30 December 2016

Năm Dậu Nói Chuyện Gà

Phạm Thành Châu
                             
Con gà có trước hay quả trứng gà có trước?

Một cậu đi xin việc. Phỏng vấn viên nói “Tôi cho anh chọn. Hoặc năm câu hỏi dễ hoặc một câu hỏi khó. Anh chọn cái nào?”
“”Tôi chọn một câu hỏi khó”
 “OK. Con gà có trước hay quả trứng có trước?”
 “Con gà có trước”
“Vì sao?”
“Một câu hỏi khó, tôi đã trả lời rồi. Sao lại có câu hỏi thứ hai?”

Rốt cuộc, chẳng ai biết con gà hay quả trứng có trước. Nhưng hỏi con người thuần dưỡng (nuôi trong nhà) con gà từ khi nào? thì có thể trả lời được. Theo ông Edmund Saul Dixon, tác giả một quyển sách nói về gà thì người Đông Nam Á đã biết cách thuần dưỡng gà từ mười nghìn năm trước. Đến năm 3000 trước tây lịch gà nuôi phát triển nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Phi Luật Tân … và các hải đảo. Họ biết cách ấp trứng cho nở hàng loạt. Cách thông thường nhất là dùng hơi nóng của phân súc vật. Người ta đắp lò hình bát quái, đổ tro hay trấu dưới đáy rồi xếp trứng lên và đậy nắp lại, dưới lò thông với hầm phân súc vật để lấy hơi nóng khi phân phân hủy. Một cách rất lạ khác là người ta mướn một người mặc áo bông dày, xếp đầy trứng trước bụng và hai bên hông, cứ ngồi yên như thế hàng vài chục ngày sau thì trứng nở. Chỉ giới giàu sang, phú quí mới ăn thịt gà (người ấp) nầy để tăng cường khả năng sinh lý. Người Ai Cập nuôi gà rất sớm, từ thế kỷ 14 trước tây lịch. Trong mộ để xác ướp các vua Ai Cập trong kim tự tháp, người ta xây vách bằng gạch nung, hồ kết dính có trộn lòng trắng trứng. Người Ai Cập cũng biết cách ấp trứng. Người ta xếp trứng vào hộp gỗ rồi ủ trong đống phân súc vật, khi gà nở mới đem ra nuôi. Hiện nay, cách ấp trứng đó vẫn còn áp dụng. Họ xây những lò ấp dọc sông Nil, mỗi lần nở hàng trăm, hàng nghìn con gà con. Người Pháp khoái thịt gà đến độ lấy hình tượng con gà trống làm quốc huy. Người Mỹ nuôi gà nhiều nhất, hàng năm có tổ chức thi gà đẹp rầm rộ, náo nhiệt. Nổi tiếng nhất là cuộc thi Modern Game Bantams”

Có mấy loại gà? Nhiều vô số, kể ra, đọc thêm chán chứ ích lợi gì. Nhưng trước 1975, ở miền nam, Việt Nam Cộng Hòa chúng ta có một loại gà mà chỉ trong trường bộ binh Thủ Đức mới có. Quân trường cũng nuôi gà? Sự thực, đó là mấy cậu “Tân cái rinh” (tân khóa sinh, mới vào quân trường, trong thời gian huấn nhục mấy tuần đầu). Mấy cậu chưa đến đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường, quen lè phè, dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm, mới bước xuống xe ở Vũ Đình Trường đã bị đàn anh dàn chào, cho mấy vòng sân, chạy bở hơi tai, nhiều cậu té xỉu, ngóc đầu không lên còn bị đàn anh xài xể “Mấy anh là mấy con gà chết!”. Thêm mấy vòng nữa, thêm một số cậu nằm dài, bất tỉnh nhân sự, số còn lại “lê bước lang thang” chứ chạy sao nỗi! Đàn anh lại quát “"Mấy anh là những con gà mắc mưa!”" Rồi lại quát "“Mấy anh là những con gà rù!" Chạy nhanh lên coi! Chạy vào hàng!” Trong khi đó đàn anh (sinh viên sĩ quan) chỉ chạy giật lùi suốt buổi cho đàn em thấy. Chạy đủ mười vòng Vũ Đình Trường, bốn chục cậu lúc khởi hành mà đến đích chỉ còn mươi cậu, các cậu khác vẫn còn lang thang từ xa, đã đi không nỗi lại còn dìu mấy cậu xỉu. Khi đầy đủ “quân số”, đàn anh lại quát "“Mấy anh là những con gà nuốt cơ bẩm".” Mấy cậu “tân khóa sinh” nầy ngớ ra. “Gà nuốt giây thun” thì có thấy rồi, còn gà “nuốt cơ bẩm” là gà gì? Cơ bẩm là cái gì? Sau nầy mới biết cơ bẩm là bộ phận lên đạn, kích hỏa của khẩu súng. Thời đó còn xài súng trường “ga lăng, ôm mà mệt” (Garant M1), cái cơ bẩm gần cả kí lô, làm sao mà nuốt được?! Nhưng sau mấy tuần “huấn nhục”, cơ bản thao diễn, đi bãi, di hành… mấy cậu (đã là Sinh Viên Sĩ Quan) lột xác thành người chiến binh rắn chắc, chửng chạc. Trông thì oai hùng nhưng buồn ngủ chịu hết nỗi. Tập tành gian khổ, người rã rời. Di hành, vừa cầm súng vừa đi vừa ngủ. Ra bãi, vừa ngồi xuống là mắt díu lại, ngủ mê man, cán bộ nói gì chẳng biết, cứ thả hồn phiêu diêu nơi nào, chẳng ghi chép gì được! Nhiều cậu làm bộ đi tiểu rồi chui vào bụi cây ngủ, khi đại đội về, tập họp điểm quân số, thấy thiếu mới cho đi tìm. Cạnh quân trường Thủ Đức còn có trường Thiết Giáp, xe tăng chạy ngang dọc bãi tập nhưng thường tránh các bụi cây vì biết trong đó làm gì cũng có cậu sinh viên sĩ quan đang nằm ngủ. Huy hiệu của trường đính trên quân phục có hình lưỡi kiếm và bốn chữ “Cư An Tư Nguy” (Ý nói. Sống an bình nhưng phải nghĩ đến lúc nguy biến) Mấy cậu cười với nhau “Cứ ăn, cứ ngủ ỳ”!

Trở lại chuyện gà.

27 December 2016

Những Ngày Lưu Luyến Ấy, hồi ký

Nguyễn Văn Thọ
Sau 50 năm, nghĩ lại những ngày đầu của hành trình đi vào đời Hành Chánh, tôi vẫn còn lưu luyến những kỷ niệm thật dễ thương, nhất là trong giai đoạn khởi sự tại nhiệm sở đầu tiên: Thị Xã Đà Lạt, xứ hoa anh đào, sương mù giá lạnh.

Tôi nhận nhiệm sở Đà Lạt là do định mệnh hơn là một lựa chọn. Điều này sẽ làm nhiều người thắc mắc!

Vì trước mặt Giáo sư Nguyễn Văn Tương, Đặc Ủy Trưởng Hành Chánh, (chức vụ ngang hàng Bộ Trưởng Nội Vụ của tổ chức hành chánh thời bấy giờ) mọi anh chị em thuộc Khóa 11 của Học viện Quốc Gia Hành Chánh đều phải chọn một nhiệm sở trong danh sách các tỉnh, thị xã do Bộ đề ra.

Như vậy là mọi người đều phải lựa chọn một nhiệm sở theo thứ tự ưu tiên của mình, dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp khoá 11 Đốc Sự. Nhiệm sở đó có thể đúng với ý muốn theo tiêu chuẩn lựa chọn: tỉnh hay thị xã lớn, có an ninh, hoặc là tỉnh, thị xã nhà, cũng có thể chỉ là một nhiệm sở bất đắc dĩ vì không còn nhiệm sở nào đạt các điều kiện trên.

Nhưng dù trong trường hợp nào thì quyết định của tôi cũng là một lựa chọn chứ tại sao tôi lại nghĩ đó là do định mệnh?

Trước ngày chính thức xác nhận nhiệm sở, tất cả anh em Khóa 11, theo thứ tự ưu tiên, theo sự thăm dò lẫn nhau và ước đoán, hầu hết đều đã dự trù sẵn một nhiệm sở lựa chọn cho chính mình. Và anh em đều đoán chắc là tôi sẽ chọn Thị xã Đà Nẵng. Vì Thị xã Đà Nẵng là một hải cảng lớn của miền Trung với nửa triệu dân, có nhiều cơ sở của hải, lục, không quân trấn đóng nên hoàn toàn có an ninh và Đà Nẵng lại đúng là quê hương của tôi nữa.

24 December 2016

Mùa Thương Yêu


Mùa Thương Yêu
tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Sách mới: “Bồ-tát Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo Thời đại”

Thưa quý đồng môn,

Tôi vừa cho ấn hành trong năm 2016 hai quyển sách do tôi biên khảo nhằm giúp hiểu đúng về Tư tưởng và Lịch sử Phật Giáo Hòa Hảo, một tông phái Phật giáo chủ trương chấn hưng và nhập thế đạo Phật. Quý đồng môn (hoặc thân hữu) nào cần biết rõ thêm về một nền Việt Phật quan trọng xuất hiện tại miền Nam Việt Nam mà trải qua chiều dài lịch sử cận đại đầy nhiễu nhương của Tổ quốc, đã bị hiểu lầm rất tai hại về mặt Đời cũng như mặt Đạo. Cố đồng môn Lê Hiếu Liêm (ĐS 19), tiến sĩ Sorbonne, nhà nghiên cứu Việt Phật, trong tác phẩm “Bồ-tát Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo Thời đại” (xb tại Hoa Kỳ 1995) đã phát biểu: “Bồ-tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lai, đã nối liền Đạo pháp với Dân tộc, và đã đến hiện tại từ truyền thống. Ý thức mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật giáo Việt Nam.”

Sách dầy 400 trang mỗi quyển, khổ 5.5x8.5, chỉ in để tặng. Quý đồng môn hoặc thân hữu nào có nhu cầu  tìm hiểu văn hóa đạo đức và lịch sử cận đại nước nhà trong bối cảnh đương đầu đầy cam go trước hai thảm họa: sự thống trị của thực dân Pháp và sự thâm nhập bạo tàn của chủ nghĩa vô thần Cộng Sản, chúng tôi sẽ sẵn sàng gởi tặng miễn phí đến quý vị (nếu có địa chỉ trong Liên bang Hoa Kỳ) và các bản PDF để  đọc trên computer (đối với quý vị có địa chỉ ngoài Hoa Kỳ và quốc nội).

Vì số lượng sách in có giới hạn, chúng tôi xin dành ưu tiên cho quý vị nào nhắn tin cần sách trước.

Trân trọng.

VĂN THẾ VĨNH
(TS 1 & ĐS 19)
MD, 20/12/16
(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

Thấy mà "thương" cho Putin !

(Hay nét sinh động của xã hội Mỹ)


Hình "lụm" trên internet.

Trump và nhóm “Consigliere” Chống Tàu

FB Mạnh Kim
23-12-2016

Việc thành lập Hội đồng thương mại quốc gia Nhà trắng (White House National Trade Council-NTC) và chọn Peter Navarro làm sếp NTC đã cho thấy ngày càng rõ đích ngắm của Donald Trump: Trung Quốc! Độc giả Việt Nam không lạ gì Peter Navarro, tác giả quyển “Death by China” (2011). Có bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Harvard, Peter Navarro là một trong những nhà nghiên cứu chỉ trích Trung Quốc mạnh nhất vài năm gần đây. Trump chọn Peter Navarro một phần chính là quan điểm tương tự mà Navarro đã viết trong “Death by China”. Trump và Navarro chưa từng gặp nhau hoặc điện đàm, cho đến tháng 9 năm nay.

Bắc Kinh không thể không thấy bất an, sau bao nhiêu năm hưởng lợi, bắt đầu từ thời điểm Nixon-Kissinger mở cửa thế giới cho Trung Quốc. Phản ứng trước sự kiện Peter Navarro, tờ Global Times viết: “Trung Quốc cần đối mặt với thực tế rằng nhóm Trump vẫn duy trì thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Cần phải vất đi tất cả ảo tưởng và sẵn sàng mọi chuẩn bị cho bất kỳ động thái tấn công nào của nội các Trump”. Tờ China Daily “bình tĩnh” hơn: bất cứ động thái nào làm tổn hại quan hệ Mỹ-Trung cũng đều mang lại tổn thất cho cả hai bên. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh cũng có vẻ “tỉnh táo” một cách bất thường. Thay vì nhảy dựng lên đùng đùng như mọi lần, bà Hoa chỉ “nhỏ nhẹ”: “Hợp tác kinh tế và chính trị là quan trọng không chỉ cho hai nước (Mỹ-Trung) mà còn cho sự thịnh vượng toàn cầu”.

