Ngọc Lan
Nụ hoa Lan trắng như thơ
Theo dòng dâu bể lặng lờ trôi mau
Suối thơ ray rứt qua cầu
Mơn man sỏi nhỏ mòn sầu đơn côi
Lời thơ lả lướt bên đời
Tóc xanh xưa mắt sáng ngời trăng sao
Bao năm hoa vẫn ngạt ngào
Nghe như thương nhớ rạt rào ngẩn ngơ
Đời chỉ là một giấc mơ
Quên đời bên suối dòng thơ nghẹn ngào!
VLH
30 July 2012
Áo Trắng Học Trò
(Hình đẹp không rõ xuất xứ do NT chuyển tới)
28 July 2012
26 July 2012
Xứ Tự Do Và Quyền Tự Do Ngôn Luận
Ở Pháp có ai nói “ông Hitler tốt lắm” thì tôi nghĩ chắc người đó sẽ không còn cái răng ăn cháo!!
Báo Người Việt và vấn đề tự do ngôn luận
Trọng Đạt
Mấy tuần nay sự việc báo Người Việt tại quận Cam đăng bài của Sơn Hào trong mục Thư Ðộc Giả, số báo ra ngày Chủ Nhật, 8 Tháng Bảy 2012 đã gây xôn xao Cộng đồng người Việt hải ngoại. Bài này viết để phản bác bài của ông Nguyễn gia Kiểng về “Vết Thương Ngày 30 tháng 4”. Đại khái nội dung bài của Sơn Hào nói ngày 30-4-1975 là ngày dân tộc ta là kẻ chiến thắng, đế quốc Mỹ và Ngụy quyền tay sai là những kẻ bại trận, Đế quốc Mỹ chỉ là thực dân mới, bài ca ngợi cách mạng nhân đạo không trả thù Ngụy quân Ngụy quyền... Tóm lại nội dung chỉ là bài tuyên truyền rẻ tiền của Việt Cộng đã bị người tỵ nạn lên tiếng phản đối dữ dội. Nội dung bài tuyên truyền quá nhàm chán nhưng người ta chú ý tới nó vì được đăng trên một tờ báo lớn ở quận Cam, thủ đô người Việt tỵ nạn, tôi xin đăng lại phía dưới bài viết này.
Tin tức về đồng môn Phạm Văn tám, VN
**THƠ CẢM TẠPhạm Văn tám
Bảy tư tuổi chẵn thấy chưa già,
Vui bước lãng du, mệt nghỉ nhà.
Thơ thẩn ruộng đồng, buồn trí quẫn,
Lông bông thành thị, chán đường qua.
Nhìn trời loáng thoáng mây man mác,
Giở sách ngập ngừng chữ xót xa.
Bệnh tật phôi pha thêm nặng nợ
Làm phiền bạn hữu khắp gần xa
27.7.2012
Anh Sáu thân mến,
Tôi là Lê văn Cẩn, bạn đồng khóa ĐS10 với anh Phạm Văn Tám, hiện sống ở Sài Gòn. Sáng nay, anh Tám từ Châu Đốc lên Sài Gòn tái khám ở bệnh viện Chợ Rẫy, tôi có đến thăm anh ấy. Anh Tám tỏ ra rất cảm kích về tình cảm mà các bạn đồng môn QGHC đã thể hiện trước bệnh tình nguy cấp của anh vừa qua. Sức khỏe anh Tám đã khá hơn so với thời gian vừa bị đột quỵ, đang tiếp tục theo dõi điều trị và sẽ tái khám sau gần hai tháng nữa. Anh ấy có nhờ tôi chuyển đến tất cả anh chị em đồng môn một bài thơ thất ngôn bát cú như một lời cảm tạ rất chân tình của anh ấy. Bản scan thủ bút của anh Tám attached theo đây có chỗ khó đọc, tôi xin “phiên dịch” ra rõ ràng hơn ở cuối thư này. Tôi cũng kèm theo đây một ảnh anh Tám mới chụp sáng nay để các thân hữu cũ có dịp nhìn thấy lại anh ấy sau nhiều năm xa cách.
Xin cảm ơn anh Sáu, thân chúc anh và tất cả các bạn đồng môn cùng gia đình được luôn vui khỏe.
Lê Văn Cẩn (ĐS 10 QGHC)
(Nguồn: NVS)
Học Được Gì Qua Hội Nghị ASEAN Pnonh Penh 2012?
Nguyễn Quang Duy
Trong Bang Giao Quốc Tế, chính trị đồng nghĩa với sức mạnh và lợi ích quốc gia. Sức mạnh một quốc gia là điểm hội tụ của văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự, tài nguyên, địa thế, y tế, nhân tài, trí tuệ, uy tín, tài lãnh đạo … và trên hết là sự đồng thuận dân tộc. Ngọai giao giữa các nước là phương tiện để thực hiện tối đa lợi ích quốc gia.
Các nước thường liên kết với nhau thành một Khối, hay liên minh, hay đồng minh gia tăng sức mạnh. Bằng ngọai giao các nước thu xếp các bất đồng nội bộ để đi đến quyết định chung có lợi nhất cho từng quốc gia. Khối ASEAN được thành lập 45 năm về trước không ngòai mục đích nêu trên.
Ngày 17-7-2012, Hội nghị Khối ASEAN lần thứ 45 bế mạc trong bất hòa. Nước chủ nhà Cam Bốt nhất quyết không để Việt Nam và Phi Luật Tân đưa các tranh chấp trên Biển Đông vào tuyên bố chung tòan Khối. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm các quan điểm đã không được thống nhất bên trong Hội Nghị gây ra một dư luận rất tiêu cực về sinh họat chính trị của một số các quốc gia Đông Nam Á. Bài viết này lọai trừ quan điểm cảm tính một chiều và từ cách nhìn thuần bang giao quốc tế để rút ra bài học cho cuộc đấu tranh chính trị hiện nay.
Giá Trị “Văn Hóa Á Châu” Đang Bị Đào Thải
25 July 2012
Kỷ Niệm Xanh, thơ
Kỷ Niệm Xanh.
Tặng trường Quốc Gia Hành Chánh
Em trở về cuối đường tắt nắng
Còn đâu hoa em hái cài đầu
Tiếng trống trường nhòa tan buổi học
Ngẩn ngơ nhìn cánh bướm vờn xa
Hai mươi năm chặng đường đen bạc
Óng chuốc nào tình nhớ hỏi thương
Xa cách nhau vương vấn bao lần
Nay gặp lại bồi hồi rung cảm
Tóc hai ta bây giờ đã bạc
Mộng ngày nào xanh thẳm không gian
Mái trường xưa dấu vết đi tìm
Mất hết lối trên đường yêu cũ
Nắng nhảy vui nắng vàng như nước
Tay em hồng vén tóc mây bay
Đất trời xa em thấy nơi nào
Con chim hót cho đời câm lặng
Có hôm nao em về chốn cũ
Một cõi đời heo hút già nua
Cho anh xin nụ cười kỷ niệm
Cất giữ vào một chút riêng tư!
Phan Nghĩa.
