28 February 2014

Ukraina: Hai phi trường chính ở Crimea bị "quân lạ" chiếm giữ.


300 nam giới có vũ trang phong tỏa sân bay quân sự Belbek tại Sevastopol, Crimea.

Bộ trưởng Nội vụ tạm quyền của Ukraien Arsen Avakov gọi sự hiện diện của họ là “xâm lược vũ trang”.

Hãng thông tấn Interfax của Ukraine đưa tin binh sỹ trong quân phục của Nga, đội mũ sắt và mặc quân phục chống đạn, được xe bọc thép chở quân hộ tống, đã chiếm vị trí ở vòng ngoài của một sân bay quân sự tại Sevastopol. Hãng thông tấn này dẫn các nguồn tin quân sự trong vùng cho biết họ đã tới sân bay quân sự Belbek nhằm ngăn “các chiến đấu cơ” bay vào.

Bộ trưởng Nội vụ tạm quyền Ukraine Arsen Avakov cho biết trên facebook rằng sân bay quốc tế Belbek ở Sevastopol đã bị các đơn vị của hải quân Nga phong tỏa và gọi đây là “xâm lược và chiếm đóng quân sự”.

Trong khi đó, Tổng thống lâm thời Ukraine Olexander Turchynov cáo buộc Nga làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở Ukraine. “Thật không may…các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga đang góp phần ngày một trực tiếp vào sự leo thang của cuộc xung đột này và…đang di chuyển quanh Cộng hòa tự trị Crimea bằng vũ khí ở những khu vực không được Ukraine thỏa thuận”, ông cho biết trước quốc hội ở Kiev.

Hãng thông tấn Unia của Ukraine dẫn lời người đứng đầu ca trực đêm ở sân bay tại Belbek, Anatoliy Rechenko, cho hay có khoảng 300 nam giới trang bị vũ khí hiện diện tại đó. Và người này cho rằng họ “là binh sỹ Nga”. Theo Rechenko, sân bay hiện đã đóng cửa và các chuyến bay đã bị hủy.

Dĩ nhiên là TT Putin đã bác bỏ những lời cáo buộc này.

Được trang bị đầy đủ, quân lính mặc quân phục nhưng không đeo bất cứ một phù hiệu nào, đang ngăn chận các ngã đường vào phi trường ở Crimea, Ukraina.

Một nước Nhật quá xa xôi!

Đôi giòng:

Trông người mà nghĩ đến ta đủ để nhà văn Vương Trí Nhàn trong một chuyến du lịch ngắn ngày đến Nhật thấy khoảng cách…quá xa giữa xã hội và con người Nhật với xã hội và con người Việt ngày nay, tới mức có thể gây một ấn tượng thật đậm nơi tác giả: “…hình ảnh đảo ngược của xã hội Việt, người Việt.”  Thật sự thì rất nhiều người trong cũng như ngoài nước đều đã thấy xã hội Việt Nam ngày nay là một con bệnh nặng trong tay thầy thuốc tồi (cũng là một thầy phù thủy vừa độc, vừa ác).  Chỉ còn cách đuổi ông thầy tồi này đi thì mới mong cứu được con bệnh, còn không thì…vô phương!!! (Sầu Đông)
**


Cộng với những hiểu biết vốn có từ trước
năm ngày du lịch bụi ngắn ngủi,
đủ để tôi cảm thấy xã hội Nhật, người Nhật
là cả một hình ảnh đảo ngược của xã hội Việt, người Việt


8 - 6 -2013
Xuất phát từ Hà Nội, sau một chuyến bay đêm hơn bốn tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt đầu một ngày mới trên chiếc xe từ sân bay Narita về Tokyo. Không khí dịu mát như một ngày cuối thu đầu đông ở đồng bằng sông Hồng, song cái lạnh ở đây lại có khí vị vùng biển bắc, cái cảm giác mà tôi cảm nhận khi đến Leningrad vào năm 1988.

Nhìn chung quanh, thấy khung cảnh thoáng rộng sạch sẽ, cây cối đạm bạc. Ghé lại một trạm bên đường để xe mua xăng, bắt gặp không khí của nước Nhật bình thường, người nào người nấy chăm chú vào công việc.

Có cái lạ là, khi đến Tokyo, tôi cũng lại gặp một khung cảnh vắng lặng như vậy. Không những trên đường người đi bộ thưa thớt mà cả ô tô đi lại cũng ít. Trong khi đó, lại biết rằng Tokyo có đến 20 triệu dân và hàng ngày có đến 40 triệu người lai vãng. Nơi tôi tới chỉ là ngoại ô chăng? Thành phố chính ở đâu? Như đã đoán được thắc mắc của tôi, người hướng dẫn du lịch sớm giải thích, đây chỉ là phần trên mặt đất, còn trong lòng đất có đến bốn thành phố nữa. Ở đó cũng có giao thông, xe điện ngầm, những phố buôn bán; ở đó mặc dù rất đông, nhưng rất trật tự.

Ngày đầu xa lạ
Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến tham quan là phía ngoài hoàng cung Nhật. Cũng như mọi người dân nội địa, chúng tôi không được vào tham cung điện chính của hoàng gia, chỉ được đứng và quan sát từ xa và nghe người giới thiệu kể chuyện lại về một cuộc sống rất khổ hạnh của những người sống trong cung điện đó.

Người Nhật quen chấp nhận tình trạng cách ly này bởi họ hiểu những người sống trong hoàng cung phải nhận vai hình mẫu của nước Nhật, có nghĩa phải chịu rất nhiều áp lực. Có những người con gái trong đó cảm thấy thật nhẹ nhõm nếu lấy được người chồng dân thường, ra khỏi hoàng cung, để được sống như mọi người bình thường.

Buổi chiều chúng tôi đến thăm ngôi nhà của Tòa thị chính, ở đây có tháp truyền hình cũ, từ đó có thể nhìn ra cả Tokyo.

Có điều mất vui là ngay trong buổi chiều đầu tiên này, đoàn du lịch chúng tôi đã có một người bỏ trốn. Khi cả đoàn lên tháp rồi lần lượt xuống dần thì anh ta lẩn mất. Sau mới biết, từ Hà Nội anh ta đã chuẩn bị để làm việc này. Cái ba lô còn lại trên xe ô tô của anh nhẹ tênh. Theo sự giải thích của người hướng dẫn, có lẽ đây là một người Việt được bố trí sang Nhật để trộm cắp thuê. Dân Việt có hộ chiếu bên đó, khi phát hiện ăn cắp thì sẽ bị trục xuất khỏi nước Nhật. Nên họ phải thuê những người trong nước sang làm chân rết. Người này có bị tống về thì cũng không mất đầu mối.

Trong lúc vẩn vơ chờ làm các thủ tục, khoảng hơn một tiếng đồng hồ, tôi nhìn quanh khu Tòa thị chính, thấy một không khí vắng vẻ. Nhớ nhất là hình ảnh một cô gái dắt hai con chó đi đường. Cô chăm sóc chúng hết sức cẩn thận. Khi chúng đói lấy thức ăn và theo dõi chúng ăn, bình thản chờ đợi như bà mẹ đang đi chơi với những đứa con thân yêu của mình.

Tâm thế mới của phụ nữ Nhật

27 February 2014

Những cái chết bất thường hay các vụ THANH TRỪNG nội bộ trong Đảng Cộng Sản Việt Nam

(Nguyet san VN)

12 lý do không nên xem phim rạp ở Việt Nam

Kyo York nêu 12 lý do không nên xem phim rạp ở Việt Nam:

1. Ngồi không đúng số ghế, khi Kyo yêu cầu đổi thì còn lên giọng cãi: "Rạp trống ngồi đâu chả được thằng Tây lắm chuyện?".

2. Đành rằng ăn đồ ăn của rạp bán, nhưng không có nghĩa là nhai "phập phập" phát ra âm thanh thật lớn, chưa kể chuyện thức ăn, đổ nước uống, ... đặc biệt là bắp nổ (miền Bắc gọi là bỏng ngô) đầy lối đi, để khi kết thúc phim lúc nào cũng thấy mấy cô lao công với nét mặt thật buồn thảm...

3. Ăn mặc thì thật đẹp vào rạp thì nói chuyện thật là lớn.

4. Chứng tỏ mình hiểu hơn bạn hay người yêu gì đó, nên cứ huyên thuyên giải thích um xùm, đoán phim thế này thế kia như cho cả rạp biết mình "thông minh hơn học sinh lớp 5".

5. Xem phim mà ngồi nhắn điện thoại, để màn hình chế độ sáng nhất có thể, góp ý thì quay sang "chơi facebook có ảnh hưởng gì ông không?".

6. Sợ nhất là đi xem phim kinh dị, phim hài... người ngồi phía sau không kiềm chế được cảm xúc sợ cứ thẳng chân đạp đùng đùng vô lưng, có khi vui cười muốn phun nước lên đầu người ngồi trước... Góp ý thì nói "Phim hài mà hổng cho cười hả? Phim kinh dị mà hổng cho sợ hả".

7. Có người rảnh đến độ đọc phụ đề cho mọi người, có người thì nhắc tên từng diễn viên khi thấy họ xuất hiện trên màn hình: "Thái Hoà kìa, Quý Bình kìa, Kim Xuân Kìa,...." có mấy người quần chúng hình như người đó không biết tên nên không nói. Góp ý xong, im được 2,3 phút thì lại nhắc tên tiếp. Lạ thiệt, hỏng biết bị gì luôn.

8. Có mấy thím tám ở ngoài không đã, mua vé vô xem phim mà ngồi kể chuyện gia đình, chồng có bồ nhí, nói xấu đồng nghiệp, hàng xóm. v.v... nói xấu chưa đã quay qua nói xấu diễn viên luôn: "Con nhỏ này bơm ngực, nhỏ kia sửa mũi, thằng kia tẩy trắng".

9. Thỉnh thoảng thấy có người mua vé vào rạp để ngủ và ngáy hơi lớn.

10. Trong Rạp mà cũng có trộm đó! Kyo thấy nhiều người bị mất đồ hoài.

11. Cực nhất là có con nhỏ, mà cực hơn là "dẫn con nhỏ vô rạp xem phim". Con nít vô tư la hét, khóc lóc, đạp ghế, bức tóc người xem phim... Lỗi này thuộc về người lớn.

12. Có ca này khó đỡ nè, người ngồi phía sau cởi giày ra và chân rất hôi, Kyo đành bó tay vì không chiến đấu nổi, nên phải ra về khi phim mới chiếu 15 phút đầu giờ. Vì cái này quá tế nhị thuộc về vệ sinh cá nhân nên không thể yêu cầu người ấy "đi rửa chân được".

Còn 1001 lý do không thể xem phim hay hơn. Đành rằng giải trí là thoải mái, mà thoải mái kiểu vậy là không thoải mái cho người xung quanh nhé! nên viết ra chia sẻ để cùng nhau hoàn thiện.

Rút kinh nghiệm để không bị cho là "quơ đũa cả nắm", cái này Kyo nói "một số ít người" nhé, nhưng trong một cái rạp mà chỉ cần số ít người như vậy thôi cũng làm hỏng bộ phim của một đạo diễn tài danh, diễn viên huyền thoại rồi ...

KYO YORK người đã từng gặp 12 tình huống trên". (Internet)

26 February 2014

Tin ngắn Ukraina đáng chú ý

Tổng thống Nga Putin ra lệnh tập trận lớn bất ngờ sát biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26.2 đã ra lệnh tiến hành tập trận bất ngờ của lực lượng không và lục quân để chứng tỏ sự sẵn sàng của quân đội nước này, trong bối cảnh căng thẳng với châu Âu và Mỹ về tình hình Ukraine.

Quân đội ở miền tây Nga đã được thông báo cuộc tập trận sẽ kéo dài đến ngày 3.3. Theo Interfax, Thứ trưởng Quốc phòng Anatoly I. Antonov cho biết cuộc tập trận huy động gần 150.000 binh sĩ, hàng trăm xe tăng, đội pháo binh, hàng chục máy bay và tàu.

Trả lời New York Times, nhà phân tích quân sự độc lập Aleksandr Golts tại Matxcơva nói rằng cuộc tập trận, “về mặt lý thuyết”, là sự ngụy trang để chuẩn bị huy động quân sự toàn lực trong quân đội Nga nếu xung đột nổ ra trên Ukraine. “Theo quan điểm của tôi thì điều này rất tệ, ngay cả khi không có kế hoạch sử dụng quân đội, thì cuộc tập trận được tổ chức như ‘đòn cân não’. Tập trận sẽ làm gia tăng căng thẳng trong tình hình này”.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Moscow Carnegie Center, Dmitri Trenin, nhận định tuyên bố tập trận “như thông điệp gửi tới Kiev rằng không nên áp đặt luật lệ với Crimea bằng vũ lực”. Tuy nhiên, ông Trenin cảnh báo quyết định của ông Putin có thể phản tác dụng, vì người Ukraine có thể quay sang chống Nga nếu cảm thấy lãnh thổ họ bị đe dọa.

