Xin chào tất cả.
Rất thú vị được tham dự cuộc mạn đàm về chủ đề “cầy tơ” của các bạn. Chuyện dài “cầy tơ, cờ tây“ cũng giống như chuyện dài ăn bẩn của các quan chức nhà nước, chẳng bao giờ có đọan kết, có chăng cũng là bàn cho vui theo cái kiểu chuyện dài ở Huyện…
Tôi cũng ăn thịt chó, trừ món tiết canh, ghiền là đàng khác .Số là cũng như bao đứa trẻ sinh ra trên đất Bắc, tôi được huấn luyện ăn cầy tơ rất sớm. Đơn giản, nếu không ăn thì đói, không ăn thỉ thiệt và không ăn thì có gì để ăn ngoài khoai với sắn. Vả lại vào thời đó, có mà ăn là phúc vì đời sống khó khăn, đói quanh năm hay nói theo ngôn ngữ cải tạo: cái gì ngo ngoe là ăn tất…. nói gì tới thịt chó.
Tôi còn nhớ, lúc bảy tám tuổi hay theo mấy bạn lớn tuổi vác rơm và giỏ đi hun chuột cống. Muốn bắt chuột cống to như những chú mèo, chỉ cần lấy rơm bịt một miệng cống, miệng cống kia lấy rọ bịt lại, rồi lấy lửa đốt rơm, khói rơm xông vào, chuột ta chịu không nổi là phải tháo chạy ra đầu kia chui vào rọ là bị tóm gọn . Bắt được tên nào, lấy rơm thui sơ, cạo lông,xoa chút muối cho đậm đà, thui chin rồi chia nhau mỗi thằng một vài miếng và lấy đó làm sảng khoái cho tuổi thơ nơi đồng quê nghéo nàn.
Tôi không dám đề cập đến thịt heo vì thịt heo là thứ xa xỉ phẩm không dám mơ tới. Một năm, có chăng là đôi ba lần mẹ tôi đi dự lễ hội hay quan hôn tang tế có tiệc, mẹ mới lấy phần về cho vài miếng thịt heo luộc thái mỏng như cái lưỡi dao bào. Đó là những ký ức của tôi về “đặc sản heo”. Rồi đất nước chia đôi, tôi theo mẹ lên Hà Nội. Khi đi qua làng Cao Xá và Kẻ Sặt Tỉnh Hải Dương theo ngả Hải Phòng, tôi còn được thưởng thức món cháo ngóe. Con ngóe bé tĩn dùng làm mồi câu cá chuối (cá lóc) vậy mà lúc gặp nạn ăn vẫn ngon.
Di cư vào Nam, thói quen ăn cầy tơ vẫn không thể bỏ được vì thịt chó rẻ, hợp túi tiền của các gia đình nghèo đông con: chỉ cần cái đầu, cái đuôi và mấy cái chân cùng bộ móng với ít măng ra bụi tre đào là có món xáo măng ăn với bún, cắn chút ớt hiểm là ngon tuyệt. Mới đầu,dân Miền Nam tẩy chay, sau thấy dân Bắc sực chiến quá bèn ăn thử. Ăn riết rồi đâm mê nên họ dần dà chế biến thêm món xào lăn có ướp nước dừa,xà, lá ngổ và món chả chìa rất bắt mắt, ăn vô là bá cháy. Nhờ vậy mà các quán thịt chó mọc lên như nấm ở Miền Tây, ngay cả Quận U Minh cũng có quán thit chó.
Người Tàu ở chợ Lớn cũng sực cờ tây. Ở Ngã Sáu gần nhà thờ Ngã Sáu, phía trước Trường Chu Văn An, trường cũ nơi tôi học trung học, cũng có quán Cẩu Kho chế biến thịt chó nhưng họ không ăn luộc,xào lăn, chả chìa và món dồi cực ngon của người Việt. Họ nấu lẫu với củ sen và ăn với bánh hủ tíu nên không đậm đà và xít xao như món mắm tôm của người Việt. Tôi cũng có dịp đi thăm Night Market ở Đài Loan và thưởng thức món cẩu kho của người Đài Loan nhưng tại đây họ cũng chỉ phục vụ món lẫu ăn với đậu hũ và bánh hủ tíu, nêm nếm hoặc chấm với xì dầu nên với người Việt không cảm thấy khoái khẩu.
