫu bị đọa đày bách hại,
Không bao giờ biết sợ hãi ngoại xâm,
Cho dù là giặc Hán hoặc thực dân,
Tiền nhân quyết liều thân, không uốn gối.

Anh hãy chuẩn bị đợi ngày đền tội,
Khi toàn dân chịu hết nổi, vùng lên,
Thẳng tay quét sạch bạo quyền,
Và xét xử lũ đê hèn bán nước.

Miền Nam sẽ thanh bình như thuở trước,
Lá Cờ Vàng sẽ mãi được tung bay.

    Trần Văn Lương
    Cali, 8/2016

Hương Yêu, thơ


Quỹ Nước Đức Bảo Vệ Biển gửi thư đến Chính Phủ Việt Nam

Việc Formosa gây ra ô nhiễm biển miền Trung không còn là điều tranh cãi. Vấn đề các nhà khoa học còn tranh luận là các kết quả xét nghiệm chưa nói lên quá trình sinh, hóa học nào đã dẫn đến cái chết hàng loạt của cá. Phát biểu của tiến sỹ Schroeder, người đã tham gia tư vấn cho chính phủ Việt Nam sau khi trở về Đức đã tạo thêm một số đề tài cho tranh luận trên mạng:

- Vì sao các chuyên gia quốc tế không được phép lấy mẫu mang về kiểm nghiệm độc lập.

- Fomosa không phải là thủ phạm duy nhất đổ nước thải không lọc vào môi trường.

- Ở Việt Nam, tuy có các chính sách và luật môi trường, nhưng trong thực tế, hoạt động bảo vệ môi không tồn tại (Nguyên văn: Eine derart lange Regenerationszeit hält auch Dr. Schroeder – zumindest für die geschädigten Korallenriffe - nicht für ausgeschlossen, ursächlich dafür allerdings sieht er nicht den Einzelfall der jetzigen Katastrophe, sondern generell den praktisch nicht vorhandenen Umweltschutz in Vietnam.)

Hôm nay Quỹ nước Đức Bảo vệ biển DSM đã gửi thư khẩn cấp đên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà, kêu gọi chính phủ Việt Nam thi hành nghiêm túc các quy định hiện hành. Một bức thư tiếng Đức với nội dung tương tự cũng đã được gửi đến Đại sứ Việt Nam tại Berlin.

--------------------------------
Kính gửi

Bộ Trưởng Trần Hồng Hà

Bộ Tài nguyên và Môi trường

(Ministry of Natural Resources and Environment)
10 Ton That Thuyet-Cau Giay
Ha Noi VIETNAM

Kính thưa ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà,

Chúng tôi, Quỹ Nước Đức Bảo vệ Biển (tiếng Đức: Deutsche Stiftung Meeresschutz/DSM ), vô cùng bàng hoàng và lo ngại về thảm họa môi trường do Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh gây ra trong tháng Tư, thảm họa đã được biết đến từ một lượng cá chết khổng lồ. Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh đã gây ô nhiễm nặng nề vùng nước ven biển dọc theo bốn tỉnh của Việt Nam là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, bằng cách xả nước thải không qua xử lý, nước thải nhiễm độc cao ra biển. Vì vậy, Formosa đã và sẽ tàn phá môi trường biển trong nhiều thập kỷ tới cũng như đã huỷ hoại sinh kế của hàng trăm ngàn ngư dân, người dân nuôi trồng thủy sản cùng gia đình họ.

Theo thông tin từ truyền thông Việt Nam, Công ty Thép Formosa đã nhận trách nhiệm chính là tội phạm về môi sinh, đã xin lỗi, và xin bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị ảnh hưởng cũng như bồi thường cho việc làm sạch biển. Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng có thể có nhiều hơn một thủ phạm vì rất nhiều nhà máy trong khu vực cũng xả thẳng nước thải chưa qua xử lý xuống biển.

Do đó chúng tôi kêu gọi ngài Bộ trưởng cam kết một cách chắc chắn rằng:

- thảm họa trên một lần nữa được điều tra thật kỹ lưỡng, trong đó có cả việc điều tra các nguồn nước thải khác có thể gây ô nhiễm, có sự giúp đỡ của các nhà khoa học nước ngoài.

- các biện pháp làm sạch biển phải được khởi xướng dựa trên điều tra toàn diện như trên đồng thời phải sử dụng công nghệ công nghệ tân tiến nhất.

- Chúng tôi cũng kêu gọi ngài Bộ trưởng đảm bảo rằng những ai gây ra thảm họa môi trường này phải chịu trách nhiệm và nhận hình phạt nghiêm khắc nhất và chính họ phải chi trả cho những thiệt hại đã gây ra cùng chi phí cho việc làm sạch biển

- những người bị ảnh hưởng phải được nhận đền bù thỏa đáng cho thiệt hại của mình,

- các cơ sở xử lý nước thải hiện đại phải được lắp đặt trên toàn quốc,

- việc tuân thủ pháp luật về môi trường ở Việt Nam phải được theo dõi chặt chẽ và mọi vi phạm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc để đảm bảo rằng thảm họa khủng khiếp như trên, thảm họa đã đẩy bao cuộc sống của thường dân và môi trường của Việt Nam vào mức rủi ro rất cao, phải được ngăn chặn trong tương lai.

Điều cần nhấn mạnh là: một môi trường lành mạnh là sống còn cho điều kiện làm việc và cuộc sống nhân bản cũng như cho sự phát triển của một nền kinh tế lành mạnh.

Các bài viết về thảm họa môi trường nói trên đã được công bố trên trang mạng của chúng tôi:

(*) www.stiftung-meeresschutz.org/…/101-formosa-steel-verursach…
(**) www.stiftung-meeresschutz.org/…/103-fischsterben-vietnamesi…

Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ tiến triển của sự việc.

Chúng tôi sẽ đánh giá cao nếu ngài Bộ Trưởng có thể thông báo cho chúng tôi về các bước mà ông và chính phủ của mình có ý định làm để giải quyết vấn đề này.

Chúng tôi rất mong được trả lời của ngài Bộ Trưởng.

Chân thành cám ơn sự quan tâm của quý ngài!

Trân trọng,

Ulrike Kirsch and Ulrich Karlowski
Tổng Giám Đốc
Quỹ Nước Đức Bảo vệ Biển/German Foundation for Marine Conservation/Deutsche Stiftung Meeresschutz (DSM)

Địa chỉ: Deutsche Stiftung Meeresschutz (DSM)
German Foundation for Marine Conservation
Der Vorstand/Board of Directors
Ulrike Kirsch & Ulrich Karlowski
Badstr. 4
81379 Munich
(Nguồn: Thông Luận)

25 August 2016

Đóng cửa Formosa!


Phân ưu

Được tin rất buồn

Bạn hiền
NGUYỄN HỮU DẬU
Pháp Danh Tuệ Cảnh

Vừa mệnh chung ngày 23 tháng 8 năm 2016
tại Orange County, California
Hưởng thọ 84 tuổi

Xin thành kính chia buồn cùng Chị Nguyễn Hữu Dậu và tang quyến.

 Nguyện cầu Hương linh Bạn hiền NGUYỄN HỮU DẬU
 sớm về Cõi Vĩnh Hằng

Toàn thể Đồng môn Khóa 8 Đốc sự
Học viện Quốc gia Hành chánh Sài gòn

Thảm họa Formosa Vũng Áng, hệ quả tất yếu của một nhà nước tham nhũng

Phạm Đình Trọng

Nhà văn Phạm Đình Trọng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Thảm họa Formosa Vũng Áng làm môi trường biển nhiễm độc nghiêm trọng cuộc sống của hàng chục triệu người dân thuộc 4 tỉnh ven biển miền Trung vốn đã khó khăn lại chồng chất thêm khó khăn.

