09 July 2012

Những Ngày Tháng Trên Thung Lũng Buồn

Trời cao nguyên se lạnh. Đây là nơi hai thung lũng hội ngộ với những đồi núi trùng điệp vây thành. Tôi gọi là thung lũng buồn hiu hắt với cuộc đời tù đày dài lê thê thống khỗ. Tôi đứng nhìn những nương rẫy với những đường mòn quanh co.Một đoàn thiếu nữ, gùi mây trên lưng, rực rỡ với những xà rông và áo thun màu mè bắt mắt... đang reo cười thơ ngây, bước đi hàng một như chiến binh hành quân qua núi đồi... Đoàn người dân tộc Ba na ngày ngày ra đồng tuốt lúa liệng vào gùi đeo sau lưng, với động tác nhịp nhàng, với tiếng cười đùa vang vọng từ các thửa ruộng cao thấp.  Bên những thửa ruộng, mọc lên vài chòi tranh, dùng làm nơi tạm trú qua đêm. Tôi gặp bác Mi, một cựu phó xã trưởng an ninh người Ba na ,rất ghét "cách mạng". Tôi chào :

- Chào bác, lúa bắp năm nay có thu vào đủ ăn không?

- Không có lúa bắp cho gia đình. Vài tháng là hết gạo. Tụi cộng sản ăn cắp hết. Cách mạng cái con c. Nó thu thuế nhiều quá. Cón cái gì mà ăn? Tụi cộng sãn là cái con c.

Tôi cười thầm khoái chí sau khi nghe bác Mi tức giận trả lời. Tôi không nhớ năm tháng nào đưa đẩy tôi trở thành mục đồng đi chăn bò cho trại tù Gia Trung thuộc lãnh địa quận Lệ Trung. À tôi nhớ là sau khi Tù khổ sai được xuôi nam với các vị  cao cấp đại tá, tỉnh trưởng, quận trưởng vào thay tù cấp nhỏ từng đợt cho về tập thể năm 1982. Tôi trở thành loại tù thâm niên của trại, được chỉ định vào toán mục đồng chăn nuôi heo bò... Ngày ngày tôi vác rựa với cán tre dài bồng tựa trên vai, mủi rựa nhọn hoắt chĩa lên trời, đề phòng cọp vồ... Anh T.trung úy anqđ và anh trung đội trưởng nghĩa quân Củ Chi, cả ba chúng tôi dẫn đàn bò và trâu 300 con lớn nhỏ vào đồi núi của hai thung lũng cạnh quốc lộ 19 ,đường Qui Nhơn-Plê-ku.

Sáng mùa thu năm đó, trời vào thu lành lạnh. Như thường lệ, vào đến nơi, chúng tôi chia tay đi mỗi người một hướng. Người thì đi tát hố bom bắt cá. Người đi bí mật về làng thượng Phú Yên để lấy quần áo đổi gạo. Riêng tôi đi vào làng thượng bị bỏ hoang di  canh..., để trèo cây hái mít. Những vườn mít già cỗi chen lẫn với mồ mã hoang phế đầy linh thiêng và hình người bằng cây đứng từng hàng xung quanh mã Thượng. Tôi rùng mình kinh hãi, muốn tìm lối ra. Nhưng, trông những quả mít chín vàng ,treo lủng lẳng phía thân cây quá hấp dẫn, tôi trèo lên chộp 2 trái buộc lên 2 đầu khúc tre gánh về thung lũng.  Nấu cơm trưa ăn xong, tôi xuống đồng lúa xem con trai con gái thượng Ba-na tuốt lúa. Tôi học lóm đươc mấy câu tiếng Ba-na từ gia đình bác Mi, niềm nở chào một cô bé trên đường mòn:

- O năm tờ giơi bơi? ( Em đi đâu thế? ) O lưng tệ ! (Em đẹp quá!)

Cô bé mỉm cười mắc cở ù chạy...  Đến nơi các cô cậu thanh thiếu niên đang tuốt lúa quăng ngược lên vai vào gùi. Thấy tôi đến. Cả đám thợ gặt lúa đều reo lên vui vẻ: 

- Hát bài Cô gái Ba na đi! Tôi đặt một bài ca bằng tiếng Việt và nhờ chàng rể của bác Mi dịch ra tiếng Ba-na. Chàng rể này là cựu dân sự chiến đấu, được con gái bác Mi cưới về nhà cha me theo chế độ mẫu hệ. Tôi chỉ còn nhớ 2 câu đầu:

Em là cô gái Ba na (= O hin a tơ ru Ba na ) Khi buồn em hát em ca.. (=Ma nát rơ nu o pe pơ) Em nhìn cây lúa đơm hoa Em mừng em hát vang xa Sáng chiều bên núi rừng xanh. Quê nghèo bao mái chòi tranh. Em là con gái Ba na. Khi mừng, em hát em ca. Em nhìn cây bắp ra hoa. Lưng đồi, em hát vui ca. Sáng chiều anh ngắm nhìn em! Bên đường em lén nhìn anh! - Ô kía! em cười, gió rừng reo vui!  Ô kìa! em cười, suối ngàn reo vui!  Sáng chiều bên anh có em...  Tháng ngày bên em có anh...  Ta yêu nhau bên mái chòi tranh.  Em yêu anh bên núi đồi xanh. 

Sau khi hát xong bài ca sơn nữ Ba na, cả toán con trai con gái nhao nhao  nhờ tôi tâp hát và vài thanh niên biét chữ xin chép lại bài ca. Tôi thật vui, vì đã đem niềm vui cho họ. 

