Trao đổi với Anh Trần Ngọc Thiệu,“ Chúng ta là những nạn nhân của sự thật và đôi khi trí óc chúng ta nặng trĩu những gánh nặng oan trái của gian dối”
Chủ tịch Hội CSV/QGHC Nam Cali
về lối hành xử của Hội trước sự ra đi của Đồng môn Lữ Thế Liêm.
Thưa Anh Chủ Tịch
Ngày 3-2-14, sau khi nhận được tin đồng môn LTLiêm của Khóa ĐS14 chúng
tôi từ trần tại quê nhà do bạn NVĐông báo tin, tôi có viết bài mang tựa
đề “Tưởng niệm và tiếc thương LTLiêm: Đời người như gió qua” có kèm
theo ảnh Liêm trong vòng tay anh em ĐS14 quốc nội .Đây là điều mà tôi
vẫn thường làm mỗi khi có bạn đồng khóa qua đời như một lẵng hoa của
người phương xa gửi gấm lòng thương yêu, cảm mến và tiếc thương đến
người quá cố và tang quyến.
Bài này đã được post lên trang Web Tiếng Thông Reo cùng ngày để
phổ biến tin buồn trên cho cả khóa biết. Ngay sau đó là những email chia
buồn của những đồng môn ĐS14 khắp nơi gửi về với gia đình Liêm. Một
vòng hoa phúng điếu của khóa, bao gồm hải ngoại lẫn quốc nội có dòng
chữ lớn “Đồng môn ĐS 14 QGHC vô cùng thương tiếc” đặt trước quan tài
Liêm cùng với tiền phúng điếu * và điếu văn do Nguyễn Ngọc Điệp, đại diện khóa đọc
với sự tham dự của hầu hết các bạn dồng khóa tại quốc nội.
Những chi tiết và con số biết nói trên đây với các dẫn chứng bằng hình
ảnh tôi và các bạn đồng khóa 14 có trong tay chứng tỏ LTLiêm là người
đồng môn, người bạn tốt trong trái tim các bạn đồng khóa còn lại. Anh
xứng đáng là đứa con có nhân cách làm rạng danh trường mẹ là Học Viện
QGHC, nơi đã đào tạo ra anh và làm hãnh diên cho bạn bè đồng khóa vì ở
cả hai thời gian trước và sau 75, anh rất thành công trong sự nghiệp do
anh có năng lực, tính cách của anh vẫn nhất quán trước sau như một:
chí tình với bạn bè đồng khóa và bạn bè đồng môn cả lúc vinh lẫn lúc
nhục.
Ai đã ném đá LTLiêm?
Thế nhưng, ở một bên trái chiều, tôi cũng như nhiều đồng môn ĐS14 rất
lấy làm tiếc, anh, với tư cách là Chủ Tịch Hội CSV/QGHC Nam Cali sau khi
nhanh chóng gửi thư phân ưu đến gia đình người quá cố, rồi lại vội vàng
rút lại thư phân ưu như thể bị hốt hoảng vì áp lực của một số điện thư
phản biện của vài đồng môn có thể ít nhiều không có thiện cảm với Liêm vì lý do này hay lý do khác trong quá khứ.
Nếu đọc và phân tích nôi dung những email của các đồng môn đã ném đá
LTLiêm, kể cả hai thư giải thích của hai nhân vật trụ cột trong Hội là
đồng môn NVSáu và của anh liên quan tới quyết định rút lại phân ưu được
post phía dưới bài viết của tôi, người ta dễ dàng nhận thấy tất cả đều
dựa vào những nguồn tin chưa được kiểm chứng, hời hợt, dùng những cụm từ mơ hồ, võ đoán theo cảm tính. Xin chứng minh: đồng môn ký tên Đ
viết: nghe anh NNSơn nói cách đây mười năm…, nghe nói là Giám đốc
một Cty rất lớn tại Sài Gòn,**… nghe nói là cán bộ gộc…, có ra ứng cử chức
nghi viên hay Đại biể Quốc hội gì đó lâu rồi không nhớ**…nhưng quả
quyết chắc nịch Liêm không kê khai lý lịch QGHC. Điều đáng chú ý đồng
môn Đ. lại còn cả gan gọi chính phủ VNCH là Ngụy …(theo Ngụy).