Không chỉ thảm họa Formosa Vũng Áng mà nhiều thảm họa khác đang đe dọa đên an ninh quốc phòng, đến đời sống chính trị - xã hội của đât nước. Từ Sài Gòn nhà văn Phạm Đình Trọng đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề: “Thảm họa Formosa Vũng Áng – Hệ quả tât yếu của một nhà nước tham nhũng”

Nội dung như sau – Mời quý vị cùng nghe:

 
(Nguồn: Thông Lưận)

24 August 2016

Để suy gẫm

Người đồng hành

Chúng ta phải biết học cách coi đối thủ chính trị là người đồng hành. Chúng ta học để có một xã hội đa thanh - hay như người ta nói ở phương Tây: một xã hội đa nguyên. Một xã hội mà trong đó người ta nhìn nhận hy vọng và máu của người khác là một giá trị; cũng có ý nghĩa như chính máu và hy vọng của mình; chứ không phải một thứ đáng khinh bỉ...

Trong 55 năm liền, chúng tôi đã không có dân chủ. Không ai trong chúng tôi đã học được cách nhìn nhận đối thủ chính trị như một người đồng hành mà người ta có thể chấp nhận và đối thoại cùng. Trong suốt 55 năm, người ta đã luôn luôn nhìn thấy trong đối thủ chính trị một kẻ thù, một phần tử phản cách mạng, một tên phản quốc cần phải tiêu diệt.

— Nhà văn Đức Christoph Hein

Vài khái niệm bình dân ngày xưa

Quốc Văn Giáo Khoa Thư - Lớp Dự Bị 
(lichsuvn.net)

Cho đến thế kỷ XIX giáo dục chưa quảng bá sâu rộng trong nước ta. Số người có học rất ít. Họ chỉ biết chữ Hán, văn chương, thi phú, Nam sử, Bắc sử và điển tích của Trung Hoa mà thôi. Sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật và người ngoài rất hạn chế.

Tất cả những kinh nghiệm sống của dân tộc ta được gói ghém trong những câu ca dao, những vần thơ, khúc hát, những câu châm ngôn, tục ngữ hay những câu nói ngắn gọn và dễ nhớ. Trong khuôn khổ bài viết ngắn ngủi nầy chúng tôi xin nói qua vài khái niệm bình dân của tiền nhân chúng ta trong quá khứ. Phần lớn những khái niệm ghi trong bài nầy được tìm thấy ở cả ba miền đất nước. Một vài khái niệm chỉ được tìm thấy ở miền Nam mà thôi.

Khái niệm Văn Hóa

Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Hoa sau gần 11 thế kỷ Bắc thuộc. Người Việt Nam học phương pháp canh tác, phép cưới hỏi, văn hóa, tư tưởng và học thuật của người Trung Hoa.

Ba tôn giáo quan trọng và lâu đời nhất ở Việt Nam là Khổng, Lão và Phật giáo. Khổng và Lão giáo đều xuất phát từ Trung Hoa và do người Trung Hoa giảng dạy cho dân thuộc địa từ năm 111 trước Tây Lịch đến năm 938 sau Tây Lịch. Phật giáo tuy không xuất phát từ Trung Hoa nhưng do các sư tăng người Trung Hoa giảng dạy ở nước ta. Chùa chiền ở Việt Nam phỏng theo kiến trúc thảo mộc của chùa chiền ở Trung Hoa. Kiến trúc nầy hoàn toàn khác với kiến trúc bằng gạch hay đá của các chùa chiền Tiểu thừa ở Lào, Cambodia, Miến Điện và Tích Lan (Sri Lanka). Kinh kệ đều viết bằng chữ Hán chớ không phải bằng chữ Phạn (Sanskrit) nên các tu sĩ Phật giáo Việt Nam đều phải học chữ Hán như các tu sĩ Thiên Chúa giáo học chữ La Tinh vậy. Cho đến đầu thế kỷ XX không tu sĩ Phật giáo Việt Nam nào biết chữ Sanskrit cũng như không tu sĩ Thiên Chúa giáo Việt Nam nào biết tiếng Hebrew (Do Thái). Đó là sự trùng hợp vô cùng ngộ nghĩnh vì Việt Nam không tiếp nhận Phật giáo và Thiên Chúa giáo trực tiếp qua trung gian giáo sĩ Nepal, Ấn Độ hay Do Thái.

Người Minh hương có nhiều cống hiến trong công cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam. Trần Thượng Xuyên có công khai phá đất Đông Phố (Biên Hòa, Sài Gòn). Dương Ngạn Địch khai phá đất Mỹ Tho và Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích mở rộng đất Hà Tiên. Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành… đều là những người Minh hương nổi tiếng trong nước. Hầu hết các thành phố lớn ở miền Nam đều có nhiều người Hoa sinh sống. Chợ Lớn là thànhh phố có nhiều người Hoa nhất trong nước. Ở miền Bắc, Hải Phòng và các đảo đá vôi trong Vịnh Hạ Long có nhiều thương gia, ngư phủ người Hoa cư trú. Người Hoa sống rải rác và thưa thớt ở các tỉnh miền duyên hải Trung Bộ.

Người Việt Nam có thức ăn riêng. Nhưng họ rất hưởng ứng thức ăn Trung Hoa và mơ ước như người Trung Hoa được:
Ăn cơm Quảng Châu
Cưới vợ Tô Châu,
Về chết ở Hàng Châu.
Họ cũng thích đọc những pho truyện Tàu dầy cộm như Tam Quốc Chí, Thuyết Đường, Thủy Hử, truyện Phong Thần, và, trong thập niên 1960 và 1970, Cô Gái Đồ Long, Thần Điêu Đại Hiệp, Lộc Đỉnh Ký… của nhà văn tả phái tỵ nạn ở Hong Kong: Kim Dung (Kim Yung).

Việt Nam là quốc gia ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhất trên bán đảo Ấn-Trung (Indochina) mặc dù đa số dân trong nước tin theo triết lý Phật giáo.

Đạo Phật xuất phát từ Kapilavastu gần xứ Nepal bây giờ. Vào thế kỷ III các nhà sư Ấn Độ như Chi Cường Lương (Kallyanaruci) và Ma La Kỳ Vực (Marajivaka) đến Phù Nam (Fu Nan; Cambodia) và Giao Chỉ rồi sang giảng đạo Phật ở Quảng Đông. Người Việt Nam không tiếp nhận triết lý Phật giáo trực tiếp qua các sư tăng Ấn Độ mà qua các sư tăng Trung Hoa.

Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia và Lào theo Phật giáo nguyên thủy hay Tiểu Thừa (Theravada; Hinayana). Phật giáo ở Việt Nam là Phật giáo Đại Thừa (Mahayana) giống như Phật giáo ở Trung Hoa. Trong chùa có nhiều Phật, Bồ Tát (Boddhisattvas) và La Hán. Ngoài ra còn có cả những danh nhân Trung Hoa như Quan Công, Tần Thúc Bảo, Trần Huyền Trang v.v…

Người Việt Nam không ăn bốc, không mặc xà rông và không theo tục hỏa thiêu như người Ấn Độ. Họ thích ăn thịt bò trong khi người Ấn Độ xem bò là vật thiêng. Người Ấn ăn thịt dê, một thứ thịt tương đối hiếm ngoài chợ thịt Việt Nam. Trong quá trình nam tiến người miền Nam thích ăn cà ri Ấn Độ và cà ri Bà Lai (Mã Lai), một món ăn đặc thù của người Ấn Độ và các dân tộc da sậm ở Nam Á. Thức ăn béo, cay và dồi dào hương vị nầy được nấu bằng sữa hay nước cốt dừa với bột nghệ, ớt khô lẫn tươi, thảo mộc và thịt gà hay dê. Cà ri Bà Lai được nấu bằng cá thái từng miếng nhỏ nấu với bột nghệ, thảo mộc, ớt khô nghiền nhuyễn ăn với cà tím thấu chua và muối ớt.

Người miền Nam rất sợ nợ Chà hay nợ xã tri (cũng có nơi gọi là sét-ty ). Xã tri do chữ chetty mà ra. Nó ám chỉ những người Ấn Độ chuyên sống bằng nghề cho vay nặng lời ở miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Đó là nợ xanh, xít, đít, đui (cinq, six, dix, douze) tức 5 trả thành 6 và 10 trả thành 12. Người mắc nợ Chà thường không bao giờ trả nổi nên phải bán vợ, đợ con để phục dịch cho chủ nợ hay cầm cố đất đai của tổ tiên để trừ nợ. Ở ấp Đông Ba, xã Tân Thới, quận Lái Thiêu có một vùng đất do một xã tri Ấn Độ làm chủ. Ông ta xây hai cái mạch để tắm. Mạch đó được dân địa phương gọi là mạch Chà. Vào cuối thập niên 1959 một bộ trưởng nội vụ trong chánh phủ Ngô Đình Diệm mua mạch nầy và một miếng vườn ở Bình Nhâm để làm nơi nghỉ mát.