Phản ứng của Washington

Các chuyên gia quân sự cho rằng để bảo vệ cộng đồng người Nga tại Ukraina, Matxcơva có thể đưa quân vào Ukraina như những gì Nga đã từng làm với Gruzia vào năm 2008. Điều này đã khiến Mỹ và Anh lo ngại. Ngày 23-2, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice nói rằng sự can thiệp quân sự của Nga sẽ là một "sai lầm nghiêm trọng”, “chứng kiến sự chia rẽ nước này không có lợi cho Ukraina hay cho Nga, hay cho châu Âu, hay cho Mỹ. Không có ai được lợi ích gì khi bạo động và tình hình leo thang trở lại”.

Xuất hiện trên đài truyền hình Fox News hôm 23-2, Thượng nghị sĩ Mỹ Kelly Ayotte của đảng Cộng hòa, đã bày tỏ các quan ngại về việc Nga có thể can thiệp vào Ukraina. Các chuyên gia quân sự nhận định rằng kịch bản Nga đưa quân can thiệp Ukraina khó có thể diễn ra vì sẽ dẫn đến những bất ổn có thể lan sang cả nước Nga.

Hiện đang có nhiều quan ngại là quốc gia có 46 triệu dân này có thể chia cắt làm hai, một khu vực thân Nga ở Đông Ukraina, và khu vực thân phương Tây ở miền Tây.

Phát biểu trước các phóng viên ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định "bất kì hình thức can thiệp quân sự nào xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine sẽ là sai lầm nghiêm trọng".
Ông Kerry khẳng định Washington không muốn đối đầu với Matxcơva trong bối cảnh biến động chính trị ở Kiev. "Nhiều người đang xem xét chuyện này và đưa nó về bối cảnh Chiến tranh Lạnh” - ông Kerry nói, đồng thời khẳng định Mỹ không xem Ukraine là chiến trường đối đầu giữa “Đông và Tây”

Ông Kerry cho rằng ưu tiên hàng đầu của ban lãnh đạo lâm thời Ukraine là thành lập chính phủ đoàn kết mới. “Chúng tôi chỉ quan tâm một điều là nhân dân Ukraine có thể tự thực hiện điều họ lựa chọn, được chọn bất cứ con đường nào họ muốn và chúng ta phải tôn trọng điều đó".

Số phận Hạm đội Nga Biển Đen tại Ukraina

Tàu chiến của Hạm đội biển Đen
tại cảng Sevastopol

Đồn trú tại cảng Sevastopol thuộc bán đảo Crimea của Ukraina, Hạm đội biển Đen là một trong những nắm đấm chiến lược của Lực lượng quốc phòng Nga.

Sau ngày Tổng thống Viktor Yanukovych rời Kiev, rộ lên tin đồn Hạm đội biển Đen bằng đường không hoặc đường biển, sẽ tham gia đưa ông tới Nga. Người phát ngôn của hạm đội đã bác bỏ tin này: “Hạm đội biển Đen không can thiệp vào những sự kiện đang xảy ra trên lãnh thổ Ukraina”. Tuy nhiên, người đại diện Hạm đội biển Đen nói thêm, trong tình hình bất ổn đang diễn ra tại Ukraina, hạm đội cũng báo động cho các đơn vị hải quân cũng như các đơn vị đang đồn trú tại những nơi gia đình quân nhân, sĩ quan của hạm đội sinh sống nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu.

Ông Nikolai Rivenko, một thành viên của đảng “Khối Nga” ở Sevastopol cũng lên tiếng phủ nhận tin nói rằng tổng thống Viktor Yanukovych đang có mặt tại thành phố này. Nhưng ông không bác bỏ tin tức cho rằng, tại Sevastopol trên các lối ra vào thành phố đã thiết lập những trạm kiểm soát của những đội tự quản do người dân bầu ra. Ở mỗi  trạm kiểm soát ấy thường được trang bị một chiếc xe bọc thép. Lực lượng cảnh sát tại Sevastopol tuân thủ sự chỉ đạo của Ủy ban tự quản thành phố mới được thành lập.

Tại các trạm kiểm soát trên bán đảo Crimea, người ta chỉ cho phép qua lại những người dân trong vùng. Sẽ hạn chế tối đa người từ các địa phương khác đến, đặc biệt từ các vùng thuộc phía tây Ukraina.

Còn về sự tồn tại của Hạm đội biển Đen trên lãnh thổ Ukraina?

Đô đốc Vladimir Komoyedov, nguyên tư lệnh trưởng Hạm đội biển Đen, nay là Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia Nga về quốc phòng nhận xét, nếu tại Ukraina lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc thắng thế hoàn toàn, họ sẽ đòi hủy bỏ những thỏa thuận đã ký giữa Liên bang Nga và Ukraina. Vị đô đốc dự báo tình hình tại Crimea  cũng như của Hạm đội biển Đen sẽ ngày càng trở nên gay gắt”.

Đô đốc Igor Kasatonov, chỉ huy đương nhiệm của Hạm đội Hắc Hải nói thêm: “Tôi nghĩ sẽ không thể có điều gì đó bất thường xảy ra với Hạm đội biển Đen. Thỏa thuận đã ký giữa hai ông Vladimir Putin và Viktor Yanukovych vẫn sẽ có hiệu lực tại vùng bán đảo Crimea. Bởi lẽ thỏa thuận ấy đáp ứng những chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Bất cứ chính phủ nào lên cầm quyền tại Ukraina, muốn giữ được uy tín của mình - đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Đô đốc Igor Kasatonov nhấn mạnh thêm, tại Nga có nhiều đòn bẩy tác động tới đời sống kinh tế, chính trị của Ukraina. Những đòn bẩy ấy, đương nhiên sẽ có ảnh hưởng tốt tới số phận của Hạm đội biển Đen. Ngay cả khi chính phủ thân phương Tây của Ukraina nắm chính quyền.
   
HOÀNG MINH (Ng.Ru)

Cảnh sát cơ động Ukraina quỳ gối tạ lỗi đã đàn áp nhân dân biểu tình trong tháng hai, 2014


Tin ngắn đáng chú ý

Ukraina:
Bộ trưởng nội vụ trong chính phủ lâm thời Ukraina nói rằng ông đã giải thể đơn vị cảnh sát ưu tú còn gọi là biệt đội Con Ó Vàng.  Đơn vị cảnh sát này là lực lượng chính đàn áp các cuộc biểu tình của dân chúng khiến 77 người bị thiệt mạng.

Ai cập:
Một tòa án Ai Cập đã tuyên án tử hình khiếm diện 26 người bị cáo buộc đã thành lập một nhóm khủng bố nhằm tấn công các con tầu xử dụng Kênh đào Suez. Các can phạm còn bị buộc tội đã chế tạo hỏa tiễn và chất nổ. Bản án được đưa ra chỉ một ngày sau khi thủ tướng chỉ định Ibrahim Mahlab nhậm chức. Ông tuyên bố thề sẽ nghiền nát khủng bố ở tận hang cùng ngõ hẻm của dất nước.

Hoa Kỳ: 
Báo The New York Times nói chính phủ của Tổng Thống Obama đang chuẩn bị giảm quân số của quân đội Hoa Kỳ xuống mức thấp nhất, tính từ sau Thế Chiến thứ Hai. Phát biểu với điều kiện danh tính được giữ kín, các giới chức Ngũ Giác Đài nói với báo Times rằng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ đề nghị giảm thiểu số binh sĩ xuống còn từ khoảng 440.000 tới 450.000 binh sĩ trong những năm tới đây. Ngũ Giác Đài đã lập kế hoạch để cắt giảm quân số, vốn đã tăng lên tới 570.000 tiếp theo sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Bộ trưởng Hagel cũng sẽ đề nghị loại bỏ toàn bộ một phi đội tấn công của Không Lực Hoa Kỳ được thành lập để phá hủy các xe tăng do Liên bang Xô viết cũ triển khai. Các đề nghị cắt giảm quân số sẽ được loan báo trong ngày hôm nay. Báo The New York Times nói đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phản ánh một nỗ lực mới nhằm giảm thiểu công chi, cũng như cam kết của Tổng Thống Barack Obama sẽ kết thúc các cuộc chiến tranh tốn kém tại Iraq và Afghanistan. Các giới chức nói rằng các quyết định cắt giảm quân số sẽ đưa đến một lực lượng quân đội có khả năng đánh bại bất cứ kẻ thù nào, nhưng lại quá ít người để có thể thực hiện các chiến dịch quân sự dài ngày ở nước ngoài. Đề nghị này có phần chắc sẽ bị các nhà sản xuất vũ khí chống đối, là những người sẽ tìm cách giữ lại các hợp đồng béo bở với Ngũ giác đài, cũng như sự chống đối của những nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ muốn duy trì hoạt động của các căn cứ quân sự tại các địa phương mà họ đại diện.

25 February 2014

Vứt quả dưa, ôm quả ... lừa, quẳng quả lừa, ôm quả gì đây?

TTR: Quan sát những gì đang xẩy ra ở Ukraina rồi qui chiếu cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản năm 1991 ở nước này, Tô Hải, tác giả bài viết nghĩ ”bi quan cũng sai, lạc quan cũng hỏng chỉ hoang mang là đúng”.
Cảm nghĩ của tác giả hẳn được nhiều người trong chúng ta chia sẻ. Thế nhưng chẳng lẽ cứ cam tâm đưa lưng ra chịu đựng bất công. Không một dân tộc nào một sớm một chiều có thể thay đổi được vận mạng của mình theo chiều hướng tốt nhất. Tư do, độc lập, thịnh vượng là kết quả của một tiến trình tranh đấu gian khổ và lâu dài. Dân tộc nào mà tinh thần tự cường và lương tri "vì mình vì người" bị tan loãng khi sống dưới chế độ đô hộ ngoại bang và độc tài cộng sản càng lâu, thì tiến trình ấy càng gian nan. Dân tộc nào bền chí sẽ thắng vì thử thách không nhất thiết là một lần, mà có thể là nhiều lần.
Bài viết dựa nhiều vào cảm tính, nhưng cũng giúp những người quá lạc quan dè dặt hơn về cuộc chuyển mình hiện đang xẩy ra tại Ukraina..

**

Mình muốn nói đến cái “quả lừa to đùng” mà chủ nghĩa cộng sản quái ác đã để lại cho nhân dân một số nước chư hầu sau khi được tách ra khỏi “cái vòng tay giai cấp vô (khối) sản của các nhà cách mạng Nga, đập tan chủ nghĩa xã hội để xây dựng nên một loạt ….xã hội… mơ hồ, dị dạng, khó mà đặt tên gì cho đúng như nó đã và đang tồn tại!?.

Kết quả là, những cuộc tranh giành quyền lực của các nhóm chính trọe (politicaillerie) kéo dài, thậm chí diệt nhau thẳng tay không thương tiếc để được…lệ thuộc vào phe “không cộng sản Nga” hay phe “không cộng sản Âu Mỹ” (!!) mà may mắn nhất có lẽ chỉ có ba nước Ba Lan, Đức và Tiệp đã thực sự rũ bỏ khỏi cái “tín ngưỡng u mê Mắc-xit –Lênin-nít” để khỏi phải nồi da xáo thịt một vài lần nữa!

Viktor Yanukovych 
(một thời từng là một tên cán bộ địa phương,
đảng viên CS hạng bét leo lên tới) 
Tổng thống Ukraina bị lật đổ
23/2/2014ảnh REUTERS

Lần này, cả thế giới đều đứng trước những câu hỏi:

1-Nếu thực sự cuộc “cách mạng mới” đập tan bọn độc tài Younokevitch ở Ukraina là để trả lại cho nhân dân quyền tự do dân chủ thật sự, thành lập một chính quyền không lệ thuộc vào lực lượng nào ở nước ngoài, …vậy thì cuộc cách mạng đập tan chủ nghĩa cộng sản xây nên một nhà nước Ukraina “Cộng Hòa bán Tổng Thống” (?) có đầy đủ tam quyền phân lập (Wikipedia) năm 1991 là do ai lãnh đạo? Và quan trọng hơn: Ai đã thay thế cộng sản ngồi lên… các ngai vàng mới?