Chuyện khó tin nhưng có thiệt ở VN
Một con trâu đã chạy vào phi trường Phú Bài, Huế, hôm qua thứ Ba. Chú trâu lang thang trên phi đạo khiến phi cảng tạm đóng cửa chiều qua. Ít nhất 12 chuyến bay tới Huế bị ảnh hường. Hơn 100 cảnh sát, binh sĩ, và nhân viên phi trường được huy động để bắt trâu. Nhưng tiếc thay bắt được trâu thì trâu chết. (theo BBC)
Tuyết tan bất thường trên Thanh Đảo
Hình bên trái cho thấy lớp nước đá trên đảo Greenland vào ngày 8 tháng 7; hình thứ hai chụp bốn ngày sau đó nước đá đã tan.
Các khoa học gia cơ quan không gian NASA nói rằng lớp nước đá phủ trên mặt đảo Greenland tan chảy trên một diện tích không lồ mà vệ tinh trong ba thập niên qua chưa hề thấy. Tuyết đá tan chảy ngay ở những địa điểm lạnh nhất trên đảo. Chỉ trong vòng bốn ngày kể từ 8 tháng 7, tuyết đá tan từ 40% vọt lên đến 97%, một tốc độ nhanh khiến các nhà khoa học phải sửng sốt. (Reuters)
24 July 2012
Thơ Thái Bá Tân
Vứt mẹ cái khẩu hiệuCòn đảng là còn mình.Thế mai kia đảng chết,Không lẽ mày quyên sinh?(Nói với cháu rể... làm công an)
(Gởi các cô gái đoàn thanh niên CS HCM ngăn chặn biểu tình ngày 22-7-2012 tại Hà Nội)
Về một tấm hình
Đêm nay về em kể gì với mẹ?
Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình
Theo lịnh Đảng, Đoàn Thanh niên của "Bác"
Mẹ thở dài rồi ngoảnh mặt làm thinh
Trong mâm cơm em khoe gì với bố?
Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình
Bố bỏ đũa, miếng cơm còn trong miệng
Rồi đứng lên, ra hiên đứng một mình
Tối hôm nay em kể gì cho bé?
Sáng hôm nay chị đi chặn biểu tình
"Vì sao thế?" em thơ ngơ ngác hỏi
Không trả lời, chị cúi mặt làm thinh
Lần hẹn tới kể gì cho anh nhỉ?
Cuối tuần qua em đi chặn biểu tình
Tay anh nắm bỗng buông ra hờ hững
Cả đoạn đường, hai đứa chỉ làm thinh
Năm học tới em kể gì cho bạn?
Mùa hè qua tao đi chặn biểu tình
Đám bạn bỗng ngước nhìn em xa lạ
Rồi dang ra, bỏ em lại một mình
Đi theo Đảng em được gì em nhỉ?
Thêm cô đơn bởi đi chặn biểu tình
Thêm xấu hổ đứng vào hàng phản quốc
Theo giặc Tàu, nên nhân thế mới khinh
Nhưng em ạ, nhìn hình em cúi mặt,
Tôi thương em, dẫu em chặn biểu tình
Chút tự trọng đã làm em xấu hổ
Nên cúi đầu, em buồn bã làm thinh
Em tôi ơi, màu thanh thiên thánh thiện
Nhớ lần sau đừng đi chặn biểu tình
Đứng nhẹ dạ tin theo lời của quỷ
Mà quay lưng đối mặt với dân mình
Em tôi ơi, giặc Tàu đang xâm lấn!
Xuốnng đường đi, cùng các bạn biểu tình
Siết tay lại cùng toàn dân ngăn giặc
Thoát đêm dài rồi sẽ tới bình minh
Em tôi ơi, quê hương cần em lắm!
Tuổi thanh xuân rường cột của nước nhà
Dùng tri thức để tìm ra lẽ phải
Đừng u mê mà thẹn với Hai Bà!
SD, 23-7-2012
Biểu tình tại Hà Nội ngày 22 tháng 7 chống Tàu Cộng Xâm Lăng
Té ra 16 chữ vàng là cái thòng lọng trói tay dân Việt đứng nhìn kẻ thù đến xâm lược!
Bọn cầm quyền Bắc Kinh chính thức hóa Tam Sa
Tin BBC loan báo:
"Bắc Kinh đã long trọng tổ chức buổi lễ thành lập ‘thành phố Tam Sa’ trên hòn đảo hiện đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông.
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết một buổi lễ khai sinh cho ‘Tam Sa’ đã diễn ra trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là Phú Lâm, đảo lớn nhất và là thủ phủ thuộc quần đảo Hoàng Sa, vào sáng thứ Ba ngày 24/7.
Bắc Kinh đã dùng sức mạnh cưỡng chiếm quần đảo này từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974.
Trước đó, Việt Nam đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối ‘thành phố Tam Sa’ vi phạm chủ quyền của nước này.
Với sự thành lập này, ‘Tam Sa’ đã thay thế Tam Á trên đảo Hải Nam trở thành thành phố cực nam của Trung Quốc." (BBC Việt ngữ)
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết một buổi lễ khai sinh cho ‘Tam Sa’ đã diễn ra trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là Phú Lâm, đảo lớn nhất và là thủ phủ thuộc quần đảo Hoàng Sa, vào sáng thứ Ba ngày 24/7.
Bắc Kinh đã dùng sức mạnh cưỡng chiếm quần đảo này từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974.
Trước đó, Việt Nam đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối ‘thành phố Tam Sa’ vi phạm chủ quyền của nước này.
Với sự thành lập này, ‘Tam Sa’ đã thay thế Tam Á trên đảo Hải Nam trở thành thành phố cực nam của Trung Quốc." (BBC Việt ngữ)
23 July 2012
Vài Cảm nghĩ về thơ Như Thương
Chào Cô Út,
Ơi viên sỏi nhỏ lạc đường
Ngủ trong thân xác vô thường của em
(Bài thơ cho sỏi)
Dường như em phải là thơ
Dẫu đời em vụng ước mơ bình thường
(Là thơ ...)
Nghe môi mắt của hư không
Dường như nương náu giữa dòng trần gian
(Lục bát bẻ đôi)
Âm vang giờ đã khuất chìm
Dường như cõi mộng đi tìm hư không
(Tạ lỗi em)
Có lẽ từ kinh nghiệm qua những lần giải phẫu, cận kề cái chết trong gang tấc :
Biết đâu thượng đế đền bù
Bên kia đời sẽ nghìn thu ngọt ngào
(Cạn cùng)
Hai lần ngủ giữa cơn mê
Tỉnh ra chợt thấy lại về trần gian
(Cơn mê)
Tìm anh nhón gót một đời
Trần gian hẹp quá, mặt trời bơ vơ
Trốn mây trốn nắng ngẩn ngơ
Ra bờ cỏ dại, ngồi mơ thiên đường
(Dòng sông tháng sáu)
Cũng có nhiều câu thơ có âm hưởng nhẹ nhàng của ca dao :
Sân ai rơm rạ vàng phơi
Ngó nghiêng tàu chuối tả tơi sau hè
(Bí nụ hoa vàng)
thân mến
NQMinh
Tôi nhận được tập thơ ‘Thượng Đế Lỡ Tay’ Cô Út đề tặng mấy hôm nay, nhưng nghĩ không lẽ chỉ có mấy lời cám ơn suông, nên để chầm chậm ghi thêm vài dòng cảm tưởng dù không chuyên về thơ. Mà trước hết phải kèm theo hai lời tạ lỗi với Cô Út. Lời tạ lỗi thứ nhứt là đã đánh mất hết một tập thơ của Cô Út, vì đây là tập thơ thứ năm của Cô Út chớ không phải là tập thơ thứ tư như tôi đã nhớ lầm trong cái mail gởi Cô Út bữa trước. Lời tạ lỗi thứ hai về câu đùa dai đáng ghét của tôi sau bài thơ dễ thương ‘Hạt Thiền’ của Cô Út hôm trước. Dĩ nhiên là Cô Út đã xí xoá rồi nên mới chịu khó đề tặng và gởi cho tập thơ mới in của Cô Út.