Ở Sài Gòn và Chợ Lớn có chùa Ấn giáo (Bà La Môn) và Chùa Hồi giáo (Islam). Người Ấn theo đạo Bà La Môn giàu có hơn người Ấn theo đạo Hồi. Họ có nhiều phố xá ở Chợ Cũ Sài Gòn. Họ làm giàu bằng nghề bán vải, cho vay và đổi tiền. Người Ấn theo đạo Hồi thường làm gác dan cho các xí nghiệp trong thành phố.

Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa cổ xưa trên thế giới: văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Tuy thế người Việt Nam không xem Trung Hoa hay Ấn Độ là sư phụ của mình mà chỉ xem họ là anh mà thôi.

Tiền nhân chúng ta gọi người Trung Hoa là anh Ba và người Ấn Độ là anh Bảy. Theo người miền Nam anh Ba là người anh thứ nhì trong nhà nghĩa là thứ bậc trong gia đình còn thấp hơn anh Hai tức anh Cả ở miền Bắc hay miền Trung. Những chữ anh Ba và anh Bảy nói lên liên hệ văn hóa, chủng tộc và địa lý gần xa giữa Việt Nam, Trung Hoa và Ấn Độ. Anh Ba có vẻ gần gũi hơn anh Bảy về mọi mặt. Anh Ba sống đều khắp ba miền đất nước. Anh Bảy chỉ tập trung ở miền Nam mà thôi. Khi gần chết, anh Bảy bỏ vợ con Việt Nam ở lại để về miền dưới chết và hỏa táng.

Khái niệm Địa Lý

23 August 2016

Tội Nghiệp Mùa Thu, thơ

Tội Nghiệp Mùa Thu

Tối qua hừng hực nắng tàn
Sáng ra đã thấy lá vàng đầy sân
Thu về gió chuyển mây vần
Mưa rơi giọt tủi bâng khuâng lòng người
Mùa Thu nào tươi cười
Cứu quốc theo chân người
Thu nay quay trở lại
Đất nước đã bán rồi

Mùa Thu nào hăm ba
Theo đảng giữ sơn hà
Trở về thành tội phạm
Đảng cướp đất cào nhà

Mùa Thu nào sơn guốc
Thiến lợn cai cặp rằng
Nay trở thành tỉ phú
Nhờ bán nước buôn dân

Thu nầy dân hoan ca
Tình đồng chí thiết tha
Ngọt bùi đảng giành tất
Tám viên kẹo chia ba

Mùa Thu nào chinh chiến
Mẹ đào hầm dấu con
Nay con ngự lầu son
Mẹ mòn đường khiếu kiện

Mùa Thu nào sanh Bắc
Đảng bắt phải tử Nam
Đảng đã nứt túi tham
Con chưa tìm được xác

Bao nhiêu hồ lệ rơi
Bao than oán ngất trời
Bao máu xương ngập đất
Thương quá mùa Thu ơi

Mùa Thu mùa Vu Lan
Mùa xà tội thi ân
Nhi đồng mừng trăng sáng
Chức nữ gặp Ngưu lang

Mùa Thu mùa nghệ nhân
Nhã ngọc phóng bút thần
Cung đàn tim réo rắt
Lưu danh phẩm thế gian

Ai nở đem mùa Thu
Nhuộm nắng oán trăng thù
Dầm gió hèn mưa ác
Ôi, tội nghiệp mùa Thu
Bình Dương Nguyễn Thị Ngoan

PLANK, tập vùng bụng cho thon chắc, tránh nhiều thứ bệnh

Với những người đã được huấn luyện tại các quân trường khi xưa thì đây chỉ là "hít đất vào thế" hay "thế bắc cầu" (qua hai thành giường), những hình phạt giúp tăng thể lực mà thôi. Vấn đề là bây giờ có còn kiên trì tập hay không?

Bây giờ người ta chế ra chữ "PLANK", nghe lạ hoắc nhưng chẳng có gì mới, nhưng hiệu quả việc luyện tập thì hẳn vẫn rất tốt. . .


Plank là động tác tốt nhất làm giảm mỡ bụng giúp bạn tránh được rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Đó cũng là lý do vì sao cả thế giới này cứ "long sòng sọc" lên với bài tập này.

Plank giúp giảm mỡ bụng - nguồn cơn của nhiều bệnh nguy hiểm
Một vòng eo quá khổ không giết chết bạn ngay lập tức, song lại mang đến 10 nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn mà chỉ đọc thôi cũng thấy giật mình.
Vòng eo quá khổ không chỉ chứa chất béo, mà còn là loại chất béo ở dạng xấu nhất. Nó được gọi là mỡ nội tạng và mang lại những nguy cơ mắc bệnh cao. Vòng eo phì nộn cảnh báo hội chứng chuyển hóa, tạo tiền đề cho các bệnh như tim mạch và nhồi máu cơ tim, tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường mãn tính, thậm chí dẫn đến ung thư. Vòng eo quá khổ cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, tăng nguy cơ tổng thể tử vong. Đặc biệt, nam giới mắc bệnh bụng bia sẽ có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương, ảnh hưởng đến sinh sản, làm tăng trục trặc nội tiết tố, tăng nguy cơ bị đột quỵ, bị chứng mất trí và Alzheimer. Plank chính là động tác tốt nhất làm giảm tình trạng mỡ bụng, khi vòng eo săn chắc sẽ giúp bạn nâng cao tuổi thọ. Đó cũng là lý do vì sao cả thế giới này cứ "long sòng sọc" lên với bài tập này.
Một cơ thể săn chắc từ đầu đến chân, vòng eo thon gọn với phần cơ bụng "phẳng lì" không còn mỡ thừa có lẽ là niềm mơ ước không của riêng ai.

Để đạt được điều đó, nhất định bạn phải đến một phòng tập Gym hoặc tham gia tập luyện chăm chỉ một môn thể thao nào đó.

Đáng tiếc, đa số "dân công sở" lại khó có thể thực hiện được điều này, công việc phải ngồi một chỗ từ sáng tới chiều sẽ không còn thời gian để đến phòng Gym nữa.

Tuy nhiên gần đây, tập Plank trong phòng Gym đã được "xã hội hóa" một cách vô cùng nhanh chóng. Từ trường học đến công sở, công viên, đường phố, phòng ngủ, vỉa hè... đâu đâu cũng có người tập một cách rầm rộ và vui vẻ.

Thậm chí, Trường Cao đẳng Cộng đồng Greenfield (Mỹ) đã tổ chức định kỳ cuộc thi Plank từng khoa và trong toàn trường, người chiến thắng đã đạt kỷ lục làm ngạc nhiên 9 phút 24 giây.

Nhưng thành tích đó mới chỉ được xem là màn khởi động của cuộc thi lập kỷ lục về Plank được tổ chức tại Bắc Kinh (TQ) trong tháng năm vừa qua.

Người vô địch là anh Mao Vệ Đông, một lính đặc nhiệm đã có thể làm plank liên tục kéo dài trong hơn 8 tiếng, sau khi chiến thắng đối thủ, anh còn chống đẩy thêm để thể hiện sức mạnh vô song của mình.

Plank là động tác tốt nhất cho vùng cơ bụng.

Plank còn được gọi là động tác khúc gỗ, vì chỉ cần giữ cơ thể "thẳng đơ" là đủ.

Động tác Plank không quá khó để thực hiện. Nằm sấp, chống hai khuỷu tay vuông góc ngay dưới vai.
Nhón hai mũi chân lên, nâng thân người lên và giữ lưng, hông, cổ thành một đường thẳng.

Giữ tư thế này từ 20 giây đến hết khả năng của bạn (1 tháng có thể tập luyện và tăng lên mức 300 giây), siết chặt phần cơ bụng và duy trì nhịp thở đều.

Plank là bài tập được xem là tốt nhất cho bụng vì nó hoạt động trên các cơ cốt lõi như cơ bụng thẳng và cơ sườn ngang.