Thế rồi hiệu ứng dây chuyền domino lập tức xảy đến. Một vài đồng môn
vội vàng nhào vô giáng cho Liêm những nhát mã tấu không thương tiếc, dù
người quá cố vừa nằm xuống (xin đọc điện thư của Thong Dieulan và các
thư kế tiếp). Tôi gọi đó là những nhát mã tấu, thưa anh, vì có khi giết
người bằng lưỡi con người, bằng ngòi bút còn sắt máu hơn, đau đớn hơn
giết người bằng bằng gươm đao. Vì thế tôi đã chọn tựa đề bài viết “Đồng
môn ĐS14 LTLiêm: người chết hai lần” cũng là trong ý nghĩa này.
Mặt khác, ở Nam Cali, theo như tôi được biết, có hơn mười thành viện
ĐS14, có cả những thành viên nổi tiếng như TCPhụng hay người tù bất
khuất PTAnh. Lại có TANinh, BĐDanh sinh hoạt chung với đồng môn NVSáu
và với chính anh, sao quí anh không tham khảo trước khi đưa ra quyết
định. Các anh không thể lập luận không biết có đồng môn ĐS 14 nào để
tham khào. Anh là Hội trưởng chả lẽ anh không nắm được địa chỉ, số điện
thoại của số hội viên phòng khi hữu sự hay sao???. Chúng ta lập hội
để đan kết tình bạn, tình liên đới, chia vui xẻ buồn trong những thành
viên cùng chung một mái trường mẹ là Học Viện mà phần đông nay đả thất
thập cồ lai hy, gần đất xa trời. Đó cũng là tiêu chí chúng ta muốn vươn
tới khi lập Hội để Hội vừa có danh, vừa có thực.
Ai bị xỉ nhục hơn ai?
Thú thật với anh Chủ tịch, quyết định vội vàng, không đặt căn bản trên
những dữ kiện khách quan, không những đã làm tổn thương người quá cố và
gia quyến anh. Nó còn làm tổn thương phần đông đồng môn ĐS14 khi biết
chuyện. Cụ thể đồng môn ĐS14 LNCương, cư ngụ tại Úc Châu, đã giận dữ đặt
câu hỏi “Gia đình LTLiêm có cần Hội CSV/QGHC Nam Cali phân ưu để được
bớt khổ và chân linh LTLiêm được vãng sanh cõi tịnh độ không? chắc
chắn là không. Cho nên khi Hội cho đăng phân ưu trên mạng rồi lại rút
xuống, gia đình LTLiêm không bị sỉ nhục. Trái lại, Hội bị sỉ nhục vì
hẹp hòi, hèn hạ bởi đã tin tưởng vào những nguồn tin đầy ác cảm”. (trích diện thư của đồng môn LNCương phổ biến rộng rãi ngày 13/2/14). Lời
nhận định của bạn LNCương tuy có vẻ bộc trực đượm chút nghiêm khắc
nhưng theo tôi là xác đáng cho tình huống này của Hội.
Mặt khác, cũng có nhiều đồng môn ĐS14 bày tỏ ý thắc mắc không biết các
“quan tòa” của Hội làm nên bản án “cán bộ gộc” có vị nào nhìn thấy có
viên chức gộc nào của Dảng Cộng sản đến phúng điếu đám tang Liêm đặt tại
Chùa Xá Lợi hay không, hay chỉ toàn thân hữu và những nhân viên và
bằng hữu cũ của Liêm ở Tổng CTy Xây Lắp 4 ? Thật oan uổng quá.