Tập thơ trình bày và giấy in đẹp không thể chê vào đâu được.
Những bài thơ lục bát rất đặc biệt Như Thương, với hai chữ ‘vô thường’ được lặp đi lặp lại nhiều lần với những cách dùng khác nhau, có khi được biến điệu thành ‘hư không’, ‘hư vô’. Mà cuộc đời đã là vô thường, thì đâu có gì cố định, chắc chắn để xác quyết, nên Như Thương cũng rất thường dùng những chữ ‘dường như’, ‘chừng như’, ‘hình như’ và cách bỏ lửng câu với ‘...’
Ơi viên sỏi nhỏ lạc đường
Ngủ trong thân xác vô thường của em
(Bài thơ cho sỏi)
Dường như em phải là thơ
Dẫu đời em vụng ước mơ bình thường
(Là thơ ...)
Nghe môi mắt của hư không
Dường như nương náu giữa dòng trần gian
(Lục bát bẻ đôi)
Âm vang giờ đã khuất chìm
Dường như cõi mộng đi tìm hư không
(Tạ lỗi em)
Có lẽ từ kinh nghiệm qua những lần giải phẫu, cận kề cái chết trong gang tấc :
Biết đâu thượng đế đền bù
Bên kia đời sẽ nghìn thu ngọt ngào
(Cạn cùng)
Hai lần ngủ giữa cơn mê
Tỉnh ra chợt thấy lại về trần gian
(Cơn mê)
nên thơ của Như Thương bàng bạc cái ý vô thường, hư không.
Nhưng cái ý vô thường của cuộc đời không làm cho thơ Như Thương bi quan ủy mị, trái lại thơ lục bát Như thương có nhiều hình ảnh đẹp, dể thương :
Tìm anh nhón gót một đời
Trần gian hẹp quá, mặt trời bơ vơ
Trốn mây trốn nắng ngẩn ngơ
Ra bờ cỏ dại, ngồi mơ thiên đường
(Dòng sông tháng sáu)
Cũng có nhiều câu thơ có âm hưởng nhẹ nhàng của ca dao :
Sân ai rơm rạ vàng phơi
Ngó nghiêng tàu chuối tả tơi sau hè
(Bí nụ hoa vàng)
Điều tôi thích nhứt khi đọc thơ lục bát của Cô Út là cách dùng chữ thông thường, bình dị, không cầu kỳ, nhưng đem lại cho người đọc cảm giác lâng lâng dể chịu với những hình ảnh, cách diễn tả mới, lạ, đôi khi bất ngờ thú vị.
Để kết thúc đôi dòng cảm tưởng nầy, tôi có ý nghĩ nếu như thượng đế đã không lỡ tay, chắc gì bạn đọc có đươc những bài thơ lục bát rất Như Thương trong tập thơ nầy.
Đây hoàn toàn không phải là một bài bình thơ, mà chỉ là một vài cảm tưởng ghi vội sau khi đã đọc được một phần của tập thơ để gọi là tạ một chút tình của Cô Út dành cho tôi, một người không biết làm thơ, không sành thơ, nghĩ sao viết vậy, Cô Út có cười cũng không sao.
Xin cám ơn Cô Út đã thân tình đề tặng tập thơ ‘Thượng Đế Lỡ Tay’ nầy.
thân mến
NQMinh
Lá thư Canada tháng 7
Nguyên Trần
1) Canada, thiên đường của phụ nữ:
Theo cuộc thăm dò quốc tế mới đây nhất của cơ quan Trust Law được đều hành bởi công ty Thomas Reuters Foundation trụ sở chính tại Luân Độn (Anh Quốc)thì Canada được xếp hạng nhất trong khối G20 –có thể xem như đồng nghĩa cả thế giới- là nơi tốt nhất cho người phụ nữ. sinh sống mà rõ nét nhất là người phụ nữ Canada được nghỉ hộ sản tới mộtv năm và có lúc chính phủ dự địng gia tăng thêm thời gian nầy.
22 July 2012
Tượng Mao cao 10m ở đảo Hải Nam bị công khai phá sập
Mới đây bức tượng cao 10 mét của Mao trạch Đông đã bị phá hủy và bị đập vỡ thành 5 miếng.
Những hình ảnh bức tượng bị phá hủy này lưu hành trên mạng đã gây ra những cuộc tranh luận và tranh cãi nảy lửa. Một số cư dân mạng vỗ tay hoan nghênh nói lẽ ra chuyện phá bỏ này phải xẩy ra sớm hơn mới đúng.
Chủ nghĩa Mao ở Hoa Lục tuy đang bị đào thải nhưng khối người còn đông đảo mộ mến ông ta coi việc phá hủy tượng Mao như một dự tính phá bỏ đất nước xã hội chủ nghĩa do ông ta thiết lập.
Nhắc lại quá khứ, cư dân mạng nói "Những năm Mao thống trị - 1949-1976 - là những năm đại nạn ở Hoa Lục". Họ còn nói "Mao đã từng phá bỏ tượng các hiền nhân trước ông ta, nay đến lượt ông ta thôi". "Một khi mà Cộng Đảng Trung Hoa bị lật đổ, tất cả tượng Mao trên khắp nước sẽ bị triệt hạ!"
Chủ nghĩa Mao ở Hoa Lục tuy đang bị đào thải nhưng khối người còn đông đảo mộ mến ông ta coi việc phá hủy tượng Mao như một dự tính phá bỏ đất nước xã hội chủ nghĩa do ông ta thiết lập.
Nhắc lại quá khứ, cư dân mạng nói "Những năm Mao thống trị - 1949-1976 - là những năm đại nạn ở Hoa Lục". Họ còn nói "Mao đã từng phá bỏ tượng các hiền nhân trước ông ta, nay đến lượt ông ta thôi". "Một khi mà Cộng Đảng Trung Hoa bị lật đổ, tất cả tượng Mao trên khắp nước sẽ bị triệt hạ!"
Tin trung ương rỉ ra qua báo chí: Cho dù nói rằng tượng bị phá bỏ để lấy chỗ cho công cuộc phát triển nhưng những người triệt hạ sẽ bị trừng trị.
(Recently, a 10-meter Mao Zedong statue in Hainan was demolished and smashed into 5 pieces. The photos of the destroyed statue are circulated online, causing heated discussions and debates. Some netizens applauded, saying this should have happened earli)
(HONG KONG: Maoism is obsolete in China, but the open smashing of a statue of Mao Zedong by a developer in Hainan is seen by his still large following as a plan to subvert the socialist state he founded.)