Bài tập này sẽ giúp làm săn và hình thành các cơ bắp quanh dạ dày bằng cách làm cho chúng dài ra và săn chắc nhanh chóng.

Bài tập plank giúp tăng tính linh hoạt trong các nhóm cơ khắp cơ thể. Cơ vai và cơ xương cổ cũng được trải dài hơn.
Vùng cơ đùi và các gân kheo được xiết chặt để thành săn chắc. Bài tập plank làm căng bàn chân, ngón chân để hỗ trợ dàn đều trọng lượng cơ thể.

Với những nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều trước máy tính, tư thế ngồi ít nhiều bị sai lệch và dễ mắc bệnh đau lưng, thoái hóa xương.
Khi thực hiện động tác Plank, từ các bộ phận như lưng, chân, cổ đều đưa vào tư thế thẳng.

Người tập sẽ cải thiện các cơ bắp cốt lõi, tăng sự hỗ trợ cho cột sống và hông, duy trì tư thế đúng, giảm nguy cơ mắc các bệnh do sai tư thế, giảm đau lưng dưới.

Plank là động tác cơ bản, không cần dụng cụ và bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu. Chỉ cần một không gian vừa phải, một mặt phẳng là bạn có thể tập.

Plank nở rộ trong các công sở vì tính đơn giản và hiệu quả mang lại thấy rõ chỉ sau 30 ngày tập.
Hãy nhìn ngắm những hình ảnh hài hước vui nhộn khi tập plank trên toàn thế giới, để có động lực rằng bạn đã nên tập ngay tại công sở của mình bây giờ hay chưa.



Những lỗi thường gặp khi tập plank:

- Đẩy mông lên quá cao. Lưu ý rằng, cổ, lưng, và chân tạo thành đường thẳng, bạn hãy cố gắng giữ mông ở mức cho phép.
- Võng lưng khi plank, nên gồng chắc cơ bụng để lực tác động vào cơ bụng, không làm bạn bị đau lưng.
- Đặt hai tay quá gần nhau. Khi đó tác động lên cơ bả vai sẽ sai tác dụng.
- Nín thở. Nhiều người cố chú ý vào tư thế đúng và giữ lâu mà quên mất việc hít thở. Hãy hít thở đều và tập trung.
- Điều này không thấy bài nào đề cập nhưng thông thường không nên tập khi mới dùng bữa.

(TTR tổng lược và viết lại)

22 August 2016

Còn chăng một vài hình ảnh








It's all over but few images - still bright awhile for now ! 
(Photos by A.C.La)

MAI VỀ, thơ

Mùa đã hè và em đã bỏ trường lớp lại sau lưng. Tôi nhớ em bởi mai, hay một mai mốt nào đó, tôi sẽ vẫn phải về. Thật buồn, bởi tôi sẽ vẫn thấy ngày xưa. Vẫn con xa lộ ngút ngàn. Vẫn quán cà phê nhỏ thân quen bên đường. Vẫn công viên thảm cỏ dát hoa vàng. Vẫn giảng đường cổ kính mênh mông. Vẫn căn phòng trọ đầy ắp hương thơm chiều cũ. Và vẫn đó, lối em đi về, còn mơ hồ dáng nhỏ nghiêng nghiêng chiều mưa tạt.
Mai về, ừ, có khi nào tôi về, và em cũng tình cờ quay lại, không em? LĐ

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm không còn nữa

Khẩn Báo Tin Buồn

Thầy
 Nguyễn Thanh Liêm 
(20 tháng 11, 1933 – 17 tháng 8, 2016)

Cựu học sinh, cựu giáo sư và cũng là cựu Hiệu Trưởng
Trường Trung Học Petrus Ký Sài Gòn
đã qua đời vào lúc 2 giờ chiều thứ Tư, ngày 17 tháng  8, năm 2016
hưởng thọ 83 tuổi.

Xin thông báo cùng tất cả thầy cô, bạn bè và thân hữu Petrus Ký.  
**
Cựu GS Nguyễn Vĩnh Thượng, Toronto

21 August 2016

Tại sao người dân vui mừng vì vụ án ở Yên Bái?

Mai Tú Ân
Tác giả gửi tới Dân Luận

Việc người dân vui mừng, đôi khi thái quá trước những cái chết bất đắc kỳ tử của hai quan chức đầu tỉnh Yên Bái đã chứng tỏ một điều thật đơn giản và không có gì phải bàn cãi. Đó là đa số người dân càng lúc càng xa rời chính quyền hơn. Cuộc song hành của người dân với chính quyền, như Cá với Nước nếu có từ thời xa xưa, nay đang dần đi vào thế đứt đoạn, chấm hết.

Chẳng có gì lạ cả là trong khi chính quyền cởi mở hóa một số vấn đề thì lại vẫn giữ nguyên một số điều lỗi thời, gây chia rẽ hoặc không công bằng.

Chiến tranh kết thúc đã hơn 40 năm rồi mà đất nước vẫn chia hai thành phần dân chúng khác nhau. Một số ít thì là người "Có công với Cách Mạng", được hưởng các đặc quyền về tiền bạc, giáo dục, xã hội. Còn tuyệt đại đa số người dân còn lại thì không. Các trường Đại Học thuộc ngành CA hoặc một số ngành khác thì chỉ tuyển con cái cán bộ, CA. Các trường này không thu học phí, thậm chí là còn được hưởng lương khi theo học. Vô lý hơn nữa là các nhân viên, quan chức khi phạm lỗi đi tù thì Tòa Án cũng vì là người có công nên có thể giảm án vô tội vạ. Các CA phạm tội, đáng lẽ ra phải bị trừng trị nặng hơn vì phạm tội trong khi có chức quyền, thì cũng được giảm án theo kiểu như vậy. Khiến cho lực lượng CA, AN, Đảng viên cấp cao luôn là một thứ kiêu binh, lờn mặt với cả người dân lẫn Pháp Luật.

Còn quá nhiều lý do để người dân không đồng tình với chính quyền, có quá nhiều sự kiện để lòng căm ghét ấy dâng lên và thành chuyện căm phẫn. Và các viên chức chính quyền đã trở thành một thứ giỏ rác lãnh đủ các tội nợ của chính quyền, nhất là khi những người đó gặp chuyện không may. Người dân đã tổng hợp hóa các bất mãn của mình với chính quyền bằng lòng căm ghét các viên chức chính quyền bất kể đúng sai. Và câu nói cửa miệng của họ khi nhìn nhận một quan chức chính quyền là :

"Ông ấy không thể là người tốt. Vì người tốt thì không thể leo cao như thế trong bộ máy chính quyền".

Nên chuyện người dân vui mừng hả hê vì hai ông quan Yên Bái chết thì cũng là một điều bình thường và không có gì ngạc nhiên trong một xã hội mà người dân và chính quyền càng lúc càng xa rời nhau.

Bản tin truyền hình của Đài VOA

Phản ứng từ bàng quan tới hả hê của dân chúng đối vớt vụ quan chức đầu não Yên Bái giết nhau: Ai vô lương: 
Dân chúng hay Đảng CS?

Họp mặt bỏ túi . . .

Hầu hết những người tham dự là cựu sinh viên QGHC Ontario đã tụ tập hàn huyên tại nhà đồng môn Nguyễn Thế Vĩnh vào chiều thứ bảy 20 tháng tám. Bức hình chụp những gương mặt tươi tắn đã nói lên tất cả. (gõ lên hình để phóng lớn).

Từ trái, đứng:
Nguyễn Văn Phát, Bạch Công An, Nguyễn Vĩnh Thượng, Phạm Vi Cần (Sáu), thân hữu, Võ Phi Hùng, Đỗ Văn Siêng, Phạm Quang Hải, Nguyễn Văn Tiết, Nguyễn Thế Vĩnh, Nguyễn Cao Kỳ Nam,
Ngồi: Chị Phát, Chị An, Chị Thượng, Chị Diệp, Chi Siêng, Chị Hải, Chị Lan, Chị Nam.