Vết ung nhọt cần giải phẫu và nặn nọc độc để cơ thể khỏe mạnh.
Về phần tôi và khối đồng môn thầm lặng ĐS14 chưa muốn lên liếng,
không phải chúng tôi sợ sự thật vì tôi tin sự thật sẽ giải thoát tất cả.
Tôi cũng không sợ bị ném đá vì dám đụng chạm vào một quyền lực nào
đó đứng phía sau Hội vì tôi tự tin vào những điều mình nói, mình viết. Tôi viết vì muốn để vong linh người bạn quá cố và gia đình anh không
bị tổn thương và được an ủi một cách trọn vẹn vào dịp đầu năm.
Hôm nay, 22/3/14, nhân kỷ niệm lễ giỗ 49 ngày, ngày mất của anh
(3/2/14-22/3/14) mà theo nhà Phật là thời gian đủ để linh hồn người quá
cố thanh tẩy những tì vết khi tại thế để siêu thoát sang một thế giới
mới: thế giới của vĩnh cửu. Còn đối với chúng ta, 49 ngày cũng là thời
gian đủ để chúng ta lấy lại sự binh tĩnh góp ý với nhau hầu có thể làm
những gì tốt nhất cho hướng đi của Hội trong những ngày sắp tới. Lý do
dễ hiểu vì khi cơ thể có vết ung nhọt, giải pháp tối ưu là giải phẫu
nặn hết nọc độc để không bị lây lan. Do vậy, tôi nghĩ lời kêu gọi “chúng tôi xin quí anh tạm ngưng nơi đây” của anh trong thư luân lưu với
tư cách Chủ Tịch Hội gữi các đồng môn trong Hội là tránh né và không
phài là đối sách khôn ngoan trong việc đối nhân xử thế. Nó đi vào lối đi
cũ, lối đi của chụp mũ, của cả vú lấp miệng em, của đối sách “khóa
miệng” mà người cộng sản vẫn thường làm.
Nếu anh đồng ý, tôi xin lưu ý anh hai vấn đề.
1-Tính trung thực và khách quan trong lời nói hay bài viết:
Thế giới ngày nay trong phạm vi rộng đầy những biến động. Con người
của mỗi chúng ta cũng đầy những sóng gió. Nhưng sự thật lại như một bát
quái đài mà mỗi chúng ta chỉ đứng ở một góc cạnh chiêm ngưỡng sự thật
nên nhiều khi chỉ nhận diện sự thật một cách phiến diện như câu chuyện
ngụ ngôn năm thầy bói mù sờ voi.
Chúng ta luôn khao khát sự thật nhưng nhiều người trong chúng ta sợ sự
thật và chỉ chấp nhận hoặc bằng lòng với xác tín ảo mà ta nắm chặt
trong tay, ai nói khác là không được theo kiểu mũ ni che tai: chỉ nghe
người bạn nói cách đây mười năm đã vội kết luận là cán bộ cộng sản
gộc!!!. Qui chụp người đã khuất, phải chăng đồng môn Đ là một quan
tòa!!!
Do vậy, để tránh hoặc hạn chế sai sót , một bài viết phải tuân thủ một
số chuẩn mực: sự thật (truthfulness), khách quan (objectivity) chuẩn
xác (accuracy) không đảng phái (impartiality) công bằng (fairness) và
trách nhiệm trước công chúng (public accountability) rồi hãy để cho
công chúng nhận định và đánh giá. Người ta gọi đó là tính lương thiện
của một lời nói hay một bài viết.
Xét trên binh diện những chuẩn mực trên, phần đóng vai quan tòa kết tội
LTLiêm là cán bộ gộc là không thể chấp nhận được. Rất mong anh Chủ tịch
nên xem xét lại. Nếu cần nên có một lời xin lỗi hoặc đính chính vì
theo tôi, hành động đính chính hoặc xin lỗi không làm Hội bi lép vế. Trái
lại uy tín của Hội vì thế mà được củng cố và tránh được những vấp váp
trong ứng xử cho nhửng tình huống: quan, hôn, tang, tế sắp tới liên
quan đến các đồng môn trong Hội. Thứ đến cuộc sống tử tế cũng đòi chúng
ta hành động như vậy.
