30 December 2012

VỤ LỪA ĐẢO LỊCH SỬ

Một Đồng Môn

Lời Phật Thích Ca : «Ba điều không thể che dấu được lâu, đó là: mặt trời, mặt trăng và sự thật. » Một danh ngôn khác của Abraham Lincoln: «Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi lừa dối tất cả mọi người.»[1] Triết lý này có thể được quy chiếu vào lịch sử Việt Nam cận đại với một cú lừa lịch sử tàn khốc khiến cả một dân tộc điêu đứng đã hơn nửa thế kỷ, xô dân tộc bị lừa xuống vực sâu chưa thấy đáy, làm di hại đến tiền đồ đất nước đến nay vẫn chưa có điểm dừng.

Phàm muốn lừa ai phải biết rõ người đó, biết rõ ta, ấy là tri bỉ, tri kỷ. Để lừa người cả tin, ngây thơ, chất phác, mộc mạc ta sử dụng chiêu này; gặp đối thủ khôn ngoan, hiểu biết, cương trực ta dùng độc chiêu khác. Chính khách bá đạo phải thuộc nhiều chiêu lừa, nói như Niccolo Machiavelli trong «Le Prince», phải nhập đủ vai, khi thì hiền như cừu non, lúc hung tợn như sư tử, hay thủ đoạn, gian hùng, phản trắc như cáo. Nhưng bậc thầy lừa đảo lại chẳng mấy khi hung tợn. Cáo mà khoác bộ áo cừu non mới đáng sợ. Chính khách lừa được thật nhiều người trong một thời gian dài phải là một chính khách vừa bá đạo vừa … sở khanh.

Thuở còn dưới ách thống trị thực dân pháp, dân trí còn thấp, mù mờ về các giá trị dân chủ tây phương, về các thể chế chính trị nhưng chắc chắn mọi người Việt Nam lúc đó đều biết rõ khao khát của dân tộc mình là độc lập, tự do. Với họ, đảng phái nào chống Pháp cũng đều tốt như nhau cả. Mấu chốt ở đây là một khi mù mờ về chính trị, người dân có khuynh hướng đồng hóa đường lối chính trị (politique) với đức hạnh (vertu) của các lãnh tụ đảng phái, cũng như trong cổ luật Việt Nam, không có ranh giới giữa đạo đức, luân lý và pháp luật. Ai biết khai thác triệt để ngộ nhận này của người dân, người đó sẽ nắm được thiên hạ, mặc dù hai phạm trù này chẳng có mấy điểm chung, thậm chí chẳng ăn nhập gì với nhau cả.

Cao thủ thực hiện cú lừa này không ai khác hơn là ông Hồ. Chiêu lừa này là cả một chuỗi chuẩn bị trường kỳ cho việc nhập vai “cha già dân tộc.”

Như cô gái chân quê, cả tin, người dân lúc đó bị huyễn hoặc bởi hình ảnh một lãnh tụ khoác bên ngoài một vẻ bình dân, thuần hậu, giản dị, hết lòng vì nước vì non. Họ có biết đâu rằng đó là lớp vỏ ngụy trang chết người của kẻ sở khanh để đến khi chân tướng của hắn hé lộ thì đã quá trễ, cô gái chân quê Việt Nam bị sa vào tròng, bị bủa vây tứ phía, khó thoát được kiếp nô lệ tình dục cả đời.

Không ai phủ nhận lòng ái quốc của cụ Nguyễn Hải Thần, thế nhưng nhìn hình ảnh của cụ trong bộ quốc phục đen khăn đóng áo dài trong nội các tân chính phủ lâm thời 1945 trông rất nho gia, phong kiến, chẳng mấy «tân», tiên phong như bộ đồ «cán» nom giản dị và đầy vẻ cách mệnh của ông Hồ. Đã thế, nghe đâu cụ Nguyễn Hải Thần lại nghiện thuốc phiện, mà dưới mắt người dân thì người nghiện hút về «điểm hạnh kiểm» có cái gì đó không ổn. So với ông Hồ thì cụ Nguyễn mất điểm thấy rõ! Chắc trong thâm tâm, nhiều người nghĩ rằng đã yêu nước thì không được nghiện thứ gì sất, và ngược lại, đã nghiện thì khó đắc nhân tâm. Khi Việt Minh tấn công, bắt bớ, triệt hạ các lực lượng yêu nước không phải cộng sản trong chính phủ và quốc hội lâm thời, cụ Thần phải lánh nạn qua Trung Hoa và tuyệt đường hồi hương.