Trump đang chuẩn bị đánh quyết liệt Trung Quốc. Có lẽ điều này không còn nghi ngờ. Bộ máy của Trump qui tụ nhiều gương mặt không chỉ siêu diều hâu nói chung mà còn “rất diều hâu” đặc biệt với Trung Quốc. Wilbur Ross, người vừa được đề cử bộ trưởng thương mại, cũng có quan điểm chơi mạnh Bắc Kinh. Peter Navarro và Wilbur Ross từng đứng tên chung trong bài viết trên CNBC (29-7-2016) với nội dung rằng tất cả mô hình như NAFTA hoặc WTO đều không mang lại lợi ích cho Mỹ. Để đối phó Trung Quốc cũng như điều chỉnh lại chính sách thương mại Mỹ, hai tác giả nói: “Chúng ta cần một tay đàm phán cứng rắn như Trump”.

Trước đó, viết trên National Interest (28-6-2016), Peter Navarro nói rằng nếu Trump áp thuế 45% vào hàng xuất khẩu Trung Quốc thì vấn đề thâm hụt mậu dịch tự thân nó sẽ được giải quyết tức thời. “Khi giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rằng họ không còn thấy một nguyên thủ yếu trong Nhà trắng, họ sẽ ngừng những hành vi mậu dịch không công bằng, và sự thâm hụt mậu dịch khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc sẽ tái cân bằng một cách yên ả”.

Trả lời phỏng vấn Los Angeles Times (17-8-2016), Peter Navarro nhấn mạnh: “Trung Quốc không là lý do duy nhất khiến tăng trưởng nước Mỹ chậm lại mà còn là lý do chủ yếu… Từ khi Trung Quốc vào WTO năm 2001, hơn 70.000 nhà máy Mỹ phải đóng cửa… Đừng bao giờ quên rằng (Tổng thống) Reagan từng áp thuế 100% vào hàng bán dẫn của Nhật. Người ta cần hiểu rõ sự khác biệt giữa một nhà mậu dịch tự do như Reagan và Trump, những người áp thuế bảo hộ lên những kẻ dối trá bịp bợm, với chủ nghĩa bảo hộ như cách Trung Quốc làm… Hàng rào thuế không là giải pháp cuối cùng. Nó là công cụ thương lượng để buộc Trung Quốc ngưng chơi đểu”.

Ngoài Peter Navarro, nhóm “consigliere” của ông trùm Trump còn có Michael Pillsbury, nhà ngoại giao lão làng và là bậc thầy về Trung Quốc học. Pillsbury “thuộc bài” Trung Quốc đến mức ông có thể dẫn chứng, đối chiếu và phân tích các thủ đoạn chính trị đối ngoại Trung Quốc rút ra từ thời Chiến quốc. Quyển “The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower” của ông là công trình nghiên cứu rất đáng tham khảo (lúc nào có thời gian, tôi sẽ giới thiệu các bạn quyển sách này, phát hành cuối năm ngoái).

Ngoài ra, còn có Randy Forbes (dự kiến được bổ nhiệm sếp Hải quân) hoặc tướng hưu Michael Flynn (bổ nhiệm ghế cố vấn an ninh quốc gia). Trong quyển “The Field of Fight”, Flynn (nguyên giám đốc Cơ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ) đã đưa Trung Quốc vào danh sách “những kẻ thù của nước Mỹ”. Người không thể không kể nữa là tướng (“Chó Điên”) James “Mad Dog” Mattis. Được chỉ định ghế bộ trưởng quốc phòng, “Chó Điên” từng nhấn mạnh nhiều lần việc phải dồn quân lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Từng là một trong những tư lệnh thủy quân lục chiến dày dặn trận mạc nhất quân đội Mỹ từ sau Thế chiến thứ hai, “Chó Điên” chưa từng có vợ. Gia đình của ông là quân đội. Ông là điển hình của mẫu tướng trận “da ngựa bọc thây” thời Chiến quốc mà Michael Pillsbury nhắc đến trong quyển sách của mình.

Có một điều thấy rõ liên quan tiến trình “lắp nòng” để tấn công Trung Quốc của chính phủ Mỹ mới. Nhóm “consigliere” không chỉ thuần túy chống Trung Quốc. Họ là những người hiểu rất rõ Trung Quốc, hiểu thấu đáo lịch sử ngàn năm của Trung Quốc và hiểu rõ tâm lý giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong “The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower”, Michael Pillsbury có thuật một chi tiết rằng Bộ quốc phòng Mỹ đã lập ra hai nhóm, “quân xanh” và quân đỏ”, trong đó một bên qui tụ các chuyên gia cực giỏi về Trung Quốc và buộc phải tư duy như người Trung Quốc, để lập những trận chiến giả định. Không biết Trung Quốc có những nhóm như thế hay không. Có thể họ cũng đã có. Chiến tranh súng đạn thì chưa nhưng chiến tranh thương mại coi như đã bắt đầu khai hỏa rồi.
…..

– Consigliere là từ quen thuộc trong tiểu thuyết The Godfather của Mario Puzo, có nghĩa “cố vấn”.

– Link tập phim tài liệu “Death by China” của Peter Navarro

23 December 2016

Lời Hẹn Đêm Đông Cũ, thơ

Dạo:
       Giáng Sinh rồi lại Giáng Sinh
Người đêm đông ấy bóng hình chốn nao.

Lời Hẹn Đêm Đông Cũ
Nhà thờ rộng, đèn chen nhau rộ nở,
Tiếng đàn ca òa vỡ lấp không gian.
Giáo dân quỳ, hồn tở mở hân hoan,
Niềm hy vọng chảy tràn qua ánh mắt.

Hàng ghế cuối, lão ông lòng quay quắt,
Nhìn quẩn quanh mong thấy mặt một người.
Rồi ngậm ngùi, để mặc lệ già rơi,
Buồn nhớ lại bốn mươi năm về trước.

Mang tâm trạng của kẻ vừa mất nước,
Đêm Giáng Sinh lạc bước đến nhà thờ.
Thân ngoại đạo bơ vơ,
Lặng lẽ ngu ngơ nhìn hang đá.

Lần đầu dự Giáng Sinh trên xứ lạ,
Bên những người cùng vất vả lưu vong,
Nỗi đớn đau đang nén chặt trong lòng,
Chợt bùng cháy như than hồng gặp gió.

Sau Thánh lễ, một tiệc trà nho nhỏ,
Làm ấm lòng người vừa bỏ quê hương.
Tiếng hỏi thăm vang dội khắp hội trường,
Niềm an ủi cùng bi thương lẫn lộn.

Chàng trai trẻ dẫu mang nhiều phiền muộn,
Cũng nghe lòng mình rộn rã reo vang,
Khi bỗng dưng thoáng thấy bóng một nàng,
Ngồi lặng lẽ cuối bàn cười e thẹn.

Chàng vụng về bẽn lẽn,
Lân la kiếm chuyện làm quen,
Nàng mỉm cười khi được hỏi đến tên:
- Giáng Sinh tới, gặp nhau em sẽ nói!

Rồi lúng túng, sau câu từ giã vội,
Theo người thân rẽ bóng tối ra về.
Chàng nhìn theo, lòng thoáng chút đê mê,
Phải chăng đó lời hẹn thề kín đáo.

                            *
Mười hai tháng trôi qua trong mộng ảo,
Đêm đông dài, sầu thấm nhão con tim.
Giáo đường xưa dẫu đỏ mắt kiếm tìm,
Người năm cũ vẫn bóng chim tăm cá.

Rồi thấm thoắt bốn mốt năm ròng rã,
Người trai xưa giờ tóc đã trắng tinh,
Mỗi mùa đông về chốn cũ một mình,
Mong gặp lại người Giáng Sinh năm đó.

Hình ảnh của người con gái nhỏ,
Bao năm rồi vẫn còn rõ trong mơ,
Nét môi cười cùng ánh mắt ngây thơ,
Giữa tâm khảm chưa bao giờ phai nhạt.

Nửa kiếp buồn lang bạt,
Giờ chỉ còn nỗi mất mát khôn nguôi.
Mãi loay hoay tìm kiếm bóng một người
Nào hay biết tuổi đời mình đã xế.

Đêm Chúa xuống, ngôi thánh đường tráng lệ,
Người càng ngày về dự lễ càng đông,
Nhưng dần dà tình cảm kẻ lưu vong
Theo năm tháng đã không còn như trước.

Nỗi buồn đau mất nước,
Cộng thêm bao gian khổ bước lưu đày
Đã góp tay tàn phá mảnh thân gầy
Đang bị bệnh hành từng giây từng phút.

Dù thương nhớ vẫn dâng cao ngùn ngụt,
Nhưng biết mình đã đến lúc phải quên
Chuyện tìm kiếm ngày đêm
Người con gái chưa biết tên biết tuổi.

Buồn chấp nhận đêm nay là đêm cuối,
Lòng bùi ngùi lẫn tiếc nuối xót xa.
Lễ nửa chừng, gượng chống gậy bước ra,
Đợi xe đón trở về nhà dưỡng lão.

                      *

Mảnh sân trước nhà thờ vùng huyên náo,
Người người giật mình, nhốn nháo nhìn ra.
Xe cứu thương inh ỏi khuất dần xa,
Trơ trọi chiếc gậy già trên bãi cỏ.

Đèn khuya vẫn nhịp nhàng xanh tím đỏ,
Chẳng buồn hay trong một xó tối tăm,
Người đàn bà vắng mặt mấy mươi năm,
Đang run rẩy quờ khăn lau nước mắt.

    Trần Văn Lương
    Cali, 12/2016

Hội Ngộ Liên Khoá 2017, Nam California


Tin buồn

Xin thông báo cùng quý đồng môn:

Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Ban Tham Sự Khóa 4

Ông PHẠM GIA CHÍ

Đã từ trần ngày 20 tháng 12 năm 2016 tại Sydney NSW, Úc Châu
Hưởng thọ 85 tuổi

(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

21 December 2016

Việt Nam lấy cái gì để cạnh tranh với thiên hạ 20 năm sau?

Thời điểm này là cuối năm 2016. Khi mà người ta đã sản xuất được những con chip độ dày chỉ có 25 nano mét thì thông tin về café, gạo bao nhiêu tiền một ký xuất khẩu vẫn còn được người dân Việt Nam bàn tán râm ran, và bàn tán ầm ĩ nhất vẫn là đi làm cho công ty nào lương cao hơn, thưởng nhiều hơn và nghỉ dài hơn.

Tui thiệt sự lo ngại cho đất nước mình khi đặt tầm nhìn vào 20 năm sau, chứ không nói tới 40 hay 50 năm sau nữa, vì khi đó chắc có lẽ thiên hạ đã dọn nhà lên sao Hỏa ở rồi, còn dân Việt Nam mình mới bắt đầu sửa soạn tinh thần để đi làm cho những nhà máy tinh chế sản phẩm.

Người Việt Nam lấy cái gì để cạnh tranh với thiên hạ 20 năm sau?

Người Việt Nam lấy tư cách nào để hội nhập?

Tui luôn đặt câu hỏi này cho từng người từng người một mà tui tiếp xúc gặp gỡ, giống như in nó lên một miếng decal rồi dán lên một tấm kiếng, đặt trước mỗi người mà tui tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, ở nhiều công ty, nhiều nơi, nhiều lúc.

Người Việt Nam tự cho là hiện đại mà tui tiếp xúc đại khái là như vầy: mặc đồ Gucci, xách túi Hermes, mang giày Salvator Ferragamo, xài Sony Vaio hoặc iPad, điện thoại iPhone hoặc Vertu, lái Mercedes E300 hoặc BMW 525i, lãnh lương ba bốn chục triệu một tháng, đi du lịch ở khách sạn năm sao, tối nào cũng đi chơi coi film coi ca nhạc, mở miệng ra là tỷ, trăm tỷ, ngàn tỷ, tiếng Việt tiếng Anh trộn vào nhau và nói nhanh như gió.