Rồi ngày tháng trôi qua. Một hôm, anh Minh, một tập sự mục sư Tin Lành nhờ tôi giúp một việc tối mật nguy hiễm. Anh Minh bạn tù Gia trung, bị công an Kon-tum bắt giam tù vì bị công an cáo gian làm cho CIA. Một chiều, sau khi đi lao động khổ sai về trại, anh Minh đứng sau hàng rào ,xem tù mới từ Chí Hòa lên. Công an trực trại bảo tù nhân đi vào phòng, không nhìn tù mới đến. Anh Minh không nghe lệnh ấy, nên thằng trưc trại kêu 3 thằng tù hình sự trật tự đánh hội đồng. Tôi và nhiều bạn nhìn qua cửa sổ, thấy cảnh đánh tù một cách hết sức tàn bạo kinh hoàng của thằng cán ngố trực trại gian ác với 3 tên hình sự xã hội đen mà ai nấy rùng mình. Tiếng la hét thất thanh vang dội  cả khu tù B. Bọn súc sinh này giống như 4 con mãnh hổ xé thịt anh Minh, đá qua, đá lại như hơn đá trái banh. Tôi căm thù. Trong khoảng một giờ hành hình, phân và nước tiểu văng tung tóe trước khu nhà cùm.  Sau trận đòn mười chết một sống đó, anh ngỏ lời nhờ tôi kiếm đường giây cho anh trốn trại theo Phục Quốc Fulro. Sau khi hỏi ý bác Mi người Ba na, bác nói :

- Con ơi! bác biết Fulro không tin người kinh đâu. Căn cứ Fulro rất xa. Fulro không có đầy đủ lương thực cho họ, làm sao họ tin con và cho con ăn? Đừng theo Fulro, chịu cực ở tù. Thế nào cũng có ngày về.  Tôi đã thông báo lời này cho anh Minh, vị mục sư lai Pháp. Quê mẹ Minh ở Đồng Hà. Vài tháng sau, anh Minh được cho về. Về sau, tôi nghe nói: anh Minh trở thành mục sư và lấy con gái của một mục sư ở Biên hòa hay Sài gòn gì đó. 

Rồi chiều nay, cũng một chiều cuối thu, tôi buồn rười rượi. Buồn cho thân phận nổi trôi cùa kiếp tù đày cộng sản. Bao bạn tu đã hy sinh trong ngục tù cs ác ôn. Tôi nhớ đến trung tá nhảy dù Nguyển vân Thanh đã bị đánh đến chết tại Gia Trung. Trên đường đưa đàn bò về trại, tôi nghe tiếng khóc ai oán bên bờ suối cạnh bãi nương chôn tù.  Tôi kín đáo gặp chị Thanh với 2 con thơ dại đang khóc chồng bên mộ. Tôi nói nhỏ cho chị nghe. Cán bộ trại giam đã đánh chết chồng chị, chứ không phải chết bệnh như họ nói dối phỉnh phờ chị. Hãy đưa các cháu vế gấp mà vượt biên để tố cáo tội ác của  Việt Cộng. Nghe tôi nói vừa dứt lời, chị Thanh chùi vội nước mắt, đứng dậy kéo con ra về. Vừa quay bước ,tôi thấy thầng công an chó vàng vừa bước lên suối. Nó không thấy tôi.

Mấy ngày sau cám cảnh xót xa uất hận này, tôi viết một bài ca Nhớ Người Tù Đã Khuất:

"Một buổi chiều, trở về lao xá, tôi nghe tiếng ai văng vẳng đồi nương? Tôi nghe tiếng khóc nức nỡ rừng hoang.Âm vang tiếng khóc nhở lòng vở tan... Tiếng khóc của người thiếu phụ khổ đau. Chiều dần tàn, sao buồn ray rứt? Dư âm tiếng khóc như sấm sét hờn căm! Thê nhi xót xa, khóc nuối tiếc chồng cha, như đang khóc than nhớ đến Việt Nam. Tiếng khóc xin trả thù cho người đã khuất. -Tiếc nhớ! Tiếc nhớ người đã khuất! Tiếc nhớ tiếc nhớ người hùng anh! Chết âm thầm dưới ngục lạnh, như chết kiêu hùng trên trận địa. Chết... mong quê hương được giải phóng! Chết... mong non sông được tự-do! Chết... mong nhân dân hết lầm than...Chết... mong được vẻ vang... (nhịp quân đi) : Sài gòn ơi! quân dân ơi! Hà nội ơi! nhân dân ơi! Huế Thừa Thiên nhớ mãi tết MẬU-THÂN... bao lương dân đã chết trong hờn oan. Xin nhớ đến bao người ngã gục... Hãy vùng lên! quê hương ơi! Hãy vùng lên nhân dân ơi! trả thù chung, quét hết lũ cộng nô. Thanh niên ơi! Tổ quốc vẫy gọi ta tiến bước giải phóng Việt Nam ! "

Những tháng ngày lang thang đồi núi vùng cao nguyên, nay là vùng giặc thù cướp vá bán nước, tôi nung nấu bầu nhiệt huyết góp một bàn tay tranh đấu cho quê mẹ Việt Nam. Xin mỗi người chung lưng đoàn kết tranh đấu cho Việt Nam được tự do./.

Chinh nhân Dương Văn Dung

No comments:

Post a Comment

Người Bỏ Lễ Đêm Đông, thơ

Dạo:        Đêm nay Thiên Chúa giáng trần, Xin thương cứu giúp người dân khốn cùng. Người Bỏ Lễ Đêm Đông Đêm đất Bắc, gió mài da tím ngắt, N...