Tin buồn

Xin thông báo cùng quý đồng môn:

Ông NGUYỄN VĂN SƠN
Cựu Sinh Viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Việt Nam Cộng Hòa
Ban Đốc Sự Khóa 1 (Đàlạt)
Đã tạ thế ngày 15 tháng 8 năm 2016 tại San Jose, California - Hoa Kỳ
Hưởng thọ 88 tuổi
(Nguồn: Đồng môn Nguyễn văn Sáu)

19 August 2016

Nghe Nhạc Cuối Tuần: Trên Ngọn Tình Sầu

Thơ : Du Tử Lê
Phổ Nhạc : Từ Công Phụng
Ca Sĩ trình bầy: Tuấn Ngọc

             Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn 
             Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo

Trong những cuộc tình, hạnh phúc, đau khổ và những chia cắt luôn đan chen  nhau làm cho tình yêu thuở đầu đời của mỗi chúng ta trở thành bất tử dù cuộc tình ấy có kết thúc trong hoan lạc hay tan vỡ. Rồi lòng ta héo khô hay như mang vết thương khó lành. Những đêm dài thao thức trở về lối cũ vườn xưa. Lúc tình về réo gọi, hình ảnh lại về dù bây giờ em đã lạc bước chân chim...

            “Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt lạnh
             Môi thơm khô từ thuở định hôn người
             Ngày tháng hạ khi không  mà trở rét
             Giọt nắng vàng lung linh mầu  lạnh ngắt
             Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa.”

Âm nhạc luôn là thần dược cho tâm hồn, sức khỏe và sẽ rất tuyệt vời vào những chiều nắng hạ cuối tuần. Xin lắng nghe tự tình khúc  Trên Ngọn Tình Sầu để cảm nhân nỗi sâu mênh mông tác giả truyền đạt xuyên qua mối tình đẹp mà dang dở.

Thân mến.
San Jose 19/9/16
TeHong

                          

18 August 2016

Một chế độ không có công lý, bạo động sẽ đến thay thế

Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái bị bắn chết, nghi phạm tự sát

Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái bị cho là người cầm súng bắn hai lãnh đạo tỉnh tại phòng làm việc rồi tự sát.

Khoảng 7h45 sáng 18/8, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã vào phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường (Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) và ông Ngô Ngọc Tuấn (Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy), bắn nhiều phát súng vào hai lãnh đạo tỉnh. Ông Minh sau đó dùng súng tự sát ngay tại phòng làm việc của ông Tuấn.

Các nạn nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Yên Bái. Trụ sở Tỉnh ủy và Bệnh viện Đa khoa bị phong tỏa ngay sau sự việc. (Theo VNE)

Thùng tiền công đức

Một người từ bi, một trái tim từ bi, thức tỉnh lòng trắc ẩn của cả toàn thế giới

Hoàng hôn, trong chùa tĩnh lặng yên ả, nơi lư hương khói hương tràn đầy, các hòa thượng đang dùng bữa tối.

Một người đàn ông lặng lẽ lẻn vào trong chùa, đến trước mặt hòm công đức. Buổi sáng, người đàn ông từng đến đây một lần, anh ta đã nhìn thấy rất nhiều người bỏ tiền vào trong hòm công đức. Trông chừng tứ bề xung quanh không có ai, người đàn ông liền đưa hòm công đức đặt xuống, rồi đổ tiền từ bên trong ra ngoài.

Ở phía bên, tiểu hòa thượng và Sư Phụ đã nhìn thấy rõ rành rành.

Tiểu hòa thượng nói:“Sư phụ, có người trộm tiền!”. Sư Phụ nói: “Ta biết rồi”.Tiểu hòa thượng nói:“Chúng ta đi bắt quả tang anh ta lại ….”. Sư Phụ nói: “Không cần”. Tiểu hòa thượng sốt ruột: “Sư phụ, tại vì sao thế ạ? Anh ta ăn trộm tiền của chúng ta, anh ta là tên trộm!”.Sư Phụ nói:“Anh ta không phải tên trộm, đó không phải tiền của chúng ta….”. “Đó làm sao không phải tiền của chúng ta chứ?” Tiểu hòa thượng nhìn chăm chăm vào Sư phụ. Sư phụ nói: “Đó là tiền của người ta bỏ vào, hiện tại có người cần tới nó, lấy nó ra làm sao tính thành trộm được?” Tiểu hòa thượng nghe xong trầm mặc không nói, mắt cậu ta trừng trừng nhìn theo người đàn ông lấy tiền từ hòm công đức mang đi.

Đợi người đàn ông vừa đi khỏi, tiểu hòa thượng bèn chạy lại trước hòm công đức, anh ta chăm chú nhìn vào bên trong, nói: “Sư phụ, bên trong hòm vẫn có tiền!” Sư phụ gật đầu, nói: “Anh ta chỉ là lấy đi một phần nào đó anh ta cần. Nếu anh ta là kẻ trộm, vẫn còn để lại tiền trong đó không?”Tiểu hòa thượng liền gật gật đầu.

 Không ngờ vào hoàng hôn ngày thứ hai, người đàn ông ấy lại nhân lúc mọi người đang dùng bữa chiều lẻn vào trong chùa, anh ta đến trước hòm công đức, quan sát bốn bề không có người, lại đưa hòm công đức xuống lấy tiền.

Lần này, tiểu hòa thượng và Sư phụ cũng đã nhìn thấy rõ rành rành  như lần trước. Tiểu hòa thượng vừa thấy, nói: “Sư phụ, anh ta là ăn trộm, anh ta lại trộm tiền của chúng ta kìa!” Sư phụ nói: “Người đặt tiền vào, người lấy tiền đi, tiền của người người tiêu, làm sao là ăn trộm vậy? Hôm qua anh ta lấy đi một phần, bởi vì không đủ, nay lấy thêm một phần, có gì là không được? Tiểu hòa thượng vô cùng tức giận, nhưng mà không dám lộ ra, chỉ đành trừng trừng mắt nhìn người đàn ông lấy đi tiền từ trong hòm công đức.

Đợi người đàn ông vừa đi khỏi, tiểu hòa thượng vội chạy đến nhìn vào phía trong bên hòm công đức, phát hiện bên trong vẫn còn tiền, thầm nghĩ người đàn ông này xem ra cũng không quá xấu, bèn cho qua.

Kể từ ấy, không thấy người đàn ông quay lại chùa.

 Một năm sau, người đàn ông lại lần nữa bước đến chùa. Khi này người đàn ông đến không phải là hoàng hôn, mà là buổi sáng. Người đàn ông đi vào đại điện, bái Phật xong, tiến đến trước hòm công đức, anh ta mở túi da, ôm ra một ôm tiền cho vào hòm công đức. Những người bên cạnh đều há to cái miệng tỏ ý rằng người đàn ông này quá hào hiệp.

Tiểu hòa thượng nhìn thấy cảnh này, nhẫn không được liền tiến lên phía trước, hỏi người đàn ông vì lẽ gì mà rộng rãi hào phóng như vậy. Người đàn ông đã nhắc đến chuyện cách đây một năm trước, anh ta kể khi đó bản thân đi vào đường cùng, vô cùng cần tiền, nhìn thấy trong hòm công đức có tiền, liền đã nổi lên ý tưởng mượn đỡ, tiền trong hòm công đức giúp anh ta chết đuối vớ được cọc, bây giờ những tháng ngày của anh ta đã tốt rồi, anh ta đến trả lễ gấp đôi số tiền.

Tiểu hòa thượng mang chuyện này nói với Sư phụ, Sư phụ nói: “Mỗi một người đều có lúc gặp khó khăn, chỉ cần chúng ta cho họ một con đường thoát, người ta có thể thoát ra được cảnh khốn khó, cuối cùng, chúng ta cũng đắc được gấp bội lần hồi báo. Hòm công đức, đó là hàm công đức của mọi người, cũng là công đức của chúng ta vậy!”