Vị trí pho tượng dựng gần bờ biển Đông Bắc đảo Hải Nam tháng 10 năm 2008
(HONG KONG: Maoism is obsolete in China, but the open smashing of a statue of Mao Zedong by a developer in Hainan is seen by his still large following as a plan to subvert the socialist state he founded.)
Vị trí pho tượng dựng gần bờ biển Đông Bắc đảo Hải Nam tháng 10 năm 2008
21 July 2012
Thư Hội CSV QGHC Nam California gửi báo Người Việt
Little Saigon, ngày 19 tháng 7 năm 2012
Kính gửi:
Luật sư Phan Huy Đạt, Chủ nhiệm
Ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ bút
Nhật báo Người Việt
14771- 14772 Moran St.
Westminster, CA 92683
Kính thưa quý vị:
Trong mục Diễn đàn của nhật báo Người Việt số ra ngày 8 tháng 7 năm 2012, quý báo có đăng tải “Thư độc giả” của Sơn Hào nơi trang A13 nhằm trả lời bài của tác giả Nguyễn Gia Kiểng đã được đăng trước đó vào ngày 16 tháng 4 năm 2012.
Kính gửi:
Luật sư Phan Huy Đạt, Chủ nhiệm
Ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ bút
Nhật báo Người Việt
14771- 14772 Moran St.
Westminster, CA 92683
Kính thưa quý vị:
Trong mục Diễn đàn của nhật báo Người Việt số ra ngày 8 tháng 7 năm 2012, quý báo có đăng tải “Thư độc giả” của Sơn Hào nơi trang A13 nhằm trả lời bài của tác giả Nguyễn Gia Kiểng đã được đăng trước đó vào ngày 16 tháng 4 năm 2012.
20 July 2012
Lang Thang Màu Áo Cũ, thơ
Dạo:
Lang thang manh áo bạc màu,
Mênh mông chốn cũ, tìm đâu bóng người.
Lang Thang Màu Áo Cũ
Đêm dai dẳng, gót chai lì mỏi mệt,
Người bần thần rớt bệt xuống bờ sông.
Ánh đèn câu chấp chới lội theo dòng,
Con nước xiết, cụm rong già bật gốc.
Hơi sương lạnh thấm dần qua kẽ tóc,
Thân gầy gò khó nhọc nấc từng cơn.
Manh áo đơn gội mưa nắng đã lờn,
Giày sứt mõm cũng sờn da thủng đế.
Lửa đom đóm chập chờn trong gió nhẹ,
Bóng trăng già lặng lẽ bám cành tre.
Lục bình trôi, câm nín kết thành bè,
Mây vớ vẩn lỡ lầm che ngõ vắng.
Tiếng dế khuya văng vẳng,
Kỷ niệm về cắng đắng tỉ ti.
Người thẫn thờ chỗi dậy ra đi,
Từng bước lẻ lầm lì xuyên bóng tối.
Ma trơi dẫn lối,
Tiếng cô hồn giận giỗi trả treo.
Người run run lần gói thuốc nhăn nheo,
Đốm lửa nhỏ eo sèo trên môi lạnh.
Bầy quạ già xếp cánh,
Lòng rắp ranh trốn tránh chuyện bắc cầu,
Lâm râm khấn vái trong đầu,
Mong Chức nữ đừng nhớ câu hò hẹn.
Chân ngập ngừng e thẹn,
Hơi thuốc tàn nghèn nghẹn than van,
Con chó hoang cất tiếng sủa cuối làng,
Tim thảng thốt cắt ngang xâu hoài niệm.
Ký ức rỗng trắng như màu khăn liệm,
Hồn rong chơi vĩnh viễn mất nơi về.
Lửa lập lòe, làn khói nhão lê thê,
Đáy mắt cạn ê chề dăm giọt nóng.
Trên lối cũ, vết chân hoài lạc lõng,
Đêm mong manh, bóng đuổi bóng mệt nhoài.
Ngõ phượng tàn, giờ biết có còn ai,
Con bướm dại vẫn hoài công trông ngóng.
Ve im tiếng, chẳng còn nuôi ảo vọng,
Rừng cây thưa nghe ước mộng tan dần.
Thú tràn về, con phố vắng người thân,
Căn gác trọ bao lần sơn phết lại.
Cành mai năm ngoái,
Âm thầm giữ mãi lá khô,
Để đêm đêm rải xuống mặt hồ,
Dăm cánh nhỏ thay cho lời thương tiếc.
Đêm thoi thóp theo lời kinh vĩnh biệt,
Lá me hờn từng chiếc ngậm ngùi rơi.
Ngày tháng thừa cứ rón rén chực vơi,
Thân bất hạnh mãi tìm nơi tá túc.
Năm canh dài lục đục,
Cày cục đếm ngày qua.
Lòng chua xót nhận ra,
Đã xa rồi tuổi dại.
Thời gian đi mãi,
Oan trái còn đây.
Đêm chẳng ra đêm, ngày chẳng ra ngày,
Mắt thao láo dạn dày quen mất ngủ.
Lang thang tà áo cũ,
Buồn giũ giọt mưa đau.
Mẩu thuốc cuối tàn mau,
Trăng bến lẻ vụt bay màu bạc phếch.
Trần Văn Lương
Cali, 7/2012
Để suy gẫm
Sự Bình Yên
Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công.. Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải chọn lấy một.
Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công.. Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải chọn lấy một.
Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa. Thật chẳng bình yên chút nào! Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít… Bình yên thật sự… “Ta chấm bức tranh này!” – nhà vua công bố. “Sự bình yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong trái tim mình. Đó mới là ý nghĩa thực sự của sự bình yên”.
…Có khi nào bạn cảm thấy thật cô đơn, mặc dù xung quanh bạn vô cùng ồn ào, náo nhiệt? Bởi vì bạn chẳng nhận được chút thân thiện nào từ đám đông ấy cả… …Nhưng cũng có lúc bạn cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc, dù bên cạnh bạn chỉ có một người? Đó là khi trái tim bạn vừa nhận được một tín hiệu thân thương từ người ấy – một người mà bạn vô cùng yêu mến…
Mh
___________
(Nguồn: LĐ)
Ông Ngoại bắt buộc! Tranh Nguyễn Thế Vĩnh
Con người đã chung nhà, liên kết (domesticate) với chó khoảng 100.000 năm nay. Không phải chỉ có thế, một nhà nghiên cứu * cho rằng chính chó cũng đã liên kết với con người. Chó tặng người chiếc mũi thính, đôi tai nhạy cảm, thị giác nhìn sâu trong bóng tối. Con người cung cấp thực phẩm, thuốc men cho chó.
Nếu tin vào những kết quả ông khám phá ra, thì sự liên kết này đã khiến chó giảm bớt một số khả năng, như khả năng tìm mồi chẳng hạn, nên bộ não chó đã co lại 20%. Ngược lại bộ não con người cũng co lại một phần mười vì ít dùng những khả năng trong các lãnh vực đã được chó giúp. Rõ ràng trong cuộc liên kết này chó có lợi hơn người.
Bản chất sự liên kết tiếp tục thay đổi. Các ứng dụng phát minh khoa học đang giúp con người có cái mũi thính, đôi tai nhạy cảm, thị giác nhìn sâu trong bóng tối của chó. Thế nhưng không vì vậy mà sự liên kết này có chiều hướng tan rã. Canađa có 33 triệu đân, hiện có trên một triệu người bạn bốn chân sống chung.