Những người như vậy tui gặp nhiều, nhiều lắm, nhưng mà tui nghĩ họ không thể trở thành những người lãnh đạo được, không trở thành người quyết sách được, đất nước này không thể dựa vào những con người hiện đại đó mà phát triển được.

Vì suy cho cùng, họ cũng chỉ là những người làm thuê cho nước ngoài.

Suy cho cùng, họ cũng giống như cha ông mình hồi trước.

Trước 1975 mà chúng ta gọi những người làm cho Mỹ là tay sai cho giặc, là bán nước, sau khi giải phóng phải cho đi học tập cải tạo để quán triệt đường lối cách mạng.

Trước cả 1945 mà chúng ta gọi những người nói được tiếng Pháp, thân Pháp rồi “đè đầu cỡi cổ nông dân” là sài lang, là tư sản mại bản, mà cuộc cải cách ruộng đất năm 1954 đã làm họ khiếp sợ theo cái kiểu bây giờ mấy bạn trẻ hay nói là “vãi đái ra quần”.

Nông dân Việt Nam 2016 thì quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời với nỗi lo sợ nơm nớp không biết đất đai họ đang cày cấy có bị thu hồi hay không.

Công nhân Việt Nam 2016 thì cắm mặt vào dây chuyền sản xuất, phân xưởng máy móc chỉ mong tăng ca với thưởng Tết với nỗi lo chủ doanh nghiệp quỵt lương, bỏ trốn.

Dịch vụ Việt Nam 2016 thì làm ăn kiểu đối phó, chụp giựt, tới đâu hay tới đó với nỗi lo không biết thằng khác có giảm giá giảm chất lượng để kéo khách tìm giá rẻ hơn mình hay không hay đối tác có trở mặt không.

Cán bộ quản lý Việt Nam 2016 thì chăm bẵm vào thiếu sót của doanh nghiệp để thanh tra xử phạt, kiếm lỗi để bắt đặng tróc nã cho ra tiền bao thư với nỗi lo giảm biên chế, phải chia bao thư với sếp đặng yên cái thân từng năm, từng năm một.

Thứ trưởng, bộ trưởng Việt Nam 2016 thì rơi vô thế trên đe dưới búa, phải có sáng kiến cải tổ đất nước đặng dễ ăn nói với lãnh đạo vì cái tội đã lãnh lương do dân trả mà ăn không ngồi rồi không có cải cách thì không được, ngặt nỗi đưa cái sáng kiến nào ra áp dụng cũng bị cái đám ăn không ngồi rồi phá bĩnh, chửi xéo, chống đối không làm, đã vậy còn bị chửi ngu, cũng khổ.

Các bạn làm chính trị, tuyên giáo, mặt trận tổ quấc thì đến hẹn lại lên năm nào cũng gởi bao thơ cho doanh nghiệp vừa mời mọc vừa đe dọa đóng góp cho các chương trình vào mùa từ thiện, với nỗi lo thù trong giặc ngoài, đám “phản động” nó xách động nhân dân quần chúng nổi dậy là bỏ mẹ.

Đó là không kể các nhà văn thì phải bẻ cong ngòi viết của mình vừa chửi vừa bụm miệng sáng tác ra những cái văn học dở dở ương ương đọc một câu đầu là biết câu cuối của cái cuốn sách 1000 trang đó nó viết cái gì.

Đó là không kể các nhà khoa học của chúng ta mỗi năm phải lập dự án nghiên cứu ôm hàng tỷ đồng mỗi dự án mà cả năm trời không đăng nổi một bài báo nào lên tạp chí khoa học của thế giới hay có cái bằng sáng chế nào được cấp, đáng để được ghi nhận là có đóng góp vào sự sáng tạo của nhân loại.

Đó là không kể tới hàng triệu người đi làm văn phòng, chạy qua chạy lại trong những sàn máy lạnh mỗi ngày bận rộn tới sút quần mà không rõ là họ đang làm cái gì, có lợi cho ai (ngoài thằng chủ doanh nghiệp) và nỗi lo bị mất lòng đồng nghiệp, bị nói xấu, bị thiếu năng lực làm một việc gì đó.

Túm cái quần lại là chúng ta, người Việt Nam năm 2016, hội nhập với tư cách gì?


Tui nghĩ hoài, nghĩ hoài, nghĩ hoài. Tui nói thiệt đó, tui nghĩ nhiều lắm, nhưng mà tui không có câu trả lời khác.

- Nô lệ
- Tay sai
- Người làm công

Nó giống như cái án bỏ túi treo trên đầu của dân tộc Việt này từ lúc vua Hùng khai sinh đất nước vậy đó. Việt Nam, theo ghi nhận của tui chỉ có những bước tiến rõ rệt trong những thời kỳ bị nước khác đô hộ (đửng biểu tui liệt kê ra là cái gì vào thời nào nha).

Nhưng nói gì thì nói, người Việt Nam khi ra khỏi đất nước này thì cũng có công danh nở mày nở mặt với các nước khác. Cũng nhiều. Và báo chí trong nước cứ canh me mỗi khi ở đâu đó có một người Việt Nam làm nên chuyện thì lập tức moi móc ra đăng lên trang bìa rặt mùi thấy sang bắt quàng làm họ, kiểu Mạc Ngôn với Mạc Can có bà con với nhau vậy á.

Vậy hông lẽ phong thủy của cái đất này, cái nước này nó có vấn đề? Chắc vậy, tui nghĩ chắc có vấn đề thiệt. Chứ người Việt Nam đi ra nước ngoài học tập làm việc một thời gian cũng nhiều người tạo dựng được công danh, nghiên cứu khoa học cũng có thành tựu, nghệ thuật gì cũng có tiếng tăm lắm.

Tại sao tui hỏi người Việt Nam hội nhập với tư cách gì chi dzậy?

19 December 2016

Khúc Đông Buồn, thơ


Cú tát vào mặt Obama hay chính quyền Trump

Nguyễn Hòa Bình

Trong suốt 8 năm lãnh đạo Nhà Trắng, Tổng Thống Barack Obama đã để lộ rõ những yếu kém trong vấn đề quốc phòng cũng như các chính sách đối ngoại. Hầu như tất cả các chính trị gia hay các nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại đều thừa nhận ông Barack Obama rất kém về đối ngoại. Tác giả bài viết này xin đưa ra một số ví dụ để minh chứng cho sự yếu kém của Obama.

1. Thất bại trong cuộc khủng hoảng Ukraine và Crimea sáp nhập Nga

Washington đã không thể hiện được tiếng nói trong vai trò là một siêu cường luôn can thiệp vào các vấn đề chính trị trên thế giới. Chính quyền Obama đã đánh giá quá thấp về tầm quan trọng của các sự kiện ở Ukraine đối với Moskva. Các cuộc biểu tình Maidan tại Kiev và những hậu quả địa chính trị không những là một sự trêu chọc Moskva mà còn là một đòn chí tử tiềm tàng đối với hệ thống chính trị của Nga. Cũng có thể đây là lý do ông Putin đã giành lấy vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những người quyền lực nhất thế giới.

Hậu quả tiếp theo của việc không can thiệp quân sự tại khu vực một cách cứng rắn là để Crimea sáp nhập với Nga. Chính quyền Obama đã quá chú trọng sử dụng quyền lực mềm để đối phó với một kẻ tham vọng địa chính trị như Tổng Thống Putin và lịch sử Liên Xô. Sự trừng phạt mang tính cô lập đã không thể làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế (ảnh hưởng do giá dầu suy giảm) và sức mạnh quân sự của nước Nga thể hiện tại khu vực. Vào ngày 11/9/2016 quân đội Nga diễn tập quy mô lớn tại Crimea, kết hợp nhiều binh chủng như Hải, Lục và Không quân. Một lần nữa chính quyền Putin đã tát thẳng vào mặt chính quyền Obama và khối NATO. Sự chia rẽ trầm trọng của khối NATO và EU đang là hồi chuông cảnh báo sự xuất hiện của "Một chủ nghĩa kết hợp giữa các nước lớn với các nước lớn thay vì sự kết hợp mang tính địa chính trị gây ra những đổ vỡ chung".

2. Chiến trường Syria

Nữ du sinh TQ, con cán bộ, bị tòa án Úc phạt tiền và trục xuất vì hành vi man rợ!

Phụ nữ Á Đông trước đây luôn được tiếng tốt là hiền lành , đoan trang , là người vợ đảm , người mẹ hiền , công dung ngôn hạnh là những đức tính được phụ nữ Á Đông xem trọng , dùng làm kim chỉ nam cho mình .

Nhưng phụ nữ Trung Quốc , và cả Việt Nam(*) , sau khi sống với cộng sản mấy chục năm thì dần dần mất đi những đức tính đó , ngày nay trở nên đanh đá , độc ác , chửi thề tục tĩu và không còn tính đoan trang thùy mị nữa .

Vừa qua , tòa án Úc vừa kết tội bạo hành cho 1 nữ du sinh Trung Quốc mới 21 tuổi , vì cô này đã máu lạnh xông vào đá tới tấp vào 1 nạn nhân đã bị bạn cô đánh bể đầu đang nằm hấp hối !

Cô Sirui Luo là con cán bộ Trung Quốc , được cha mẹ gửi qua Úc du học . Tối ngày 15 tháng 04 2016 , cô đi theo bạn đến Chinatown chơi ăn uống , sau đó lại theo 1 người bạn vào 1 con hẻm vắng rình đánh 1 thiếu niên khác vì ghen tương tình cảm .

Cô Luo không quen biết nạn nhân nhưng khi thấy người này bị đánh gục xuống thì cô reo hò , và còn chạy lại đá tới tấp vào người anh ta trong khi anh đang hấp hối vì đầu bị đánh bể sọ máu ra lênh láng . Nạn nhân đã chết trong bệnh viện sau đó .

Máy quay CCTV ở đầu hẻm đã thu được hình ảnh của Luo và vài ngày sau cô cùng kẻ sát nhân đã bị bắt giam và đưa ra tòa xét xử .

Cha mẹ của cô Luo bay từ Trung Quốc sang để mướn luật sư cãi cho cô , nhưng ngoài tòa thẩm phán Charles Rozencwajg phán cô tội bạo hành và phạt $5000 đồng thời trục xuất ngay về nước.

Thẩm phán cho biết ông có thể phạt tù cô Luo nhưng ông chỉ muốn phạt tiền để có thể mau chóng tống cô về lại Trung Quốc . Ông nói “Hành vi của cô gái này thật là man rợ và độc ác , nước Úc không muốn có những người như thế này , cô ta sẽ không bao giờ được nhập cảnh trở lại Úc nữa” .

Nhìn lại Việt Nam , chúng ta thấy nạn đánh nhau , hành hạ nhau , sỉ nhục nhau càng ngày càng tăng trong giới nữ sinh , với số tuổi càng ngày càng nhỏ đi . Ngay chính cha mẹ các em cũng hung hăng đánh người và chửi tục thì làm sao dạy con ? Đây là 1 nỗi lo và nỗi đau cho nền giáo dục Việt Nam .

Cộng sản làm băng hoại đạo đức của cả 1 dân tộc vốn có hàng ngàn năm văn hiến , vốn luôn trọng lễ nghĩa và trân quý sự hiền hòa . Theo Nhi đây là 1 trong những tội ác lớn nhất của cộng sản đối với dân tộc Việt !

Theo www.theage.com.au, FB Ngoc Nhi Nguyen
__________________________________

Nguồn: Đàn Chim Việt (danchimviet.info)

(*) Có lẽ tác giả đã từng có những trải nghiệm không dễ dàng chút nào với nhiều cô gái Việt, nhất là những cô ta thấy trong nhiều Clip trên Youtube, hoặc ngay tại VN ngày nay.  Chúng có bộ mặt, giọng nói khiến lúc ban đầu ta dễ tưởng là hiền lành nhưng chỉ trong tích tắc chúng có thể trở mặt như trở bàn tay, rồi…”mày sẽ biết tay tao/bà”.  Lũ mất dạy này là sản phẩm đặc thù của chế độ xã hội xhcn!

18 December 2016

Nhà báo Bùi Bảo Trúc qua đời

WESTMINSTER (NV) – Nhà báo Bùi Bảo Trúc, tên tuổi quen thuộc với người Việt hải ngoại, vừa qua đời lúc 11:45 tối 16 Tháng 12 năm 2016, tại Bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ở tuổi 72.