 Sau đó, sự việc này truyền rộng ra, trụ trì của chùa bèn đặc biệt đặt một hòm công đức tại ngay cổng, tiểu hòa thượng chuyên phụ trách hòm công đức này. Mỗi ngày, tiểu hòa thượng đều sẽ cho tiền vào bên trong hòm công đức, để cho những ai cần sự giúp đỡ đến lấy tiền. Khi mới bắt đầu, ban ngày bỏ đầy tiền vào hòm công đức, sáng sớm ngày hôm sau đã vơi rồi, nhưng mà vài tháng sau, cũng lại không cần tiểu hòa thượng bỏ tiền vào hòm công đức nữa, sáng sớm mỗi ngày, bên trong hòm công đức đều chứa đầy một hòm tiền, tiểu hòa thượng đành phải lấy bớt tiền ra nếu không không có chỗ chứa. Số tiền đặt bên trong hòm đó, có người dâng trả gấp đôi, cũng có người dâng biếu. Người cảm ơn hoàn trả gấp đôi, người dâng biếu muốn hành thiện giúp đỡ người ta.

Một hòm công đức, vừa đồng thời giúp đỡ hàng trăm ngàn người, cũng lại được trăm ngàn người hồi báo gấp bội. Một người từ bi, một trái tim từ bi, đánh thức lòng trắc ẩn của toàn thế giới.

NNS
lượm lặt

16 August 2016

Cười tí tỉnh: Hiểu lầm

HIỂU LẦM

Sau lễ cưới, khách ra về hết,
Còn lại vợ chồng trẻ trong buồng.
Nhìn cô dâu, chú rể nói luôn:
_ “Hai đứa mình vào việc em nhé !”
Cô dâu thẹn: - “Sao anh vội thế?
Khách vừa về, còn sớm mà anh !”
Chú rể đáp: - “Mình phải nhanh nhanh
Vừa mới đó, nửa đêm rồi đấy.”
Mặt cô dâu lẽn bẽn trông thấy:
– “Nhỡ có ai gõ cửa thì phiền.”
Chú rể càng nôn nóng, nói liền:
– “Không ai còn ở quanh đây nữa.
Nhanh lên em, không nên lần lữa…”
Cô dâu đành: - “Anh tắt đèn đi
Xấu hổ lắm! Lỡ ai thấy thì…..”
Chú rể nhìn cô dâu, trố mắt:
– “Phải để đèn chứ sao lại tắt?
Tối om om, sao đếm được tiền?”

Hp-TnT

Vĩnh biệt Họa Sĩ Đinh Cường

Phạm Thành Châu

Họa sĩ Đinh Cường không còn nữa. Ông đã vào cõi vĩnh hằng ngày 7 tháng 1 năm 2016, hưởng thọ 77 tuổi. Tôi quen biết họa sĩ Đinh Cường trước năm 1975. Ông dạy hội họa ở Huế, tôi cũng làm việc ở Huế. Sau nầy ông cùng gia đình định cư ở tiểu bang Virginia, tôi cũng định cư ở Virginia.

Ông Đinh Cường có rất nhiều bạn, toàn văn nhân, thi sĩ nhất là giới họa sĩ. Từ khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, bạn bè thường tìm đến ông. Tôi thì quen ông với tư cách bạn già (cùng trên 70 tuổi). Đi uống cà phê, trò chuyện mà có văn nghệ sĩ thì tôi không đến. Tôi không biết gì về thơ văn, hội họa cả. Chỉ ngày chủ nhật, tôi và mấy người bạn “tay ngang” (không phải văn nghệ sĩ) rủ ông Đinh Cường ra tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò, là nơi tụ tập nhiều ông bạn già vui tính ngồi đấu láo chuyện tào lao thiên địa. Mấy ông bà nghệ sĩ thường tìm đến các tiệm cà phê yên tĩnh hơn. Họ là người cõi trên. Ông Đinh Cường thì đi đâu cũng được. Ông ít nói. Chọc ghẹo, mỉa mai, châm biếm, kể cả phịa chuyện, ông cũng làm thinh.

Có lần, một buổi sáng ở tiệm phở Xe Lửa, ông nhà báo Nguyễn Minh Nữu hỏi ông Đinh Cường “Hôm qua, lúc hai, ba giờ sáng, ông đi với cô nào ngoài DC.?” (thủ đô Washington DC) Ông trả lời yếu xìu “Làm gì có!” Tài hoa như ông thì ắt lắm cô dụ dỗ. Chuyện riêng đó thì trời cũng không biết được. Vậy mà có người biết, rất rõ. Đó là bà xã ông Đinh Cường.

Một lần tôi đưa ông Đinh Cường từ tiệm cà phê về nhà ông ta. Lúc đó bà xã ông ta đang tưới cây trước sân. Xuống xe, ông Đinh Cường, chỉ chỏ mấy buị hoa, khoe rằng “Hoa nầy đẹp lắm, hoa kia cũng đẹp lắm!” Bà xã ông ta “phán” ngay một câu "“Hoa gì? Hoa biết nói!". ” Ông ta im re, lặng lẽ, nhẹ bước vào nhà. Có tật giật mình. Đàn bà có thể tha thứ nhưng không bao giờ quên! Chủ nhật sau, tôi ra tiệm phở kể chuyện đó, người ta cười rần rần. Ông vẫn làm thinh. Chúng tôi bảo “Ngậm miệng ăn tiền”. Nói ăn tiền thì oan cho ông ta. Tất cả nhà thơ, nhà văn trên thế giới, kể cả Việt Nam xin tranh bìa (hàng trăm, hàng nghìn) cho tác phẩm của họ, ông đều vui vẻ gửi cho, nhưng không ai trả cho ông một đồng. Hàng chục năm nay, mỗi năm hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông Bắc Hoa Kỳ ra tờ đặc san mừng Xuân, tôi thường lấy tranh Đinh Cường (dù lấy trên Internet) tôi cũng bắt Lê Hữu Em (vui vẻ) ký cái check 100 USD cho Đinh Cường. Trăm đô, chỉ đủ một bữa cà phê với bạn bè, nhưng là cách mà chúng tôi biểu lộ sự kính trọng và biết ơn họa sĩ Đinh Cường, một tài hoa của Việt Nam, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quí giá. Người làm báo ở hải ngoại thường vì lý tưởng và yêu nghề nên chẳng sung túc gì. Nhưng cũng có báo lưu ý chuyện đó, như báo Trẻ ở Texas và báo Doanh Nhân Cuối Tuần, trả nhuận bút đầy đủ cho các bài thơ, bài viết, về hội họa của họa sĩ Đinh Cường. Chúng tôi gồm ông Đinh Cường, Bình Gió Mới và tôi, có một thỏa thuận ngầm là trả tiền cà phê xoay vòng. Nhiều bữa, không còn tiền trả, ông đem ra một mớ tranh khổ nhỏ (không khung) bán, mỗi bức năm mươi đô (50 USD). Tôi nhanh tay chộp được những tranh đẹp nhất. Tôi đi làm khung (trên 100 USD mỗi bức) Dành tặng bạn bè. Hình như Nguyễn Thái Hùng, Nguyễn Đức Tín, Lê Huy Trân… mỗi vị có một bức.

Ông ta ít nói. Có chọc ghẹo, mỉa mai thậm chí gọi ông ta là “Đại Họa Gia”, ông ta chỉ cười. Có người nói xấu ông ta, nói xấu thậm tệ trên báo khiến nhiều người nổi giận, từ mặt, ông ta vẫn bỏ qua. “Đại thiền sư” chưa chắc đã đạt được cái tâm bình thản, tự tại của Đinh Cường. Đinh Cường rất tốt với bạn. Bịnh hoạn, đi uống cà phê, bạn bè phải đón, đưa, vậy mà nghe bạn ở xa đến, đôi khi, ông tự lái xe đi đón, khiến gia đình lo lắng.

Ông yếu người, mấy năm rồi. Một lần, đang lái xe, ông ngủ gục, khiến xe băng qua phần ngược chiều, chiếc xe bể nát, ông được đưa vô bịnh viện. Không sao cả! Lần khác, đang ăn uống với bạn bè, ông gục xuống. Xuất huyết não. Trực thăng đưa vô bịnh viện, mổ. Vẫn không sao. Chúng tôi bảo: “Có bỏ ông vô cối giã, ông vẫn không sao cả!” Mới đây, trong một buổi cà phê, ông ta khoe, sắp triển lãm tranh. Tôi có bức tranh khỏa thân “Vũ nữ Kabuki” của Đinh Cường, ông gạ tôi đổi một bức tranh khác “Tôi sắp triển lãm tranh khỏa thân.” Tôi lắc đầu. “Cho mượn thì được. Sao không chép lại một bức giống như thế? Trước 1975, các phòng triển lãm tranh ở Sài Gòn. Hễ có khách hàng ngoại quốc đến mua bức tranh nào thì họa sĩ hẹn ít hôm sau đến lấy. Sau đó người họa sĩ chép lại bức tranh đó, giao cho khách hàng. Những tranh vẽ “Người đạp xích lô trên đường phố Sài Gòn dưới cơn mưa” được khách ngoại quốc ưa chuộng.” Ông ta lắc đầu “Vẽ tranh là vẽ cái hồn, cái rung động, cao hứng của chính mình vào tranh. Làm sao vẽ lại lần nữa được?”