2- Khía cạnh đạo đức truyền thống- Thông điệp đầu năm 2014 của Đức Đạt Lại Lat Ma.
Nghĩa tử là nghĩa tận: đó là giới răn truyền thống bất thành văn truyền
miệng trong thiện hạ. Năm chữ giản đơn và dễ hiểu hàm ý không nên xét
nét người đã khuất. Hãy tha thứ và lướt qua mọi chuyện dù la tiêu cực
để linh hồn người quá cố được siêu thoát, trừ những kẻ gây ra tội ác
diệt chủng đối với nhân loại.
Cũng từ khía cạnh đạo đức, từ Tết đến nay, tôi cứ nghiền ngẫm bài thuyết
giảng của Đức Đạt Lại Lạt Ma hồi đầu năm để tìm cho mình một hướng
đi trong ứng xử với đời, với người ở tuổi xế chiều. Tôi xin trích dưới
đây để chúng ta cùng suy nghĩ và cũng để riêng tặng các đồng môn
NNSơn, đồng môn Đ, đồng môn ThongDieuLan, NVSáu … nếu quí anh chưa có
tài liệu này.
- "Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không xử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
- Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn
hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những
sự việc ở phía sau.
- Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai
bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ
không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời
tâng bốc êm tai.
- Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái
miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều
và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều
hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.
-
Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng
ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không
phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị
mất mát.
- Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng
ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải
được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không
phải ở một nơi hời hợt bên ngoài."
Đọc thông điệp
của Ngài, tôi có cảm nghĩ đơn giản và sâu sắc như bông hoa nở dưới ánh
binh minh mà nếu mỗi người trong chúng ta thực hiện một phần, chỉ một
phần thôi trong cuộc sống, chắc sẽ tránh được nhiều điều đáng tiếc gây
những tranh cãi không cần thiết trong tập thể chúng ta.
Chút tâm tình thay cho lời kết của bài viết.
Người
cộng sản không có lòng bao dung và hẹp hòi. Họ thắng cuộc, nhưng lại
đẩy bên thua cuộc vào tận đường cùng: quân dân tù cài tạo bị đầy ải
chết dần chết mòn. Thân nhân họ bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử nên phải
tim cách thoát thân dẫn đến những thảm cảnh đau nhức do hàng trăm, hàng
ngàn phài chết sông, chết biển. Những anh hùng hy sinh bào vệ bờ cõi
bị lăng nhục là ngụy. Nghĩa trang cũng bị đào xới làm cho vết thương
chia cắt Quốc Cộng không bao giờ lành, bỏ phí cơ hội tổng hợp sức mạnh
của hai Miền Nam Bắc đưa đất nước tến lên một chương mới. Thất bại của
người cộng sản cả trong lãnh đạo lẫn nhân đạo trong sách lược trị quốc
trái lại đã đẩy đất nước vào cảnh tụt hậu như hiện trạng. Lẽ nào sự
thất bại của họ không là một bài học cho chúng ta suy gẫm.
Viết
đến đây, tôi nhớ lại câu nói nổi tiếng của bà C.Rice đọc trong diễn
văn nhận chức Ngoại trưởng thời chính phủ TT. Bush con “có một bài học
vô cùng quan trọng, đó là chỉ cần một số khác biệt nhỏ cũng đủ để người
ta tiêu diệt lẫn nhau”. Câu này đúng quá cho trường hợp LTLiêm. Anh là
nạn nhân của một sự tùy tiện, bất nhất mà JJ Rousseau gọi là sự ấu trĩ
của thời đại.