Nhà báo Bùi Bảo Trúc, có bút danh khác là Bảo Lâm, sinh năm 1944 tại Bắc Việt, di cư vào Nam năm 1954, học trung học Chu Văn An, Sài Gòn. Ông đi du học tại Tân Tây Lan (New Zealand), về nước năm 1967 làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, sau đó là phát ngôn viên chính phủ đến năm 1974, rồi được cử qua London làm việc.

Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, khi miền Nam thất thủ, ông từ London qua Canada sống một thời gian ngắn, rồi sang Washington DC làm việc cho Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).

Năm 2002, ông rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio, tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV.

Nhà báo Bùi Bảo Trúc nhiều năm viết cho báo Người Việt trong mục Thư Gửi Bạn Ta bằng lối viết dí dỏm nhưng sâu sắc, ông được rất nhiều độc giả yêu thích. (Đ.Q.A.T)

Bác hên dễ sợ

Bùi Bảo Trúc

Báo Hà Nội Mới cho biết tòa án nhân dân huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn đã quyết định truy tố Kèo Sòn Thúy ra tòa về tội xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những “hành động dâm ô” với những “biểu hiện ngoại hình khiêu dâm đồi trụy.”

Ðây không phải lần đầu tiên bị cáo có những hành động như thế, mà 2 năm trước đó, theo bí thư ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc là Hoàng Chánh Tân, đương sự cũng đã có những việc làm tương tự. Kèo Sòn Thúy đã nhiều lần xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh và những việc làm đó đã khiến nhân dân huyện Cao Lộc hết sức “bức xúc.” Tuy nhiên, vì cha của đương sự, Kèo Sòn Minh, là người có công lớn trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ nên huyện chỉ cảnh cáo và giao đương sự lại cho gia đình giáo dục uốn nắn. Nhưng Kèo Sòn Thúy vẫn ngoan cố tiếp tục xúc phạm Hồ chủ tịch nên huyện phải đưa đương sự ra tòa.

Theo tòa án nhân dân thì Kèo Sòn Thúy đã có những việc làm đồi trụy như mang hình Hồ Chí Minh ra hôn hít, để hình ảnh của bác Hồ vào chỗ kín tự kích dục (bác hên dễ sợ!) , cho người khác vẽ lên mình của bị cáo những hình ảnh hở hang bộ phận sinh dục của chủ tịch Hồ Chí Minh v…v… Kèo Sòn Thúy đã làm những chuyện vừa kể có khi công khai ngay ở trong lớp học khiến bạn bè trong lớp phải trình báo với ban giám hiệu để có biện pháp. Ở nhà thì Kèo Sòn Thúy đem những hình chụp Hồ chủ tịch vào giường ngủ, dấu trong chăn ngủ chung, ép những tấm ảnh này vào chỗ kín để kích dục (bác hên dễ sợ!).

Nhưng có một chi tiết đáng nói ra ở đây là lúc bị đưa ra tòa, bị cáo Kèo Sòn Thúy chỉ là một học sinh mới 8 (tám) tuổi. Lần đầu tiên Kèo Sòn Thúy bị nhà trường cảnh cáo, đương sự mới có 6 (sáu) tuổi.

Ô hay lúc thì người ta kêu gọi các nhi đồng phải yêu bác Hồ, rồi lại hát nhắng lên rằng, “Không ai yêu bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng,” rồi lại “Ðêm qua em mơ thấy bác Hồ,” rồi lại “Ðêm qua trên bến Ô Lâu, cháu ngồi cháu nhớ chòm râu bác Hồ”… và một đoạn dưới của bài thơ của thợ thơ Thanh Hải thì viết nguyên văn như thế này:
“…Ðêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh bác mà ngờ bác hôn.”
Thế thì có lôi bác ra hôn thì đã sao mà tại sao phải đổ cho Kèo Sòn Thúy là xúc phạm bác? Trong lúc bác hôn các cháu thả cửa khi các cháu đến thăm bác ở phủ chủ tịch (bác hên dễ sợ!). Có cháu từ miền Nam ra thăm bác, bác hôn cho một trận tới… mất trinh luôn thì sao?

Kèo Sòn Thúy làm đúng những trò bác rất thích, lại được hô hào khuyến khích bằng thơ bằng nhạc thế thì tại sao lại lôi em ra tòa?

Kèo Sòn Thúy là người thiểu số Vân Kiều. Cháu yêu bác Hồ có hơi sớm một chút thôi chứ có gì là sai quấy đâu mà huyện làm nhắng lên như vậy. Ðây nhé, cháu biết “gu” của bác lắm đấy chứ. Bác đã từng vồ một chị người thiểu số Tày đẻ ra Nông Ðức Mạnh. Rồi bác lại được tặng chị Nông Thị Xuân cho bác vui (bác hên dễ sợ!), chị lại đẻ được cho bác thằng cu Nguyễn Tất Trung mà bác cho đi trước khi cho đàn em Trần Quốc Hoàn hưởng sái nhị, sau đó giết chị quăng xác ra dốc Cổ Ngư. Kèo Sòn Thúy chỉ không biết bác đã chết từ năm 1969 nên mới đây vẫn còn tơ tưởng bác. Ðó là sai lầm duy nhất của em mà thôi. Còn những việc khác em làm là đều đúng bài bản cả đấy chứ.

Kèo Sòn Thúy nuôi (?) bác đúng câu “bác sống mãi trong quần chúng” thì bỏ bác vào quần mỗi tối đi ngủ cho bác…ấm thì sai quấy ở đâu (bác hên dễ sợ!)? Rồi Kèo Sòn Thúy vạch quần ra nhờ người vẽ chân dung bác vào cho đỡ nhớ thì sao? Không sẵn râu thì nhờ vẽ thêm cho…giống, chờ thêm vài năm nữa…lớn lên (?) khỏi phải nhờ vẽ râu, đỡ phải “bức xúc” như nhà thơ Thanh Hải (đêm qua trên bến Ô Lâu / Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu bác Hồ…) Kèo Sòn Thúy kẹp bác vào giữa hai ngón chân cái (?) để hôn bác và …ngờ bác hôn đó mà (bác hên dễ sợ!).

Có điều bọn đàn em ngu dốt nhìn vấn đề hoàn toàn sai. Ðáng lý ra thì phải dùng Kèo Sòn Thúy như một anh hùng thiếu nhi thay thế cho Lê Văn Tám, một nhân vật ngụy tạo bịa đặt hoàn toàn không có thật do Trần Huy Liệu dựng lên và nhà sử học Phan Huy Lê đã nói rất rõ, thì chúng nó đưa Kèo Sòn Thúy ra tòa.

Lẽ ra, bọn chúng phải túm lấy chuyện này và hô hoán ầm lên rằng bác Hồ là một thần nhục thể khiến cho ngay cả một cháu thiếu nhi 6 tuổi cũng cầm lòng không đậu, “bức xúc” lia chia, tối tối phải nhét bác vào chỗ kín cho bõ những ngày cơ cực thì mới vẻ vang lãnh tụ chứ (bác hên dễ sợ!). Ai lại lôi Kèo Sòn Thúy ra tòa làm mất mặt bầu cua hết trơn.

Kèo Sòn Thúy bị qui lỗi là đem hình bác Hồ ra hôn hít một cách “đồi trụy” thì từ nay ai còn dám lôi bác ra mà hôn hít và cho bác hôn nữa?

Sau này không còn con chó dại nào hôn bác thì đừng có trách à nghe!

Có điều không rõ Kèo Sòn Thúy bị trừng phạt thế nào. Phải chi mà còn bác thì biết đâu bác lại sai trùm ma cô Trần Quốc Hoàn lên Lạng Sơn đón Kèo Sòn Thúy về Hà Nội với bác không chừng.

15 December 2016

Lời Nguyện Cầu, tranh A.C.La


Lời Nguyện Cầu
Oil on canvas - 16x20 inch (41x51 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Chuyên vui ...như khi còn trẻ

Phàm Phu Tục Tử
Hoàng Thanh
Minnesota

Nhớ ngày xưa còn con gái mới lớn, đầu óc tui thật trong sáng, thánh thiện. Tui mơ có được một người bạn đời hợp ý tâm đầu để cùng ngắm hoa, thưởng nguyệt, làm thơ, đối ẩm, thả diều, bắt bướm… Vợ chồng phải coi nhau như bạn, giữ tình thanh tao chứ không để ba cái chuyện đầu gối tay ấp làm vẩn đục vấy bẩn. Tui mơ, tui mộng đủ thứ cho đến khi tui gặp được chàng.
Chàng là một thư sinh tuấn tú tướng người rất nho nhã, đàng hoàng, và hiền như bụt. Chàng thuộc thơ của các văn nhân thi sĩ như cháo; lâu lâu lại xổ vài bài thơ lãng mạn mà vì chàng chỉ đọc vài câu, vừa vặn hợp tình, hợp cảnh, không nhiều hơn ý muốn nói nên tôi khó mà nhận ra là thơ văn của ai. Cho dù mơ mộng mấy đi nữa, nhưng cũng là nhi nữ thường tình, tui vốn không quên “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Nay đã gặp người hợp nhãn, hợp ý tui chẳng ngần ngại gì mà không gần gũi để tìm hiểu thêm.
Nhiều lần trốn đi ngắm sóng biển, ngắm sao trời, thơ thẩn với chàng quá, má tui đã cấm không cho hai đứa gặp nhau nữa. Chàng thở dài ngâm nga thơ Nguyễn Bính:
“Giá đừng có ​gi​ậu mồng tơi
Tối nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.”
Tui kể lại với má. Thế là má tui bỏ lệnh cấm vận vì không muốn trở thành dậu mồng tơi lỡ ai hái nấu canh thì khổ. Má tui lâu nay rất mê thơ, đã từng chép mấy tập thơ dầy cộm nên thấy chàng biết xài thơ đã cho điểm tốt ngay.
Chàng còn là một thư viện truyện cười, kể tui nghe đủ thứ truyện vui thật dễ thương…Chàng lắng nghe tâm sự của tui; đồng cảm với mơ ước của tui và đã tỏ tình một cách rất thơ theo đúng cái thắc mắc đang lởn vởn trong đầu tui hôm hai đứa đang thơ thẩn dạo chơi:
Người đâu gặp gỡ làm chi!
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Rồi chàng hứa…sẽ là người bạn đời mà tui tưởng tượng. Thế là chẳng bao lâu đám cưới của đôi trai thanh gái lịch đã xảy ra. Chàng trở thành chồng tui và từ từ lộ nguyên cái chất phàm phu tục tử mà tui không thể nào tưởng tượng được.

**

Bắt đầu buổi tân hôn, hai đứa tui ngủ chung giường nhưng chắn giữa là một cái gối như đã giao hẹn trước kia. Ðược đâu vài phút chàng bắt đầu hát:
– Tay có bằng lòng cho tay nắm với?
– Xin nắm tay hở? Nắm một chút thôi nhen. Nắm tay được vài phút chàng hát tiếp:
– Tóc có bằng lòng xin một sợi thôi?
– Xin tóc làm gì vậy?
– Ðể anh kết tóc se tơ ấy mà…
Giọng chàng êm như ru hát thì thầm bên tai tôi:
– Chân có bằng lòng cho chân kẹp lại?
– Một phút thôi nhen! (tui nói ỉu xìu)
– Môi có bằng lòng xin một nụ hôn?
Im lặng! Tui hết trả lời được nữa mà nhắm mắt chết trân. Rồi chàng xin lần cuối cùng với ca khúc của Ngô Thụy Miên:
“Cho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng”
Cứ thế, chàng tấn công từng tí từng tí thật tình tứ. Cái gối chắn bị quăng khỏi giường! Từ nay hết tình thoát tục, hết tình thanh tao, hết tình bạn bè mà bắt đầu cho tình vợ chồng chính hiệu.
Nhưng đó đâu có phải là lần xin cuối cùng. Ðêm đó chàng cứ xin thêm, xin nữa, xin tới, xin lui. Tui hỏi chàng:

13 December 2016

Sự kết thúc của bóng ma "ông ngoại"?

TTR: Nhiều người trong đó không ít người Việt trước đây và bây giờ vẫn cho rằng Donald Trump là một người bất nhất, tính khí bất thường, mị dân, có những lời tuyên bố nhăng cuội, thậm chí là người giả dối và lừa đảo. . .

Căn cứ vào những gì đang diễn ra hiện nay thì những phê phán như trên rõ ràng không chính xác. Ông Trump đang tỏ ra nhất quán hơn nhiều chính khách (bình thường) khác. Sau khi trở thành tổng thống, những điểm quan trọng trong chính sách ông đã từng đưa ra trước cuộc bầu cử đã được ông nhắc lại và được thể hiện qua hành động một cách nào đó.

