22 December 2012

Câu chuyện súng đạn bên Mỹ

hay Một vấn nạn làm đau đầu tổng thống Obama và làm lo âu dân chúng

Nguyên Trần
Sau vụ thảm sát Sandy Hook 14/12 tại thị trấn Newtown, Connecticut (cái tên Sandy coi bộ không hên cho nước Mỹ vì mới tháng trước đây, cơn bảo kinh hoàng Sandy (cái tên Sandy coi bộ không hên cho nước Mỹ vì mới tháng trước đây, cơn bảo kinh hoàng Sandy đã quét gần sạch thành phố Nửu Ước và hầu hết tiểu bang New Jersey làm 135 người chết và gây thiệt hại hơn 50 tỷ) đã làm chấn động và xúc động dư luân ở Mỹ và cả thế giới. Và ngay sau ngày thảm nạn đó, lại cũng xảy ra chuyện một cậu học sinh 11 tuổi ở Utah mang súng vào trường đe dọa bắn bạn bè và rồi ở California vụ người đàn dùng súng hạ sát vợ cũ và 4 thân nhân của bà ta rồi tự sát. Và mới trong ngày trưa hôm nay thứ sáu 21/4, lại thêm một tên cuồng sát tại Hollidaysburg (Pensylvania) chạy chiếc xe pick up đã ngang nhiên bắn chết hai người đàn ông trên driveway nhà người ta rồi chạy tới một nhà thờ nhỏ bắn chết một phụ nữ đang trang hoàng đèn hoa Giáng Sinh cho trẻ em xong phóng lên xe chạy trốn. Cảnh Sát đuổi theo thì bị hắn bắn lại làm 3 người bị thương nên Cảnh Sát sau cùng phải bắn chết hắn ta. Hậu quả của súng đạn đã mức đô tác tệ như vậy nên cả nước Mỹ đã đồng loạt đặt vấn đề cấm sở hữu súng đạn một cách khẩn thiết nghiêm trọng.

Ngay cả chính giới như nhiều thị trưởng, giới Bảng hiệu bán súng tại một thị trấn nhò hẻo lánh chức dân cử cũng đã yêu cầu chính phủ liên bang phải ra luật banning vũ khí để cho nhiều người vô tội sẽ khỏi phải bị chết oan thêm nữa. Và hình như đây là công việc lớn lao và quan trong mà tổng thống Obama sẽ phải bắt tay ngay trong nhiệm kỳ hai của ông ngoài vụ fiscal cliff cho ngân sách 2013.

Đó chính là hai vấn đề làm ông sẽ vô cùng nhức đầu và tóc ông dám sẽ bạc thêm lắm. (Trong thời gian gần đậy bên Mỹ ngày nào mà không có người chết vì súng đạn thì đó là chuyện lạ).

Trước tiên là áp lực của nhóm tài phiệt lớn lao và quyền thế nhất nhì của Mỹ. Đó là những tay tổ lái súng (weapon trader), các xưởng kỹ nghệ đúc súng đạn (weapon industry manufactury) và môt số không ít các viên chức dân cử từng được các nhóm nầy yểm trợ rất nhiều nhất là trong mùa tranh cử.

Nhưng đáng kể nhất phải là hiệp hội súng trường quốc gia (NRA: National Riffle Assosiation) là nhóm áp lực quyền lực nhất của Hoa Kỳ hơn cả nhóm bảo hiểm y tế và nghiệp đoàn nha y dược mặc dù họ chỉ có 3,5 triệu hôi viên. Tưởng cũng nên nói ra Trụ sở chính của NRA tại Fairfax (Virgina). Từ xưa tới nay chưa có một chính khách nào dám đụng vào nhóm quyền lực nầy. Chính vì thế tình trạng súng ống bên Mỹ cứ tiếp tục leo thang khiến cho dân Mỹ cứ chết dài dài mặc dù có nhiều tổng thống và giới chức dân cử muốc dẹp nó đi.