2- Tại sao nền dân chủ không cộng sản từ đó liên tục bị rắc rối về những vụ tranh giành quyền lực, những vụ hạ bệ nhau, thậm chí khoác cho nhau những tấm áo “thân Nga”, thân phương Tây” để cho nhau vào tù vì những tội…tham ô, trốn thuế, lợi dụng chức vụ …mà điển hình là cựu thủ tướng Timoshenco “người đàn bà giầu nhất nước Nga”, “bà chúa của khí gaz”, người đàn bà sinh ra, lớn lên, học hành và kiếm tiền giỏi nhất ở vùng Kharkov nói tiếng Nga, có tiếng là…thân Nga và cũng vì điều này mà phe Yanou đã tống bà vào tù vì….lý do…kinh tế!!?

3- Chính quyền sắp tới sẽ rơi vào tay ai? Chẳng lẽ lại trở về tay người đàn bà chuyên…”phản bội” và…bị “phản bội” vừa thoát khỏi nhà tù …ở vùng Kharkov, nơi Yanou vừa tới để… tá túc…?

Hàng loạt bài báo phương Tây với những đầu đề hoàn toàn ngược lại với sự hồ hởi, phấn khởi, ”dễ tính” tuyên dương bà, của một số facebooker VN: xếp bà ngang hàng với Aung san suu Kyi, Ghandhi, Butto và…cả..Minh Hằng của VN (!?)…

Có thể kể vài cái tít khá là gợi mở cho cái đầu đã kém trí nhớ của mình như: “Sự trở lại của một ngôi sao mờ”, “Timochenko, kẻ “revenante” (quay về)”, (đồng nghĩa với bóng ma hiện hình) đầy tham vọng “, hoặc "một ngôi sao mờ của cách mạng", hoặc thẳng thừng hơn “Chính Nga là tác giả của cuộc đảo chính”...với nội dung: Lấy cớ để đòi tách rời vùng Kharkov và biển Crimée (có căn cứ hải quân Nga Sebastopol cực kỳ quan trọng) ra khỏi Ukraina nếu chính quyền lại rơi vào tay một bọn mà thủ tướng Nga Medvedev, ngày 23/2/2011 đã không ngần ngại gọi thẳng là: một “thứ không xứng đáng để….chùi chân”!

Mình đọc và đọc, xem và xem hàng loạt ảnh và clip video do các nhà báo, các ký giả độc lập …chụp, quay và viết về Ukraina suốt 3 ngày qua rồi đối chiếu với những gì mà các cơ quan truyền thông ta đã dè dặt đưa tin rồi để thấy rằng:

1- Nhà nước Việt Nam này chẳng bao giờ có thái độ ủng hộ các cuộc biểu tình của nhân dân dù bất cứ ở Irak, Tuinisie, Ai Cập, Lybia hay ở bất cứ một nước có hợp tác lấy được, “đầu môi chót lưỡi” hoặc.. “chiến lược” hay “toàn diện” mà cứ để xảy ra những vụ “không ổn định” rất không có lợi cho sự cai trị muôn năm đúng của họ xất!

2- Nhưng khi đã có một chế độ mới dù tồi hơn chế độ cũ ra đời thì…. lập tức cả bộ máy truyền thông khổng lồ của họ lại…. quay tít con thò lò rồi lại “vơ vào” như một ủng hộ viên bóng đá vừa điếc, vừa mù, vừa què khen tất cả ai đá bóng! Miễn sao các ông ủng hộ chúng tôi, duy trì ổn định để dân tôi nó… khỏi bắt chước! Cứ đọc lại những gì họ đã viết về Irak, về Lybia, kể cả chửi thậm tệ những kẻ phản bội phá tan Liên Bang Sô Viết của họ những năm 90, và đầu thế kỷ XXI này thì thấy: Họ khạc ra rồi lại liếm vào như chơi!

3- Cái dân Việt Nam ta, quá “thèm” biểu tình, quá mong chờ vào một cuộc lật đổ, quá… tin vào những sự hứng khởi ban đầu nên dễ bị lôi vào một giấc mơ …khó thành sự thực trừ một số người nhờ chịu khó theo dõi, chịu khó tìm coi, tìm đọc, đặc biệt là báo chí có uy tín ở nước ngoài (tất nhiên để đọc đòi hỏi phải có một vài ngoại ngữ)

Vì vậy, với những tài liệu mới có trong tay mình mạnh dạn gợi ý cho các bạn trẻ mà mình mới phát hiện ra với nhận thức chính trị loại cà mèng của mình như sau:

1- Cuộc cách mạng 1991 của Ukraina do ai đạo diễn mà lại đẻ ra một cái chính quyền độc tài, phát xít, tham nhũng như bọn Yanukovich? Bọn chúng là ai mà bị nhân dân toàn thế giới coi là bọn tội đồ, cướp của giết người, diệt lẫn nhau không thương tiếc như vậy?

2- Phải chăng đây là hậu quả của một thời gian dài sống, ăn, hít thở và được giáo dục và làm việc dưới một chế độ vô sản mà chúng tiêm nhiễm những bệnh tật tất nhiên của một thứ quyền lực tuyệt đối là Đảng "lãnh đạo toàn diện"! (Chế độ cộng sản cũ)

Cho nên, dù có mặc áo gì đi chăng nữa thì tướng cướp cũng sớm hay muộn lộ nguyên hình tướng cướp! Cứ xem những tài sản mà Younokevich chiếm hữu thì thấy rằng “chẳng có gì là dân chủ” ở cái nước một thời hứng khởi đổ ra đường hoan nghênh việc giải thể chủ nghĩa cộng sản năm 1991 cả. Thậm chí tồi tệ hơn là đằng khác.

Xem dưới đây một lô ảnh về "cung điện Versailles", cực kỳ xa hoa và đỉnh cao của sự vô học, mô-ve gu (thẩm mỹ loại tồi) của tên tổng thống một thời từng là một tên cán bộ địa phương, đảng viên CS hạng bét leo lên tổng thống một nước to thứ 44 thế giới bằng “con đường hợp pháp”!


Toàn cảnh Biệt thự của Yanukovich trong khuôn viên 140 hecta



3-Tại sao cho đến hôm nay (24/2/2014) mà cả thế giới lẫn 46 triệu dân Ukraina vẫn phải đặt ra những câu hỏi:

- Liệu những người thay thế tập đoàn Yanou có thể là những tên “độc tài mới”, những tên “tham ô mới”, càng không thể là cựu thủ tướng Tymoshenko (cho đến nay vẫn bị cho là thân Nga …nhưng lại…chống người thân Nga!)

- Liệu mấy cái tên lãnh tụ chính trị mới Oleg Tiagnibok, Arseniy Yatsenyuk và đặc biệt Vitali Klischko, bốc-xờ vô địch thế giới hạng nặng, có thật là biết làm chính trị như biết giở trò đấm đá ngay trong quốc hội lẫn trên đường phố? Hay là…như một nhà chính trị lão thành thời Kouchma, Viktor Klimouk vừa tiết lộ ra với phóng viên tờ Guardian là: Ngay từ khi hôm qua, vừa giải tán chính phủ cũ, một chân bộ trưởng mới đang có giá là….5.000.000 đô!? Mà những kẻ triệu phú đô la trong xã hội Ukraina vừa qua đã hình thành nhan nhản trên lưng một xã hội bị đục khoét tới mục ruỗng hết từ khi “đổi mới thể chế” đến nay!

4- Cả “gia đình Yanou” gồm:Vitali Zakharchenko, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Olexandre Klimenko, Bộ Trưởng Bộ Thuế, Viktor Pshonka, Công tố ủy viên tối cao, …đã “bốc hơi” cùng bao nhiêu của cải của Ukraina mà chỉ con trai của đồng chí Youno là Olexandre Younokevich đã có tài khoản riêng ở nước ngoài tới 51 triệu đô-la thì mới thông cảm với nhà giáo Sacha Bogdan khi tuyên bố với phóng viên Le Figaro ngày 24/2 là:

“Mọi sự đều tồi tệ đối với đời sống của người dân! Sự đổi mới chỉ có thật, khi đổi mới từ dân mà lên không thể đổi mới giữa nhà cầm quyền với nhau”

Và mình bỗng giật mình khi nghĩ tới sai lầm một thời của mình: Mong chờ ở sự đổi mới ngay từ trên, từ trong của cái đảng-nhà nước này!!!

Chết tiệt! Nói dại nếu Việt Nam ta lại giải thể chủ nghĩa cộng sản (sự thật thì nó chẳng bao giờ có mặt ở đâu kể cả ở cái nước này!) do chính mấy ông quyết không rời thẻ đảng hoặc …vứt hay …giấu thẻ đảng vào giờ thứ 25 để xông ra nắm chính quyền theo kiểu gia đình Yanou thì…sao nhỉ?

Thì tránh vỏ dưa lại đụng phải một quả lừa như dân Ukraina à? Mà cái dân Việt mình xưa nay không có thói quen, không có cái gan lỳ như dân Ai Cập hay Ukraina thà chết không rời quảng trường Tahrir, Maidan nếu Mubarak, nếu Youno không bị đánh đổ!

Thế thì nàm thao bi chừ các bạn nhỉ?

Chẳng lẽ dân đen cứ suốt đời tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, tránh vỏ dừa lại ôm quả lừa dễ như bỡn vậy sao?

Thế cuộc còn đang xoay như chong chóng, mình còn khối thứ để tâm sự và tự kiểm điểm lại cái sự: ”bi quan cũng sai, lạc quan cũng hỏng chỉ hoang mang là đúng” của mình!

Tô Hải
Nguồn: Blog tohai

Nhật Bản điều chỉnh luật để xuất cảng vũ khí

Thủy phi cơ của hải quân Nhật do tập đoàn ShinMaywa Industries Ltd chế tạo. Ảnh do Hải quân công bố ngày 04/11/2013. Nhật đang tìm cách bán loại máy bay US-2i của tập đoàn ShinMaywa cho Ấn Độ.Reuters

Thanh Hà

Ngày 23/02/2014 một nguồn tin thông thạo cho biết chính quyền Tokyo đang chuẩn bị ban hành chỉ thị mới, mở đường cho việc tăng cường xuất khẩu vũ khí. Quyết định nói trên sẽ càng gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản với Hàn Quốc và Trung Quốc.

Vẫn theo nguồn tin trên, chính phủ Nhật kỳ vọng chỉ thị mới sẽ được thông qua vào tháng 3/2014 để cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí đến nhiều quốc gia khác hơn là so với hiện nay. Đây cũng là một phương tiện cho phép Nhật Bản « tăng cường mức độ an ninh quốc gia ».

Theo giới quan sát, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ không tán đồng chính sách mới về an ninh quốc phòng của Nhật Bản. Bởi cả Seoul lẫn Bắc Kinh cùng chưa quên quá khứ lịch sử và những mối hiềm khích còn đọng lại từ Đệ Nhị Thế Chiến. Bên cạnh đó còn phải kể đến những tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản với cả hai nước láng giềng đông bắc Á là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Bản tin của Reuters nhắc lại, kể từ khi trở lại cầm quyền, thủ tướng Shinzo Abe đã đề ra những ưu tiên mới trong chính sách an ninh quốc phòng. Mục tiêu tăng cường vai trò của lực lượng phòng vệ - tức là quân đội- mà chính quyền Tokyo đề ra nhằm đối phó những mối đe dọa ngày càng khó lường  của Bắc Triều Tiên và sự bành trướng ngày càng lớn của Trung Quốc, kể cả về phương diện quân sự.

Luật về xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản hiện hành từ năm 1967 căn cứ trên ba nguyên tắc : cấm xuất khẩu vũ khí cho các nước cộng sản, cấm bán cho các quốc gia có tham dự vào các cuộc xung đột quốc tế, và thứ ba là cấm cung cấp vũ khí cho các nước đang bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt.

Trên thực tế bộ luật này cấm các tập đoàn sản xuất Nhật Bản bán vũ khí cho hầu hết tất cả các nước còn lại trên thế giới, ngoại trừ Hoa Kỳ. Các tập đoàn của Nhật trong ngành chỉ mua bán, trao đổi và hợp tác chế tạo vũ khí với các đối tác Mỹ mà thôi.

Trong bối cảnh đó chính quyền của thủ tướng Abe muốn đưa ra một chỉ thị mới theo hướng mở rộng tầm hoạt động của các tập đoàn sản xuất vũ khí Nhật Bản và nhất là cho phép hợp tác trong việc « thiết kế vũ khí » với một số các đối tác nhằm « nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia ».