Không phải như nhiều người nhận xét rằng Ông Trump khi tranh cử đã "đánh đúng tâm lý quần chúng" ngụ ý rằng nói lấy được và chỉ là tùy cơ ứng biến để lấy phiếu. Thực ra những điều ông Trump nói ra chính là những suy nghĩ, những niềm tin của ông đã được ông viết ra trong hai quyển sách xuất bản trước đây nhất là quyển thứ hai "Time to get tough" (Đã đến lúc phải mạnh tay).

Những người dân Mỹ đã bầu cho ông Trump có thể đang có tâm trạng phấn khởi và nói như cựu tướng Michael Flynn vừa được cử làm cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống từng tuyên bố trước đây: "Đây không phải là cuộc bầu cử, mà đây là cuộc cách mạng". Mà làm cách mạng thì không thể gò bó trong truyền thống nhiều khi héo úa. Ông Trump không thuộc vào nhóm chính khách truyền thống. 

Ông Trump đang có những động thái biểu lộ sự suy nghĩ độc lập của mình, không muốn như các chính phủ trong hơn ba thập niên trước đây loay hoay trong cái bóng của lão gia Kissinger để hoạch định chính sách ngoại giao đặc biệt là đối với nước Tầu Cộng Sản.

Những người dân Việt nào còn lo lắng cho đất nước đang bị Tầu xâm lăng rất vui khi thấy ông Trump đã khởi đầu tiến trình hình thành chiến lược mới với Tầu Cộng, không nhân nhượng mà phải sòng phẳng. Một suy diễn từ hành động của Ông Trump nhưng chưa đủ lâu để chứng nghiệm rằng ông không phải là một người hất đồng minh xuống suối để làm vừa lòng Hoa Lục tham tàn như Kissinger đã làm đối với Đài Loan hay không.

Thái độ đúng đắn nhất về Tổng thống Mỹ mới được bầu là - như lời Tổng thống Obama phát biểu: Đừng vội phán xét Trump, hãy dành cho ông ấy một cơ hội.
Dưới đây là bài viết trên FB quen thuộc Mạnh Kim được blog Dân Luận đăng lại nói về sự giao thoa giữa hai luồng suy nghĩ của Trump và Kissinger.

***
Theo FB Mạnh Kim
Nước Mỹ không cần ràng buộc gì với chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh (đối với Đài Loan) – Donald Trump trả lời phỏng vấn Fox News ngày 11-12-2016.

Phát biểu này không chỉ cho thấy một bước ngoặt trong bang giao Mỹ-Trung. Cuộc đối đầu trực diện với Trung Quốc, nếu Trump thật sự thực hiện khi chính thức vào Nhà trắng, chắc chắn sẽ vẽ lại bản đồ quyền lực khu vực và thậm chí định vị lại các tay chơi trên sân khấu chính trị toàn cầu. Điều đáng chú ý hơn: đây cũng có thể là sự cáo chung của bóng ma Henry Kissinger từng phủ ảnh hưởng lên chính sách đối ngoại Mỹ đối với Trung Quốc hàng chục năm qua.

Kissinger, 93 tuổi, mệnh danh “ông ngoại của chính sách đối ngoại (“granddaddy of U.S. foreign policy”), là một tượng đài của giới ngoại giao Mỹ. Ông là cố vấn đối ngoại của gần như tất cả tổng thống Hoa Kỳ kể từ sau thời Nixon. Ý kiến của ông là vàng bạc. Hillary Clinton là “fan” của Kissinger. Trump không ngoại lệ. Tháng 5-2016, Trump gặp “ông ngoại” tại nhà riêng Kissinger, theo yêu cầu Trump. Cuộc gặp kéo dài một giờ.

Một tuần sau khi đắc cử, Trump lại “hầu chuyện” với “cụ”. Lần này tại Trump Tower. ABC News thuật: Trump cho biết mình “dành sự kính trọng đặc biệt đối với Kissinger và rất cám ơn ông ấy đã chia sẻ ý tưởng với tôi”. Trong thông cáo báo chí về sự kiện, nhóm chuyển giao quyền lực của Trump nói: “Tổng thống tân cử Trump và tiến sĩ Kissinger đã biết nhau nhiều năm và đã có một cuộc gặp lớn. Họ thảo luận về Trung Quốc, Iran, Nga, EU và nhiều vấn đề khác”.

Báo chí khó có thể biết chính xác Trump và Kissinger nói với nhau điều gì. Sau cuộc gặp trên, Kissinger qua Bắc Kinh. Để làm gì? Khó có thể biết. Ngày 1-12, Kissinger gặp Vương Kỳ Sơn. Ngày 2-12, báo chí Trung Quốc đăng ảnh Kissinger gặp Tập Cận Bình. Hôm đó, Kissinger nói với Tập: “Chúng tôi hy vọng chứng kiến quan hệ Mỹ-Trung đi lên với cách thức ổn định và liên tục”. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, Tập lẫn Kissinger đều sốc bất ngờ: Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn!

Ngày 5-12, khi trở về Mỹ, Kissinger trả lời báo chí: “Tập nói với tôi rằng Trung Quốc đang theo dõi sát sao mọi diễn biến”. Tại một sự kiện được tổ chức bởi Ủy ban quốc gia về quan hệ Mỹ-Trung, Kissinger nói thêm, ông “rất ấn tượng với phản ứng bình tĩnh của giới lãnh đạo Trung Quốc mà theo đó có thể thấy họ bày tỏ quyết tâm nhằm có thể xem xét một cuộc đối thoại bình tĩnh hay không”.

Một ngày sau, 6-12, Kissinger lại gặp Trump. Chắc là trách móc về cú điện đàm với nguyên thủ Đài Loan? Khó có thể biết chính xác. Tuy nhiên, 5 ngày sau, ngày 11-12, trong cuộc phỏng vấn Fox News, Trump chơi một cú nặng hơn nữa: Mỹ chẳng ràng buộc gì với chính sách “Một Trung Quốc” cả - chính sách mà Kissinger đã có phần thiết kế khi đi đêm với Bắc Kinh, qua mặt Chính phủ VNCN, từ năm 1971, để mở đường cho chuyến công du lịch sử 1972 của Nixon, bắt đầu mở rộng cánh cửa thế giới cho Trung Quốc. Lúc ấy, ngoài việc muốn rút chân khỏi miền Nam VN, Nixon-Kissinger còn đánh “ván bài Trung Quốc” với Liên Xô. Họ muốn kiềm Liên Xô bằng lá bài Trung Quốc. Đổi lại, Nixon phải nhìn nhận chính sách “Một Trung Quốc” về vấn đề Đài Loan. Chính sách này được các đời tổng thống Mỹ sau đó “thừa hưởng” đến giờ.

Kissinger không “nghỉ chơi” sau khi ván bài với Liên Xô kết thúc. Kissinger luôn tin rằng Trung Quốc là quốc gia đáng được kính trọng và cần được Mỹ cùng chia sẻ quyền lực. Từ sau Chiến tranh lạnh, trong suốt nhiều năm, Kissinger nỗ lực làm điều đó (đến Trung Quốc hơn 80 lần kể từ năm 1971). Không phải tự nhiên mà Kissinger luôn được tiếp đón như thượng khách tại Trung Quốc. Ông thuyết trình tại Bắc Kinh. Ông giảng tại Thượng Hải. Ngoài việc “kính trọng” Trung Quốc, Kissinger còn có một lý do khác: hãng tư vấn Kissinger Associates là nơi đại diện cho các công ty Mỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Trung Quốc, kể từ cuối thập niên 1970 đến nay!

Trong cuộc phỏng vấn mới đây (đăng trên nguyệt san The Atlantic 12-2016), khi được nhà báo Jeffrey Goldberg hỏi rằng ông có sợ không, nếu “tất cả những chuyện này, xuất phát từ Trump, dẫn đến một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc”; Kissinger trả lời: “Hơn bất kỳ gì khác, một trật tự thế giới hòa bình và cân bằng luôn dựa vào mối quan hệ ổn định giữa Mỹ với Trung Quốc. Tập Cận Bình miêu tả sự liên tương kinh tế là sự “cân bằng và thúc đẩy” cho quan hệ song phương rộng hơn của chúng ta. Một cuộc chiến mậu dịch sẽ tàn phá cả hai nước”.

Những gì đang diễn ra dường như bắt đầu đi dần ra khỏi đường biên mô hình “trật tự thế giới mới” mà Kissinger phác họa. Ngày 20-11, sau cuộc gặp Trump, Kissinger xuất hiện trong chương trình "Fareed Zakaria GPS" của CNN. Ông nói: “Đừng có mà đóng đinh Trump vào những chỗ mà ông ấy đứng trong chiến dịch tranh cử”. Rõ ràng những gì Trump nói không phải là “đinh đóng cột”. Dù sao, cũng vẫn rất bất ngờ khi Trump kéo ra luôn cả chiếc thảm Trung Quốc đang nằm dưới chân “ông ngoại”.

Dù sao, tất cả cũng chỉ mới bắt đầu. Thủ thuật “đánh nhau” cũng lại là dùng lá bài nước nhỏ. Mỹ đã dùng lá bài Trung Quốc để đánh Liên Xô. Liên Xô dùng lá bài Việt Nam để "đánh" Trung Quốc. Trung Quốc dùng lá bài Campuchia để đánh Việt Nam. Bây giờ Mỹ lại dùng lá bài Đài Loan để đánh Trung Quốc. Có điều, ở tình thế hiện tại, Trung Quốc không có con bài nước nhỏ nào để đánh Mỹ.

Mạnh Kim

Vĩnh biệt những giá trị châu Á

Nguồn: Ian Buruma, “Asian Values RIP,”
Project Syndicate, 04/04/2015.
Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc
Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rất ít chính trị gia nhận được nhiều sự tưởng nhớ cảm động từ phía công chúng sau khi qua đời như Lý Quang Diệu, người sáng lập và là cựu thủ tướng lâu năm của Singapore. Một người được Henry Kissinger coi như một nhà hiền triết, được Tổng thống Nga Vladimir Putin xem như một chính trị gia hình mẫu, và được Tổng thống Barack Obama mô tả là “người khổng lồ đích thực của lịch sử” thì chắc hẳn đã làm điều gì đó đúng đắn.

Có một điều không thể chối cãi: Ảnh hưởng của Lý Quang Diệu lớn hơn nhiều lần so với quyền lực chính trị thực tế của ông, thứ sẽ chẳng bao giờ vượt ra khỏi những đường biên giới chật hẹp của một thành bang (city-state) nhỏ bé ở Đông Nam Á. Ông rõ ràng đã chua xót nhận ra điều này năm 1965 khi Singapore tách khỏi Malaysia. Ảnh hưởng sâu sắc nhất của Lý Quang Diệu là ở Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, nơi các doanh nghiệp kinh tế đang bùng nổ và cùng tồn tại với một nhà nước độc đảng chuyên chế theo chủ nghĩa Lê-nin.

Lý Quang Diệu là người tiên phong của chủ nghĩa tư bản kết hợp với thiết quyền. Đảng Hành động Nhân dân của ông, dù ít tàn bạo hơn nhiều so với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã điều hành một đất nước độc đảng trên thực tế. Như những nhà lãnh đạo độc tài khác (Mussolini chẳng hạn), Lý Quang Diệu cũng từng là người theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng tư tưởng của ông lại chịu ảnh hưởng bởi những ký ức hoài cổ kỳ quặc của kỷ luật thời thuộc địa Anh và một phần tư tưởng Nho giáo do ông tự điều chỉnh, nhấn mạnh sự tuân phục chính quyền, trong khi bỏ qua thứ quyền mang tính chất Nho giáo không kém là bất đồng chính kiến.

Nền kinh tế sôi động, sự tiện nghi về của cải vật chất, và hiệu quả thông suốt của Singapore dường như giúp khẳng định ý kiến của nhiều người cho rằng chủ nghĩa chuyên chế ưu việt hơn dân chủ, ít nhất là ở một số nơi trên thế giới. Rõ ràng là Lý Quang Diệu rất được các nhà độc tài ở mọi nơi ngưỡng mộ, những người cũng mong có thể kết hợp sự chuyên quyền của mình với việc tạo ra sự giàu có.