Nếu lấy hình ảnh của quốc vương Bảo Đại ra so đọ với ông Hồ thì lại càng kỳ quái. Song, mỗi người dân lúc đó đều là thần dân của vua Bảo Đại, người vốn được biết đến nhiều hơn ông Hồ nên cũng cần so sánh để biết lòng dân đương thời như thế nào. Vào thời điểm cả nước hầm hập giành độc lập thì dân chúng kỳ vọng gì nơi một vị vua «playboy» vang bóng? Ông Hồ lại ghi điểm nữa rồi! Tuy thế, chẳng có tiếng xấu nào về khía cạnh Bảo Đại như một ông vua độc tài, tham quyền cố vị. Ông chỉ có mỗi cố tật là thích ăn chơi. Cũng phải thôi vì ông được giáo dục tại mẫu quốc Pháp từ ngày còn trẻ.

Còn một nhân vật nữa có thể so đọ sát nút với ông Hồ về nhân cách, tài năng, chiến lược và cả đức độ nữa, một đối thủ nặng ký khiến đối phương phải gờm: đó là Tổng thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam. Ta có thể so sánh hai nhân vật những điểm như sau, vào thời điểm hai miền Nam-Bắc chia đôi:

-        Tổng thống Ngô Đình Diệm là người độc thân, và chưa có một thông tin nào, dù cố ý ngụy tạo để bôi bẩn về cuộc sống gia đình, về cuộc đời tình ái, hay bất kỳ một scandale nào về đời tư của ông.

Về phần ông Hồ, do mưu toan chuẩn bị cho hình ảnh toàn bích của một lãnh tụ để lên ngai «cha già dân tộc», cuộc đời tư của ông được dấu nhẹm do hoàn cảnh lịch sử, do phương tiện ngăn chận và bưng bít thông tin và khủng bố những ai biết bí mật của ông[2], do guồng máy tuyên truyền khổng lồ vận hành tối đa nên trước mắt dân chúng ông Hồ cũng vẫn là người «chưa biết phụ nữ là gì», hy sinh cuộc đời riêng tư của mình cho dân tộc, cho cách mệnh. Ai cũng nghĩ ông là thánh sống, không có chuyện chăn gối trong đời sống của ông. Ông thường giáo dục nhi đồng noi gương ông làm cách mệnh, trừ chuyện … noi gương ông không lập gia đình và đừng hút thuốc[3]!

-        Cả hai nhân vật đều được dân chúng của mình, bên này hay bên kia, trong hoàn cảnh nhất định của lịch sử, thừa nhận là yêu nước. Bản thân ông Hồ cũng phải thừa nhận ông Diệm là người yêu nước, mặc dù, như ông Hồ đã nói, ông Diệm yêu nước theo cách của ông ấy.

-        Cuộc sống của ông Diệm đạm bạc, phục trang chuẩn mực theo nghi thức ngoại giao nhưng thường xuyên vẫn khăn đóng áo dài, quốc hồn quốc túy. Ông Hồ thì với bộ đồ «cán» và đôi dép cao su làm bằng vỏ xe hơi, trông ra rất bình dân. Ông Hồ luôn biết cách chinh phục cảm tình và ủng hộ của nhiều người bằng vẻ bề ngoài bình dân, «chất phác» là đằng khác[4], của cả các chính khách khác, dù là đối thủ của ông.

-        Ông Hồ luôn tỏ ra gần gũi với mọi người: xuống hầm than đá thăm thợ mỏ, bắt tay, ăn uống chung trong bụi bặm với họ, phân phát thuốc lá Điển Biên cho từng người (tất nhiên không phải Craven A hay Philip Morris!!!); quây quần với học sinh nhi đồng, thăm hỏi thân mật với cán bộ, bộ đội … Ông Hồ học được nhiều kỹ thuật đắc nhân tâm ở Liên-Xô, từ những cách ôm thân mật, vỗ lưng thắm thiết và nhất là cung cách vừa nói chuyện, vừa sờ nắn, sửa cúc áo của người đối thoại tạo cảm giác thân mật, ân cần dễ thu phục lòng người.