Cuộc sống mới của con người hàm chứa nhiều cô đơn và chó đang trám vào những trống rỗng trong cuộc sống ấy. Chó hiểu người hơn hẳn những con vật khác qua tiếng nói, qua cử chỉ của con người, thậm chí chó nhìn ra nỗi vui buồn trên nét mặt của chủ. Chó chú ý và có linh tính khó giải thích là đoán biết được chủ sẽ làm gì. Chó biểu lộ cao độ nhu cầu yêu thương và được yêu thương. Chó thích hưởng cái êm ấm và cái mùi của chủ đã ảm vào chăn nệm và nhiều trường hợp nằm chung giường với người. Sự liên kết trở thành kết nghĩa.
Chó không phải chỉ là một "người giúp việc", chó càng ngày càng trở thành một thành phần của gia đình. Con tôi gọi chú chó nhỏ Penny cô nàng nuôi là baby, và tôi bị kêu là "Ông Ngoại".
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
Dưới đây là chân dung "Cháu Ngoại"!:
Penny
Oil on canvas
16x20 inch (41x51 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
______
(*) Groves, C. P. (1999). The advantages and disadvantages of being domesticated. Perpectives in Human Biology, 4, 1-12.
Một bức thư, vài chi tiết cụ thể cho thấy báo "Người Việt" thực sự đã đổi lập trường mà nguyên nhân còn trong vòng suy đoán.
Thư Võ Long Triều gửi Phan Huy Đạt và Hội đồng Quản Trị báo Người Việt
**
Võ Long Triều493 W. Prescott Ave
Clovis Ca 93619
Garden Grove, ngày 14 tháng 7 năm 2012
Kính gởi: Anh Phan Huy Đạt,
Chủ nhiệm nhật báo Người Việt
Kiêm Tổng giám đốc Công ty Người Việt.
Đồng kính gởi: Quý anh chị em hội viên Hội đồng
Quản trị Công ty Người Việt.
Anh Đạt thân mến,
Về Fresno hơn một tuần, tôi mới xuống tới Orange County lúc 6 giờ 30 chiều ngày 13/7, được tin Công ty Người Việt mới họp báo xong, mục đích tạ lỗi với độc giả và đồng hương vì lý do đăng một bài sỉ nhục thậm tệ toàn thể quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời ca ngợi cộng sản Hà Nội quản trị đất nước một cách anh minh sáng suốt, và khen ngợi chế độ “cải tạo” rất nhân đạo.
Tôi tìm ngay bài báo, đọc xong vừa buồn vừa phẫn nộ.
19 July 2012
Những Đàn Chim Thiên Di, truyện ngắn
Cả hai tuần nay, mấy quan chức sở "bảo vệ súc vật" thành phố thường xuyên đến thăm gia đình tôi, để tìm hiểu lý do vì sao, trước mùa đông năm nay những đàn chim trane không còn trở về vùng này nữa. Họ đã cho người dọn dẹp lại khu bờ sông, chăm sóc cánh đồng cỏ và trồng thêm mấy hàng thông phía bên kia để đón những đàn chim, nhưng chờ mãi mà chẳng thấy bóng dáng một con trane nào trở lại.
Trane là một loài chim sống thành đàn, màu nâu đen, có dáng như con hạc ở quê nhà. Là một giống chim không chịu lạnh, nên hàng năm, cứ trời sắp sang đông là tụ tập từng đàn ở một nơi nào đó rồi chia nhau bay tìm những xứ nóng phương nam. Ở Bắc Âu có nhiều loài chim trốn lạnh, nhưng loại trane này nhiều nhất, có tổ chức khá qui củ, và khi bay đi chúng bay thành từng nhóm theo hình những mũi tên, có khoảng cách đều nhau, rất đẹp.
Định cư ở Nauy hơn ba năm. Lúc kinh tế gia đình và việc học hành của mấy đứa con tạm ổn định, cũng là lúc vợ chồng tôi bắt đầu có thời gian để hồi tưởng về quá khứ, và nhớ quê hương. Chúng tôi quyết định mua một ngôi nhà, dưới thung lũng nhỏ, bên bờ sông Nitelva yên tỉnh, bên kia là cánh đồng cỏ mênh mông tiếp giáp với núi rừng. Cái khung cảnh có mang một chút hình dáng và màu sắc quê nhà giúp tâm hồn tôi yên ả hơn mỗi khi thấy lòng trăn trở, nhung nhớ một điều gì.
Những lúc buồn, tôi ngồi hằng giờ trong bao lơn nhìn ra phía cánh đồng và rừng núi phía xa xa, để ngỡ là quê hương mình như đang ở phía bên kia triền núi đó. Không những vợ chồng tôi mà mấy đứa con đều thích thú ngôi nhà này, vì nó khá rộng rãi đủ để mỗi đứa có một phòng riêng, trang trí, sắp xếp theo sở thích của mình. Trong thung lũng nhỏ này, ngoài chúng tôi, chỉ có ba gia đình láng giềng, một đến từ Thụy Điển, một đến từ Tây Đức, chỉ có một gia đình là dân bản xứ chính tông. Có lẽ sống trong một khu "hợp chủng quốc" bé nhỏ nhất trên lục địa này, nên chúng tôi sớm gần gũi, thân tình.
Dọn đến cuối mùa xuân, nên suốt hè năm ấy, chúng tôi lần lượt là khách mời của mấy người bạn láng giềng. Ông bà người Thụy Điển có chiếc du thuyền lớn với đầy đủ tiện nghi. Cả nhà chúng tôi được cùng họ xuôi ngược cả một tuần trên con sông Nitelva chảy dài qua những rừng thông, đồng cỏ và một vài vùng quê, yên tĩnh và lãng mạn. Những ngày còn lại, cùng với gia đình ông bà người Đức vào rừng cắm trại, đi săn, rồi cùng với gia đình ông bà Nauy đi cắm lều bên kia bờ sông, vừa câu cá vừa ngắm những cặp thiên nga tung tăng bơi lội. Khi những chiếc lá vàng cuối cùng rơi xuống, trời đột nhiên trở lạnh, báo hiệu sắp chấm dứt mùa thu bắc âu thơ mộng, cũng là lúc chúng tôi bắt đầu chuẩn bị mọi thứ cho một mùa đông băng giá kéo dài cả năm, sáu tháng.
Một buổi tối, khi ngồi ở phòng khách đọc mấy tờ báo, tôi nghe tiếng chim kêu, mỗi lúc một nhiều, vang động cả một vùng xưa nay tĩnh mịch. Tiếng chim có cái âm sắc như đang tìm nhau, gọi nhau, mừng rỡ. Hôm sau, hỏi ông láng giềng người Đức, tôi mới biết là chính ngả ba sông ngay trước nhà tôi, từ bao nhiêu năm nay, là nơi nhiều đàn chim trane di xứ chọn làm địa điểm tập trung để bay về phương nam trước khi mùa đông đến. Cả mấy đêm liền sau đó, cứ vào khoảng chín giờ tối, những đàn chim từ mọi nơi bắt đầu kéo về tụ tập ở bờ sông và cánh đồng cỏ bên kia, kêu gọi nhau cả đêm. Đến mờ sáng, chia nhau từng nhóm chừng hai mươi con, nối tiếp bay đi, theo hình những mũi tên, vẻ lên nền trời mờ hơi sương một bức tranh tuyệt đẹp.