Phòng khách nhà tôi nhỏ, nhưng đầy tranh Đinh Cường, như một phòng triển lãm. “Tư cách” tôi chỉ chơi tranh cỡ nhỏ. Bức họa “Vũ Nữ Kabuki”, khỏa thân, khổ nhỏ. Tôi cắt một miếng giấy nhỏ, dán chỗ bụng, như chiếc váy. Bạn đến, tôi bảo "“Thổi cho váy tốc lên. Sẽ thấy…”". Vậy là ai cũng ngạc nhiên, thích thú khi chiêm ngưỡng đóa hải đường lồ lộ khoe sắc.

Họa Sĩ Đinh Cường bị ung thư. Những ngày cuối cùng, ông vẫn tỉnh táo, không lộ vẻ khó chịu hay đau đớn, nghe nói còn trả lời điện thoại, vẽ, làm thơ. Lúc ra đi, ông bình thản, thảnh thơi. Có lẽ không phải vì bịnh phát tác hay di căn mà vì “chemo” (hóa trị) quá mạnh, sức yếu, ông không chịu nỗi. Tôi ước được ra đi như Đinh Cường. Nhẹ nhàng, nhanh chóng, không làm phiền người khác. Sống đến bảy mươi tuổi là quá đủ. Già cả, bịnh tật, lú lẫn… Sống thêm được gì?

PTC

15 August 2016

TRÚNG GIÓ VÀ CẠO GIÓ

Chu Tất Tiến.

Hồi còn ở Việt Nam, nhân đọc một bài báo của một ông Dược Sĩ, là Viện Trưởng Viện Y Dược Học Dân Tộc Thành Phố HCM, về sự “trúng gió”, người đọc ngỡ ngàng hết sức, vì theo sự phân tích đầy tính trịnh trọng của ông, thì người Việt ta thường chết vì trúng gió sau 2 giờ sáng. Nguyên nhân là bị trúng gió Lào! Theo ông Viện Trưởng, có hai loại gió thổi vào Việt Nam: một loại gió biển thổi từ Đông sang Tây, thường thổi ban ngày và chấm dứt trước khoảng 1 hay 2 giờ sáng. Môt loại gió Lào thổi từ Tây sang Đông, bắt đầu từ 1 hay 2 giờ sáng. Gió Biển thì không độc mà mang lại sinh khí cho người ta làm việc, còn Gió Lào thì vì vượt qua Trường Sơn nóng gắt vào đến đất ta, thì làm cho người bị trúng gió này, lăn ra chết. Độc giả, nếu chỉ đọc qua loa, thì thấy sự trình bầy của ông Viện Trưởng này thật khoa học, nhưng nếu suy nghĩ thêm một chút, sẽ nhìn ra ngay vấn đề này là ”Xạo”, vì nhiều lý do đơn giản: Nếu gió Lào thổi từ Tây sang Đông, sẽ không thể thổi đến đầu cực Đông là những tỉnh nằm ngay cửa Cửu Long mà không bị cản bởi núi non, hoặc tan loãng vì khoảng cách quá xa, nhưng thực tế, những người nằm ở Cực Đông vẫn bị “trúng gió”! Hơn nữa, nếu quả thật có loại gió đó, thì tất cả những ai còn đi đứng sau 2 giờ sáng là chết hàng loạt, nhất là những ai ở các tỉnh gần xứ Lào! Ngoài ra, tại sao có lúc hàng tá người đứng gần nhau, lại chỉ có một người lăn ra vì trúng gió? Không lẽ gió biết chọn nạn nhân? Câu hỏi hóc búa nhất là nếu gió Lào là nguyên nhân của sự trúng gió, thì sự trúng gió trên toàn thế giới do cơn gió nào gây ra? Rồi chính nước Lào, thì bị gió nào?

Thật là lý luận của khỉ, vượn!

Tìm hiểu vấn đề gọi là “trúng gió” này trên phương diện khoa học thực nghiệm, người viết thấy rằng: Thực sự, có hiện tượng gọi là “trúng gió”, nghĩa là “gặp gió” trong một hoàn cảnh nào đó, và tùy theo cá nhân, mà người bị “trúng gió” đó mắc cảm, sổ mũi, nhức đầu, chóng mặt, mệt; nếu nặng hơn thì mê man, và sốt cao. Tại sao vậy?

Theo y khoa, cảm (cold) hay “trúng gió” là do vi khuẩn! Hàng tỷ tỷ Vi khuẩn gây cảm bay đầy trong không gian, đậu trên quần áo, da mặt, chân tay của ta. Khi cơ thể ta khỏe, hệ thống miễn nhiễm ta mạnh, vi khuẩn đứng ngoài, chào thua! Nhưng vì một lý do nào đó, như quá mệt, làm việc quá sức, suy nghĩ nhiều, bị căng thẳng, bị lạnh… thì vi khuẩn nhào vào tấn công chúng ta làm chúng ta sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi, tay chân uể oải, và đau nhức cùng mình. Như thế, khi bị cảm (trúng gió), chúng ta không nên dùng Trụ Sinh, vì trụ sinh không diệt được vi khuẩn cảm, cúm, trừ trường hợp một cơ phận nào đó bị nhiễm trùng, như viêm cuống phổi, viêm phổi, viêm họng..thì mới cần trụ sinh để chữa các cơ phận nhiễm bệnh đó. Thuốc cảm như Tylenol và các thứ thuốc đau nhức khác chỉ sử dụng để chữa các cơn đau nhức. Nếu không đau nhức, không cần Tylenol. Chỉ cần nghỉ ngơi, giữ người cho ấm, uống nhiều nước ấm là sẽ khỏe. Một phương pháp ngăn ngừa cảm, cúm  dễ dàng nhất là rửa tay đều đặn, nhất là sau khi bắt tay với ai đó.

Trong đời sống hàng ngày của người Việt, chữ “trúng gió” cũng rất đúng trong trường hợp chúng ta bất ngờ bị một cơn gió lạnh thổi qua, và lập tức thấy rùng minh, rồi vài tiếng sau là cảm! Hoặc khi đang chẩy mồ hôi mà lại đứng trước quạt máy cho khô mồ hôi cũng cảm! Vậy là “trúng gió” rồi còn gì? Không phải đâu! Chúng ta đã biết, máu trong người ta, ngoài nhiệm vụ chuyên chở Oxy đến các tế bào, để nuôi sống Tế bào, còn nhiệm vụ giữ thân nhiệt cho cơ thể luôn luôn ở 37 độ C. Khi chúng ta bị lạnh bất ngờ, hoặc khi đứng trước quạt máy, thì mồ hôi bốc đi nhanh quá, nhiệt ngoài da bốc hơi theo, nên cơ thể bị yếu liền tức khắc, và đúng lúc đó, hàng vạn con vi khuẩn ùa vào, quậy làm chúng ta cảm, chứ không có “con gió” nào đập vào người chúng ta làm chúng ta cảm cả! Gió chỉ là nguyên nhân phụ, cơ thể yếu là nguyên nhân chính, vì khi chúng ta mạnh, thì chả có gió nào làm chúng ta bị cảm được. Thời thanh niên, thiếu nữ, sức khỏe tràn trề, ra gió, ra mưa ào ào, rất ít khi bị cảm, nhưng tuổi băt đầu sồn sồn, cơ thể chúng ta trở lại yếu đuối như trẻ thơ, dễ bị cảm cúm lia lịa, mùa cúm nào cũng dính vài tuần lễ. Một số người sau khi nhậu nhẹt quá nhiều, cũng lăn ra cảm vì lúc đó, cơ thể rất yếu, không thể chống lại được vi khuẩn.