Ông Diệm có vẻ xa cách hơn. Với chủ trương quy phục người thiểu số ở vùng cao nguyên trung phần, ông đã để người Rhadé làm lễ rửa chân trong chậu quý, hoặc nhận bạch tượng của họ tặng, biểu trưng sự thuần phục. Hình ảnh này mang tính phong kiến và bị khai thác.

-        Về gia đình, ông Diệm bị tai tiếng nhiều vì để gia đình trị, khi người trong nhà can thiệp nhiều và sâu vào vai trò tổng thống của ông. Ông Diệm cũng bị tai tiếng về mặt tôn giáo dẫn đến kết cục bi thảm cho dù nguyên nhân đảo chánh ông lại do người Mỹ đứng sau, cho dù sau này họ thừa nhận đây là sai lầm lớn. Ông Hồ là người vô thần, đến lúc nhắm mắt vẫn mơ đến thiên đường cộng sản, có Marx, Lénine, Mao chờ sẵn ở đó. Trong cải cách ruộng đất, nhiều sư sãi, thầy đồ ở thôn quê bị đưa ra đấu tố như một nỗ lực triệt hạ tôn giáo. Họ thường bị chụp mũ bởi những tội ngụy tạo phản ngược lại uy tín khả kính cố hữu của họ như gian dâm, dâm ô, dụ dỗ … đến nỗi các cố vấn về CCRĐ của Trung Cộng được cử sang Miền Bắc Việt Nam quan sát và điều khiển cuộc cải cách phải kinh ngạc thốt lên rằng người Việt giỏi bắt chước hơn cả người Tàu, là người đã dạy họ cách đấu tố[5].

Trước đây, chẳng mấy ai biết sự thật về gia đình ông Hồ. Mọi chuyện dừng lại theo thông tin chính thức của nhà nước cộng sản rằng bố ông là ông Nguyễn Sinh Sắc từ quan, không chịu làm tay sai cho Pháp. Thực hư thế nào đã có quá nhiều tài liệu về cuộc đời ông Hồ và gia đình ông được bạch hóa, công bố. Ở đây, chỉ nêu ra những chi tiết chưa được nhắc tới, dựa theo sách đã dẫn Từ Thực Dân Đến Cộng Sản của Hoàng Văn Chí, tóm lược như sau: Ông Nguyễn Sinh Sắc, sau khi bị cách chức ở quê đã đến Sài-Gòn, làm nghề thuốc bắc ở Chợ Lớn. Trước khi ông Hồ đi Pháp, ông Sắc dặn dò ông Hồ qua Pháp phải học tập đường lối cách mạng của cụ Phan Chu Trinh, vốn là bạn của ông Sắc. Một lần ông Hồ về thăm ông Sắc, hai cha con thảo luận chính trị, ông Hồ thẳng thắn chê bai đường lối cách mạng của cụ Phan là cải lương, là bế tắc. Ông Sắc giận lắm, cầm ba-toong đuổi ông Hồ ra khỏi cửa. Ông Hồ bỏ đi và từ đó không bao giờ quay trở lại gặp bố mình nữa. Sau này ông Sắc lưu lạc xuống Sa-Đéc, Đồng Tháp và mất tại đây. Người Tàu sống ở đây, theo truyền thống Á Đông, kính trọng thầy thuốc cũng như thầy nho, an táng ông Sắc tại nghĩa trang của riêng họ. Trong suốt thời gian chiến tranh, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ hành xử tiểu nhân với người quá cố nên mộ ông Sắc vẫn vẹn toàn. Sau 1975, theo dân địa phương thuật lại, tất cả các ngôi mộ của người Tàu trong nghĩa trang của họ buộc phải di rời ngay lập tức, chỉ còn lại mộ ông Sắc và cả khu vực này được xây thành lăng nguy nga để nhân dân cả nước đến «chiêm bái» công lao ông đã sinh cho Việt Nam một «lãnh tụ anh minh», lỗi lạc … Người dân ở đã đây thốt lên: «Cứu vật, vật trả ân; cứu nhân, nhân trả oán.» Ông Hồ còn một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (hay Nguyễn Tất Đạt_Nguyen-qui-arrive-inmanquablement) và một người chị là Bạch Liên (Lotus-blanc). Từ ngày xuống  tàu sang Pháp, ông Hồ không một lần về quê Nghệ An. Người anh của ông cũng không có tin tức gì của ông. Cho mãi đến khi ông Hồ làm chủ tịch chính phủ lâm thời thì qua báo chí, ông Đạt mới ngờ ngờ người này là em mình, dù bao nhiêu năm không gặp lại, nhưng nét mặt, dáng người, và nhất là đôi tai … thì không lầm lẫn vào đâu được. Thế là ông Đạt khăn gói ra Hà Nội, tìm cách tiếp xúc để biết thực hư. Theo sách đã dẫn thì ông Đạt xin vào yết kiến ông Hồ tại phủ chủ tịch. Không biết hai anh em «đàm đạo» gì với nhau, chỉ biết một lát sau ông Đạt lủi thủi đi ra, tay gạt nước mắt. Từ đó không ai thấy ông Đạt quay lại nữa. Phải chăng ông Hồ ngại rằng anh mình lợi dụng chức vụ của ông để nhờ vả. Một người đã thoát ly theo chủ nghĩa cộng sản thì còn gì cao hơn lý tưởng mình đã chọn, và sau này tự cho rằng mình thay mặt dân tộc chọn con đường XHCN.