Nhiều đêm, tôi lặng lẽ ra bờ sông, ngồi cả mấy tiếng đồng hồ, nhìn chim từng đàn bay tới, cả trăm, rồi hàng vạn con. Chúng đón nhau gọi nhau líu lo mừng rỡ. Tiếc là loài người đã không hiểu được ngôn ngữ của loài chim, để nghe nó chào nhau, nói với nhau những lời tình tự, và bàn nhau phân công, tổ chức, sắp xếp từng đàn lần lượt bay đi trong trật tự. Tôi miên man hồi tưởng thời gian hơn mười năm trong lính. Rồi bất ngờ nảy ra một ý tưởng so sánh lạ kỳ: Những “đội quân” chim trane này có tinh thần kỷ luật và tình đồng đội. Các “vị chỉ huy” của nó còn tài giỏi hơn nhiều ông quan chỉ huy của bọn tôi ngày trước. Con chim dẫn dầu trong một đội hình mũi tên chắc chắn phải là con chim chỉ huy cấp nhỏ nhất, nhóm trưởng. Con chim "tổng tư lệnh" phải là con chim bay lên ở nhóm cuối cùng. Phải như thế mới có được một cuộc "hành quân triệt thoái" diễn ra trong trật tự và đẹp đẻ như tôi vừa chứng kiến.. Cái may mắn, là chúng có cả một không gian yên bình để sắp xếp những chuyến ra đi, khác với những người lính chúng tôi vào những ngày cuối tháng tư, với bom đạn xe pháo dày đặc của cả một khối liên minh đối phương kéo từ phương Bắc. Trong lúc chúng tôi bị người bạn đồng minh bội phản, và điều đáng buồn hơn, đã có nhiều cấp chỉ huy hèn mạt, xa chạy cao bay trong khi chúng tôi vẫn còn kiên cường chiến đấu.
Những năm sau đó, năm nào cũng thế, khi trời chỉ mới vào thu là tôi đã bắt đầu ngóng chờ những con chim trane trở lại. Tôi chờ chúng như đã từng chờ những chiến hữu của mình. Tôi thấy như mình trẻ lại, lòng rộn rã niềm vui. Cho dù cứ mỗi lần đàn chim tụ tập về đây là tôi có nhiều đêm mất ngủ, trăn trở nghĩ suy về quê hương và số phận của mình cùng những bạn bè xưa.
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
Có một lần, dường như vào mùa đông thứ năm, khác với mọi năm, khi trời đã sáng hẳn rồi mà đàn chim cuối cùng vẫn chưa rời khỏi địa điểm tập trung, kêu lên những tiếng kêu lạ, buồn và khắc khoải. Tôi tò mò chạy ra xem. Lúc ấy những con chim vội vàng tung cánh bay lên rồi lần lượt xếp lại thành đội hình mũi tên, nhưng vẫn bay vòng lại mấy lần và tiếp tục những tiếng kêu buồn không dứt. Tôi đứng nhìn theo, lòng lắng xuống như muốn nhắn gởi theo từng cánh chim một ít nỗi niềm. Nghe có tiếng sột soạt trong một hốc đá, tôi chạy lại tìm. Một chú chim, chẵng hiểu vì sao bị gảy đôi chân, nằm sâu trong đó, bên cạnh có khá nhiều hạt lúa mì, thức ăn dành cho nó. Tôi bế con chim vào nhà. Nó nhìn tôi như van lơn, đôi mắt của nó ướt nhè. Tôi có cảm tưởng là nó đang khóc. Tôi lại chợt nhớ tới những đồng đội bất hạnh, bị trọng thương trong những ngày cuối cuộc chiến, đau đớn, cô đơn, rồi lang thang sau khi bị đuổi ra khỏi các quân y viện. Mắt tôi bỗng nhòe đi khi nghĩ đến mấy vị tướng oai hùng, cùng ở lại sống chết với anh em rồi tuẫn tiết trước giờ thứ hai mươi lăm.
Từ ngày có con chim trane thương tích, nhà tôi lại vui hơn, nhất là hai cô con gái nhỏ của tôi, tha hồ nâng niu, chăm sóc và kể cả tâm tình với nó. Cô bé thích sau này làm nghề y tá, thì mang nó ra phòng bác sĩ thú y khám, mua thuốc băng bó cho nó. Riêng tôi, mỗi lần chăm lo cho nó, tôi có cảm giác như đang lo cho một đồng đội bị thương tích của mình. Hơn hai tháng sau, khi đôi chân của nó lành hẳn, cũng là lúc tuyết đang rơi trắng cả khung trời. Được thả ra khỏi lồng, nhưng nó chỉ quanh quẩn trong nhà. Suốt gần một năm nó là một thành viên đặc biệt trong gia đình tôi và là bạn thân của hai cô con gái nhỏ.
Khi mùa thu trở lại, tôi bàn bạc, khuyên mấy đứa con chuẩn bị trả nó lại với đàn, khi những con chim thiên di đầu tiên trở lại. Giải thích và năn nỉ mãi mấy cô mới chịu. Hôm trả nó lại sum họp với đàn, hai cô con gái nâng niu, âu yếm tâm tình rồi chia tay nó. Không khí cảm động không thua gì những cuộc chia ly trên thế gian này.
Một điều làm cả nhà tôi ngạc nhiên và xúc động. Cuối mùa thu năm sau, khi những đàn chim bắt đầu trở lại, một buổi tối khi sửa soạn đi ngủ, mấy cô con gái của tôi bất ngờ thấy con chim trane đậu ngoài cửa sổ. Khi cửa sổ vừa mở, nó bay vào trong phòng, kêu lên rộn rã. Nhờ vết thương cũ còn in dấu trên đôi chân của nó, mấy cô con gái mới biết chắc, nó chính là con chim năm trước. Từ đó, có thể tôi còn biết về loài chim trane này nhiều hơn những nhà nghiên cứu chim muông: trung thành và có trí nhớ. Không ngờ, những con chim trane lại là những niềm vui, nỗi nhớ cho gia đình tôi trong những ngày lưu lạc ở một vùng bắc âu xa lạ..
Bây giờ mấy cô con gái của tôi đã thành người lớn. Tất cả đã đi học bên Mỹ, bên Anh rồi ở lại làm việc luôn bên ấy, nhưng cứ gần tới cuối mùa thu đều gọi về nhà hỏi thăm đàn chim trane có còn tụ tập trứơc nhà, và con chim bị thương ngày trước có còn bay về đậu trên khung cửa sổ. Suốt mùa thu vừa rồi, tôi trông chờ nhưng đàn chim không trở lại. Tôi thấy nhớ tiếc những đêm nghe tiếng chim kêu, và những buổi sáng tinh mơ nhìn từng nhóm lặng lẽ bay theo hình những mũi tên hướng về phương nam, hùng vĩ như một binh đoàn vượt tuyến xuất phát, bắt đầu một cuộc hành quân qui mô dài hạn. Nhiều lúc tôi đã từng ước mơ có thêm đôi cánh, để cùng được bay lên với chúng.