Vậy, khi cảm, chúng ta phải làm gì? Người Việt chúng ta có một phương pháp rất đơn giản, độc đáo mà hầu như gia đình nào cũng biết: “Cạo Gió!” Chúng ta tin rằng nếu bị “gió” nhập vào người thì phải “cạo” cho “gió” văng đi, thì hết cảm! Thật ra, môn “cạo gió” là phương pháp thịnh hành và cho kết quả ngay tức khắc, nhưng không phải như chúng ta vẫn tin từ bé, vì cảm không phải do bị gió nhập, làm sao mà trục nó ra được? Mục đích thực của “Cạo gió” là tiếp tay với cơ thể, giúp tăng nhiệt độ ngoài da lên, gián tiếp tăng nhiệt độ cơ thể cho quân bằng. Cạo gió cũng là cách kích thích máu lưu thông mạnh hơn, vì khi yếu người, thì máu cũng không lưu thông mạnh bằng khi khỏe, mà nếu máu không chảy mạnh, thì sẽ không mang Oxy là thức ăn của tế bào đến từng cơ phận, do đó, ta bị mệt! Còn “Dầu nóng” là chất kích thích thân nhiệt, ngoài ra cũng là chất nhờn làm cho việc “cạo gió” dễ dàng, chứ nếu cạo mà không dùng dầu thì sẽ rách da, nát thịt, ai chịu cho nổi? Điều lạ lùng thứ nhất, là nếu không có “gió”, thì dù cạo cách mấy cũng không đỏ da! “Gió” vừa vừa thì da hơi đo đỏ, nếu mà có “gió” nhiều, thì vết cạo đỏ tím! Điều lạ lùng thứ hai, là đôi khi chỉ có một bên đỏ đậm, một bên không đỏ,hoặc đỏ lợt. Lạ lùng thứ ba là vừa cạo xong một lúc, người bị bệnh thấy khỏe liền tức khắc, nếu chưa đi đứng bình thường được, thì cũng thấy khoan khoái, và nếu ăn ngay một tô cháo nóng có hành, tỏi, rau tía tô, thì có thể đứng dậy khỏe mạnh ngay.

Có người còn ăn cháo nóng xong, lại chùm mền, xông hơi, cho mồ hôi toát ra đầy mình, thay quần áo xong, là coi như hết bệnh.

Vậy, cạo gió cách nào cho hiệu quả nhất?

Trước hết là cạo dọc theo hai bên cổ, bắt đầu từ chỗ hõm ngay sát sọ. Cạo từ chỗ lõm đó xuống hết cổ, chạm tới vai thì ngưng. Sau đó, cạo dọc theo hai bên xương sống, thành hai đường dài! Tránh cạo ngay trên xương sống, vì có thể làm hại đến xương, và rách da! Tiếp theo, cạo chéo theo chỗ lõm khoảng cách giữa hai xương sườn, không cạo ngay trên xương. Tay cạo cũng nhẹ nhàng, cứ chấm đầu thìa vào phía trong, sát gần xương sống, miết ra phía ngoài, không cần dùng sức mạnh, sẽ rách da. Có người cạo gió mạnh tay quá, làm bệnh nhân rách hết cả lưng, dợm máu, đau đớn hơn bị tra tấn.

Sau khi cạo hết lưng rồi thì điểm huyệt trên đầu, trên mặt cho người bệnh để hết nhức đầu. Dùng hai ngón tay trỏ, day dầu nóng vào hai đầu lông mày, phía trong, sát với sống mũi, day theo đường tròn. Tại hai đầu chân mày phía trong, có hai cái huyệt, nhưng vị trí không ai giống ai, do đó, phải vừa mò ngón tay vừa hỏi người bệnh: “Chỗ này đau không?” Nếu đau là đúng, không đau là không đúng. Sau hai huyệt ở đầu lông mày, thì day tiếp huyệt trên đỉnh đầu. Lấy ngón tay rờ vào chỗ xoáy của tóc giữa đỉnh đầu, tìm thấy chỗ nào mềm nhất và hơi lõm xuống, thì chấm dầu nóng vào đó, rồi day nhiều vòng. Tiếp theo, từ chỗ huyệt lõm đó, tưởng tượng kẻ một đường dài đi thẳng ra phía trước, tới khoảng 4 đốt ngón tay, nhẩy sang hai bên con đường thẳng đó, mỗi bên 1 đốt ngón tay, lấy hai ngón trỏ day mạnh lên hai vị trí đó. Đôi khi phải vừa mò ngón tay sang hai bên, vừa hỏi người bệnh: “Chỗ này đau không?” Nếu người bệnh gật đầu, kêu đau, thì dùng ngón trỏ chấm dầu nóng, day mạnh. Làm vài phút mỗi huyệt như thế, thì sẽ hết nhức đầu.

Hồi còn ở Việt Nam, chúng ta thấy có những bà “giác lễ” gánh hai nồi nước nóng, với những cái ống tre nho nhỏ, đen thui, hoặc đi vào xóm, hoặc ngồi ngay giữa chợ, mà .. giác lễ! Khi giác lễ, thì dùng cái kim nhỏ, chích vào thịt rồi úp ngay cái ống tre đen đủi đó vào chỗ chích cho máu bị áp xuất từ ống hút, chảy ra lênh láng, một lúc sẽ cảm thấy hết đau nhức! Nhìn vào cái nồi nước sôi, chứa đầy máu đông, ai cũng rùng mình, nhưng nhiều người lại thích môn này, mà không biết rằng, đầu kim kia đã chọc vào không biết bao nhiêu người, có thể dính đầy vi trùng bệnh Aid, lây sang người bị đâm, và cái nồi nước sôi kia chưa đủ sức để diệt những mầm bệnh trong ống tre.

Đó là phương pháp tồi tệ nhất mà người Việt chúng ta ngày xưa hay áp dụng để chữa cảm, cúm, đau nhức.

Ở Mỹ, có loại dầu nhờn “Vicks -Vaporub” mầu xanh rất tốt cho mọi trường hợp cảm cúm. Loại dầu này không hôi như các loại dầu Á Châu mình hay dùng mà cũng có tác dụng ngang như vậy. Khi nghẹt mũi, có thể dùng một cái phễu giấy úp lên một ly nước thật nóng, trong đó có thả vào vài cục dầu “Vicks –Vaporub” này rồi hít mạnh vài lần, cũng thấy khỏe. Trẻ em bị cảm, có thể dùng dầu này để xoa lên ngực, thì sẽ ngủ ngon, chóng lại sức.

Điều chính là phải giữ sức khỏe bằng tập Khí Công và Thiền mỗi ngày, thì sẽ tránh được nhiều bệnh tật làm phiền đến đời sống hàng ngày. Tập Khí Công và Thiền không những là tránh bệnh tật, còn duy trì được nét trẻ trung lâu dài hơn những người tập các môn thể thao khác. Thí dụ như người tập tạ, mà bỏ tập chứng một tháng, sẽ xuống sức ngay lập tức, bỏ vài tháng, thì bắp thịt sẽ xệ xuống, trông rất xấu. Và khi gặp bệnh nặng, cũng vẫn nằm liệt như người không tập. Nhưng tập Khí Công và Thiền nhẹ nhàng, thì lúc nào cũng thon thả, thanh thản và yêu đời. Với các bệnh đau nhức, thì nhất định sẽ khỏi, trong khi các môn tập bắp thịt khác thì chào thua. Nếu gặp bệnh nặng như Ung Thư, Tim, Mạch, Thần Kinh yếu…người kiên trì tập Khí Công và Thiền cũng có thể may mắn mà lướt qua.

Chu Tất Tiến.


Một lớp Thiền, Khí Công, Yoga, Dịch Cân Kinh được mở để phục vụ cộng đồng, giúp tự điều trị một số bệnh, tại trường Nhu Đạo (Judo) số 10706 Garden Grove Bl, Garden Grove (góc Garden Grove và Century, đối diện xéo góc với Home Depot) vào mỗi sáng Chủ Nhật từ 8 tới 9 giờ 30. Huấn luyện viên không nhận học phí, nhưng các học viên  sẽ góp phụ tiền mướn Trường, điện, nước $20.00/tháng.

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...