25 June 2014

Vài dòng về tranh Vùng Tâm Sự

tôn thất tuệ

Nói chuyện cũ trước. Tôi không có cơ hội xem tất cả tranh của ông bạn năm xưa nằm chèo queo trong trại Sikiw, Thái Lan; chèo queo mới đủ chỗ cho mọi người kê lưng trên nền xi măng. Tôi chỉ nhớ hai điều: các bức tranh cũ chỉ vẽ nét mặt từ cổ mà lên của một người đẹp, thứ đến có một chi tiết không bị bắn ra khỏi toàn phối cảnh nhưng vẫn mang một cái gì cô đơn, có phần nào e ấp như một con thuyền rất nhỏ cắm bến. Tôi đã viết cho ACLa rằng nét cô đơn ấy làm tôi nghĩ đến Degas mà nhiều nhà phân tích đã tìm sự riêng rẽ của từng nhân vật thành một nét chung của họa sĩ nầy. Tuy chưa có ai khó tính, tôi đã bênh vực cái nét giống giống của các khuôn mặt nầy bằng cách nhắc đến họa sĩ Lê Trung của những năm 1950 với nét vẽ một cô gái trên nhiều cảnh sắc như chèo thuyền hái sen, rửa chân bên bờ sông...Thoáng qua là biết Lê Trung nhưng ai cũng muốn xem tranh để hòa mình với tranh. Cũng giống như ọ ẹ mấy nốt là biết Mozart thì thích thú ngồi nghe tiếp.

Như tự thán, A vẽ theo ấn tượng. Mà ấn tượng thì muốn nắm những diễn biến khác nhau của một sự vật, một nhân vật. Nhưng Monet chỉ nói đến sự đổi thay của màu sắc. Monet không phải là luận sĩ cho nên không thể đòi hỏi ông nói về những cái nhìn khác nhau (gần giống nhau) về một sự việc. Sự khác biệt đó đối với nghệ sĩ rất quan trọng, có vậy mới nói được lời, mới vẽ được tranh. Nếu được chỉ định ngồi ghi số lượng xe qua lại, bạn ghi mười xe nhưng xét lại chỉ có một chiếc xe, vô ra cũng thằng cha khi nãy. Bạn sẽ trình có mười chiếc xe. Nhưng thuế vụ không thể căn cứ vào đó mà lấy thuế mười lần; chỉ một lần thuế mà thôi. Nghệ sĩ giống như người ghi số xe qua lại, nhưng nghệ sĩ không dùng thống kê. Vì mười lần kia là mười cảnh giới của nội tâm và ngoại cảnh, trái đất xê dịch, tài xế vui buồn khác nhau. (Phật nói tâm chúng sinh như khỉ như vượn, nhảy múa lung tung).

Tôi không rõ tác phẩm ngay trước kỳ nầy hình thể ra sao. Nhưng nếu cứ nói có khuôn mặt từ cổ mà lên thì Vùng Tâm Sự đã đem toàn tảng nước đá (iceberg) lên không, thay vì chỉ vẽ phần phơi bày "cùng tuế nguyệt". Do đó, cái tầm nhìn (scope) rộng rãi hơn, "vớ mây trôi chắp nối suối tóc dài", mà mây và khói sóng của biển khơi nào khác nhau cho nên đã có người hỏi biển chăng. Mà đã hỏi thì hỏi mây trắng hóa thành áo hay áo hóa thành mây?

Dù dung hiện toàn thân hay bán thân, bức nầy vẫn nằm trong một đường nét chung, rất consistant, ít nhất về màu sắc. Nhưng phương cách diễn tả nội tâm, theo tôi, đã thay đổi, xoay ngược vị thế. Trước đây, cái nội tâm độc hành (Sông Mã gào lên khúc độc hành, Quang Dũng) được che khuất, chỉ ló ra như mấy tia nắng chiều yếu ớt cho thấy có mặt trời sau mây xám, ví như chiếc thuyền lẻ nêu trên. Thì nay, điều được mô tả và các trợ cụ mô tả (descriptive media) đã thành một. Nói khác "hoàng quần nữ nhân" đã hình thành đầy đủ một cách tự thân.

Còn đi xa hơn nữa, tự thân độc hành ấy làm nền cho một song hành tự nhiên là hai con thỏ, rồi lại dùng cái song lập nhỏ bé ấy làm thể tĩnh, đối nghịch với với cái động của bước đi. “Đường em cứ đi, tình ta cứ xây, chờ em thoát thai quay trờ về”, Phạm Duy. Đây là một thay đổi thứ hai. Yếu tố động trong những bức cũ được diễn tả bằng ngoại cảnh ngoại vật. Hôm nay, đường em cứ đi.