Thịt chó và chiến tranh có lúc cũng bén duyên, Ngược dòng thời gian trong biến cố Tết Mậu Thân, các “đồng chí” xâm nhập bắn phá khắp nơi ngay tại Sài Gòn, khu di cư Công Giáo BP chúng tôi trên đường Trương Minh Giảng rào khu kháng chiến, lập chòi canh gác và tuần tra ban đêm, vũ khí thô sơ gậy gộc. Công việc đơn giản mà đạt kết quả cao, các “đồng chí” không dám léng phéng tới khu cho tới khi vụ tấn công Mậu Thân bị dẹp tan, còn đám dân phòng đêm đêm được dân thương “cúng“ cho nồi cháo chó nấu với đậu xanh húp cho ấm bụng, rồi căng mắt chờ địch nếu thấy là gõ kẻng…Do vậy chúng tôi đã đặt tên cho món này là cháo chó Mậu Thân. Không biết sau này nó có còn thịnh hành không thì tôi không được biết vì xa xứ đã lâu.
Chuyện chó chết vẫn chưa chấm dứt. Năm 1991, tôi có dịp ra làm ăn với nhà máy dệt Hà Nội. Chiều chiều cuối tuần, các quan trong nhà máy hay dẫn tôi ra làng bán thịt chó trên đê Yên Phụ. Dân ghiền gọi là làng vỉ có hàng mấy chục quán bán thịt chó phục vụ cho dân nội thành và dân tứ xứ đến ngay trên đê.Ở ngay lối vào, có một tiệm sành tâm lý khoái thit chó của dân Hà Nội đã treo cái bảng quảng cáo to tướng chỉ có bốn chữ “Chân lý là đây” với hàm ý đây chính là đường dẫn tới thiên đường trần gian nhờ vậy mả quán ông ta lúc nào cũng đầy khách.
Dân sành điệu Hà Nội ăn thịt chó không giống dân Sài Gòn. Họ không ngồi bàn mà ngội bệt dưới chiếu. Không uống bia mà uống đế trắng. Với họ, những kẻ "ngoại đạo" mới ngồi trên bàn, uống bia khi ăn thịt chó. Các quí bà Hà Nội rất mê thịt chó. Còn quí ông nào có máu me bảy chục chia hai đôi khi vào những quán nơi đây cũng được rửa mắt no nê vì khối quí bà ăn mặc bóng bẩy, hở hang thiếu vải lâm trận, ngồi bệt dưới chiếu để lộ nhiều đường nét gợi cảm, còn miêng thì xơi thịt chó và uống đế rất nhuyễn không kém quí ông tí nào. Thật đúng là cảnh “sống trên đời ăn miếng thịt chó (dồi chó cũng ok), chết xuống âm phủ biết có hay không.”
Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó
Năm 98,tôi sang định cư ở Mỹ. Để khỏa lấp nỗi nhớ quê hương và miếng dồi chó ray rứt lòng tôi, hiền thê đã tìm cách khỏa lấp khoảng trống của tôi bằng món móng heo giả cầy hoặc ruột non heo giả dồi chó. Nhưng thưa các bạn, hàng giả sao sánh với hàng thật, nỗi nhớ vẫn còn đó… nỗi nhớ và sự thèm thuồng vẫn như một tra tấn với người viễn xứ…. nhớ nước đau lòng con quốc quốc….
Nhưng… .chuyện dài thịt chó nhiều tập cũng có ngày chấm dứt nơi tôi. Tôi gác kiếm và giã từ thịt chó từ năm 2005, không phải vì tôi sợ sán lãi do tôi chủ trương “ăn bẩn sống lâu “nên trong người đã đủ chất kháng thể đủ sức đánh nhau với sán lãi. Tôi bỏ bởi một tiếng nói thâm kín thôi thúc trong lòng sau biến cố trọng đại trong gia đình tôi. Chuyện như thế này: tháng 9/05, tôi có hạnh phúc được đặt tay trên trái tim cha tôi lúc người trút hơi thở cuối cùng. Lo liệu chuyện hậu sự xong cũng là lúc tôi bị dằn vặt bởi lòng thương hại những con vật đầy tình nghĩa và thông minh này mà nó cứ bị hàm oan khi con người ví von “ngu như chó” (xem clip phía dưới). Tôi bỏ thói quen ăn thịt chó, nhẹ nhàng và thảnh thơi hơn nhiều so với những khó khăn khi tôi bỏ hút thuốc, lạ thế !!!!!!