Cho dù đức hạnh của cụ Nguyễn Hải Thần, quốc vương Bảo Đại, hay tổng thống Ngô Đình Diệm là gì đi nữa thì chưa một vị nào bị mang tiếng có mưu đồ lừa dối dân tộc. Tất cả được kiểm chứng bằng lịch sử khi mọi hồ sơ cá nhân của họ được bạch hóa sau này. Người ta có thể kết án quốc vương Bảo Đại là lo ăn chơi, không lo việc nước, hay ông Diệm là độc tài, nhưng chưa bao giờ kết án họ là lọc lừa, dối trá.

Có thể vào giai đoạn lịch sử khi mà mọi đảng phái đều hoạt động với mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của người Pháp, ông Hồ tin rằng chỉ có con đường cộng sản mới thực sự hiệu quả. Cuối cùng, mặc dù hơn ai hết ông Hồ biết rõ Trung Hoa là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, nhưng ông vẫn nhẫn tâm đặt quyền lợi của đảng ông lên quyền lợi dân tộc khi bắt tay với Trung Cộng để đổi lấy hậu thuẫn của họ đánh thắng người Pháp rồi sau đó nhận viện trợ chiến tranh của họ để tiến chiếm Miền Nam Việt Nam. Ngay những ngày đầu thành lập chính phủ lâm thời, ông đã có ý định thỏa hiệp với Pháp chứ không muốn để quân Trung Hoa vào nước giải giáp quân Nhật. Chính ông nói: «Chúng ta thà ngửi một chút phân của người Pháp còn hơn ăn cứt của người Trung Hoa suốt đời[6].»

Khi khối Xô-viết và Đông Âu sụp đổ, mức màn sắt cũng rách bươm theo. Đồng thời với sự ra đời của Internet, tất cả những bí mật về chế độ cộng sản thế giới bị giải mã, bị bạch hóa. Huyền thoại Hồ Chí Minh cũng bị soi rọi để phơi ra sự thật. Tuy vậy, «tấm gương bác Hồ» vẫn là bửu bối cuối cùng mà những hậu duệ cộng sản của ông cố bám chặt lấy làm tấm bình phong để tô vẽ tính chính danh của công sản, với quyết tâm tiếp tục lừa dối dân tộc Việt Nam. Thật ra chẳng còn mấy đảng viên cộng sản tin vào hỏa mù này nữa, chứ đừng nói đến những người tiếp cận Internet, có cơ hội đối chiếu với những gì họ bị nhồi nhét, tuyên truyền trong nhà trường XHCN. Hãy nghe Nguyễn Chí Đức (Blog Donghailongvuong), một đảng viên cộng sản trẻ tuổi, cùng quê với «Bác», thuộc gia đình «cách mạng nòi», đã làm đơn xin ly khai khỏi cái đảng vẫn hô hào là đảng là «khát vọng của thanh niên» Việt Nam, sau khi bị đồng chí công an cùng đảng tịch đạp thẳng vào mặt, mệnh danh là «cú đạp lịch sử» làm anh phản tỉnh. Mới đây, anh viết: «Thành thật mà nói tôi không oán trách ông đại tá Trần Đăng Thanh hay đại tướng Phùng Quang Thanh hay cố đại tướng Nguyễn Chí Thanh của quân đội Cộng Sản Việt Nam mà chính là ông Hồ Chí Minh. Vâng, chính ông Hồ Chí Minh chứ không ai khác phải chịu trách nhiệm tối hậu và rốt ráo cho những hệ lụy như ngày hôm nay mà dân tộc Việt Nam phải hứng lấy. Cho dù ban đầu người thanh niên Nguyễn Tất Thành là một thanh niên yêu nước cháy bỏng đã lăn lộn, dấn thân nhập cuộc từ rất sớm, xứng đáng cho nhiều thanh niên ngưỡng mộ và noi theo lúc tuổi trẻ. 