Còn nhớ, trong lần điện thoại sau cùng
tôi được nghe tiếng Liêm gọi để từ giã trước khi tôi ra phi trường
về Mỹ hôm 13/1/14. Anh tâm tình như một con người có trái tim nhân hậu “tao đã bước vào thời kỳ cuối của bệnh gan. Dù có bất cứ chuyện gì xảy
ra, tao bằng lòng với cuộc sống và hy vọng sau này anh em sẽ hiểu tao”. Liêm phân trần với tôi như vậy có lẽ do anh trân quý tình cảm bạn bè
bởi, một con người như Liêm, khi đã xuống tóc quy y với một pháp danh hẳn hoi nơi cõi Phật, đâu còn quan tâm tới tiếng thị phi ở đời.
Bạn
LTLiêm của tôi, của Khóa 14 đã ra đi khỏi cuộc chơi được 49 ngày. Lời
tâm sự sau cùng anh rót vào tai tôi “hy vọng sau này anh em sẽ hiểu
tao” như một thúc giục tôi viết bài này, với tư cách người bạn ở lại, gửi
đến Anh Chũ Tịch như một đính chính, một phân bua để bạch hóa và trả
lại sự công bằng cho anh và gia đình anh, dù người đã khuất không nhờ
tôi làm điều này.
“Khi bạn bị nhổ nước miếng vào mặt,
bạn đừng tìm cách lau khô. Hãy để tự nó khô trên mặt bạn”, đó là lời
khuyên tôi đọc được ở đâu đó bao hàm ý nghĩa: trong mọi trường hợp nên “lấy thuận nuôi nghịch” để cuộc sống ngắn ngủi trờ nên đẹp, đáng sống
nên mong anh không nên xem đây là cuộc bút chiến mà nên xem đây là sự
góp ý hay trao đổi cho vấn đề được sáng hơn và nhân bản hơn.
Có
lẽ cũng đã đến lúc chúng ta đưa tay ra để các bên có quan điểm khác
biệt nắm lấy tay nhau theo truyền thống đoàn kết trong tập thể CSV/QGHC
được duy trì, không bị phá vỡ ra từng mảnh. Cũng xin gửi tới người bạn
quá cố vắn số của tôi tấm lòng thành gói ghém trong bài viết này với niềm
hy vọng anh được an nghỉ./.
Trân trọng
Viết tại San Jose ngày 21/3/14
TeHong, Khóa 14
PC:
* Trong thư cảm ơn gửi các đồng môn ĐS14, hiền thê của LTLiêm, chị Nguyễn Uyên Thu cho biết sẽ chuyển toàn bộ số tiền phúng điếu cho quĩ từ thiện.
**LTLiêm là Tổng Giám Đốc Tổng CTY Xây Lắp 4, có trụ sở tại Quận 4, có liên doanh với một số Cty ở Úc Châu và có các CTy con ở một số Tỉnh ở Miền Nam. Tại An Gian anh đã bổ nhiệm đồng môn ĐS14 Huỳnh Kim Quan làm Giám đốc Cty Xây lắp Tỉnh An Giang.
*** Trong cơ cấu tổ chức hành chánh của Chính Phủ Cộng Sản VN, không có chức vụ Nghị viên Thành phố, chỉ có chức Đại Biểu Thành Phố. Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, nhóm Ông VVKiệt và PVKhải đã có chủ trương sử dụng các trí thức được đào tạo thời VNCH, tạo luồng gió mới trong quản lý kinh tế, góp phần cứu vãn nền kinh tế Miền Nam đang suy sụp, trong đó có nhiều CSV/QGHC được mời làm việc ở những vi trí quan trọng, chẳng hạn như hai đồng môn D9S NVPhương và NVThân .
**** Hình đính kèm : H1 .Bạn dồng khóa 14 quốc nội thăm LTLiêm vào ngày 6/1/14; H2. Vòng hoa phúng điếu của Khóa 14 và NNĐiệp đọc điếu văn bày tỏ lòng thương tiếc trước sự ra đi của LTLiêm.
No comments:
Post a Comment