Tuy nhiên vẫn theo nguồn tin được Reuters trích dẫn, chỉ thị mới không quy định rõ về điều khoản liên quan đến những quốc gia đang liên hệ đến các cuộc xung đột võ trang ở quy mô quốc tế. Điều đó cho thấy, theo phân tích của nhật báo Asahi Shimbun, Nhật Bản không loại trừ khả năng tăng cường xuất khẩu vũ khí cho một số quốc gia như Israel. Năm ngoái Israel đã mua vào chiến đấu cơ F35 do tập đoàn Mỹ, Lockheed Martin sản xuất với các linh kiện điện tử của Nhật. (RFI)

I Am Ukrainian

Dân chúng Ukraina bài trừ tàn tích còn lại từ thời Liên Xô thống trị nước họ.
Họ đã lật đổ đám cầm quyền mà họ cho rằng là lũ tay sai của tổng thống Nga Putin.

****Bản dịch thông điệp từ video clip:
 
Tôi là người Ukraine, sinh ra tại thành phố Kiev.

Bây giờ tôi đang đứng tại quảng trường Maidan, trung tâm thành phố của tôi. Tôi muốn cho quý... vị biết lý do tại sao hàng ngàn người khắp nơi trên đất nước tôi đang xuống đường

Chỉ có một LÝ DO. Họ muốn được TỰ DO thoát khỏi kẻ độc tài.

Họ muốn được tự do thoát khỏi bọn làm chính trị chỉ biết vì quyền lợi của chính bản thân chúng nó. Chúng nó đã bắn giết, đánh đập gây thương tích dân lành để bảo vệ tiền bạc, nhà cửa và quyền hành của chúng.

Tôi muốn những người xuống đường tại đây có được nhân phẩm, lòng can đảm và sống một đời sống bình thường.

Chúng tôi là những con người văn minh, nhưng chính quyền chúng tôi là bọn man rợ.

Đất nước này không phải là nước Nga.

Chúng tôi muốn có tòa án không tham nhũng.

Chúng tôi muốn có tự do.

Tôi biết có thể ngày mai chúng tôi không còn điện thoại, không còn internet, và chúng tôi sẽ cô đơn ở nơi này không ai biết đến, và có thể công an sẽ giết chúng tôi từng người một trong bóng đêm nơi này.

Đó là lý do lúc này tôi cầu mong quý vị giúp chúng tôi, giúp cho ý chí tự do ấp ủ trong tim chúng tôi, giúp cho ý chí tự do ấp ủ trong đầu chúng tôi. Và ngay bây giờ tôi yêu cầu quý vị giúp đỡ xây dựng nền tự do cho đất nước chúng tôi.

Quý vị có thể giúp chúng tôi kể lại câu chuyện này cho bạn bè chỉ bằng cách chia sẻ đoạn phim này. Xin hãy gởi video này, nói với bạn bè, gia đình, chính phủ của quý vị rằng quý vị đang ỦNG HỘ chúng tôi.

24 February 2014

Dân Ukraina hạ tượng Lê-nin

'Chính Trung Quốc là trở lực lớn của VN'

Trung Quốc không muốn Việt Nam cải tổ, dân chủ hóa và đây chính là trở lực cho sự cải tổ, cải cách của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ý kiến của nhà bình luận nhân quan sát các diễn biến bất ổn từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.

Hôm 23/2/2014, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC Trung Quốc e rằng bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam đều sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc và do đó Trung Quốc làm mọi cách để tình hình ở Việt Nam bị hạn chế trong một tình trạng 'lùng nhùng'.

Ông Xương Hùng nói:

"Vai trò của Trung Quốc ở đây nó khác hẳn với vai trò của Nga..., bởi vì chính lợi ích của Trung Quốc không muốn sự thay đổi ở Việt Nam, bởi vì bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc,

"Gần như là chắc chắn sự thay đổi của Việt Nam sẽ dẫn đến sự thay đổi... do đó giới lãnh đạo Trung Quốc rất muốn giữ và làm mọi cách để giữ Việt Nam lùng nhùng như hiện nay.

"Thì đấy là cái khó khăn cho phong trào dân chủ ở Việt Nam, bởi vì họ giữ cho giới lãnh đạo ở Việt Nam phụ thuộc, rồi gần với Trung Quốc và họ có thể làm mọi cách..."
'Không nghiêng hẳn về TQ'

    "Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng của ta để ký TPP chẳng hạn."

Ông Xương Hùng nói:

"Trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng của ta (Việt Nam) để ký TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên châu Á - Thái Bình Dương" chẳng hạn,

"Đó là sự cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc, tuy nhiên chúng ta vẫn là nước nhỏ, dó đó sự cân bằng này vẫn không thể có một kết quả theo ý muốn của các nhà lãnh đạo được mà nó lại hay thường rơi vào chuyện càng đẩy các nhà lãnh đạo gần với Trung Quốc hơn."

Cuối cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật nhân các sự kiện đã đang diễn ra trong cuộc biến động và khủng hoảng ở Ukraine, cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam đưa ra dự đoán về con đường, quy trình, mô hình cải tổ chính trị có thể sắp diễn ra tới đây ở Việt Nam.

Ông cũng bình luận về những khả năng thay đổi trong đường hướng, chiến lược lãnh đạo của Đảng CSVN với kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII sắp diễn ra vào năm 2016 tới đây.

Mở đầu phần hai cuộc trao đổi với BBC, cựu Vụ trưởng bình luận về việc liệu tại Việt Nam hiện nay, trong hàng ngũ lãnh đạo, có những tên tuổi nào nổi bật cho cả phe đổi mới, thiên về dân chủ thực sự và những ai đối nghịch lại với khuynh hướng này. (BBC)

NGƯỜI VIỆT VÀ BỆNH “SLEEP AEPNA”

Chu Tất Tiến.

Hồi còn ở Việt Nam, chưa hề nghe nói đến căn bệnh quái này bao giờ! Sang Mỹ, người mình đi chữa bệnh “ngáy”, mới nghe Bác Sĩ cho biết là có bệnh “Sleep Apnae”, là căn bệnh liên quan đến “ngáy to”. Nhiều người lên đài, hoặc viết thư hỏi ý kiến về việc người thân “ngáy hãi hùng quá!” , cứ y như xe lửa lên đàng. Có trường hợp đặc biệt là một em nhỏ mới 13 tuổi đã ngáy vang nhà, tiếng ngáy của em vang trong phòng làm cả nhà không ngủ được, đành dọn chỗ cho em ngủ tại phòng khách, xa phòng ngủ. Không riêng gì đàn ông ngáy, mà đàn bà cũng ngáy. Mấy đứa con của gia đình ông S. cùng cười: “Bố, Mẹ là một ban đại hòa tấu. Bố thổi Trompet “hừ… hú”, mẹ thổi kèn tầu “éc…ọ”. Bèn kéo nhau đi khám bác sĩ, thì được bác sĩ cho đi thử tại một Trung Tâm Điều Trị về Ngủ. Ở đấy, y sĩ cho người bệnh nằm ngủ 8 tiếng trong một phòng riêng, rồi lắp một mặt nạ có cái máy thở vào mặt, từ cái mặt nạ này, mà máy nối kết với một computer ghi chép từng nhịp thở của mình. Buổi sáng, bác sĩ mới cho người bệnh thấy là trong khi ngủ, người bệnh đã ngưng thở bao nhiêu lần, có người bốn, năm chục lần, có người cả trăm lần! Mắc bệnh này thì mệt lắm vì sẽ bị những ảnh hưởng như sau: Cao máu, Stroke, Nhồi máu cơ tim, tim đập thất nhịp, tiểu đường, trầm cảm, mất hứng thú về “sex”, và chết bất thình lình vì não thiếu oxy..
Theo bác sĩ điều trị về bệnh này, thì có hai loại Sleep Apnea:

1- Obstructive sleep apnea (OSA): Hầu hết những người bị bệnh sleep Apnea rơi vào trường hợp này: đường thông mũi và khí quản bị cản trở, thường là do miếng mô mềm ở phía sau cổ đè xuống khí quản.

2- Central sleep apnea: Đường thông khí không bị nghẽn, nhưng vì trung tâm não, nơi kiểm soát hệ thống thở không được ổn định. nên óc không ra lệnh cho bắp thịt thở.

Những người có cơ thể như sau rất dễ bị bệnh: Nặng cân, trên 40 tuổi, có cổ bự (cỡ 17 trở lên với đàn ông, và 16 trở lên với phụ nữ), có hàm bự, mũi bự, hoặc xương hàm nhỏ, gia đình có người bị bệnh, hay bị thực phẩm dội ngược lên miệng, mũi bị lệch, hay bị dị ứng. Thường thì những người này ngáy rất to, và đang ngủ, bỗng bật dậy, há miệng thở gấp như cá mắc cạn.

Để chữa trị bệnh Sleep Apnea này, hiện nay, một phương pháp hay áp dụng nhất là mỗi khi đi ngủ, phải gắn mặt nạ có ống nối liền với một dụng cụ thổi khí Oxy vào mũi.  Nhưng phương pháp này có nhiều điều bất tiện, nên người bệnh thường hay bỏ dở chương trình: Oxygen được thổi liên tục vào mũi, khiến cho việc thở ra gặp khó khăn, tiếng máy rù rì bên tai, cũng làm khó ngủ, nhất là những rắc rối đến từ việc lắp máy để thở.

Trong phạm vi bài viết này, dựa trên kinh nghiệm đã học hỏi được từ những bệnh nhân khác, người viết chỉ xin lạm bàn về việc làm giảm âm thanh của tiếng ngáy mà thôi để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Một số bà vợ đã ly dị chồng vì ông ấy ngáy to quá, vợ không thể ngủ được. Biện pháp nhanh nhất và an toàn nhất, theo các bà vợ Mỹ, là đưa ra ba toà quan lớn, để xin chia tay. Rất nhiều truờng hợp vì lỡ ngáy khi ngủ mà các ông mất vợ. Theo dõi chuơng trình truyền hình “Divorce Court” tức là toà chuyên xử các vụ ly dị do một bà toà da đen chủ trì, thấy mặt mấy ông chồng ngơ ngác trên màn ảnh sau khi bà toà phán quyết cho nguời vợ ly dị, nguời xem thấy tội nghiệp làm sao ấy! Chỉ vì thuốc thang đủ thứ rồi, chỉ vì thử đủ kiểu ngủ rôì, ông chồng thuờng xuyên ngủ ở phòng khách rồi, nhưng vẫn còn trở ngại cho giấc ngủ cuả bà vợ. Bởi vì còn những tối phải... gặp nhau nữa chứ! Những tối ấy, bà vợ lại phải trải qua hai giai đoạn: vui đó rôì buồn đó! “Mây mưa” xong rồi “sấm” dậy ầm ầm! Riết rồi không thể chiụ đựng đuợc, bà vợ đưa ổng ra chốn công đuờng, làm thủ tục tiễn chân ông “một đi không trở lại”. Đuợc phán quyết xong, bà hát ngay: “Lên xe tiễn .. anh đi! Chưa bao giờ ... mừng thế!” Nhưng, không rõ tuơng lai bà có chọn đuợc một ông chồng nào không ngáy không?

Phóng sự hình ảnh Hội Tết Sinh Viên Xuân Giáp Ngọ 2014, Nam California

Hội Chợ TẾT SINH VIÊN XUÂN GIÁP NGỌ 2014.
Tại Orange County Fairgrounds, Costa Mesa.
Từ 02/07/14 đến 02/09/2014.


Hội chợ đã diễn ra trong ba ngày trời nắng ấm khác với những ngày trước đó thời tiết lạnh lẽo và mưa lác đác. Cổng chính Hội Chợ trên cao là Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, hai cột cổng có hình hai con ngựa đang phi nhanh về tham dự Hội Chợ, cột bên phải có hàng chử” Happy Year Of The Horse”, cột bên trái: ”Mừng Xuân Giáp Ngọ” và hai chân cột có chậu hoa mai và nhiều chậu cúc vàng. Không khí TẾT hiển hiện ngay từ cổng vào tạo cho lòng người nôn nao vui tươi và để lại sau lưng bao nỗi nhọc nhằn đời thường.

Hội Chợ có rất nhiều gian hàng; mỗi gian hàng tiêu biểu cho mỗi sinh hoạt khác nhau trong cuộc sống ngoài xã hội từ cửa hang bán thức ăn nước uống, đến các cơ quan truyền thông như HBTN/TV, hãng bán điện thoại, bảo hiểm…đến các gian hàng như Chợ Bến Thành, các quán nhậu, quán cà phê, gian hàng hoàn toàn văn hóa như các em bé tập viết, thi đánh vần… Đặc biệt người viết muốn đưa lên trên bài phóng sự hình ảnh này những quang cảnh tiêu biểu nhất cho tập tục cổ truyền của văn hóa Việt Nam dịp TẾT NGUYÊN ĐÁN, chẵng hạn như Lễ Cầu Cho Quốc Thái Dân An, Đám Cưới Đầu Xuân, hình ảnh Thầy Đồ trong áo dài đen, quần trắng, đầu chit khăn đóng, chân đi guốc mộc… Cũng như hình ảnh các em các cháu sinh viên bẽn lẽn trong chiếc áo dài đội chiếc nón lá rất dễ thương, rất Việt Nam…  Tiếp theo mời độc giả vào thăm Hội Chợ qua hình ảnh thật đẹp thật ý nghĩa sau đây.