Ghép một bức tranh, một bài thơ vào trường phái nầy kia là điều vô lối, có khi lại khiếm nhã. Nhưng màu sắc sáng chói, màu vàng dùng nguyên như thời fauvisme với Matisse, thiển nghĩ, đóng góp khá nhiều cho việc hình thành tự thân đầy đủ nói trên. Nhà phê bình NT nói đến “gam màu” là yếu tố trội yếu đến trong đầu óc người xem tranh. Nếu tôi còn hụp lặn trong lý thuyết các trường phái, tôi sẽ chi ly phân tách màu vàng là fauvisme nằm trong rừng màu của ấn tượng. Trong lúc ấy fauvisme được xem là phản ứng mới, đòi hỏi mới cần sắc bén của màu sắc đối nghịch với cái ẩn ẩn hiện hiện của ấn tượng. Người dùng màu vàng nhiều nhất có lẽ là Van Gogh; ngay cả có bức chân dung màu vàng từ trên xuống dưới. Nhưng màu vàng của Van Gogh trải rộng khắp khung vải, không tạo ra một tụ điểm (focus) riêng biệt có biên vực như hoàng quần của nàng. Rất may, A không dùng thêm một màu nguyên nào khác. Tranh thời fauvisme nhiều màu tươi đậm nhưng ít sống động.
________

 Tranh "Vùng Tâm sự" & sự quyến rũ

Khi Út Như Thương xem tranh, phút giây thoạt đầu bao giờ cũng là màu sắc, đường nét thành tiếng sét đối với Nt. hết cả, vì nó là âm điệu của tiếng lòng họa sĩ qua cọ vẽ. Phải thế không người cầm cọ ơi?

Sau sự cảm nhận ban đầu ấy thì lý trí bắt đầu xuất hiện kế tiếp để... nhâm nhi bức họa! Đến lúc này thì không còn thuần túy là sự chiêm ngưỡng nét đẹp mỹ nhân qua trái tim nữa mà lại có sự phối hợp giữa trái tim và sự lý luận của lý trí - Nt. xem tranh như ngắm mỹ nhân vậy, dẫu đôi khi bức tranh sẽ không có mỹ nhân!

Cảm nhận ban đầu ấy rất quan trọng đối với Nt. vì nó sẽ lôi cuốn, quyến rũ được mình nhìn tiếp nữa hoặc là hững hờ lui gót. Mình lui gót chưa hẳn là bức tranh không đạt nghệ thuật, nhưng có thể là nét cọ cao quá mình không hiểu được.

Và bức tranh "Vùng Tâm Sự" này của họa sĩ ACLa đã quyến rũ Nt. qua màu sắc. Chính cái gam màu xanh biếc của mảng tranh sau lưng cô gái và của vài cọng cỏ là nơi mà họa sĩ đã "để trống" cho người thưởng lãm tha hồ tưởng tượng... Là biển - Là mây - Là sương mù trên biển - Là quá khứ - Là lặn hụp - Là bình yên - Là cuồng phong - Là mênh mông trời nước mây....

Một tác phẩm nghệ thuật mà sau khi khán thính giả thưởng ngoạn xong rồi vẫn còn muốn ngoái đầu nhìn lại hay nấn ná thêm chút nữa để đắm mình thêm chốc lát... đấy là một tác phẩm sáng tạo tuyệt vời!

Út nghĩ vậy...anh Tôn Thất Tuệ à.

Kính,
Út Như Thương

1 comment:

  1. Khi Út Như Thương xem tranh, phút giây thoạt đầu bao giờ cũng là màu sắc, đường nét thành tiếng sét đối với Nt. hết cả, vì nó là âm điệu của tiếng lòng họa sĩ qua cọ vẽ. Phải thế không người cầm cọ ơi?

    Sau sự cảm nhận ban đầu ấy thì lý trí bắt đầu xuất hiện kế tiếp để... nhâm nhi bức họa ! Đến lúc này thì không còn thuần túy là sự chiêm ngưỡng nét đẹp mỹ nhân qua trái tim nữa mà lại có sự phối hợp giữa trái tim và sự lý luận của lý trí - Nt. xem tranh như ngắm mỹ nhân vậy, dẫu đôi khi bức tranh sẽ không có mỹ nhân !

    Cảm nhận ban đầu ấy rất quan trọng đối với Nt. vì nó sẽ lôi cuốn, quyến rũ được mình nhìn tiếp nữa hoặc là hững hờ lui gót. Mình lui gót chưa hẳn là bức tranh không đạt nghệ thuật, nhưng có thể là nét cọ cao quá mình không hiểu được.

    Và bức tranh "Vùng Tâm sự" này của họa sĩ ACLa đã quyến rũ Nt. qua màu sắc. Chính cái gam màu xanh biếc của mảng tranh sau lưng cô gái và của vài cọng cỏ là nơi mà họa sĩ đã "để trống" cho người thưởng lãm tha hồ tưởng tượng... Là biển - Là mây - Là sương mù trên biển - Là quá khứ - Là lặn hụp - Là bình yên - Là cuồng phong - Là mênh mông trời nước mây....

    Một tác phẩm nghệ thuật mà sau khi khán thính giả thưởng ngoạn xong rồi vẫn còn muốn ngoái đầu nhìn lại hay nấn ná thêm chút nữa để đắm mình thêm chốc lát... đấy là một tác phẩm sáng tạo tuyệt vời ! Út nghĩ vậy...anh Tôn Thất Tuệ à.

    Kính,
    Út Như Thương

    ReplyDelete