Ở một đất nước mà chuyện không ăn thịt chó mới là chuyện bất binh thường như ở VN, một cuộc tranh luận nên hay không nên ăn thịt chó vẫn còn là một nan giải trong đó kẻ bênh, người chống. Trên trang mạng Vikipedia và VNExpress cũng mới có cuộc tranh luận về phương diện văn hóa, đạo đức và cả triết học về việc này. Rút cuộc cũng chẳng đi tới đâu: ai thích cứ ăn. ai ghét cứ chống. Riêng tôi thì thiên về quan điểm dịch học: nên lấy sinh nuôi tử nhưng cũng phải lấy tử nuôi sinh cho huề cả làng.
Mấy hôm nay thật thú vị được nghe nhiều quan điểm của các bạn nên cũng ngứa ngáy viết bậy mấy hàng hầu các bạn đọc chơI rồi bỏ qua nhân ngày cuối tuần sau khi tin tức thống kê cho biết dân Việt trong nước đã xực năm triệu chú chó. Nhưng có điều tôi phải cám ơn bạn Tiep Tran đã cho thưởng thức một videoclip mang tính nhân bản rất cao về tình bạn giữa cậu bé và chú chó thân yêu. Với tôi, lời khuyên “đừng ăn thịt chó nữa“ của bạn ấy, dù là tiếng vang trong sa mạc, vẫn rất đáng trân trọng. Xin cảm ơn ban Tiep Tran.
Thân chúc tất cả một cuối tuần vui vẻ hạnh phúc.
Viết tại San Jose 1/3/14
TH
Video:
https://www.facebook.com/photo.php?v=702168273160865
Rất thú vị được tham dự cuộc mạn đàm về chủ đề “cầy tơ” của các bạn. Chuyện dài “cầy tơ, cờ tây“ cũng giống như chuyện dài ăn bẩn của các quan chức nhà nước, chẳng bao giờ có đọan kết, có chăng cũng là bàn cho vui theo cái kiểu chuyện dài ở Huyện…
Tôi cũng ăn thịt chó, trừ món tiết canh, ghiền là đàng khác .Số là cũng như bao đứa trẻ sinh ra trên đất Bắc, tôi được huấn luyện ăn cầy tơ rất sớm. Đơn giản, nếu không ăn thì đói, không ăn thỉ thiệt và không ăn thì có gì để ăn ngoài khoai với sắn. Vả lại vào thời đó, có mà ăn là phúc vì đời sống khó khăn, đói quanh năm hay nói theo ngôn ngữ cải tạo: cái gì ngo ngoe là ăn tất…. nói gì tới thịt chó.
Tôi còn nhớ, lúc bảy tám tuổi hay theo mấy bạn lớn tuổi vác rơm và giỏ đi hun chuột cống. Muốn bắt chuột cống to như những chú mèo, chỉ cần lấy rơm bịt một miệng cống, miệng cống kia lấy rọ bịt lại, rồi lấy lửa đốt rơm, khói rơm xông vào, chuột ta chịu không nổi là phải tháo chạy ra đầu kia chui vào rọ là bị tóm gọn . Bắt được tên nào, lấy rơm thui sơ, cạo lông,xoa chút muối cho đậm đà, thui chin rồi chia nhau mỗi thằng một vài miếng và lấy đó làm sảng khoái cho tuổi thơ nơi đồng quê nghéo nàn.