Nhưng cũng có điều gì đó bất thường trong những lời ca tụng dành cho Lý Quang Diệu. Những nhà lãnh đạo khác cùng chung tư tưởng với ông còn chưa được đối đãi như một nhà hiền triết, nói gì đến việc được xem như một người khổng lồ của lịch sử. Ví dụ, nhà độc tài quân sự Chi-lê Augusto Pinochet đã áp đặt phiên bản chủ nghĩa tư bản kết hợp với thiết quyền của riêng mình, và dù được Margaret Thatcher và Friedrich von Hayek ngưỡng mộ, nhưng ngày nay chẳng mấy ai kính trọng ông. Tại sao Lý Quang Diệu được tôn kính mà Pinochet lại không?

Trước hết, Lý Quang Diệu không lên nắm quyền bằng một cuộc đảo chính quân sự và những người đối lập ông đã không bị thảm sát trên các sân bóng đá (như đã từng xảy ra ở Chi-lê dưới thời chính quyền độc tài Pinochet – NHĐ). Những người bất đồng chính kiến ở Singapore thường bị giam giữ và ngược đãi, nhưng không ai bị tra tấn cho đến chết. Chính phủ của Lý Quang Diệu, trong khi cho phép bầu cử diễn ra như biểu hiện của một chính quyền dân chủ, vẫn hạ bệ những người đối lập mình bằng cách đe dọa và trừng phạt tài chính: những người dám dũng cảm chống đối lại ông bị làm cho phá sản trong các vụ kiện tốn kém; nhìn chung, Lý Quang Diệu có thể dựa vào một hệ thống tư pháp phục tùng mình.

Danh tiếng lẫy lừng của Lý Quang Diệu cũng có liên quan đến văn hóa. Ông rất giỏi trong việc thể hiện mình là hình mẫu của phương Tây thời xa xưa về Nhà thông thái (Wise Man) đến từ phương Đông. Dù “Harry” Lee, tên của Lý Quang Diệu khi còn là sinh viên tại Đại học Cambrigde, tiếp thu nhiều từ nền văn minh phương Tây, bao gồm cả sự ngưỡng mộ đặc biệt dành cho hệ thống thứ bậc trong Giáo hội Công giáo, ông vẫn luôn thận trọng chú ý đến việc nhấn mạnh cội rễ Châu Á trong tư tưởng chính trị của mình.

Lý Quang Diệu chưa bao giờ tuyên bố rằng nền dân chủ tự do ở phương Tây là sai lầm. Tất cả những gì ông bày tỏ là nó không phù hợp đối với “người châu Á.” Lập luận của ông là người châu Á đã quen với việc đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Người châu Á về bản chất là tuân phục giới cầm quyền. Những đặc điểm này bắt nguồn từ lịch sử châu Á: chúng là những “giá trị châu Á” sâu sắc.

Có những lý do chính đáng để hoài nghi luận điểm này. Trước hết, ai là những “người châu Á” này? Chắc chắn rằng đa số người dân Ấn Độ không đồng tình rằng về văn hóa, họ không thích hợp với nền dân chủ – điều đó cũng đúng với người dân Nhật Bản, Đài Loan hay Hàn Quốc ngày nay. Việc đề cập đến những giá trị châu Á ở Singapore có lý ở mức độ nhất định, bởi vì sẽ là thiếu tôn trọng đối với người Mã Lai và người Ấn Độ thiểu số nếu biện minh cho việc họ kém quan trọng hơn bằng cách khơi gợi những giá trị Trung Hoa (trong bối cảnh người Hoa chiếm đa số ở Singapore – NBT).

Nhưng cũng có nhiều người Trung Quốc, không chỉ ở Đài Loan và Hồng Kông, bắt đầu không đồng ý với lời biện minh bằng văn hóa của Lý Quang Diệu cho chủ nghĩa toàn trị. Ngay cả người Singapore cũng đang dần thức tỉnh.

Liệu có đúng đắn không nếu cho rằng việc trở nên dân chủ hơn có thể đã khiến Singapore trở nên kém phát triển, thịnh vượng, và hòa bình hơn? Nhiều người Singapore có thể cũng nghĩ như vậy. Nhưng không thể chắc chắn rằng họ có đúng hay không vì giả định trên chưa bao giờ được kiểm nghiệm trên thực tế. Hàn Quốc và Đài Loan đều đã trải qua tiến trình dân chủ hóa vào những năm 1980, sau khi kết thúc việc áp dụng phiên bản chủ nghĩa tư bản chuyên quyền của mình, và đang phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Chắc chắn, dân chủ cũng không gây phương hại đến nền kinh tế Nhật Bản.

Tiền đề của Lý Quang Diệu, thứ mà ông luôn trung thành, là giới tinh hoa có năng lực (meritocratic elite) phải áp đặt sự hài hòa trong xã hội từ trên xuống, đặc biệt là trong một xã hội đa sắc tộc như Singapore. Theo đó, thật sự ông khá giống Trung Quốc. Ông đã thu hẹp tối đa kẽ hở cho tham nhũng bằng cách trả công hậu hĩnh cho giới tinh hoa có năng lực. Mặc dù phải đánh đổi ở mức độ nào đó, nhưng nhờ có ông mà điều này đã phát huy tác dụng đối với Singapore. Singapore có thể phát triển và tương đối ít tham nhũng; nhưng đồng thời cũng là một nơi khá khô khan và có ít không gian cho các thành tựu về trí tuệ và nghệ thuật.

Những thứ có tác dụng trong một thời gian đối với một thành bang nhỏ bé khó có thể trở thành một hình mẫu hữu hiệu cho các xã hội rộng lớn và phức tạp hơn. Nỗ lực của Trung Quốc trong việc áp dụng chủ nghĩa tư bản kết hợp với thiết quyền đã tạo nên một hệ thống tham nhũng tràn lan, với sự bất bình đẳng trầm trọng về mức độ giàu có. Và Putin cũng phải nhờ đến chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến để che đậy những khuyết điểm xã hội và kinh tế dưới chính quyền của mình.

Bởi vậy, chúng ta hãy cứ ngưỡng mộ những con đường cao tốc trải dài êm ái, các cao ốc văn phòng đồ sộ, và những trung tâm mua sắm hoàn hảo của Singapore. Tuy nhiên, khi đánh giá di sản của Lý Quang Diệu, chúng ta cũng phải chú ý đến những lời của Kim Dae-jung, người từng bị bắt giam và suýt bị sát hại vì dám chống lại nền độc tài của Hàn Quốc trước khi trở thành vị tổng thống dân cử dân chủ của đất nước này năm 1998. “Châu Á lúc nào cũng cần phải kiên định xây dựng dân chủ và thúc đẩy quyền con người,” ông viết trong một bài phúc đáp Lý Quang Diệu. “Trở ngại lớn nhất [của châu Á] không phải là di sản văn hóa, mà là sức cản của những nhà cầm quyền độc tài và những người ủng hộ họ.”
**

Ian Buruma là Giáo sư về Dân chủ, Nhân quyền và Báo chí tại Bard College. Ông là tác giả nhiều cuốn sách, bao gồm Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance và mới đây là cuốn Year Zero: A History of 1945.

http://nghiencuuquocte.org/2015/04/23/vinh-biet-nhung-gia-tri-chau-a/#sthash.4QpDgDQt.dpuf

11 December 2016

Năm Ngàn & Năm Cắc

Tưởng Năng Tiến
Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền [Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà … (không rõ nhời) !
Lão Nông
Vài bữa sau, sau ngày đổi tiền ở miền Nam,  tờ Sài Gòn Giải phóng (số ra hôm 27 tháng 9 năm 1975) đã gửi đến những người dân ở vùng đất này đôi lời an ủi:
“Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”
Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức lại có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.”  (Bên thắng cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Tôi sinh ra đời tại miền Nam, cùng thời với “những tờ bạc Sài Gòn” nhưng hoàn toàn không biết rằng nó đã “làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ” ở nửa phần đất nước. Và vì vậy, tôi cũng không thấy “phấn khởi” hay “hồ hởi” gì (ráo trọi) khi nhìn những đồng tiền quen thuộc với cuộc đời mình đã bị bức tử – qua đêm!

Suốt thời thơ ấu, trừ vài ba ngày Tết, rất ít khi tôi được giữ “nguyên vẹn” một “tờ bạc Sài Gòn” mệnh giá một đồng. Mẹ hay bố tôi lúc nào cũng xé nhẹ nó ra làm đôi, và chỉ cho tôi một nửa. Nửa còn lại để dành cho ngày mai.

Đồng tiền 50 xu, năm cắc,
in hình ông Ngô Đình Diệm,
phát hành năm 1960


Tờ một đồng, phát hành năm 1955

Tôi làm gì được với nửa tờ giấy bạc một đồng, hay năm cắc, ở Sài Gòn – vào năm 1960 – khi mới vừa biết xài tiền?

Năm cắc đủ mua đá nhận. Đá bào nhận cứng trong một cái ly nhựa, rồi thổ ra trông như hình cái oản – hai đầu xịt hai loại xi rô xanh đỏ, lạnh ngắt, ngọt lịm và thơm ngát – để tôi và đứa bạn chuyền nhau mút lấy mút để mãi cho đến khi xi rô bạc hết cả mầu mới ngừng tay, lễ phép xin thêm:

–  Cho con thêm chút xi rô nữa được không?

–  Được chớ sao không. Bữa nào tụi bay cũng vậy mà còn làm bộ hỏi!

Năm cắc đủ cho một chén bò viên, dù chỉ được một viên thôi nhưng khi nắp thùng nước lèo mở ra là không gian (của cả Sài Gòn) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh đó – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy –   hoà nhẹ với chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay có thể  khiến cho đứa bé xuýt xoa mãi cho đến… lúc cuối đời.

Năm cắc cũng đủ làm cho chú Chệt vội vã thắng xe, mở ngay bình móp, lấy  miếng kem – xắn một phần vuông vắn, cắm phập vào que tre – rồi trịnh trọng trao hàng với nụ cười tươi tắn. Cắn một miếng ngập răng, đậu xanh ngọt lạnh thấm dần qua lưỡi, rồi tan từ từ… suốt cả thời thơ ấu.

Năm cắc là giá của nửa ổ bánh mì tai heo, nửa má xoài tượng hay một xâu tầm ruột ướp nước đường, một cuốn bò bía, một trái bắp vườn, một ly đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, một dĩa gỏi đu đủ bò khô, một khúc mía hấp, năm cái bánh bò nước dừa xanh đỏ, mười viên cái bi ròn ròn cái bi ngon ngon nho nhỏ…

Một đồng thì (Trời ơi!) đó là cả một trời, và một thời, hạnh phúc muôn mầu!

Một đồng mua được hai quả bóng bay. Chiều Sài Gòn mà không có bong bóng bay (cầm tay) để tung tăng e sẽ là một buổi chiều… tẻ nhạt. Những chùm bóng đủ mầu sẽ rực rỡ hơn khi phố mới lên đèn và sẽ rực rỡ mãi trong trong ký ức của một kẻ tha hương, dù tóc đã điểm sương.

Còn hai đồng là nguyên một tô cháo huyết có thêm đĩa dà trá quẩy ròn rụm đi kèm. Hai đồng là một tô mì xá xíu với cái bánh tôm vàng ươm bên trên, và nửa cọng rau xà lách tươi xanh bên dưới. Tờ giấy bạc với mệnh giá quá lớn lao và rất hiếm hoi này, không ít lúc, đã khiến cho tuổi thơ của tôi vô cùng phân vân và bối rối!


Tờ bạc hai đồng, phát hành năm 1955

Và trong cái lúc mà tôi còn đang suy tính, lưỡng lự, cân nhắc giữa bốn cái kem đậu xanh năm cắc, bốn cuốn bò bía, bốn ly nước mía, hay một tô hủ tíu xắt xíu thịt bằm béo ngậy (cùng) giá hai đồng thì ở bên kia chiến tuyến người ta đã quyết định cho ra đời Mặt trận Giải phóng Miền Nam – vào ngày 20 tháng 12 năm 1960.

Hệ quả thấy được, vào mười lăm năm sau – vẫn theo báo Sài Gòn Giải phóng, số thượng dẫn:
“Miền Nam đã có một nền tiền tệ mới, khai sinh từ sự độc lập toàn vẹn của xứ sở, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nâng niu từng tờ bạc của Ngân hàng Việt Nam với một niềm hãnh diện chưa từng thấy sau bao nhiêu thế kỷ mất nước phải ép mình sống với đồng bạc của ngoại bang.”
Niềm hãnh diện được nâng niu từng tờ bạc mới (nếu có) cũng nhỏ dần sau từng đợt đổi tiền. Rồi với thời gian những tờ bạc này đã từ từ biến thành… giấy lộn – như tường thuật của nhà báo Bạch Nga, đọc được trên Vietnamnet hôm 21 tháng 5 năm 2012:
“Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.

