03 July 2015

Trận bán kết giải Women’s World Cup 2015

hay trận thư hùng giữa đệ nhất và đệ nhị anh thư
nền bóng tròn nữ thế giới: Đức vs Mỹ

Phóng …đại viên Nguyên Trần
tường trình từ đại đô thị Toronto

Sau cùng rồi thì trận bán kết mong đợi giữa hai đôi banh nữ

nhất nhì hoàn vũ Đức và Mỹ cũng đã diễn ra tại sân banh Olympic Stadium(Montreal) vào ngày thứ ba 28-03-2015 lúc 07:00 giờ chiều ET trước sự chứng kiến của 51,176 khán giả trong đó có nhiều khán giả đến từ Mỹ để ủng hộ gà nhà.

Khi tiếng còi của trọng tài Teodora Albon-người Romania-bắt đầu trận đấu, hai bên ra quân với đội hình như sau:

Đức (4-3-3)
Angerer
Kemme Bartusiak Krahn Maier(booked)
Laudehr Leupolz Goessling
Sasic Popp Mittag (Marozsan-78’)
Mỹ (4-4-2)
Lloyd Morgan(Leroux-93’)
Rapinoe(Wambach-80’) Heath(O’Hara-75’) Holiday Brian
Krieger Johnston(booked) Sauerbrun(booked) Klingenberg
Hope Solo
Nhiều người trong đó có người viết bài nầy nghĩ rằng tuy gọi đây là trận bán kết nhưng thực ra nó là trận chung kết vì trong trận bán kết còn lại, Nhật cũng như Anh cho dù ai thắng thì cũng đều không phải là đối thủ của Đức hay Mỹ.

Đội tuyển Đức (Sasic số 13, người đá hỏng trái phạt đền định mệnh)

Hiệp nhất:

Đức giao banh trước tràn xuống tấn công ngay lúc đầu tiên, phút thứ 3’, Đức hưởng quả phạt góc từ cánh trái, Goessling lợ́p banh bổng vào để Leupolz nhảy lên đội đầu…nhưng banh vượt sà ngang.

The USA players line up for a team photograph prior to the FIFA Women's World Cup 2015 semi final match between USA and Germany at Olympic Stadium on June 30, 2015 in Montreal, Canada.

Đội tuyển Mỹ

Phút thứ 5’ Mỹ phản công Lloyd sút banh ra ngoài trong gang tấc. Phút thứ 7’ Holiday đá phạt trực tiêp, Rapinoe lướt tới tạt banh vào góc trái nhưng thủ môn Angerer xuất sắc phóng người dùng chân cứu thua.

Ngay sau đó, trong một pha tấn công của Đức, Hope Solo chụp banh văng xuống cuối sân, Goessling sút quả phạt góc nhưng Mittag đá ra ngoài. Tới phút thứ 16’, từ khu trung lộ, Holiday giao quả banh dài chính xác cho Morgan vượt qua hai hậu vệ Đức đối mặt với thủ môn Angerer nhưng Morgan đã hất tấp đá trúng ngay chân Angerer mất một dịp làm bàn thấy rõ.

Morgan đã hất tấp đá trúng ngay chân Angerer mất một dịp làm bàn thấy rõ. Tưởng cũng nên nói thêm là Angerer và Morgan cùng là đồng đội với nhau trong đội banh Portland Thorns ở Oregon.

Phút thứ 29’, Goessling đá quả trực tiếp vào vòng cấm địa Mỹ, Alexandra Popp (Đức) và Morgan Brian(Mỹ) tranh banh cao và chạm đầu nhau trầm trọng tới cả hai bị chảy máu đầu.

Phút thứ 40’, hậu vệ Đức lên tham gia tấn công có dịp sút mạnh vào khung thành Mỹ nhưng banh hơi chệch ra ngoài .

Cho tới giờ phút nầy, tỷ lệ giữ banh của hai bên ngang nhau nhưng những lần xuống banh của Mỹ nguy hiểm hơn nhiều. Chẳng hạn như ở phút thứ 44’, Heath phóng Morgan thoát nhanh xuống vòng cấm địa của Đức, thủ môn Angerer chạy lố lên trên nhưng Morgan đội đầu banh len cao bỏ lỡ dịp may thứ hai.