Tôi không dám đề cập đến thịt heo vì thịt heo là thứ xa xỉ phẩm không dám mơ tới. Một năm, có chăng là đôi ba lần mẹ tôi đi dự lễ hội hay quan hôn tang tế có tiệc, mẹ mới lấy phần về cho vài miếng thịt heo luộc thái mỏng như cái lưỡi dao bào. Đó là những ký ức của tôi về “đặc sản heo”. Rồi đất nước chia đôi, tôi theo mẹ lên Hà Nội. Khi đi qua làng Cao Xá và Kẻ Sặt Tỉnh Hải Dương theo ngả Hải Phòng, tôi còn được thưởng thức món cháo ngóe. Con ngóe bé tĩn dùng làm mồi câu cá chuối (cá lóc) vậy mà lúc gặp nạn ăn vẫn ngon.
Di cư vào Nam, thói quen ăn cầy tơ vẫn không thể bỏ được vì thịt chó rẻ, hợp túi tiền của các gia đình nghèo đông con: chỉ cần cái đầu, cái đuôi và mấy cái chân cùng bộ móng với ít măng ra bụi tre đào là có món xáo măng ăn với bún, cắn chút ớt hiểm là ngon tuyệt. Mới đầu,dân Miền Nam tẩy chay, sau thấy dân Bắc sực chiến quá bèn ăn thử. Ăn riết rồi đâm mê nên họ dần dà chế biến thêm món xào lăn có ướp nước dừa,xà, lá ngổ và món chả chìa rất bắt mắt, ăn vô là bá cháy. Nhờ vậy mà các quán thịt chó mọc lên như nấm ở Miền Tây, ngay cả Quận U Minh cũng có quán thit chó.
Người Tàu ở chợ Lớn cũng sực cờ tây. Ở Ngã Sáu gần nhà thờ Ngã Sáu, phía trước Trường Chu Văn An, trường cũ nơi tôi học trung học, cũng có quán Cẩu Kho chế biến thịt chó nhưng họ không ăn luộc,xào lăn, chả chìa và món dồi cực ngon của người Việt. Họ nấu lẫu với củ sen và ăn với bánh hủ tíu nên không đậm đà và xít xao như món mắm tôm của người Việt. Tôi cũng có dịp đi thăm Night Market ở Đài Loan và thưởng thức món cẩu kho của người Đài Loan nhưng tại đây họ cũng chỉ phục vụ món lẫu ăn với đậu hũ và bánh hủ tíu, nêm nếm hoặc chấm với xì dầu nên với người Việt không cảm thấy khoái khẩu.
Thịt chó và chiến tranh có lúc cũng bén duyên, Ngược dòng thời gian trong biến cố Tết Mậu Thân, các “đồng chí” xâm nhập bắn phá khắp nơi ngay tại Sài Gòn, khu di cư Công Giáo BP chúng tôi trên đường Trương Minh Giảng rào khu kháng chiến, lập chòi canh gác và tuần tra ban đêm, vũ khí thô sơ gậy gộc. Công việc đơn giản mà đạt kết quả cao, các “đồng chí” không dám léng phéng tới khu cho tới khi vụ tấn công Mậu Thân bị dẹp tan, còn đám dân phòng đêm đêm được dân thương “cúng“ cho nồi cháo chó nấu với đậu xanh húp cho ấm bụng, rồi căng mắt chờ địch nếu thấy là gõ kẻng…Do vậy chúng tôi đã đặt tên cho món này là cháo chó Mậu Thân. Không biết sau này nó có còn thịnh hành không thì tôi không được biết vì xa xứ đã lâu.
Chuyện chó chết vẫn chưa chấm dứt. Năm 1991, tôi có dịp ra làm ăn với nhà máy dệt Hà Nội. Chiều chiều cuối tuần, các quan trong nhà máy hay dẫn tôi ra làng bán thịt chó trên đê Yên Phụ. Dân ghiền gọi là làng vỉ có hàng mấy chục quán bán thịt chó phục vụ cho dân nội thành và dân tứ xứ đến ngay trên đê.Ở ngay lối vào, có một tiệm sành tâm lý khoái thit chó của dân Hà Nội đã treo cái bảng quảng cáo to tướng chỉ có bốn chữ “Chân lý là đây” với hàm ý đây chính là đường dẫn tới thiên đường trần gian nhờ vậy mả quán ông ta lúc nào cũng đầy khách.