Bản tin đài VOA Tiếng Việt

Tổng thống lâm thời Ukraina quyết tâm hội nhập châu Âu

Tổng thống lâm thời của Ukraina hứa đề ra đường hướng tiến tới hội nhập với châu Âu, vì giờ đây Tổng thống Victor Yanukovych người được Nga hậu thuẫn đã bị lật đổ.

Chủ tịch Quốc hội Olesandr Turchynov, đồng minh từ lâu nay của nhà lãnh đạo đối lập và cũng là cựu thủ tướng của Ukraina bà Yulia Tymoshenko, tuyên bố về vấn đề này hôm Chủ nhật, chỉ vài giờ trước khi ông được đưa lên làm tổng thống lâm thời trong một cuộc biểu quyết của quốc hội.

Ông Turchynov cũng nói rằng tân chính phủ muốn xây dựng các mối quan hệ với Nga trên cơ bản ông gọi là “một đối tác mới và công bằng của mối quan hệ láng giềng tốt.” Ông cũng hứa thành lập chính phủ mới trước thứ Ba và các nhà lập pháp đã yêu cầu mở cuộc bầu cử mới vào ngày 25 tháng 5.

Nga, nước ủng hộ mạnh mẽ tổng thống bị lật đổ, hôm Chủ nhật, tuyên bố triệu hồi đại sứ ở Kyiv để tham vấn về điều mà Nga cho là tình hình đang xấu đi ở Ukraina.” Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu lên sự cần thiết có “một cuộc phân tích toàn diện” về những diễn biến ở Kyiv.

Hiện vẫn chưa rõ ông Yanukovych đang ở đâu, một ngày sau khi ông trốn khỏi thủ đô Kyiv để đến một căn cứ ủng hô ông ở miền đông nước này.

Nhà lãnh đạo đảng đối lập Vitali Klitschko nói, hôm Chủ nhật, rằng ông Yanukovych phải chịu hòan toàn  trách nhiệm về tình hình hỗn loạn ở Kyiv dẫn đến cái chết của gần 100 người biểu tình phản đối chính phủ trong 2 tuần qua.

Dân chúng đến thăm những nơi được dựng tạm trong trung tâm thủ đô Kyiv hôm 23 tháng 2, 2014. để tưởng niệm các nạn nhân trong các vụ xô xát mới đây.

Ông Yanukovych dường như đang mất đi sự ủng hộ của các cựu đồng minh, qua việc đảng Party of Regions của ông đưa ra một tuyên bố quy trách cho ông về tình trạng gia tăng bạo động gây chết người đã tàn phá thủ đô trong những tuần gần đây.

Nhà lãnh đạo đảng, ông Olesandr Yefremov, nói “Ukraina đã bị phản bội và nhân dân đã bị đặt trong cảnh đối kháng nhau. … Tất cả trách nhiệm về việc này là do ông Yanukovych.”

Trưởng ban đặc trách chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu, Catherine Ashton sẽ đi Ukraina vào thứ Hai này để nói chuyện với các nhân vật nắm giữ các vai trò chủ yếu cũng như thảo luận các biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế nước này.

Các cuộc biểu tình bùng phát hồi tháng 11 khi ông Yanukovych, không chịu ký một thỏa thuận thương mại với Liên hiệp châu Âu để thắt chặt các quan hệ với Nga hơn. Lúc đầu các cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hòa, nhưng sau đó đã biến thành bạo động.

Ukraina bị phân hóa giữa miền đông, nơi có nhiều người từ trước đến nay vẫn thiên về quan hệ với Nga, và miền Tây, nơi dân chúng nghiêng về Liên hiệp châu Âu.

Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu cảnh báo Nga chớ đưa các lực lượng vào Ukraina.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice nói trong chương trình Meet the Press của đài truyền hình NBC rằng sẽ là một “lỗi lầm nghiêm trọng” nếu Nga can thiệp quân sự.

Người biểu tình đã chiếm quyền kiểm soát các văn phòng của ông Yanukovych trong thủ đô Kyiv hôm thứ Bảy.

Những người khác đã vào và đi xem khu nhà xa hoa  được giữ kín của tổng thống bị lật đổ ở ngoại ô Kyiv.

Trong số những tiêu pha hoang phí có một bộ sưu tập xe hơi cổ và một sở thú riêng.  Một số người cho biết họ sửng sốt trước việc một người có thể có quá nhiều trong khi những người khác ở Ukraina không có gì có cả. (VOA)

23 February 2014

Thế vận hội Mùa đông Sochi 2014 đã bế mạc

Bảng xếp hạng 15 nước đứng đầu:



Giải băng cầu nam Thế Vận Hội mùa Đông Sochi 2014

Nguyên Trần tường thuật

Theo như chương trình ấn định, trận tranh huy chương vàng giải băng cầu nam Thế Vận Hội mùa Đông đã diễn ra lúc 7:00 giờ sáng (ET) chúa nhật 23/2/1024 giữa hai đội Canada và Thụy Điển dưới sự điều khiển của trọng tài chính người Mỹ Brad Meier và trọng tài phụ Canada Kelly Sutherland.

Bàn thắng thứ nhất hiệp nhất:
Jonathan Toews

Hiệp nhất: Vừa mới mở đầu trận đấu là Canada liền mở ngay cuộc tấn công ào ạt dưới sự dẫn dắt của thủ quân Sydney Crosby đã lấy lại phong độ nhưng những cú sút không gây khó khăn cho thủ môn Thụy Điển. Tới phút thứ 4:08”, trong một đợt phản công, tiền đạo Thụy Điển Gustav Nyquist(đang chơi cho đội NHL Detroit Red Wings Mỹ) sút puck trúng chân thủ môn Canada Carey Price, puck lăn nhanh xuống khung thành may mà Price kịp thời quay lại chụp puck chỉ cách goal line có 4 cm. Đây là điềm may mắn khởi đầu cho đội Canada. Tới phút thứ 8:52” thủ quân Canada Sidney Crosby (đang là thủ quân đội NHL Pittsburgh Penguins Mỹ) giao một đường banh chính xác cho tiền vệ Patrice Bergeron (đang chơi cho đội NHL Boston Bruins Mỹ) để anh nầy sút mạnh nhưng tiếc là puck trúng cạnh trong trụ thành văng ra. Canada mất một dịp làm bàn thấy rõ.

Tới đây thi mọi người thấy rõ uy lực tài năng của đội Canada, họ tiếp tục áp đảo Thụy Điển và phải công nhận hàng hậu thủ của xứ người đẹp chân dài tóc vàng nầy rất vững chắc mới giữ được màn lưới trinh bạch cho tới giới phút nầy. Nhưng rồi chuyện gì tới phải tới. Ở phút thứ 12:50”, tiền đạo Jeff Carter của Canada (đang chơi cho đội NHL Los Angeles Kings Mỹ) trong một pha tấn công đã dẫn puck xuống tận dưới cánh phải rồi bất ngờ tạt xéo vào khung thành Thụy Điển để chàng trẻ tuổi mang số 16 Jonathan Toews (thủ quân đội NHL Chicago Blackhawks sửa nhẹ puck qua tay thủ môn Thụy Điển Henrik Lundqvist (đương kim thủ môn của đội NHL New York Rangers) mở tỷ số cho Canada:

Canada   1-0   Thụy Điển

Trận đấu vẫn tiếp diễn với sự trên chân của Canada, phút thứ 14:55”, hậu vệ Jonathan Ericsson của Thụy Điển (đang chơi cho đội NHL Detroit Red Wings) bị phạt penalty về lỗi níu kéo (holding) nhưng trong suốt hai phút dư nguời (power play), Canada đã không làm được gì (ngay cả một cú sút)

Hiệp nhất chấm dứt với tỷ số 1-0 cho Canada.

Bàn thắng thứ nhì hiệp nhì:
Sidney Crosby

Hiệp nhì: vẫn bắt đầu với những pha tấn công của Canada, puck hầu như chỉ ở trên phần sân Thụy Điển. Phút thứ 4:46” trong một đợt phản công,tiền đạo Thụy Điển Daniel Sedin(chơi cho đội NHL Vancouver Canucks) đã sút một trái puck sà nhưng thủ môn Carey Price (đương kim thủ môn của đội NHL Montreal Canadiens) xuất sắc chụp dính.

Mãi tới phút thứ 15:43, thủ quân Canada Sidney Crosby từ phần sân của mình đã  len lỏi qua hai cầu thủ Thụy Điển một mình dẫn puck thoát xuống (break away) lừa puck qua bên trái của thủ môn Lundqvist thắng bàn một cách tuyệt vời:

Canada   2-0   Thụy Điển

Tới đây thì trên cả nước Canada người ta không còn thấy những khuôn mặt lo âu căng thẳng của mọi người ái mộ như trong trận chung kết giữa đội nữ băng cầu Canada và Mỹ hôm thứ năm 20/2/2014. Vì lo âu gì nữa khi mà đội nhà trên chân và đang dẫn trước 2-0. Vấn đề là với tình hình nầy thì Canada sẽ thắng thêm bao nhiêu mà thôi?

Phút thứ 17:20” tiền đạo Chris Kunitz (đội NHL Pittsburgh Penguins Mỹ) bị tấn công vào tường (boarding) bởi cầu thủ Patrik Berglund (Đội St. Louis Blues Mỹ). Thụy Điển  bị phạt penalty Canada được chơi dư một người (power play) . Tới đây mới thấy quả là đội Thụy Điển nổi tiếng là đội chống penalty xuất sắc (excellent penalty killing), họ đã hóa giải hết các đợt tấn công của Canada

Bàn thắng thứ ba hiệp ba:
Chris Kunitz sút từ xa
   
Hiệp 3: Bắt đầu hiệp 3, có lẽ vì quá gắng sức phòng thủ ở hai hiệp nhất và nhì nên Thụy Điển có vẻ mệt mỏi . Ngay ở giây thứ 17’’ tức là vừa face off , Toews của Canada đã thoát nhanh xuống cánh trái sút thật mạnh nhưng thủ môn Lundqvist cứu được. Phút thứ 2:36” hậu vệ Drew Doughty của Canada (đang chơi cho đội NHL Los Angeles King) sút một quả long shot, puck trúng trụ thành dội ra. Phút thứ 4:48”, tiền đạo Canada Patrick Marleau (đội NHL San Jose Sharks ) đã kéo puck từ sau khuôn thành vòng ra tới trước sút chéo góc nhưng thủ môn Lundqvist bắt được.

Mãi tới phút thứ 9:53”,tiền đạo Kunitz tự có puck (unassisted) dẫn xuống từ xa sút thẳng puck qua vai của Lundqvist tung lưới Thụy Điển

Canada   3-0   Thụy Điển

Đội băng cầu Nam Canada, huy chương vàng thế vận hội Sochi 2014

Trận đầu từ đó trở đi chậm lại cho tới lúc mãn cuộc và Canada thắng Thụy Điển một cách danh dự với tỷ số chung cuộc 3-0 đoạt huy chương vàng giải băng cầu nam thế vận hội mùa Đông Sochi 2014 đồng thời với đội băng cầu nữ Canada cũng đoạt huy chương vàng.

Đặc biệt trong kỳ thế vận hội Sochi 2014 nầy, đội nam băng cầu Canada lập một thành tích là đội đầu tiên trong vòng 30 năm không bao giờ bị đánh bại (unbeaten team).

3 ngôi sao (stars) trong trận đấu là:

1) Sidney Crosby (Canada)
2) Jonathan Toews(Canada)
3) Carey Price (Canada)

Nguyên Trần tường trình từ Mississauga

Thế vận hội mùa Đông 2018 lần thứ 23 sẽ được tổ chức
tại Bình Chương (Pyeongchang) Nam Hàn
từ thứ Sáu 9/2 tới chúa nhật 25/2/2018


Bất Ngờ, Em


Tin ngắn đáng chú ý

Nhật Bản  xóa bỏ công thức hữu hảo đối với Hoa Lục

Báo chí Trung Quốc
liên tục khẳng định Điếu Ngư,
trong tiếng Nhật là Senkaku,
thuộc về Trung Quốc
REUTERS /Shannon Stapleton

Thái độ không khoan nhượng của Nhật Bản đối với Hoa Lục ngày càng được thể hiện rõ nét trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng lấn lướt và khiêu khích Nhật Bản để đòi chủ quyền quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo kiểm soát, nhưng bị Bắc Kinh cho là của họ.

