06 April 2014

Đà Nẵng dẹp biển hiệu tiếng Hoa: việc làm đáng đề cao

và nên áp dụng trên toàn cõi Việt Nam.


Từ ngày 3.4, TP.Đà Nẵng triển khai tổng rà soát khu vực 2 quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn trước nguy cơ biển hiệu Trung Quốc đang dần biến phố biển thành "phố Tàu".
Theo luật Quảng cáo, chữ viết trên biển hiệu phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Nếu vi phạm các quy định về đặt, viết biển hiệu thì phạt tiền từ 1 đến 10 triệu đồng. (Quy định này đã được ban hành và áp dụng từ thời chính phủ Ngô Đình Diệm thuộc Đệ Nhất Cộng Hòa - TTR)
Tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 15 (mở rộng) chiều 2.4, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan ngại khi khu vực du lịch biển dọc các đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa kéo dài từ Q.Sơn Trà đến Q.Ngũ Hành Sơn thời gian gần đây mọc đầy nhà hàng, quán ăn, khách sạn với biển hiệu tiếng nước ngoài, đặc biệt là Hoa ngữ.

Ngày 3.4, Thanh tra Sở VH-TT-DL cùng Phòng VH-TT Q.Sơn Trà và Q.Ngũ Hành Sơn, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng kiểm tra biển hiệu ở 35 cơ sở kinh doanh, dịch vụ khu vực du lịch biển thuộc 2 quận này, qua đó phát hiện 13 đơn vị viết, đặt biển hiệu, quảng cáo sai quy định, vi phạm chủ yếu là biển hiệu chỉ có chữ Trung Quốc hoặc có chữ Việt nhưng nằm dưới và nhỏ hơn chữ Trung Quốc.
    
Thanh tra Sở VH-TT-DL đã buộc tháo dỡ các biển hiệu vi phạm nghiêm trọng tại nhà hàng Hưng Phát (Công ty CP Vạn Xuân) trên đường Nguyễn Văn Thoại, tháo ngay băng rôn quảng cáo toàn tiếng Trung Quốc nổi bật tại tiền sảnh khách sạn Mường Thanh, đường Ngô Quyền, đồng thời tiếp tục làm việc với chủ doanh nghiệp để xử lý theo pháp luật.

Phó chánh thanh tra Sở VH-TT-DL Lê Tấn Hùng cho biết cuối tháng 12.2013, đơn vị này đã xử lý 17 cơ sở kinh doanh, dịch vụ có biển hiệu chữ Tàu vi phạm, xử phạt 4 đơn vị; cảnh cáo, buộc khắc phục đối với các đơn vị còn lại. Trong các cơ sở trên chỉ có cơ sở massage Mr.Bean (đường Hồ Xuân Hương) tái phạm trong đợt kiểm tra ngày 3.4.

“Điều đáng nói là nhiều khách sạn, nhà hàng sang trọng, doanh nghiệp lớn nhưng ý thức chấp hành luật pháp Việt Nam về quảng cáo, biển hiệu lại rất thấp”, ông Hùng nói. Đoàn đã phát hiện nhiều cơ sở mới dùng biển hiệu sai phạm bằng Hoa ngữ, điển hình như Công ty TNHH Trung Dũng chuyên kinh doanh nhang, trầm hương (đường Võ Nguyên Giáp) có nhiều biển hiệu chỉ có Hoa ngữ to tướng. Hay như nhà hàng - bar Danabeach (Công ty CP Quê Việt) trên đường Hoàng Sa không chỉ biển hiệu tiếng Trung Quốc lớn ngang chữ tiếng Việt mà trong thực đơn, khu chọn hải sản cũng đầy chữ Trung Quốc.

Đối với các cơ sở vắng chủ hoặc chưa mở cửa, đoàn kiểm tra đã ghi lại hình ảnh làm bằng chứng và mời chủ kinh doanh đến làm việc, xử lý sau.

Thời gian qua, thị trường khách du lịch Trung Quốc đến Đà Nẵng tăng rất mạnh. Năm 2013, thành phố đón 105.000 lượt khách Trung Quốc, tăng 13% so với 2012 và chiếm 14% du khách quốc tế, nhiều nhất trong lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng. Đặc biệt dịp Tết Nguyên đán vừa qua trung bình mỗi ngày Đà Nẵng đón 4.000 khách Trung Quốc. Do nhu cầu giải trí và mức tiêu thụ về mua sắm, ăn uống của khách Trung Quốc khá cao dẫn đến các cơ sở kinh doanh đặt biển hiệu tiếng Trung Quốc phổ biến để hút khách. Đó là mặt trái của việc tăng trưởng du lịch.

Chiều cùng ngày, Sở VH-TT-DL TP. Đà Nẵng đã có báo cáo Thành ủy Đà Nẵng, đồng thời chỉ đạo Thanh tra Sở tiếp tục phối hợp các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. (Theo thanhnienonline)

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...