Dân sành điệu Hà Nội ăn thịt chó không giống dân Sài Gòn. Họ không ngồi bàn mà ngội bệt dưới chiếu. Không uống bia mà uống đế trắng. Với họ, những kẻ "ngoại đạo" mới ngồi trên bàn, uống bia khi ăn thịt chó. Các quí bà Hà Nội rất mê thịt chó. Còn quí ông nào có máu me bảy chục chia hai đôi khi vào những quán nơi đây cũng được rửa mắt no nê vì khối quí bà ăn mặc bóng bẩy, hở hang thiếu vải lâm trận, ngồi bệt dưới chiếu để lộ nhiều đường nét gợi cảm, còn miêng thì xơi thịt chó và uống đế rất nhuyễn không kém quí ông tí nào. Thật đúng là cảnh “sống trên đời ăn miếng thịt chó (dồi chó cũng ok), chết xuống âm phủ biết có hay không.”
Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó
Năm 98,tôi sang định cư ở Mỹ. Để khỏa lấp nỗi nhớ quê hương và miếng dồi chó ray rứt lòng tôi, hiền thê đã tìm cách khỏa lấp khoảng trống của tôi bằng món móng heo giả cầy hoặc ruột non heo giả dồi chó. Nhưng thưa các bạn, hàng giả sao sánh với hàng thật, nỗi nhớ vẫn còn đó… nỗi nhớ và sự thèm thuồng vẫn như một tra tấn với người viễn xứ…. nhớ nước đau lòng con quốc quốc….
Nhưng… .chuyện dài thịt chó nhiều tập cũng có ngày chấm dứt nơi tôi. Tôi gác kiếm và giã từ thịt chó từ năm 2005, không phải vì tôi sợ sán lãi do tôi chủ trương “ăn bẩn sống lâu “nên trong người đã đủ chất kháng thể đủ sức đánh nhau với sán lãi. Tôi bỏ bởi một tiếng nói thâm kín thôi thúc trong lòng sau biến cố trọng đại trong gia đình tôi. Chuyện như thế này: tháng 9/05, tôi có hạnh phúc được đặt tay trên trái tim cha tôi lúc người trút hơi thở cuối cùng. Lo liệu chuyện hậu sự xong cũng là lúc tôi bị dằn vặt bởi lòng thương hại những con vật đầy tình nghĩa và thông minh này mà nó cứ bị hàm oan khi con người ví von “ngu như chó” (xem clip phía dưới). Tôi bỏ thói quen ăn thịt chó, nhẹ nhàng và thảnh thơi hơn nhiều so với những khó khăn khi tôi bỏ hút thuốc, lạ thế !!!!!!
Ở một đất nước mà chuyện không ăn thịt chó mới là chuyện bất binh thường như ở VN, một cuộc tranh luận nên hay không nên ăn thịt chó vẫn còn là một nan giải trong đó kẻ bênh, người chống. Trên trang mạng Vikipedia và VNExpress cũng mới có cuộc tranh luận về phương diện văn hóa, đạo đức và cả triết học về việc này. Rút cuộc cũng chẳng đi tới đâu: ai thích cứ ăn. ai ghét cứ chống. Riêng tôi thì thiên về quan điểm dịch học: nên lấy sinh nuôi tử nhưng cũng phải lấy tử nuôi sinh cho huề cả làng.
Mấy hôm nay thật thú vị được nghe nhiều quan điểm của các bạn nên cũng ngứa ngáy viết bậy mấy hàng hầu các bạn đọc chơI rồi bỏ qua nhân ngày cuối tuần sau khi tin tức thống kê cho biết dân Việt trong nước đã xực năm triệu chú chó. Nhưng có điều tôi phải cám ơn bạn Tiep Tran đã cho thưởng thức một videoclip mang tính nhân bản rất cao về tình bạn giữa cậu bé và chú chó thân yêu. Với tôi, lời khuyên “đừng ăn thịt chó nữa“ của bạn ấy, dù là tiếng vang trong sa mạc, vẫn rất đáng trân trọng. Xin cảm ơn ban Tiep Tran.
Thân chúc tất cả một cuối tuần vui vẻ hạnh phúc.
Viết tại San Jose 1/3/14
TH
Video:
No comments:
Post a Comment