Germany’s goalkeeper Nadine Angerer
blocks a shot from Alex Morgan.

Phút thứ 45’+2, Rapinoe (Mỹ) bị Popp xô té nhưng trọng tài chỉ cảnh cáo Popp chứ khônng cho thẻ vàng và ngay sau đó cũng chính Rapinoe bị Maier ( cầu thủ đã bị thẻ vàng) dùng cánh chõ thúc vào cổ.

Và hiệp đầu chấm dứt với tỷ số 0-0 và với sự vui mừng của Đức là cầm chân với Mỹ.

Hiệ̣p nhì:

Bắt đầu với sự cố gắng phản công của Đức để quân bình thế trận. Phút thứ 49’ Maier và Popp rất ăn ý nhịp nhàng tạo thể tấn công nhưng bị hàng phòng thủ vững chắc số 1 Women’s World Cup bẻ gãy.

Cầu trường luôn vang dội tiếng reo hò cổ võ những đường banh huê dạng của đội Mỹ.

Phút thứ 55’ một lỗi lầm hiếm thấy của Julie Johnston “ tặng” banh vào chân của Sasic để cô nầy chuyền ngay cho Maier nhưng Maier sút…nhẹ hều.

Phút thứ 59’ Alexandra Popp của Đức dẫn banh nhanh vào vòng cấm địa Mỹ, Julie Johnston chạy phía sau nắm áo làm Popp té xuống, trọng tài Teodora Albon cho Johnston thẻ vàng và phạt penalty. Tiền đạo Celia Sasic

người chưa bao giờ đá hư phạt đền lãnh trạ́ch nhiệm đá trái banh quyết định nầy. Người đẹp thủ môn Hope Solo bèn sàng solo vũ điệu Samba rồi giương cặp mắt trong xanh nhìn thẳng vào Sasic như muộn hớp hồn cô trung phong nầy (hổng biết Sasic có bị hớp hồn không chứ còn đàn ông con trai Mỹ chắc cũng có phe ta thì chỉ từ chết tới bị thương khi “hồn lỡ sa vào đôi mắt em”). Có lẽ vì cái nhìn sát lẽm nầy mà Sasic đá banh lệch ra phía phải khung thành trong khi người đẹp chuồi người về phía trái, chắc là để bắt..

người chứ bắt chi banh giữa tiếng reo hò tử mở vang dội cả cầu trường y như là Mỹ vừa mới làm bàn trong khi Sasic ôm đầu thiểu não.

Johnston níu áo Popp
để bị thẻ vàng và penalty

Sau dịp may thoát nạn penalty, Mỹ lên tinh thần thấy rõ trong khi Đứ̃c mặc dù nổi tiếng là nhiều nghị lực nhưng cũng đã lệch lạc ít nhiều.

Phút thứ 66’ Morgan xuất sắc kéo banh qua khỏi Krahn thoát nhanh xuống có Heath chạy song song, thay vì giao banh cho Heath ̣đang tống trải thì cô người mẫu nầy lại sút banh bổng lên trời.


Sasic ôm đầu sau khi đá trậ̣ penalty

 Mỹ tiếp tục gây áp lực và chuyện gì tới phải tới. Phút thứ 69’ trong một pha thoát xuống tấn công, Morgan bị Krahn body check làm kiều nữ té xuống “oằn oại ” thấy mà thương mặc dù hổng biết thiệt hay giả. Trọng tài liền cho Krahn một chiếc thẻ vàng và Mỹ hưởng quả phạt đền. Carli Lloyd lãnh phần đá. Cỏ lẽ Lloyd không bị thủ môn “bắt nhãn” nên cô tung lưới Angerer dễ dàng.