Ngay chính bây giờ sau thảm nạn Sandy Hook vẫn có một số viên chức dân cử tuyên bố tán trợ việc người dân có súng để tự vệ. Một số lớn khác mặc dù vẫn ủng hộ quyền sở hữu súng nhưng chưa tiện nói ra nhưng chắc chắn họ sẽ chỉ nói bằng lá phiếu tại nghị trường khi cần đến.

Đây vài con số theo thống kê của cơ quan Max Fister of the Atlantic Reports thì số người chết vì súng đạn ở Mỹ mỗi năm trên 10,000, riêng trong năm 2008 con số lên tới 12,000 người trong khi ở Nga, Pháp, Anh, Đức, Ý chỉ trên dưới 200 còn ở Nhật Bản…chì có 11(11 only).

Về số tiệm buôn bán súng đạn ở Mỹ là 51,869 cửa hàng trong khi tiệm grocery chỉ có 36,536 tức là gần 15,000 nhiều hơn. Con số tiệm súng nầy nhiếu hơn gấp 3 lần tổng số tiệm fast food  McDonalds.

Chưa hết đâu! Hiện nay ở Mỹ có tới 129,817 đại lý súng gần bằng tổng số cây xăng bán lẻ. Thấy kinh chưa?

Các hãng đúc súng đã sản xuất chỉ trong năm 2010 gần 6 triệu cây súng và những năm sau chắc chắn con số còn hơn nhiều vì nhu cầu mua súng của dân Mỹ càng ngày càng cao.

Tính ra hiện nay trong số 315 triệu dân Mỹ thì đã có hơn 270 người có giấy phép sở hữu súng đạn mà đa số là phải hơn một cây cho chắc ăn.

Ngoài những khó khăn chính trị như trên, còn có một trở ngại lớn về luật hiến pháp. Đó là theo tu chính án số 2 (the second amendment) ngày 15/12/1791 của hiến pháp Mỹ đã bảo vệ quyền lưu trữ súng và mang súng của công dân Mỹ. Nguyên văn tu chính án số 2 là: “A well regulated militia, being necessary to the security of a free State, the rights of the people to keep and bear Arms, SHALL NOT BE INFRINGED”

“Một điều lệ quy định cho sự tự vệ chính đáng của người dân là cần thiết cho nền an ninh công cộng của một xứ sở tự do, đó là quyền của mọi người được lưu giữ và mang võ khí, quyền nầy sẽ không được xâm phạm”.

Vấn đề trước tiên muốn cấm mua bán súng thì phải ban hành một tu chính án khác hủy bỏ tu chính án sô 2 trong hiến pháp. Việc nầy đòi hỏi thủ tục rườm rà và nhất là dễ gì được đa số giới chức dân cử chấp thuận. Hơn nữa, giả sử luật có được ban hành đi nữa thì với gần 300 triệu cây súng đang lưu hành phải giải quyết ra sao đây. Vì nếu để chúng còn được lưu giữ thì có luật cũng như không. Đó là chưa kể người dân khi biết phong phanh là luật banning súng đạn sắp ra đời thì sẽ có màn Súng tự động AR 15,16 bày bán ở cửa hàng “riffle on sale” và thiên ha sẽ thi nhau sắp hàng mua đễ dành thì điều nầy còn tai hại thêm.

Với quá nhiều khó khăn trong việc ban luật cấm xử dụng súng thì chỉ có một giải pháp từng phần tương đối có thể thực hiện được là chỉ cấm hoàn toàn việc mua bán và xử dụng súng trường tự động vì nếu nói là tự vệ thì súng lục cũng quá đủ rồi. Ngoài ra phải có kế hoạch tịch thu hết các các súng trường hiện hành dựa trên danh sách đặng bộ, trả tiền mua súng cho người sở hữu và thêm tiền thưởng thêm vỉ thành thật trả súng thì may ra.

Mississauga 21/12/2012
Nguyên Trần

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...