Cơ quan bảo vệ súc vật và sở y tế & vệ sinh thành phố, cũng đã đến đây từ đầu mùa thu, xịt thuốc sát trùng và dọn dẹp bờ sông, đồng cỏ, để đón những đàn chim trane trở lại. Năm nay, họ làm việc nhiều hơn, chuẩn bị mọi điều chu đáo hơn, vì có tin bệnh "cúm gia cầm" ở một vài xứ nóng phía nam. Họ lo lắng những con chim trane bị lây nhiểm vi khuẩn H5N1. Loại vi khuẩn mà cả thế giới đang bàn tán về nguy cơ một cơn đại dịch. Hội Đồng thành phố họp liên miên, bàn bạc về khả năng những con chim trane, có thể sẽ bị giết chết trên một xứ nóng nào đó, để ngăn ngừa mang bệnh vào. Họ liên lạc với cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc, gởi thư cho chính phủ của một số nước nhiệt đới phía nam, nhằm bảo vệ cho những đàn chim trane bay sang trốn lạnh. Họ chuẩn bị, lo lắng để đón những đàn chim của họ quay về.
Trời đã vào đông, ngoài kia, bầu trời đã đổi sang màu trắng đục, trên dòng sông Nitelva dày đặc sương mù, báo hiệu những hạt tuyết đầu mùa sắp rơi. Bà Anne-Mari, trưởng Sở bảo vệ súc vật thành phố, cùng một số nhân viên đến nhà tôi từ chiều nay. Họ kiên nhẫn ngồi chờ để hy vọng được đón những đàn chim trane có thể trở lại muộn màng. Họ cùng vợ chồng tôi uống hết mấy bình trà, rồi chia tay lúc nữa đêm. Tuyết bắt đầu rơi. Chắc chắn giờ này những con chim trane không còn đến nữa. Khi đứng lên chia tay, nhìn họ thoáng buồn nhưng không tuyệt vọng. Mỗi người đều nắm chặt tay tôi và nói lời cầu nguyện bằng an cho những con chim trane di xứ, dù nó đang trôi dạt ở nơi đâu cũng mong cuối mùa thu năm sau sẽ kéo nhau trở lại nơi này.
Suốt cả đêm tôi không hề chợp mắt. Không phải tôi nghĩ đến những con chim trane, mà nghĩ đến thân phận của chính mình và những người đồng hương đang lưu lạc khắp năm châu. Ngược lại với loài chim trane thiên di, bay về nam tìm nắng ấm, chúng tôi đã phải bỏ quê hương bốn mùa nắng ấm để đi tìm tự do và tình người ở những vùng băng tuyết xa xăm. Những mùa đông kéo dài, trong cái lạnh lẽo, mới thấy thấm thía tận cùng nỗi cô đơn xa xứ.
Tự dưng, tôi nghĩ đến một điều: Biết đến khi nào chính quyền ở quê nhà thật lòng xem những người ra đi là "khúc ruột ngàn dặm", là "một bộ phận không thể tách rời", để biết yêu thương lo lắng và mong ước đón tiếp họ trở về, như chính quyền của cái thành phố nhỏ ở xứ Bắc Âu xa xôi này - nơi từng cưu mang gia đình tôi - đã lo lắng mong chờ những con chim trane di xứ? Điều đặc biệt hơn, là những người Việt tha phương sẽ mang về cho quê hương biết bao nhiêu tài năng, trí tuệ, và bạc tiền, còn những con chim trane kia có thể sẽ mang về cho họ những con vi khuẩn chết người.
Tôi đắp kín chăn nhưng vẫn thấy lạnh toát, mơ hồ như tuyết đang phủ đầy người, và vết thương cũ trong lòng vừa mới nhói đau trở lại.
Phạm Tín An Ninh
Trane là một loài chim sống thành đàn, màu nâu đen, có dáng như con hạc ở quê nhà. Là một giống chim không chịu lạnh, nên hàng năm, cứ trời sắp sang đông là tụ tập từng đàn ở một nơi nào đó rồi chia nhau bay tìm những xứ nóng phương nam. Ở Bắc Âu có nhiều loài chim trốn lạnh, nhưng loại trane này nhiều nhất, có tổ chức khá qui củ, và khi bay đi chúng bay thành từng nhóm theo hình những mũi tên, có khoảng cách đều nhau, rất đẹp.
Định cư ở Nauy hơn ba năm. Lúc kinh tế gia đình và việc học hành của mấy đứa con tạm ổn định, cũng là lúc vợ chồng tôi bắt đầu có thời gian để hồi tưởng về quá khứ, và nhớ quê hương. Chúng tôi quyết định mua một ngôi nhà, dưới thung lũng nhỏ, bên bờ sông Nitelva yên tỉnh, bên kia là cánh đồng cỏ mênh mông tiếp giáp với núi rừng. Cái khung cảnh có mang một chút hình dáng và màu sắc quê nhà giúp tâm hồn tôi yên ả hơn mỗi khi thấy lòng trăn trở, nhung nhớ một điều gì.
Những lúc buồn, tôi ngồi hằng giờ trong bao lơn nhìn ra phía cánh đồng và rừng núi phía xa xa, để ngỡ là quê hương mình như đang ở phía bên kia triền núi đó. Không những vợ chồng tôi mà mấy đứa con đều thích thú ngôi nhà này, vì nó khá rộng rãi đủ để mỗi đứa có một phòng riêng, trang trí, sắp xếp theo sở thích của mình. Trong thung lũng nhỏ này, ngoài chúng tôi, chỉ có ba gia đình láng giềng, một đến từ Thụy Điển, một đến từ Tây Đức, chỉ có một gia đình là dân bản xứ chính tông. Có lẽ sống trong một khu "hợp chủng quốc" bé nhỏ nhất trên lục địa này, nên chúng tôi sớm gần gũi, thân tình.
Dọn đến cuối mùa xuân, nên suốt hè năm ấy, chúng tôi lần lượt là khách mời của mấy người bạn láng giềng. Ông bà người Thụy Điển có chiếc du thuyền lớn với đầy đủ tiện nghi. Cả nhà chúng tôi được cùng họ xuôi ngược cả một tuần trên con sông Nitelva chảy dài qua những rừng thông, đồng cỏ và một vài vùng quê, yên tĩnh và lãng mạn. Những ngày còn lại, cùng với gia đình ông bà người Đức vào rừng cắm trại, đi săn, rồi cùng với gia đình ông bà Nauy đi cắm lều bên kia bờ sông, vừa câu cá vừa ngắm những cặp thiên nga tung tăng bơi lội. Khi những chiếc lá vàng cuối cùng rơi xuống, trời đột nhiên trở lạnh, báo hiệu sắp chấm dứt mùa thu bắc âu thơ mộng, cũng là lúc chúng tôi bắt đầu chuẩn bị mọi thứ cho một mùa đông băng giá kéo dài cả năm, sáu tháng.