Trong vòng 24 tiếng đồng hồ vừa qua, có thêm hai động thái của chính quyền Tokyo cho thấy là Nhật Bản đã mất kiên nhẫn đối với Hoa Lục, trong đó có ý nghĩa hơn cả là việc xóa bỏ công thức hữu hảo đối với Hoa Lục trong quyển Sách trắng về Viện trợ cho Phát triển ODA vừa được công bố.

Theo nhật báo Asahi Shimbun số ghi ngày hôm nay, 22/02/2014, Bộ Ngoại giao Nhật Bản vào hôm qua, 21/02/2014 đã công bố quyển Sách trắng mới nhất của Tokyo về ODA - ấn bản 2013. Điều đáng chú ý là trong tài liệu này, cụm từ từng được dùng trước đây để mô tả tính chất quan hệ song phương Nhật-Hoa đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

Khái niệm được ghi nhận là « mối quan hệ hai bên cùng có lợi dựa trên lợi ích chiến lược chung » giữa Nhật Bản và Hoa Lục đã hoàn toàn biến mất. Trong những tài liệu trước đây, cụm từ này thường được đưa vào để tượng trưng cho mong muốn của Nhật Bản trong quan hệ với Hoa Lục.

Điều thể hiện rõ chuyển biến trong lập trường của Nhật Bản đối với Hoa Lục là chính dưới thời ông Shinzo Abe làm thủ tướng Nhật Bản lần đầu vào năm 2006 mà câu nói hữu hảo này trở nên thông dụng. Vào khi ấy ông Abe đã cùng với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đạt được thỏa thuận về việc hướng tới một mối quan hệ như vậy nhân một cuộc họp thượng đỉnh Nhật-Hoa.

Cụm từ hữu hảo này xuất hiện lần đầu tiên trong quyển sách trắng về ODA, ấn bản năm 2008. Trong các phiên bản sau đó, vào hai năm 2011 và 2012, nhóm từ này vẫn tồn tại, và được lồng vào trong một câu nói thận trọng hơn : «Trong bối cảnh mối quan hệ Nhật Bản - Hoa Lục hiện nay nhằm hoàn thành và làm sâu sắc thêm một ‘mối quan hệ hai bên cùng có lợi dựa trên lợi ích chiến lược chung’, điều quan trọng là cùng nhau xây dựng một loại hình hợp tác mới.»

Với việc xóa hẳn cụm từ "hữu hảo" kể trên trong ấn bản mới nhất của tài liệu về ODA Nhật Bản, chính quyền Tokyo đã cho thấy thái độ cứng rắn hơn của họ đối với Bắc Kinh.

Giới quan sát cũng gắn liền thái độ cứng rắn đó với việc chính quyền Nhật tỏ ra nghiêm khắc hơn đối với tàu đánh cá Hoa Lục bị tình nghi phạm pháp trong vùng biển Nhật Bản. Sự vụ mới nhất cũng xẩy ra vào hôm qua, khi một chiếc tàu đánh cá Hoa Lục bị chận bắt ngoài khơi thành phố Goto thuộc tỉnh Nagasaki của Nhật Bản.

Chiếc tàu với thủy thủ đoàn gồm 9 người, đăng ký tại tỉnh Chiết Giang (Hoa Lục), đã bị buộc tội có « hải trình hoạt động không đúng sự thật » và bị đưa về tạm giữ ở Hakata thuộc tỉnh Fukuoka.

Tổng Lãnh sự quán Hoa Lục tại Fukuoka đã yêu cầu Chính quyền Nhật Bản bảo đảm an toàn cho các thủy thủ và viên thuyền trưởng, đồng thời xử lý vụ việc một cách đúng đắn.

Vụ bắt giữ chiếc tàu cá Hoa Lục lần này khiến giới phân tích nhớ lại sự cố năm 2010, khi một tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần duyên Nhật Bản tại vùng Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo khi ấy đã cho bắt giữ viên thuyền trưởng Hoa Lục. Thế nhưng trước sức ép ghê gớm của Bắc Kinh, huy động những cuộc biểu tình bài Nhật rầm rộ, chính phủ Nhật Bản lúc bấy giờ đã phải lùi bước và trả tự do vô điều kiện cho viên thuyền trưởng này.

(theo RFI)
____________

Mỹ 'ủng hộ mạnh mẽ' nhân quyền Tây Tạng

TT Obama trong cuộc gặp gỡ hứa sẽ “ủng hộ mạnh mẽ” trong việc bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng ở Hoa Lục.

Hoa Lục trước đó hối thúc Hoa Kỳ hủy cuộc gặp, nói điều này sẽ “gây thiệt hại nghiêm trọng quan hệ Mỹ-Hoa”.

Bắc Kinh gọi Đức Dalai Lama là người gây chia rẽ, trong khi vị lãnh tụ tinh thần nói ông chỉ bênh vực cho quyền tự trị lớn hơn của Tây Tạng, thậm chí không phải là độc lập.

Trong buổi gặp tại phòng Map Room – thuộc dinh tư của tổng thống - ở tòa Bạch Ốc, ông Obama và Đức Dalai Lama hy vọng đàm phán giữa Bắc Kinh với các đại diện của đức Dalai Lama sẽ sớm tiến hành trở lại.

Lần cuối ông Obama và Đức Dalai Lama gặp nhau là từ năm 2011, cuộc nói chuyện đã khiến Hoa Lục giận dữ. Tây Tạng vẫn là khu vực tự trị ở Hoa Lục.

Bắc Kinh nhiều lần bị cáo buộc là vi phạm tự do chính trị và tôn giáo của Tây Tạng, nhưng luôn luôn bác bỏ cáo buộc này.

Giới chức Hoa Lục cũng nói đã hết sức nỗ lực phát triển kinh tế để cải thiện đời sống của người dân Tây Tạng.

Hoa Lục nhanh chóng phản hồi cuộc gặp, với Thứ trưởng Ngoại giao Trương Nghiệp Toại cho triệu hồi người phụ tá trưởng đoàn ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh, Daniel Kritenbrink, để bày tỏ phản đối.
Theo tin từ Tân Hoa xã, Thứ trưởng Ngoại giao Trương Nghiệp Toại nói: “Vấn đề Tây Tạng là chuyện nội bộ Trung Quốc, và Hoa Kỳ không có bất kỳ quyền gì để can thiệp,” ông nói thêm: “Động thái như vậy sẽ phá hoại nghiêm trọng hợp tác và quan hệ Mỹ-Hoa, và chắc chắn làm suy yếu lợi ích của chính họ.”

Caitlin Hayden, phát ngôn nhân của Ủy ban An ninh Quốc gia, nói ông Obama sẽ tiếp Đức Dalai Lama "với tư cách ngài là lãnh đạo tôn giáo và văn hóa được quốc tế kính trọng".

Bà nói: "Chúng tôi không ủng hộ độc lập cho Tây Tạng, nhưng Hoa Kỳ cổ suý mạnh mẽ nhân quyền và quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc".

"Chúng tôi quan ngại về căng thẳng kéo dài và tình trạng nhân quyền xấu đi ở các vùng thuộc Tây Tạng".

Trong những năm qua, hơn 110 người Tây Tạng, đặc biệt  là các sư sãi sống bên ngoài khu vực này, đã tự thiêu để phản đối chính sách cầm quyền của Bắc Kinh.

Hồng Nhan, thơ


UPR và sự hóa thân của Liên Hiệp Quốc

Nguyễn Gia Kiểng
Phải nói thực là cho tới vài năm gần đây tôi ít quan tâm tới Liên Hiệp Quốc, còn Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì tôi chỉ coi như một trò hề. Không phải vì tôi khinh thường Liên Hiệp Quốc, con kiến đâu dám coi thường trái núi. Tôi không quan tâm tới Liên Hiệp Quốc vì một lý do khác xin được trình bày sau:

Trong kỳ họp Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Cập (UPR) thứ 18 về tình trạng nhân quyền tại Genève từ 27-01 đến 07-02-2014 vừa qua chính quyền cộng sản Việt Nam đã nhận được 227 khuyến nghị – ngôn ngữ ngoại giao có nghĩa là khiển trách và đòi hỏi cải thiện – từ 106 quốc gia tham dự. Con số 106 quốc gia quan tâm chứng tỏ một tình trạng đáng lo ngại. Cùng ngày 5-2 một quốc gia khác, Cộng Hòa Dominican, cũng được rà soát tình trạng nhân quyền cùng với Việt Nam và chỉ có 46 quốc gia thấy cần phải có mặt. Các quốc gia chỉ tham gia nếu thấy có vấn đề. Trong đợt kiểm điểm thứ hai này chỉ có những chế độ anh em của Hà Nội lôi kéo được trên 100 quốc gia tham dự: Trung Quốc 137, Cuba 133, Nga 102.

Con số 227 khuyến nghị càng có ý nghĩa lớn hơn. Nó cho thấy dưới mắt Thế giới chính quyền cộng sản Việt Nam đã vi phạm quyền con người trên rất nhiều điểm, nó cũng chứng tỏ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đã tồi tệ hơn thay vì được cải thiện từ đợt kiểm điểm trước, bởi vì năm 2009 Việt Nam "chỉ" nhận được 123 khuyến nghị. Nhưng không phải chỉ có thế, các khuyến nghị đều rất nghiêm trọng chứ không phải như những khuyến nghị đối với các nước khác: hôn nhân đồng tính, tự do phá thai, sai biệt nam nữ v.v... Chính quyền CSVN bị tố giác là đã đàn áp nhân quyền ngay bằng luật pháp với những điều khoản như các điều 79, 88 và 258 của bộ luật hình sự và nhiều nghị định khác, đã giam cầm thô bạo nhiều tù nhân lương tâm chỉ có tội nói lên một cách ôn hòa quan điểm của mình.

Và Hà Nội đã phản ứng ra sao? Không đợi đến tháng 6-2014, hạn kỳ để trả lời và phản bác nếu muốn, chính quyền Việt Nam ngay từ bây giờ đã cho biết là sẽ chấp nhận hầu hết các khuyến nghị. Đây là một chọn lựa khôn ngoan bởi vì những vi phạm đã quá rõ ràng. Thí dụ như những bản án quá sức thô bạo đối với Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Xuân Nghĩa, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần,Vi Đức Hồi, Đinh Đăng Định, Đỗ Thị Minh Hạnh… để chỉ kể một vài trong số hàng trăm trường hợp. Tranh luận chỉ làm xấu mặt thêm cho Hà Nội. Tuy vậy có nhiều triển vọng là sự khôn ngoan của Hà Nội chỉ là một khôn ngoan chiến thuật, nghĩa là tránh né tranh luận để được yên thân rồi vẫn cứ tiếp tục phớt lờ và vi phạm, như họ đã từng làm sau đợt kiểm điểm kỳ I năm 2009. Cảm tưởng này càng được tăng cường khi đọc bài phát biểu của thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc, trưởng phái đoàn Việt Nam tại phiên họp UPR ngày 5-2. Đó là một bài phát biểu từ tốn, không khiêu khích kiểu "dân chủ xã hội chủ nghĩa hay hơn gấp một triệu lần dân chủ tư bản" như bà Nguyễn Thị Doan, cũng không phản bác những khuyến nghị mà còn nhìn nhận những thiếu sót. Nhưng vẫn che đậy và dối trá. Ông Ngọc khoe khoang Việt Nam có tới gần một nghìn tờ báo đủ loại cho 90 triệu dân - một số lượng báo tương đương với số báo phát hành tại một thành phố trung bình tại các nước dân chủ - mà quên nói rằng tất cả đều là báo nhà nước. Ông khoe rằng từ năm 2009, khi Việt Nam tham dự khóa họp UPR đợt I, Việt Nam đã ban hành hoặc sửa đổi 25 đạo luật mà quên nói thêm là tất cả đều nhắm mục đích giới hạn hơn nữa các quyền tự do vốn đã rất hạn hẹp. Trong số này ông kể cả bộ luật hình sự, dù các điều 79, 88 và 258 không những vẫn còn được giữ nguyên mà còn được tận dụng hơn để giáng hàng nghìn năm tù cho hàng trăm người dân chủ ôn hòa. Ông cũng lờ đi sự kiện là các án tù đã khắc nghiệt hơn hẳn; những tội danh trước đây bị xử 2 hoặc 3 năm tù sau năm 2009 có thể bị xử nặng gấp hai hoặc ba lần, thậm chí bốn lần (Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm, Điếu Cày 12 năm, Tạ Phong Tần 10 năm, Nguyễn Văn Lý 8 năm, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm, nữ sinh Đỗ Thị Minh Hạnh 7 năm).