Tôi biết viết ra những dòng này sẽ có nhiều độc giả bậc tuổi chú-bác của tôi là fan hâm mộ ông Hồ cho rằng tôi hỗn, ngông cuồng nên loạn ngôn thì tôi cũng đành chấp nhận. Vào năm 2004, tôi đến thăm một người bà con họ xa bên Gia Lâm – Hà Nội. Trong lúc trà dư tửu hậu, một người là bộ đội phục viên làm công nhân vôi vữa đã kết luận «Bác Hồ đã chọn lầm đường». Cũng xin nói thêm dạo 2004, Internet cũng mới bắt đầu nở rộ chứ chưa phải đại trà, phổ cập như ngày nay. Hơn nữa, đó lại là câu nói của một người công nhân ít chữ nghĩa nên khiến tôi càng ấn tượng và khắc sâu.» 

Thật ra, phải nói rằng ông Hồ không hề ngây thơ, ấu trĩ để không nhận ra cái không tưởng của chủ nghĩa cộng sản, nhưng đây là món mồi mới du nhập, dễ nhử, dễ dụ một dân tộc đang chán ngán chế độ phong kiến, thực sự khát vọng độc lập, chứ không phải khát vọng XHCN. Người dân lúc đó không biết XHCN là cái thứ chi, thậm chí Việt Minh lúc đó còn cố tình che giấu cái mùi cộng sản của họ. Ông Hồ thực sự thành công trong vai nhập một người đầy đức hạnh, sống đạm bạc, không vợ con, gia đình, cả đời bôn ba tìm đường cứu nước. Giả thử một cuộc bầu cử chọn lãnh tụ được quốc tế giám sát và tổ chức, ngay vào lúc đất nước chia đôi, thiết nghĩ ông Hồ vẫn là ứng viên sáng giá!

Bây giờ thì vô khối người nhận ra quả lừa này cay đắng như thế nào rồi. Nói ra thì cay đắng, mà không dám nói ra cũng cay cú. Tưởng tượng xem, một người cả cuộc đời tin tưởng vào một ai đó, giũ áo gạt bỏ tương lai, quay lưng với bạn bè, ly khai gia đình để theo người đó. Đến khi nhận được mọi chân tướng người đó thì muộn màng quá rồi. Can đảm quay lại nẻo chánh thì ngượng ngùng, bị nghi kỵ, mà tiếp tục theo lý tưởng thì cũng chẳng được ai tin nữa. Thôi thì cuối đời, trút hết nỗi uất hận một lần cho xong. Cảm thông họ hơn là ghét bỏ.

Hãy nghe nhà thơ Trần Vàng Sao ngày xưa là giáo sư thời Việt Nam Cộng Hòa, mê hào quang cộng sản, trốn «lên xanh» phản bội lại chế độ đã nuôi cơm cấp chữ cho mình. Sau này phát hiện ra rằng sườn núi bên kia cỏ chẳng những không hề xanh bằng bên này, thậm chí còn toàn cỏ độc, đã bộc lộ thất vọng. Từ đó bị «đì» tới bến, quay về thôn Vĩ Dạ làm tùy phái trong cảnh thân tàn ma dại, thật sự là tội nghiệp! Hãy nghe ông trút niềm uất hận lên những kẻ đã lừa dối ông. Trễ rồi!