Mỹ 1 - 0 Đức

Phút thứ 75’ tiền vệ Kelley O’ Hara của Mỹ vào thay Tobin Heath rồi phút thứ 79’ Abby Wambach *** vào thay Megan Rapinoe

Lúc nầy thì Đức vùng lên tấn công để mong san bằng tỷ số nhưng chiến thuật tập trung mọi nổ lực vào khu trung lộ của huấn luyện viên Jill Ellis thật công hiệu từ đầu trận đấu cho tới bây giờ đã hóa giải mọi đợt tấn công của Đức. Khu trung lộ bị khóa chặt với những Morgan Brian, Holiday, Heatt công thêm Megan Rapinoe lên công về thủ một cách đồng đều. Ngoài ra hàng phòng thủ được hướng dẫn bởi Julie Johnston đã như bức tường thép ngăn cḥận mọi cuộc xung kích của địch.

Thế cho nên những đợt phản công của Đức chỉ tạo nguy hiểm có ṃột lần ở phút thứ 81’ ngay sau khi Wambach vào thay Rapinoe, đó là sự kết hợp thật ân ý của bộ ba Growssling, Maroxsan và Maier để sau cùng Maier sút chéo góc nhưng tiếc là banh vượt sà ngang trong gang tấc. Chỉ thế mà thôi. Thế là hết cho Đức.

Nhưng “tình vẫn chưa yên”, phút thứ 84’ trong một pha tràn xuống thật nhanh của Mỹ, con bọ đen Carli Lloyd vượt qua hai đối thủ xuông sát lăn vôi cuối sân trả banh ngay trước khung thành Đức để cầu thủ mới vào Kelley O’Hara phóng người vượt qua Tabea Kemme tung lưới Nadine Angerer ghi bàn thắng đầu tiên cho cô trong giải Women’s World Cup lần nầy.

Trận đấu tới đây xem như đã kết thúc. Và Mỹ đã vinh quang chiến thắng bằng một trận ̣đấu không tranh cãi.

Chúa nhật 5/7 lúc 07:00 pm ET tại Vancouver Mỹ sẽ gặp Nhật trong trân chung kết. Với lối đấ rề rề chậm lụt tiki taka nửa mùa của Nhật, tôi tin chắc là Mỹ sẽ phục mối hận thua đau trước Nhật trong trận chung kết Women’s World Cup lần thứ sáu 2011 tại Đức . Lịch sử tái diễn bằng trận chung kết cũng xảy ra giữa Mỹ-Nhật nhưng sự may mắn sẽ không đến với Nhật trong lần nầy.

Tôi cũng định viết bài tường thuật trận bán kết Nhật-Anh hôm thứ tư vừa qua, nhưng trận đấu lousy tới độ chẳng có hứng thú gì để viết ngoài chuyện ăn hên kiểu chó ngáp phải ruồi vào phút chót của Nhật nhờ banh trúng chân Laura Bassett phản phé (y hệt như trận Nhật thắng Úc cũng

vào giây phút cuối trong cơn hổn loạn trước khung thành Úc). Cũng xin chia sẻ cái thua oan uổng của đội tuyển Anh vì trong trận đấu nầy Anh HOÀN

TOÀN không underdog trước đội defending champion như mọi người trong đó có tôi lầm tưởng.

Ngoài ra trận tranh hạng ba giữa Đức và Anh cũng sẽ diễn ra tại Edmonton lúc 04:00 pm ET.

Nguyên Trần 
tường trình từ Toronto

*** Trong suốt mùa Women’s World Cup năm nay, người ta thường thấy Abby Wambach ngồi bench làm cầu thủ phòng hờ mà không có lý do rõ ràng. Đừng quên rằng Wambach từng là cầu thủ rường cột và là linh hồn của đội tuyển Mỹ. Và cho tới bây giờ tuy tài nghệ có phần sa sút vì tuổi đời cô đã 35. Nhưng không vì thế mà bắt cô thường phải ngồi bench thì …bạc bẽo quá. Huấn luyện viên Jill Ellis thì cứ tuyên bố là “ chiến lược ưu tiên cho tốc độ và linh động” Được biết cách nay 4 năm khi Pia Sundhage còn là huấn luyện viên đội tuyển Mỹ cũng đã tỏ ý không muốn xử dụng Wambach mặc dù Sundhage nhìn nhận Wambach là cầu thủ giỏi (thiệt là mâu thuẫn). Ngoài ra Jill Ellis từng là phụ tá Sundhage. Có lẽ vì thế mà Wambach “ kẹt ̣đạn”.

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...