Nhưng sự khôn ngoan chiến thuật đó lần này sẽ chỉ là một sự dại dột. Hà Nội sẽ lầm to nếu nghĩ rằng vẫn có thể nói thế nào cũng được như trước đây, bởi vì thế giới biết, và biết rõ, những gì xảy ra tại Việt Nam. Chúng ta đang sống trong thời đại truyền thông. Lần này chính quyền cộng sản sẽ còn lầm to hơn nữa bởi vì Thế giới đã thay đổi và chính bản chất của Liên Hiệp Quốc cũng đang thay đổi. Những người dân chủ Việt Nam cũng sẽ lầm nếu thất vọng vì Liên Hiệp Quốc đã không lên án và trừng phạt Việt Nam vì những vi phạm.

Đừng ngộ nhận bản chất của Liên Hiêp Quốc.

Liên Hiệp Quốc ra đời sau thế chiến II để thay thế cho Hội Quốc Liên (League of Nations, Société des Nations) và để đừng lặp lại kinh nghiệm của Hội Quốc Liên. Kinh nghiệm đó là một đối thoại giả dối vẫn còn hơn không có đối thoại, một hòa bình tồi tệ vẫn hơn chiến tranh. Năm 1933 những cáo buộc và đòi hỏi cứng rắn đã khiến các chế độ quốc xã Đức, phát xít Ý và quân phiệt Nhật rút khỏi Hội Quốc Liên, và Thế Chiến II đã xảy ra. Liên Hiệp Quốc được thành lập năm 1945 ngay sau Thế Chiến II với sứ mạng là để chiến tranh lạnh không biến thành chiến tranh nóng, nghĩa là thế chiến thứ III. Cho đến nay nó không phải là nơi để lên án và trừng phạt. Nó là một diễn đàn để thảo luận và thỏa hiệp. Nó tránh sự gay cấn và tìm mọi cách để giảm nhiệt. Nó dung túng cả ngôn ngữ lưỡi gỗ nếu cần. Niềm tin căn bản của nó là, một mặt, nếu không có chiến tranh thể chế dân chủ sẽ dần dần xác nhận bằng thành quả sự đúng đắn của nó trong khi các chế độ độc tài sẽ để lộ bộ mặt thật gớm ghiếc và, mặt khác, những gì đúng càng được nhắc lại nhiều lần thì càng thêm sức thuyết phục trong khi những gì sai trái càng được lặp lại càng thêm trơ trẽn. Và Liên Hiệp Quốc đã làm tròn sứ mệnh của nó, phong trào cộng sản đã sụp đổ mà không xảy ra thế chiến. Để làm tròn sứ mạng trọng đại này Liên Hiệp Quốc đã phải hy sinh nhiều nguyên tắc và bỏ qua nhiều vấn đề, đồng thời cũng đã phải chấp nhận nhiều nghịch lý cay đắng. Người ta còn nhớ hình ảnh Khruchev tháo giầy đập bàn và la hét giữa đại hội đồng, Castro chiếm diễn đàn suốt tám giờ để lên án đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản, các chế độ hung bạo thao túng Cao Ủy Nhân Quyền và UNESCO v.v. Liên Hiệp Quốc không phải là nơi để trừng phạt những chế độ chà đạp nhân quyền và công pháp quốc tế. Sứ mạng gần như duy nhất của nó là để tránh cho thế giới khỏi lâm vào thế chiến. Chính vì thế mà tôi không quan tâm tới Liên Hiệp Quốc, nó không có chức năng để giải quyết những vấn đề đau nhức trong đất nước hoạn nạn của tôi. Còn cái Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì quả thật chỉ là một trò hề, dù là một trò hề thô bỉ nhưng bắt buộc, một cái giá phải trả để thế giới không bùng cháy.

Sự trừng phạt của Liên Hiệp Quốc thực ra cũng có, nhưng không phải như những người chầu chực ở văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền nghĩ. Nó phơi bày bản chất bạo ngược của những chế độ độc tài để dư luận thế giới đánh giá và mỗi quốc gia tự rút ra kết luận cho mình trong chính sách đối ngoại. Và dần dần sự trừng phạt này ngày càng có thực chất bởi vì thế giới đã thay đổi và sứ mạng của Liên Hiệp Quốc cũng phải thay đổi theo.

Hai cột mốc cần được lưu ý trong tiến trình hóa thân của Liên Hiệp Quốc.

Cột mốc thứ nhất là khi bức tường Berlin sụp đổ, cuối năm 1989. Phong trào cộng sản thế giới đã tan rã và nguy cơ thế chiến không còn. Sứ mạng của Liên Hiệp Quốc đã đạt được và nó cần một sứ mạng mới để có lý do tiếp tục tồn tại. Sứ mạng ấy khó có thể chỉ là tăng cường hợp tác giữa các quốc gia bởi vì đó đã là vai trò của nhiều kết hợp khu vực. Cũng khó có thể chỉ là gửi những đoàn peacekeeper tới các vùng lâm vào tình trạng hỗn loạn vì đó chủ yếu tùy thuộc các nước giầu mạnh. Như vậy sứ mạng chính của Liên Hiệp Quốc từ nay chỉ có thể là để bảo vệ các giá trị phổ cập từ lâu đã được đưa vào hiến chương nhưng vẫn chưa được thể hiện: dân chủ, nhân quyền và công pháp quốc tế. Sau nhiều năm dò dẫm, năm 2006 Hội Đồng Nhân Quyền ra đời để thay thế cho Cao Ủy Nhân Quyền đã quá bị tai tiếng, đánh dấu một chuyển hướng quan trọng của Liên Hiệp Quốc. Năm sau cơ chế Kiểm Điểm Định Kỳ Toàn Cầu (UPR) về nhân quyền được thành lập, theo đó mọi quốc gia đều bị kiểm điểm về tình trạng thực hiện nhân quyền khoảng 5 năm một lần. UPR có quyền đề nghị những biện pháp chế tài với những chính quyền ngoan cố không tuân thủ những khuyến nghị. Liên Hiệp Quốc như vậy đã có chức năng trọng tài và chế tài trên nguyên tắc. Trên nguyên tắc thôi chứ chưa được thể hiện trên thực tế bởi vì tất cả mọi quốc gia đều phải qua thủ tục rà soát định kỳ chứ không riêng gì những nước bị đánh giá là độc tài, và Hội Đồng Nhân Quyền cũng rất tránh nói tới trừng phạt. Có thể ví UPR như một cái thòng lọng; muốn thuyết phục các chế độ độc tài quàng chiếc thòng lọng đó vào cổ mà chỉ dùng "áp lực mềm" người ta phải làm như đó chỉ là một trò chơi, mọi người đều quàng cả. Điều khác biệt là ở chỗ cái thòng lọng đó sẽ chỉ dần dần thắt lại quanh cổ những chế độ độc tài.

Cột mốc quan trọng thứ hai là năm 2011 với sự khởi động của một làn sóng dân chủ mới - làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới- bắt đầu bằng Mùa Xuân Ả Rập. Hàng loạt các chế độ độc tài sụp đổ hoặc tự chuyển hóa về dân chủ. Làn sóng dân chủ này vẫn còn đang tiếp tục, nhưng ngay từ bây giờ so sánh lực lượng đã quá rõ ràng. Các nước độc tài đều tụt hậu, sức mạnh quân sự quá thua sút so với khối các nước dân chủ và trọng lượng kinh tế gộp chưa bằng 15% kinh tế Thế giới. Các nước dân chủ không cần và cũng không sợ các chế độ độc tài nữa. Từ nay Liên Hiệp Quốc có thể hành động một cách quả quyết hơn. Nó đang hoàn tất tiến trình hóa thân từ một diễn đàn thành một tòa án, từ sứ mạng tránh thế chiến sang sứ mạng áp đặt trật tự dân chủ. Sự trừng phạt có thể bắt đầu.

Thực ra sự trừng phạt đã bắt đầu, dù vẫn là một cách gián tiếp. Chính chế độ CSVN đã bị chế tài ngay cả nếu họ không nhận ra được. Hãy so sánh con số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trước năm 2009 và bây giờ. Trong hai năm 2007 và 2008, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khối lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã lớn hơn hẳn các nước trong vùng. Hiện nay nó hầu như không còn gì, trừ những công trình đã xúc tiến khá xa và không thể bỏ ngang. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu không phải là nguyên nhân duy nhất. Nhận thức mới của thế giới là độc tài và tham nhũng đi đôi với nhau, nhân quyền là đảm bảo cho một sinh hoạt kinh tế lương thiện. Các chế độ độc tài còn lại đang sống những ngày cuối cùng khó khăn. Từ nay chúng còn thêm một khó khăn mới, chúng sẽ không yên thân với Liên Hiệp Quốc.

Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ phạm một sai lầm lớn, có thể là sai lầm cuối cùng và rất bi thảm, nếu nghĩ rằng họ vẫn còn có thể tiếp tục khá lâu như hiện nay. Hơn lúc nào hết họ cần có đủ sáng suốt để thay đổi, để làm tác nhân thay vì nạn nhân của cuộc chuyển hóa nhất định phải tới, đang tới và đang gia tốc. Và nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không có nổi sự sáng suốt đó thì chính những người cộng sản phải đủ khôn ngoan và trách nhiệm để rời bỏ nhanh chóng một con tàu đang chìm và đang đe dọa làm chết đuối cả một dân tộc cùng với nó. Vì đất nước và vì chính họ.

(Nguyễn Gia Kiểng, 
02/2014- eThongLuan)

Tình trong giá lạnh, thơ

TÌNH TRONG GIÁ LẠNH

Đêm  buốt  lạnh _  đêm  thương  chùng  muôn  nhớ
Tuyết  giăng  mờ  _  mắt  đẩm  lệ  vì ai
Trong  cô  đơn  thèm  hơi  ấm  người  về
Giá  rét  lạnh  nhớ  ngày  xưa  gác  trọ
Vòng  tay  yêu  trói  đời  em  ngục  thất
Mê  cảm  buồn  ai  ngọt  mặn  mồ  hôi
Hơi  thở  tình  yêu  sao  muôn  đời  trăn  trối
Em  mất  rồi  _  mất  từ  nụ  hôn  xanh
Tiếng  gió  gào  _  tiếng  sói  tru  làm  tim  em  ngừng  đập
Tay  anh  đâu  rồi  sao  không  xoa  bóp  ngực  đầy  thương
Em  uất  hận  _  em  căm  thù  làn  môi  bạc  bẽo
Mãi  cứ  chờ  _  cứ  đợi  lần  vuốt  ve
Anh  ở  đâu  _  đi  đâu  _  về  đâu
Còn  mãi  thế  gian  hay  xương  cốt  hóa  tro  tàn
Đêm  mù  sương  em  gọi  anh  từng  tiếng  thở
Hãy  về  đây  _  ngồi  bên  em  lần  cuối
Ngón  tay  gầy  nựng  nịu  trái  tim  em
Trái  tim  khô  trong  giá  rét  mịt  mù
Chỉ  hồng  lại  khi  môi  anh  chạm  khẽ !


PHAN   NGHĨA  .

22 February 2014

ĐỊNH MỆNH TỰ HỦY DIỆT CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ XHCN

NGUYỄN PHÚC LIÊN
Mô hình Kinh tế dựa trên Tập quyền Chỉ huy như ở Trung quốc và Việt Nam, gọi là định hướng XHCN, để lộ cái bệnh hoạn của mình từ những năm 2010-2011 khi mà cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới làm tụt giốc mãi lực của những Thị trường tiêu thụ lớn như Hoa kỳ và Liên Au. Từ đó, cái bệnh hoạn mỗi ngày mỗi trở thành trầm trọng cho đến hiện tình tác hại lên đời sống của quần chúng dân nghèo. Cái bệnh hoạn này tự phát sinh từ chính chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã là định mệnh tự hủy diệt mà chính Lý Luận của Karl Marx hé cho thấy.

Thực vậy, Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã cáo chung với Nga và Đông Âu. Trung quốc và Việt Nam vẫn bấu víu lấy nội dung của mô hình, mà chỉ thêm cái đuôi “định hướng XHCN“ vào Kinh tế Thị trường để đánh lừa thiên hạ. Nội dung vẫn giữ chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế mà chúng tôi gọn lại là Mô hình Kinh tế XHCN.