Một đồng môn
***


Chú thích bài viết:

[1] You can fool some of the people all the time, and all of the people some of the time, but you cannot fool all of the people all the time.

[2] Lâm  Đức Thụ, cùng đồng chí cộng sản với ông Hồ, chia đôi số tiền 30 nghìn đồng Đông Dương trong âm mưu của hai người bán đứng cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp. Theo thời giá, một con trâu giá 6 đồng Đông Dương. Riêng LĐT dùng số tiền này ăn chơi trác táng (rouler sur l’or), tung tẩy ở Hong Kong, không dám về nước vì sợ trả thù. Chính LĐT là người mai mối Tăng Tuyết Minh cho ông Hồ, vì vợ LĐT và Tăng Tuyết Minh là bạn thân. Sau 1945, biết ông Hồ nắm quyền bính ở Hà Nội, LĐT lén lút về nước, diện kiến xin ông Hồ vì “tình cũ nghĩa xưa” che chở cho. LĐT được khuyên về quê Thái Bình ẩn náu, nhưng đêm đến bị du kích bắt và cho đi “mò tôm” (plongé à la crevette) vì tội biết quá nhiều! Theo tác phầm From Colonialism to Communism, A Case Study of North Vietnam. Hoàng Văn Chí, The Pall Mall Press Ltd. 77–79 Charlotte Street, London W.I., 1964 _ “Từ Thực dân đến Cộng sản, Kinh nghiệm Miền Bắc Việt Nam.” Bản tiếng Pháp, Du Colonialisme au Communisme, L’Expérience du Nord Viet-Nam.

[3] Ông Hồ được biết đến như người nghiện và mê thuốc lá ngoại, Craven A và Philip Morris. Ngay trên bàn làm việc ở chiến khu, loại hộp tròn bằng thiếc đựng Craven A lúc nào cũng được châm thêm đầy ắp! Theo From Colonialism to Communism.

[4] Paris, 25-6-1946. Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam tự do, hôm nay muốn tổ chức một buổi tiếp đãi tại khách sạn Royal-Monceau, nơi ông đến đây ngày 22 khi đặt chân đến thủ đô của nước Pháp. Nhà báo của tờ Le Monde phụ trách biến cố nhận xét về ông: «trông có vẻ như một vị quan nhỏ, dễ thương và kín đáo». Nói chung, ông có tính giản dị và khắc khổ, nhưng tươi cười của «thánh François d’Assise[4] cộng sản», một vẻ giản dị pha lẫn khôn khéo, dáng người mảnh khảnh và chòm râu cằm đã thu hút cả các khu phố bình dân ở Paris cũng như với giai cấp lãnh đạo, nơi ông đã sống cách đây hai mươi năm. Ông đã tiếp đón nhiều người, từ giám đốc Ngân hàng Đông Dương đến Ferhat Abbas, lãnh tụ phái quốc gia của Algérie, hoặc cả David Ben Gourion, người giữ trọng trách về vụ Do Thái. Tuy nhiên, ông tránh tiếp xúc nhiều với những người cộng sản Pháp vốn chẳng biết gì về các vấn đề Đông Dương và vốn còn rất xa vời với các đảng viên tha thiết với nền độc lập của ông; rõ ràng ông ưa thích duy chỉ những người chống thực dân thực sự của đất nước này, cánh tả của SFIO, hơn là những đảng viên cộng sản. (Theo Chronique du XXe Siècle, Editions Chronique, Aéroport de Périgneux, BPI-24330-Bassillac.) (Hô Chi Minh, le président de l’Etat libre du Viêt-nam, a voulu donner aujourd’hui une réception à l’hôtel Royal-Monceau, où il est descendu le 22, à son arrivée dans la capitale française. Le journaliste du Monde qui couvre l’événement lui trouve «l’air d’un petit mandarin, aimable et discret.» D’une façon générale, sa simplicité et son austérité souriante de «saint François d’Assise communiste», une simplicité mêlée d’habileté, sa silhouette fragile et sa barbiche séduisent aussi bien les quartiers populaires de Paris, où il a vécu il y a vingt ans, que la classe dirigeante. Il reçoit beaucoup, aussi bien le directeur de la Banque d’Indochine que Ferhat Abbas, le leader nationaliste algérien, ou encore David Ben Gourion, le responsable de l’Agence juive. Il évite de multiplier les contacts avec les communistes français, qui ne connaissent guère les problèmes de l’Indochine et qui sont bien loin d’être les partisans enthousiastes de son indépendence; il leur préfère nettement les seuls véritables anticolonialistes du pays, l’aile gauche de la CFIO.)