‘Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho ‘tử tế’ nhá!’
Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc…

Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: ‘Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé.”

Và đó là chuyện xẩy ra năm trước. Năm nay – sau khi dự phiên họp ngày 14 tháng 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính về ngân sách những tháng đầu năm 2013 –  Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan bỗng (chợt) nhận ra rằng: “Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!”

Ủa, “gay go” thiệt sao?

Mà “gay go” tới cỡ nào lận?

Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người đã từng lạc quan tuyên bố “năm 2015 sẽ có một Vinashin mới” nay đã bắt đầu đổi giọng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%.”

Và đã đến nước này thì ông phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Nguyễn Xuân Cường, cũng đành phải (xuôi xị) nói theo thôi: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại.”

Điều lo ngại nhất là bó rau muống sẽ không ngừng ở giá năm ngàn đồng bạc. Dù với số tiền này – vào năm 1960 – đủ để mua hai ngàn tô phở gánh, hay hai ngàn năm trăm tô mì xe, hoặc mười ngàn chiếc bong bóng đủ mầu.

Bù lại, vẫn theo lời của bà Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan, là mọi người được sống với “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân… khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.”

Cái giá của “dân chủ” (cũng như Độc lập – Tự do – Hạnh phúc) của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, hơi mắc. Dân Việt, tội thay, không những đã hớ mà còn mua nhầm đồ giả và đồ đểu nữa mới chết (mẹ) chớ !

Tưởng Năng Tiến

09 December 2016

Ngựa Đất Qua Sông, thơ

Dạo:
     Ngựa bùn đưa khách qua sông,
Ngựa kia tới bến, người không đến bờ.

**

    泥 馬 涉 江
夜 客 騎 泥 馬 涉 江,
風 狂 浪 怒 水 茫 茫.
求 生 夜 客 江 中 死,
泥 馬 無 心 到 舊 莊.
            陳 文 良

Âm Hán Việt:

        Nê Mã Thiệp Giang
Dạ khách kỵ nê mã thiệp giang,
Phong cuồng, lãng nộ, thủy mang mang.
Cầu sinh, dạ khách giang trung tử,
Nê mã vô tâm đáo cựu trang.
            Trần Văn Lương

Dịch nghĩa:

          Ngựa Đất Lội Qua Sông
Người khách đêm cưỡi ngựa đất (bùn) qua sông.
Gió nổi điên, sóng nổi giận, nước mênh mông.
(Vì) tham cầu sống (nên) người khách đêm chết giữa lòng sông. (1)
(Vì) vô tâm nên ngựa đất đã tới (được) ngôi nhà cũ. (2)(3)

Chú thích:

(1)  Phúc Âm Thánh Luca 17:33
     Ai tìm cách giữ mạng sống mình thì sẽ mất, và ai liều bỏ mạng sống mình, thì sẽ giữ được.

(2)  Bích Nham Lục tắc 1: Đạt Ma Khoách Nhiên

Cử: 
Lương Vũ Đế hỏi Đạt Ma:
     - Thế nào là Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa (chân lý tối thượng)?
Đạt Ma nói:
     - Trống không chẳng có gì là thánh cả.
Vũ Đế hỏi:
     - Trước mặt Trẫm là ai?
Đạt Ma nói:
     - Không biết.
Đế không hiểu. Đạt Ma bèn sang sông qua Ngụy. Vũ Đế sau đó hỏi Chí Công.
Chí Công nói:
     - Bệ hạ có biết đó là ai không?
Vũ Đế nói:
     - Không biết.
Chí Công nói:
    - Đó là Quan Âm Đại Sĩ đến truyền tâm ấn Phật.
Vũ Đế ân hận, sai sứ đi tìm mời Đạt Ma.
Chí Công nói:
    - Đừng nói chuyện bệ hạ sai sứ đuổi theo, dù cho sai cả nước đi thì người ấy cũng không trở lại.

Trích lời Bình của Viên Ngộ:
...
Vũ Đế ân hận tiếc nuối, tự soạn bài văn trên bia:
    - Than ôi, thấy mà không thấy, gặp mà không gặp, nay ư xưa ư, oán thay hận thay.
Rồi lại than rằng:
   - Tâm mà không thì trong sát na đến được diệu giác, tâm mà có thì ngàn kiếp đọa luân hồi.

(3) Bích Nham Lục tắc 85: Triệu Châu Hài Tử

Cử:
Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
    - Trẻ sơ sinh có đầy đủ sáu thức hay không?
Triệu Châu nói:
    - Giống như trên dòng nước chảy mạnh mà chơi đánh cầu.
Ông tăng hỏi Đầu Tử:
     - Trên dòng nước chảy mạnh mà đánh cầu, thế là nghĩa lý gì?
 Đầu Tử nói:
     - Niệm niệm không ngừng chảy.

Trích lời Bình của Viên Ngộ:

... Không tạo tác, không vọng tưởng. Như mặt trăng mặt trời vận chuyển trong không, chẳng lúc nào ngưng nghỉ mà cũng chẳng có nói rằng ta có nhiều danh tướng.  Như trời che khắp cả, như đất gánh đỡ tất cả. Vì vô tâm cho nên mới nuôi lớn vạn vật mà chẳng nói ta có rất nhiều công hạnh. Trời đất vì vô tâm nên mới trường cửu, nếu hữu tâm thì bị giới hạn.

Phỏng dịch thơ:

            Ngựa Đất Qua Sông
Khách đêm tối cưỡi ngựa bùn vượt sóng,
Gió giông gào, con nước rộng mênh mông.
Tham sống còn, người chết dưới lòng sông,
Tâm trống rỗng, ngựa thong dong về bến.
                    Trần Văn Lương
                      Cali, 12/2016

Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:
    Ngựa bùn đi qua nước mà không rã? Quả có lý này ư ?
    Ngựa vô tâm, ngựa còn. Người tham cầu, người mất.
    Hỡi ơi, đến chỗ này thì lão tăng còn biết nói gì nữa đây?
    Bồi hồi chợt nhớ đến câu "Phật bùn không qua nước" (*) của lão hán Triệu Châu.

(*)  Bích Nham Lục tắc 96 : Triệu Châu Chuyển Ngữ
Triệu Châu dạy chúng bằng ba chuyển ngữ: Phật vàng không qua lò, Phật bùn không qua nước, Phật gỗ không qua lửa.

07 December 2016

Bài thơ chuồn chuồn

Photo & Minh họa: Trần Dzung Bmt                             

Nữ quân nhân Bắc Triều Tiên



 Cần gì phải nhấc cao giò đến như thế mới phơi bày được quyền lực?  (Hình 'lụm' trên internet)

Donald Trump và chiếc thang Đài Loan

Mạnh Kim
Theo FB Mạnh Kim

Tướng “Mad Dog” James Mattis, người được chỉ định ghế bộ trưởng quốc phòng
Như được Washington Post thuật, ngay sau khi Trump đắc cử tổng thống ngày 8-11-2016, nhóm cố vấn đã soạn một danh sách các nhà lãnh đạo thế giới cần điện đàm. “Từ rất sớm, Đài Loan đã nằm trong danh sách ấy” – theo Stephen Yates, viên chức an ninh quốc gia thời George W. Bush và là chuyên gia về Trung Quốc-Đài Loan. Chi tiết này cho thấy Trump đã tính toán lá bài Đài Loan từ lâu và có thể Trump sẽ dùng Đài Loan như một thế đánh hiểm hóc trong chính sách đối ngoại dành cho Trung Quốc.

Năm 2011 rồi tháng 10-2015, Reince Priebus (người được Trump đề cử chức đổng lý văn phòng Nhà trắng) đã đến Đài Loan với phái đoàn Cộng hòa để gặp bà Thái Anh Văn. Sự có mặt Priebus tại Đài Bắc được giới chính trị Đài Loan diễn dịch là tín hiệu tích cực cho quan hệ Washington-Đài Bắc. Edward J. Feulner, người từng ngồi ghế chủ tịch Tổ chức Heritage trong thời gian dài và có những mối quan hệ nhiều thập niên với Đài Loan, cũng là cố vấn trong nhóm hoạch định chính sách của Trump.

Một chi tiết nữa cho thấy Trump quan tâm việc sử dụng lá bài Đài Loan như thế nào. Tại Đại hội đảng Cộng hòa vào tháng 7-2016, nhóm cố vấn chính trị của Trump đã bổ sung một câu vào nghị trình đối ngoại tái khẳng định sự ủng hộ Đài Loan từng được nói rõ bởi Tổng thống Ronald Reagan năm 1982, rằng: “Chúng ta đón chào nhân dân Đài Loan, những người mà chúng ta chia sẻ các giá trị dân chủ, nhân quyền, thị trường tự do và thượng tôn pháp luật”. Câu bổ sung được thêm vào: “Lối hành xử Trung Quốc đã phủ nhận ngôn ngữ lạc quan đối với nền tảng quan hệ của chúng ta dành cho Đài Loan, xét về các mối quan hệ tương lai của chúng ta với Trung Quốc”. Stephen Yates (người có mặt tại Đài Bắc vào thời điểm Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn) chính là người bổ sung câu này.

Đầu năm nay, trên Wall Street Journal (17-1-2016), John Bolton – một trong những viên chức ngoại giao lão làng, từng ngồi ghế thứ trưởng ngoại giao đặc trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế thời George W. Bush và sau đó làm đại sứ Mỹ tại LHQ – cũng đã viết:

“Một giải pháp thay thế bây giờ là chơi “lá bài Đài Loan” chống lại Trung Quốc. Mỹ nên khẳng định rằng Trung Quốc phải hủy bỏ việc chiếm hữu lãnh thổ trong đó có việc từ bỏ các căn cứ ở biển Đông, cũng như hủy bỏ việc làm tổn hại môi trường sinh thái mà họ gây ra từ việc xây dựng căn cứ. Trung Quốc được quyền tự do tuyên bố chủ quyền lãnh thổ về mặt ngoại giao, nhưng cho đến khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ được giải quyết trong hòa bình với các nước láng giềng thì các nước này cũng như Mỹ cũng có quyền tự do phớt lờ hoàn toàn những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”. Và đặc biệt: “Nếu Trung Quốc không sẵn lòng lùi lại, Mỹ có một chiếc thang ngoại giao được bắc lên để buộc Bắc Kinh phải chú ý. Nội các mới của Mỹ có thể bắt đầu bằng việc tiếp các phái đoàn ngoại giao Đài Loan tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ; nâng cấp đại diện Mỹ tại Đài Bắc từ một “viện nghiên cứu” tư lên đại biện ngoại giao chính thức; mời lãnh đạo Đài Loan chính thức đến Mỹ; cho phép các viên chức cấp cao nhất của Mỹ đến Đài Loan để trao đổi thương mại; và cuối cùng tái lập hoàn toàn quan hệ ngoại giao”.

Có vẻ như những gì đang diễn ra là đúng lộ trình “kế hoạch bắc thang” như John Bolton đã nói từ đầu năm. Từ khi bang giao Washington-Bắc Kinh được thiết lập năm 1979, chưa tổng thống tân cử hoặc tổng thống đương nhiệm nào của Mỹ điện đàm trực tiếp với lãnh đạo Đài Loan. Bill Clinton chỉ để Lý Đăng Huy nói chuyện tại Đại học Cornell năm 1995; George W. Bush chỉ cho phép Trần Thủy Biển đến Mỹ từ các điểm quá cảnh Mỹ Latin. Quan hệ Washington-Đài Bắc được giới hạn trong khuôn khổ “Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979” trong đó Mỹ nhìn nhận chính sách “một quốc gia” của Trung Quốc. Thời Barack Obama, quan hệ Washington-Đài Bắc vẫn giữ kẽ và thậm chí có lúc được một số người yêu cầu cắt đứt.

Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump nhiều lần nói rằng chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay là nhu nhược. Trump đặc biệt chỉ trích chính sách xoay trục “nửa vời” của Barack Obama và ông lên án gay gắt việc cắt giảm nhân lực lẫn tài lực trong quốc phòng Mỹ. Bằng việc chỉ định một số cựu tướng lãnh nổi tiếng diều hâu, trong đó có James Mattis, mệnh danh “Chó Điên” (Mad Dog), vào nội các, Trump đã cho thấy ông muốn xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ bằng sự thể hiện sức mạnh quân sự, và điều đó phải được triển khai cụ thể tại Thái Bình Dương. Alexander Gray và Peter Navarro, hai cố vấn chiến lược của Trump, viết trên Foreign Policy (7-11-2016): Mỹ phải “ổn định khu vực” châu Á; “bảo vệ mậu dịch hàng năm trị giá 5 ngàn tỷ USD tại biển Đông” và “đóng vai trò như một sự kiểm soát cân bằng trước tham vọng lớn dần của Trung Quốc”.

Suốt thời gian dài, đặc biệt từ sau cuộc chiến Việt Nam, chính sách đối ngoại của Mỹ là xây dựng đồng minh thông qua các hiệp định mậu dịch với lý thuyết căn bản rằng kinh tế và quan hệ bang giao không thể tách rời; đồng thời, Mỹ cũng đề cao các giá trị nhân quyền và dùng nhân quyền như một áp lực để gây sức ép cho vấn đề bang giao chính trị lẫn kinh tế. Với Trump, các thể chế như NATO, WTO, TPP…, và thậm chí các tổ chức như ASEAN chẳng là gì cả. Không thể phủ nhận lá bài nhân quyền tỏ ra hiệu quả trong không ít trường hợp nhưng cũng không thể không thấy rằng không ít quốc gia đã lợi dụng "nhân quyền", qua các vụ bắt bớ bỏ tù, để mặc cả cho các mối quan hệ của họ.

Trump không cần nhân quyền. Trump chỉ muốn “Mỹ quyền”! America first! Điều này sẽ mang lại không ít ảnh hưởng cho các quan hệ quốc tế và buộc một số nước phải tái thiết kế chính sách đối ngoại (có yếu tố “đu dây”) của mình. Trong trường hợp Trung Quốc, với Trump, một định chế như TPP không đủ để khiến Bắc Kinh bị cô lập và nhân nhượng. Muốn đánh Trung Quốc, phải đánh vào tử huyệt của họ. Đài Loan là gót chân Achilles của Bắc Kinh. Muốn định hình lại trật tự và cán cân quyền lực thế giới, điểm tập trung nhất định phải là Trung Quốc.

Thế giới đang trong tình trạng hỗn loạn. Bản thân Trump là một sự hỗn loạn. Khó có thể hình dung Trump sẽ “sắp xếp” lại trật tự thế giới như thế nào, đặc biệt khi vấn đề xung đột lợi ích đang là điều mà giới quan sát lưu tâm (tập đoàn gia đình Trump giao dịch tại khoảng 18 quốc gia-lãnh thổ; và Trump đang là con nợ của Bank of China). Trong sự hỗn mang của thế giới, với sức mạnh đi lên của Trung Quốc gần như không thể bị khống chế bằng các giải pháp chính trị “by the book” (làm theo sách vở), sự bất định của Trump có thể lại là yếu tố dẫn đến một kết quả cụ thể hơn. Nó đang khiến đối thủ dè dặt và hoang mang. Từ khi Trump đắc cử đến nay, Trung Quốc không còn “khuân đạn” đến biển Đông nữa. Tuy nhiên, còn quá sớm để vỗ tay cho Trump. Ông ấy vẫn còn chưa vào Nhà trắng.

Photo lạ mắt

Chỉ là một cái gốc cây có nhiều rễ. Thế thôi!
Người có "tà tâm" có thể tưởng tượng ra chuyện khác... thì rán mà chịu!


06 December 2016

Những cú đấm của Donald Trump

Lê Văn Luân

Đến bây giờ thì mọi người đã hiểu vì sao Donald Trump đã bị nhiều kẻ ghét đến thế và tung tin thất thiệt để cố ngăn không cho ông đắc cử Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ rồi đấy.


Ông đã điện đàm trực tiếp với nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) phá vỡ nghi thức ngoại giao thông thường), một vùng lãnh thổ luôn đấu tranh mạnh mẽ để đòi là một quốc gia độc lập khỏi chính quyền Bắc Kinh.

Ông Trump vừa từng phát biểu, ông sẽ hạ bệ những chính quyền cực đoan trên thế giới này. Và cộng sản nửa vời Trung Quốc là một tay gian manh cực đoan như thế, vì Trung Quốc bành trướng biển đông, gây hấn với gần như tất cả các nước khác trên biển (trong đó có nhiều đồng minh của Mỹ), bất chấp luật pháp quốc tế trong làm ăn, mượn Việt Nam làm một nước "tạm nhập, tái xuất" các mặt hàng sang Mỹ mà Việt Nam là một nước trung gian đem lại lợi nhuận khổng lồ cho việc giảm giá thành và các chi phí khác so với việc nếu xuất đi trực tiếp từ đất nước của chúng. Và ngay cả theo thương mại quốc tế thì việc "lẩn tránh pháp luật" trong làm ăn cũng là một cách ranh ma mà Bắc Kinh đang vận dụng chúng ta là một nước thứ ba có giá trị nếu xảy ra tranh chấp hoặc thiệt hại.

Donald Trump cực kỳ ghét cộng sản vì thói làm ăn bất chấp luật, không ngay thẳng và đàng hoàng. Cuba cũng sẵn sàng bị Trump đưa vào diện tiếp tục bị "trừng phạt nếu không có các thoả thuận cởi mở và tôn trọng nhân quyền hơn", mặc dù việc nối lại quan hệ bằng cây cầu vượt đại dương dài 143km mới được thiếp lập lại sau hàng chục năm bị cấm vận và được duy trì trong chế độ độc tài bởi Tổng thống tiền nhiệm Obama.

Trump rất mạnh tay trong việc làm ăn và kiên quyết đưa nước Mỹ trở lại vĩ đại một lần nữa là như vậy, tức bằng những đòn đánh kinh tế và chính trị rất cương quyết. Đầu tiên là bắt rút các công ty sản xuất của Apple từ Trung Quốc và Việt Nam về nước, mặc cho giá cả một chiếc Iphone sẽ tăng lên trong tương lai. Nhưng như các bạn biết, nước Mỹ không hề thiếu những nhân tài để giảm chi phí cho nước Mỹ. Elon Musk còn tự mình tiến hành sản xuất từ đầu đến cuối một chiếc tên lửa để giảm chi phí từ khoảng hơn 300 triệu đô xuống chỉ còn 96 triệu USD, trong khi trước đây các chi tiết của tên lửa được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau và đem về lắp ráp cuối cùng ở Hoa Kỳ để có một thành phẩm.

Và cùng với đó, Trump đã ném TPP vào sọt rác vì có nhiều điểm bất lợi cho kinh tế Mỹ nếu nó được thông qua.

Theo diễn biến trước đó, chính Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), người đứng đầu đảng đối lập trong Hội đồng lập pháp Hồng Kông đã có một bước đi chính trị cực kỳ thông minh và quan trọng khi đã chủ động đến Hoa Kỳ để vận động tìm sự ủng hộ từ các chính trị gia Mỹ để tác động lên Trump trong việc yêu cầu hỗ trợ để ngăn sự can thiệp thô bạo của Trung Quốc vào chính trị vùng tự trị này.

Mỹ cũng có vẻ như đang thực hiện chính sách gần Nga (không cộng sản) để đẩy Nga ra xa Trung Quốc, vì thêm bạn bớt thù là điều tối cần thiết lúc này để Mỹ có thể có bàn đạp thuận lợi nhất để trở lại một cường quốc đứng đầu toàn cầu, và đồng thời với hành động này là để cô lập Trung Quốc (một tay cộng sản lưu manh, thâm hiểm).

Chúng ta hãy chờ xem, những cú đấm của Trump có biến nước Mỹ trở lại vĩ đại như đúng vị thế của mình trên thế giới hay không. Hãy dõi theo ông ta.

Lê Văn Luân
Nguồn: facebook.com

Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm

Cảng nước sâu này chỉ cách khu vực tranh chấp trên Biển Đông vài trăm km, có thể giúp Trung Quốc kiểm soát các hoạt động vận chuyển, đánh bắt cá, sản xuất...

American Thinker ngày 1/12 đưa tin, Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu chiến lược tại Campuchia trên vịnh Thái Lan.

Tờ báo lưu ý, cảng nước sâu này chỉ cách khu vực tranh chấp trên Biển Đông vài trăm km, có thể giúp Trung Quốc kiểm soát các hoạt động vận chuyển, đánh bắt cá, sản xuất năng lượng và thậm chí là du lịch hàng không ở một cửa ngõ giao thông đông đúc nhất thế giới.

Một công ty Trung Quốc có liên kết với quân đội nước này đã xây dựng sắp xong một cảng nước sâu trải dài 90 km trên bờ biển Campuchia. Cảng nước sâu này đủ lớn để đón các tàu du lịch, tàu vận tải hoặc tàu hải quân trọng lượng 10 ngàn tấn.

Đáng lưu ý, với dự án này Trung Quốc hiện đang kiểm soát hơn 20% chiều dài bờ biển Campuchia.

Trước đó trong tháng 9, báo Financial Times nhận định, Trung Quốc đang lặng lẽ đưa Campuchia vào vòng tay quân sự, ngoại giao của mình, như một phần của nỗ lực dập tắt sự phản đối trong khu vực với yêu sách bành trướng lãnh thổ, hàng hải trên khắp châu Á.

Cảng nước sâu Trung Quốc đang xây dựng ở Campuchia sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy Trung Quốc trở thành sức mạnh hàng hải chủ yếu ở châu Á.

Dự án xây dựng cảng nước sâu này tổng trị giá 3,8 tỉ USD, trải dài trên 90 km bờ biển, chiếm 20% tổng chiều dài bờ biển Campuchia được Trung Quốc thuê lại trong 99 năm.

Tập đoàn Phát triển Thiên Tân (UDG), một công ty liên kết với quân đội Trung Quốc thực hiện dự án này. Nó được giới chức cấp cao quân sự và chính trị Trung Quốc đặc biệt quan tâm.

Lễ ký kết đầu tư của UDG vào dự án này được chủ trì bởi ông Trương Cao Lệ, một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó Thủ tướng.

Ông Geoff Wade, một chuyên gia về châu Á từ Đại học Quốc gia Australia nhận định: cảng nước sâu đang xây dựng tại Campuchia có thể chứa hầu hết các tàu khu trục và chiến hạm khác của hải quân Trung Quốc.

Đó là một phần trong mạng lưới các cảng Trung Quốc đầu tư ở châu Á, đặc biệt là ở Sri Lanka, Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Thái Lan và Indonesia.

Wade tin rằng, những hải cảng này đóng vai trò vô cùng quan trong trong việc theo đuổi mục tiêu thống trị khu vực.

Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia cho rằng, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến vị trí chiến lược của Campuchia trong ASEAN cũng như trong khu vực sông Mê Kông, giáp Biển Đông.

Đó là sân sau quan trọng nhất cho các tính toán chiến lược của Trung Quốc. Đối với họ, muốn gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc thì phải tăng cường sức mạnh ở đó. [2]

Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia

American Thinker dẫn lời ông Phay Siphan, người phát ngôn Chính phủ Campuchia nhận định: "Nếu nói về tiền, Trung Quốc là số 1.

Sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tăng. Chúng tôi chọn Trung Quốc vì đầu tư không đi kèm điều kiện. Còn đầu tư của phương Tây luôn có điều kiện đính kèm.

Họ nói chúng tôi phải tốt lên về dân chủ, chúng tôi phải tốt lên về nhân quyền."

Người Trung Quốc hiện diện ngày càng nhiều trên đất nước Chùa Tháp, đi theo các dự án "đổi đất lấy hạ tầng".

Theo Trung tâm Nhân quyền Campuchia, từ năm 1994 đến 2012, đã có 4,6 triệu ha đất được Campuchia cho Trung Quốc thuê trong 99 năm mà mỗi ha chỉ đáng giá vài đô la Mỹ.

Lao động Trung Quốc được đưa sang theo những dự án này, xong việc thì họ không quay về nước.

Riêng diện tích đất nông nghiệp Campuchia bị người Trung Quốc thuê đã lên tới 2,14 triệu ha, chiếm hơn một nửa diện tích đất canh tác của quốc gia này.

Với rất nhiều dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở Campuchia được thực hiện bởi nhà thầu Trung Quốc, một lượng lớn người nhập cư Trung Quốc đang sắp xảy ra. [1]

Hồng Thủy
Nguồn: giaoduc.net.vn
__________________

 Tài liệu tham khảo:

[1] americanthinker.com

[2] ft.com/content

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...