Đã từ cuối năm 2011, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, Ông Robert ZOELLICK, cũng như Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, Bà Christine LAGARDE, đều họp báo tại chính Bắc Kinh thôi thúc Trung quốc phải cấp bách Cải tổ từ căn nguyên Mô hình Kinh tế XHCN bởi vì với Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới hiện nay, Kinh tế XHCN đã bước xuống một cái  giốc mà không thể cưỡng lại và Mô hình Kinh tế ấy đang làm phá sản Kinh tế quốc dân để có thể đi đến bạo loạn Xã hội và lan sang Chính trị .

Tại Trung quốc, chính Thủ tướng On Gia Bảo, từ năm 2010, đã nói trước Quốc Hội, về những bất ổn Chính trị như hậu quả Kinh tế:

“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).

Bản Tin của AFP, từ Hà Nội ngày 11.12.2012, đã nói về nhận định của Bà Victoria KWAKWA , Giám đốc Ngân Hàng Thế Giới, về việc xuống giốc của Kinh tế XHCN Việt Nam:

“HÀ NỘI, 11.12.2012 (AFP) – Việt nam có nguy cơ rơi vào lâu dài trong “cái bẫy thu nhập rất kém“ nếu nhà nước không cải cách hệ thống ngân hàng và những xí nghiệp nhà nước, vừa không có hiệu quả vừa chất chồng những nợ nần.

Độ phát triển Kinh tế của xứ cộng sản này vào năm 2012 là ở mức độ thấp nhất kể từ năm 1999. đó là lời nhận định của Bà Giám đốc Ngân Hàng Thế giới trong cuộc Họp thường niên cuối năm nay tại Hà Nội.

Kinh tế mất đi nặng nề về tính sinh động và những ràng buộc thuộc cơ chế càng ngày càng nặng nề gây thụt lùi trầm trọng tính cạnh tranh và độ tăng trưởng, Bà Victoria KWAKWA thẳng thắn nói như vậy trong bản công bố vào chiều tối thứ Hai 10.12.2012.

Việt Nam đã được coi như một quốc gia nhiều hy vọng vào những năm 90. Một số người còn coi đây là con rồng tương lai Á châu. Nhưng tiếc thay, Chế độ đã không bao giờ muốn hay thành công, dù muốn, trong việc cải cách MÔ HÌNH KINH TẾ, nhất là không rời bỏ những phương pháp sản xuất từ thời cũ nát KINH TẾ CHỈ HUY HOẠCH ĐỊNH.(ceb/ltl/dla/abl--AFP 110734 GMT DEC 12)
          
Bài viết này nhằm cắt nghĩa những lý do đưa đến tụt giốc Kinh tế và tan rã của Mô hình Kinh tế XHCN. Có những lý do thuộc nội tại của Mô hình. Có những lý do từ sự mất tin tưởng và từ sức ép của nền Kinh tế Tự do Thị trường nước ngoài. Những lý do ấy được trình bầy qua những điểm sau đây:
- Đối lực làm tan rã mô hình như một định mệnh theo lý luận của Marx
- Sự xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực trong đảng cầm quyền
- Hiện tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam và những biện pháp vá víu
Đối lực làm tan rã mô hình như một định mệnh theo lý luận của Marx

Lý luận của Karl Marx: TƯ BẢN tự hủy diệt

Ý thức hệ Cộng sản dựa trên lý luận của Karl Marx về Định mệnh Kinh tế Tư bản (Fatalité Economique Capitaliste). Kinh tế Tư bản đặt Tiền đề là TƯ HỮU. Vì tư hữu (Propríeté Privée)  mà phải có Tự do kinh doanh (Liberté d’Entreprise) và rồi Tự do Trao đổi ở Thị trường (Libre Echange au Marché).

21 February 2014

Bất Ngờ, tranh mới A.C.La


Bất Ngờ - Astonishing
Oil on canvas 14x18 inch (35.5x46 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**

Bất ngờ như núi lửa phun, như giông bão kéo tới, có khi rụng rời chân tay. Một chàng quận Phó trẻ bỗng nghe tiếng tay quay kẽo kẹt đưa thùng nước giếng đi lên. Rồi tiếng nước xối xả. Qua khe hở hàng giậu cây xanh, tiên nữ hiện ra. Giòng nước mát vẫn còn lã chã từ bờ vai tuôn xuống trên hai gò bồng đảo mịn và căng. Dù mang cái cảm giác lén lút tội lỗi, nhưng không thể không liếc nhìn lần thứ hai. Đôi khi còn tiếc nuối sao không liếc nhìn thêm một lần nữa và một lần nữa. Bất ngờ tạo cảm giác mạnh, và cái chết người ở chỗ hình ảnh ngà ngọc đeo đẳng suốt đời.

Hoàn cảnh có những chi tiết na ná giống một đoạn văn trong "Má Hồng" của Đỗ Tiến Đức. Có khác chăng là hai nhân vật trong Má Hồng biết nhau, quen nhau, còn hoàn cảnh ở đây người con gái và chàng thư sinh bắt đầu nếm mùi bão lửa chẳng hề quen biết. Bởi vậy mà tên của bức tranh mới đặt là 'Bất Ngờ'.

Miền quê Việt Nam là lũy tre gió đong đưa, là sông rạch ánh trăng ngời sáng, là  giếng nước trong giữa mảnh vườn có bờ giậu xanh bao quanh. Miền quê giữa cảnh chân lấm tay bùn nhưng thơm mùi hoa bưởi, trời đất còn ban cho những nét đẹp bất ngờ, khỏe mạnh, không son không phấn. Nước giếng không javel trong lành giữ mãi làn da thơm mát. Miền quê không có phòng tắm, không cần phòng tắm. Tiên nga lồ lộ bên miệng giếng, hay ngâm mình dưới sông có bờ đá lởm chởm xuất hiện hàng ngày. Thật tiếc cho quý vị nam nhi không có dịp sống ở miền quê.  Tiếc, bởi vì thiếu đi một dịp 'đón chờ' những điều bất ngờ mà một khi bắt gặp sẽ không bao giờ quên.

Khó quên  đến độ nghĩ rằng phải làm một cái gì đó cho đỡ nhớ. Thế là bức tranh Bất Ngờ có mặt! 
Hãy vui lên đi kẻo trăng tàn bóng xế. Vẽ lên đi để nung lòng nhân thế!

Xin post lên đây để riêng tặng những bạn già còn ...xuân sắc!
Gửi Người Tình Già

Người tình già đoán hay 
Quả thật tôi đang vẽ 
Gặp ngẫu hứng vung tay 
Thần trí như mây nhẹ 
Vẫn còn đây, lặn lội 
Tìm những thứ mù khơi 
Mong một ngày gặp hội 
Vui quên hết sự đời! 
A.C.La

Thi ca dục ái trong văn học

\Trần Bích San

Thi ca dục ái xuất hiện từ lâu trong văn chương truyền khẩu. Phong dao, tục ngữ, câu đố có những bài, những câu liên quan đến tính dục nam nữ . Loại tác văn này không bóng bảy như văn chương chữ viết mà đôi khi còn thô lỗ, trắng trợn, tục tằn nữa. Thực ra đó chỉ là phản ảnh đặc tính nôm na, mộc mạc, tượng hình và cụ thể của nền văn học dân gian:
Sáng trăng em tưởng tối trời
Ngồi buồn em để cái sự đời em ra
Sự đời như chiếc lá đa
Đen hơn mõm chó, chém cha cái sự đời.
hoặc:
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy nó cũng chẳng tha
Nó cứ ấn, cứ nhét cái đầu cha nó vào
Cái gì như cái củ nâu
Cái gì như thể cái cần câu nó gật gù...
(Phong Dao)
Văn chương chữ nghĩa bề bề
Thần l.. ám ảnh cũng mê mẩn đời
hoặc:
Không giàu thì cũng đẹp giai
Không thông kinh sử cũng dài con Q.
(Tục Ngữ)
Canh một thì trải chiếu ra
Canh hai bóp vú, canh ba sờ l..
Canh tư thì lắc xom xom
Canh năm cuộn chiếu ẵm con mà về
(Câu đố tả người kéo vó ban đêm)
Từ ngàn xưa đạo Nho bao trùm xã hội Việt Nam, quan hệ tình dục bị coi là thô tục nên văn gia tránh không đề cập tới. Nội dung thơ văn không hợp với đạo lý thánh hiền đều bị lên án khắt khe như “đàn ông chớ kể Phan Trần, đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”. Truyện Phan Trần có đoạn tả Phan Sinh ốm tương tư, si tình đến toan tự tử. Với người xưa, nam nhi mà nhu nhược, ủy mị như thế là điều không thể chấp nhận được. Thúy Kiều vượt vòng lễ giáo đang đêm lẻn sang nhà Kim Trọng tình tự là điều luân lý Khổng Mạnh không cho phép. Truyện Kiều bị lên án là dâm ô, khiêu khích tình dục vì có đoạn tả nàng Kiều tắm và lúc Kiều thất thân với Mã Giám Sinh tuy rằng chỉ với những nét ước lệ, mờ nhạt thiếu tính cách cụ thể sinh động:

Cánh Chim Chiều Lỗi Hẹn, thơ

Dạo:
    Ngày vui hội ngộ gần kề,
Sao Hiền nỡ bỏ ra đi vội vàng?


Cánh Chim Chiều Lỗi Hẹn

           (Vĩnh biệt Nguyễn Thắng Hiền IB VT 63-64.
             Xin chia buồn cùng chị Cúc và các bạn IB)


Cảm tạ các bạn Nhất B ngày trước,
Đã cùng nhau lũ lượt đến thăm tôi,
Và những người dù cách trở xa xôi,
Cũng cố gửi tới đôi lời nhắn hỏi.

Ai cũng biết, nhưng không ai dám nói,
Đây chính là lần cuối được nhìn nhau,
Được thì thào nhắc lại chuyện năm nao,
Những ngày tháng đầy biết bao kỷ niệm.

Sau cơn quốc biến,
Đời cách biển ngăn sông,
Bọn chúng mình dù phần số long đong,
Vẫn canh cánh chờ mong ngày tái hợp.

Nửa thế kỷ, mình bỏ trường xa lớp,
Trời thương cho còn tụ họp nơi đây.
Dẫu biết rằng chỉ là chuyện phút giây,
Nhưng gặp được chút nào hay chút nấy.

Ý trời đà như vậy,
Bệnh nan y hồ dễ mấy ai qua.
May mắn thay còn được ở lại nhà,
Vợ, con, cháu... luôn vào ra chăm sóc.

Sáng trưa tối thầm xốn xang trằn trọc,
Xót người thân phải khổ nhọc ngày đêm.
Một phút sống dài thêm,
Là một phút lắm lo phiền vất vả.
                        *
Cho tôi được nói lên câu từ giã,
Cùng bạn bè, cùng tất cả người thân.
Đã là chuyện số phần,
Mình hãy gắng bình tâm chấp nhận.

Lòng chỉ có một điều còn ân hận,
Là trước đây đã nhận với mọi người,
Căn nhà này ngày Hội Ngộ sẽ là nơi,
Để bè bạn về vui chơi họp mặt.

Đành thất hứa, vì mệnh trời khe khắt,
Giờ bắt tôi phải nhắm mắt xuôi tay.
Cùng bạn bè đang có mặt hôm nay,
"Hẹn gặp lại một ngày mai tươi sáng".  (*)
                          *
Căn phòng nhỏ, nắng trưa buồn lảng vảng,
Bạn hiền đà thanh thản bước chân mây.
Xác thân dù còn tạm thấy nơi đây,
Nhưng mình đã thật chia tay vĩnh viễn.

Lâm râm lời kinh nguyện,
Tự nhủ lòng sẽ có chuyện đời sau,
Để mình còn sẽ có dịp gặp nhau,
Ở một chốn không khổ đau bệnh tật.

Mười năm trước, lúc mình vui họp mặt,
Ngày cuối cùng mình có nhắc nhở nhau,
Mười năm sau, dù hội họp nơi nao,
Dù cách trở thế nào mình cũng tới.

Còn hai tháng sao Hiền không gắng đợi,
Sớm làm chi và vội vã làm chi?
Người thân đây, sao nỡ bỏ ra đi,
Lối bên ấy có gì đâu quyến rũ!

Những khuôn mặt của bạn bè xưa cũ,
Năm Mươi Năm Hội Ngộ sẽ buồn thiu,
Khi lặng nhìn tia nắng cuối hắt hiu,
Trông ngóng mãi cánh chim chiều lỗi hẹn.

            Trần Văn Lương
                Cali, 2/2014



Ghi chú:
(*) Lời của Nguyễn Thắng Hiền nói với Đinh Bá Hồ

chiều Chủ Nhật 16 tháng 2 năm 2014,
 một ngày trước khi Hiền ra đi.

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...