[5] Nhân đây, cũng nên nói về Pigneau de Béhaine (1741-1799), người giúp chúa Nguyễn Ánh lập nên Triều Nguyễn, có nhận xét về người Việt lúc đó như sau: «Đừng trông mong óc phát minh nơi họ, nhưng bạn hãy đoan chắc rằng tài bắt chước của họ thì chẳng bao giờ sai lệnh cả.» (N’attendez pas d’eux de l’invention, mais soyez assurés que leur talent d’imitation ne sera jamais en defaut.)

[6] Tham khảo biến cố lịch sử trong Chronique du XXe Siècle: NGƯỜI PHÁP ĐẾN BẮC VIỆT. Việt Nam, ngày 8-3-1946. Các lực lượng Pháp của tướng Leclerc đến Bắc Việt để thay thế quân Trung Hoa, những người chiếm đóng vùng này từ khi quân Nhật Bản thất trận trong khi quân Anh ở miền Nam chờ quân Pháp đến đóng ở đây. Hồ Chí Minh có lý do và tuyên bố ngay sau khi các tàu chiến của Pháp đến Hải Phòng: “Chúng ta thà ngửi một chút phân của người Pháp còn hơn ăn cứt của người Trung Hoa suốt đời.” Người Trung Hoa là kẻ thù truyền kiếp. Lúc này người Việt Nam thích thương thuyết nền độc lập của họ với Paris hơn là với Bắc Kinh. Ngày 20-8-1946 tại Hà Nội, sau khi gặp tướng Giáp ngoài khơi Hải Phòng ngày 8, tướng Leclerc, được Jean Sainteny tháp tùng, đàm phán với Hô Chí Minh lần đầu tiên. (LES FRANÇAIS SONT AU TONKIN. Viêt-nam, 8 mars. Les troupes françaises du général Leclerc sont au Tonkin pour relayer les Chinois, qui occupent la région depuis la défaite japonaise, tandis que les Britanniques sont au sud, en attendant que les Français s’y réinstallent. Hô Chi Minh s’est fait une raison et aurait déclaré après l’arrivée des navires francais à Haiphong: “Mieux vaut flairer un peu la crotte des Français que manger celle des Chinois toute notre vie.” Ceux-ci sont des ennemis héréditaires. Les Vietnamiens préfèrent alors négocier leur indépendance avec Paris plutôt qu’avec Pékin. … 20, Hanoi. Après avoir rencontré Giap au large d’Haiphong le 8, Leclerc, accompagné de Jean Sainteny, s’entretient avec Hô Chi Minh pour la première fois.)
***
tau chưởi
(Trần Vàng Sao)

tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
tau cũng có chân có tay
tau cũng có đầu có óc
có miệng có mắt
có ông bà
có cha mẹ
có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
bây ỉ thế ỉ thần
cậy nhà cao cửa rộng
cậy tiền rương bạc đống
bây ăn tai nói ngược
ăn hô nói thừa
đòn xóc nhọn hai đầu
ngậm máu phun người
bây bứng cây sống trồng cây chết
vu oan giá hoạ
giết người không gươm không dao
đang sống bây giả đò chết
người chết bây dựng đứng cho sống
bây sâu độc thiểm phước
bây thủ đoạn gian manh
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
lúc như thầy tu vào hạ
lúc như con nít đói bụng đòi ăn
hai con mắt bây đứng tròng
bây bắt hết mọi người trứơc khi chết phải hô
cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây
sống dai đời đời kiếp kiếp
phải quỳ gối cúi đầu
nghe bây nói không được cãi
phải suốt đời làm người có tội
vạn đợi đội ơn bây
đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống
thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu
bây làm cho mọi người tránh nhau
bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
đồ phản động
đồ chống đối
đồ không đá bàn thờ tổ tiên
đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
thượng tổ cô bà bây
mụ cô tam đợi mười đời bây
tau xanh xương mét máu
thân tàn ma dại
rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
mả ông bà cố tổ bây kết hết à
tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
bây ăn chi mà ăn đoản hậu
ăn quá dã man
bây ăn tươi nuốt sống
mà miệng không dính máu
người chết bây cũng không chừa
năm năm mười năm hai mươi năm
xương chân xương tay sọ dừa vải liệm`
bây nhai bây khới bây mút
cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột
bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
cha mẹ cố tổ bây
hỡi cô hồn các đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây

Trần Vàng Sao. 
29 tháng 6 năm 1997

* Ghi chú:

(1) Dân Huế hồi đó gọi “lên xanh” là lên núi (theo VC). 
(2) Miền Nam gọi là “tuỳ phái” tức chạy việc sai vặt.
________________________


Sau khi xem xong bài TAU CHƯỞI , tôi cũng bắt chước "nói leo"!

  Sao Ông ấy chưởi nhiều quá vậy . Vật giá đang lên vù vù, chưởi như vậy vừa mệt vừa mất sức thì phải tốn tiền mua thức ăn để "bồi dưỡng" thì thấy  "hao" quá. Vả lại , nếu như ông ấy không chưởi thì "dòng họ nhà nó" bây giờ đâu thấy hiện hữu trên sổ hộ tịch đâu! Không thấy con cái nó mang họ của nó thì xem như TUYỆT TỰ rồi còn gì. Còn như chưởi cho nó chết không chỗ chôn, không có miếng đất để nằm thì sự thật đã được phơi bày rành rành ra rồi: Nó đâu có được chôn! (không biết vì không tìm ra được miếng đất hay không có "địa linh" hay gì gì đó thì nó cũng đâu có được chôn mà còn nằm không được yên cái thây chết nữa kìa!  Cứ mỗi sáu tháng một lần lại phải đem vá víu lại để đem "phơi nắng" tiếp) Và còn nhiều việc đã xảy ra đúng như ông ấy chưởi. Như vậy Ông Trần vàng Sao chưởi làm gì cho mệt DZẬY? Hay là lời  chưởi của ông ấy linh nghiệm, trúng ngay thời điểm mà thần hoàng đi ngang qua? (Vì không thấy nói xuất xứ của bài thơ chưởi  sáng tác vào năm nào, trước hay sau 1969 ? ) 

  Nếu như rơi vào trường hợp LINH NGHIỆM thì tôi xin có lời đề nghị, xin ông ấy chưởi thêm một câu, một câu thôi "Tất cả BỌN CHÚNG và NHỮNG GÌ MÀ BỌN CHÚNG ĐANG ĐEO ĐUỔI phải bị một thứ dịch tể nuốt trọn đi! " Như vậy cho toàn dân Việt Nam được nhờ và toàn thể thế giới cũng hoan hô nhiệt liệt . 

  Nếu như vì chưởi thêm một câu đó thôi mà ông ấy có mệt thì tôi đây nguyện chia ông ấy NỬA lương mà tôi kiếm được từ đây cho đến hết cuộc đời mình để Ông ấy BỒI DƯỠNG (dù đồng lương của tôi rất nhỏ nhoi, tôi cũng tự nguyện) và chắc chắn Ông ấy cũng sẽ còn nhận được từ nhiều người khác nữa.

  Cuộc đời nầy là VÔ THƯỜNG thì không có cái VĨNH CỬU HAY TUYỆT ĐỐI. Như vậy thì chủ nghĩa VÔ THẦN Cộng sản cũng sẽ có ngày cáo chung  vì đi ngược lại qui luật tạo hóa). Bằng chứng là chỉ còn lại mấy ngoe trên thế giới. Vấn đề ở đây chỉ còn là thời gian mà thôi. Nhưng cái quan trọng là chúng ta phải chịu đựng trong khoảng thời gian chờ nó tàn lụi. Một điều đáng nói nữa là ngọn đèn nào trước khi tắt nó cũng bùng lên. Chúng ta phải có đủ sức chịu đựng trước khi nó lụi tắt thì chúng ta mới còn tồn tại. Nếu không, chúng ta sẽ bị nó cuốn theo khi nó lụi tàn! 

  Một độc giả trung thành của TTR

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...