Một buổi tối, khi ngồi ở phòng khách đọc mấy tờ báo, tôi nghe tiếng chim kêu, mỗi lúc một nhiều, vang động cả một vùng xưa nay tĩnh mịch. Tiếng chim có cái âm sắc như đang tìm nhau, gọi nhau, mừng rỡ. Hôm sau, hỏi ông láng giềng người Đức, tôi mới biết là chính ngả ba sông ngay trước nhà tôi, từ bao nhiêu năm nay, là nơi nhiều đàn chim trane di xứ chọn làm địa điểm tập trung để bay về phương nam trước khi mùa đông đến. Cả mấy đêm liền sau đó, cứ vào khoảng chín giờ tối, những đàn chim từ mọi nơi bắt đầu kéo về tụ tập ở bờ sông và cánh đồng cỏ bên kia, kêu gọi nhau cả đêm. Đến mờ sáng, chia nhau từng nhóm chừng hai mươi con, nối tiếp bay đi, theo hình những mũi tên, vẻ lên nền trời mờ hơi sương một bức tranh tuyệt đẹp.
Nhiều đêm, tôi lặng lẽ ra bờ sông, ngồi cả mấy tiếng đồng hồ, nhìn chim từng đàn bay tới, cả trăm, rồi hàng vạn con. Chúng đón nhau gọi nhau líu lo mừng rỡ. Tiếc là loài người đã không hiểu được ngôn ngữ của loài chim, để nghe nó chào nhau, nói với nhau những lời tình tự, và bàn nhau phân công, tổ chức, sắp xếp từng đàn lần lượt bay đi trong trật tự. Tôi miên man hồi tưởng thời gian hơn mười năm trong lính. Rồi bất ngờ nảy ra một ý tưởng so sánh lạ kỳ: Những “đội quân” chim trane này có tinh thần kỷ luật và tình đồng đội. Các “vị chỉ huy” của nó còn tài giỏi hơn nhiều ông quan chỉ huy của bọn tôi ngày trước. Con chim dẫn dầu trong một đội hình mũi tên chắc chắn phải là con chim chỉ huy cấp nhỏ nhất, nhóm trưởng. Con chim "tổng tư lệnh" phải là con chim bay lên ở nhóm cuối cùng. Phải như thế mới có được một cuộc "hành quân triệt thoái" diễn ra trong trật tự và đẹp đẻ như tôi vừa chứng kiến.. Cái may mắn, là chúng có cả một không gian yên bình để sắp xếp những chuyến ra đi, khác với những người lính chúng tôi vào những ngày cuối tháng tư, với bom đạn xe pháo dày đặc của cả một khối liên minh đối phương kéo từ phương Bắc. Trong lúc chúng tôi bị người bạn đồng minh bội phản, và điều đáng buồn hơn, đã có nhiều cấp chỉ huy hèn mạt, xa chạy cao bay trong khi chúng tôi vẫn còn kiên cường chiến đấu.
Những năm sau đó, năm nào cũng thế, khi trời chỉ mới vào thu là tôi đã bắt đầu ngóng chờ những con chim trane trở lại. Tôi chờ chúng như đã từng chờ những chiến hữu của mình. Tôi thấy như mình trẻ lại, lòng rộn rã niềm vui. Cho dù cứ mỗi lần đàn chim tụ tập về đây là tôi có nhiều đêm mất ngủ, trăn trở nghĩ suy về quê hương và số phận của mình cùng những bạn bè xưa.
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
Có một lần, dường như vào mùa đông thứ năm, khác với mọi năm, khi trời đã sáng hẳn rồi mà đàn chim cuối cùng vẫn chưa rời khỏi địa điểm tập trung, kêu lên những tiếng kêu lạ, buồn và khắc khoải. Tôi tò mò chạy ra xem. Lúc ấy những con chim vội vàng tung cánh bay lên rồi lần lượt xếp lại thành đội hình mũi tên, nhưng vẫn bay vòng lại mấy lần và tiếp tục những tiếng kêu buồn không dứt. Tôi đứng nhìn theo, lòng lắng xuống như muốn nhắn gởi theo từng cánh chim một ít nỗi niềm. Nghe có tiếng sột soạt trong một hốc đá, tôi chạy lại tìm. Một chú chim, chẵng hiểu vì sao bị gảy đôi chân, nằm sâu trong đó, bên cạnh có khá nhiều hạt lúa mì, thức ăn dành cho nó. Tôi bế con chim vào nhà. Nó nhìn tôi như van lơn, đôi mắt của nó ướt nhè. Tôi có cảm tưởng là nó đang khóc. Tôi lại chợt nhớ tới những đồng đội bất hạnh, bị trọng thương trong những ngày cuối cuộc chiến, đau đớn, cô đơn, rồi lang thang sau khi bị đuổi ra khỏi các quân y viện. Mắt tôi bỗng nhòe đi khi nghĩ đến mấy vị tướng oai hùng, cùng ở lại sống chết với anh em rồi tuẫn tiết trước giờ thứ hai mươi lăm.
Từ ngày có con chim trane thương tích, nhà tôi lại vui hơn, nhất là hai cô con gái nhỏ của tôi, tha hồ nâng niu, chăm sóc và kể cả tâm tình với nó. Cô bé thích sau này làm nghề y tá, thì mang nó ra phòng bác sĩ thú y khám, mua thuốc băng bó cho nó. Riêng tôi, mỗi lần chăm lo cho nó, tôi có cảm giác như đang lo cho một đồng đội bị thương tích của mình. Hơn hai tháng sau, khi đôi chân của nó lành hẳn, cũng là lúc tuyết đang rơi trắng cả khung trời. Được thả ra khỏi lồng, nhưng nó chỉ quanh quẩn trong nhà. Suốt gần một năm nó là một thành viên đặc biệt trong gia đình tôi và là bạn thân của hai cô con gái nhỏ.
Khi mùa thu trở lại, tôi bàn bạc, khuyên mấy đứa con chuẩn bị trả nó lại với đàn, khi những con chim thiên di đầu tiên trở lại. Giải thích và năn nỉ mãi mấy cô mới chịu. Hôm trả nó lại sum họp với đàn, hai cô con gái nâng niu, âu yếm tâm tình rồi chia tay nó. Không khí cảm động không thua gì những cuộc chia ly trên thế gian này.
Một điều làm cả nhà tôi ngạc nhiên và xúc động. Cuối mùa thu năm sau, khi những đàn chim bắt đầu trở lại, một buổi tối khi sửa soạn đi ngủ, mấy cô con gái của tôi bất ngờ thấy con chim trane đậu ngoài cửa sổ. Khi cửa sổ vừa mở, nó bay vào trong phòng, kêu lên rộn rã. Nhờ vết thương cũ còn in dấu trên đôi chân của nó, mấy cô con gái mới biết chắc, nó chính là con chim năm trước. Từ đó, có thể tôi còn biết về loài chim trane này nhiều hơn những nhà nghiên cứu chim muông: trung thành và có trí nhớ. Không ngờ, những con chim trane lại là những niềm vui, nỗi nhớ cho gia đình tôi trong những ngày lưu lạc ở một vùng bắc âu xa lạ..
Bây giờ mấy cô con gái của tôi đã thành người lớn. Tất cả đã đi học bên Mỹ, bên Anh rồi ở lại làm việc luôn bên ấy, nhưng cứ gần tới cuối mùa thu đều gọi về nhà hỏi thăm đàn chim trane có còn tụ tập trứơc nhà, và con chim bị thương ngày trước có còn bay về đậu trên khung cửa sổ. Suốt mùa thu vừa rồi, tôi trông chờ nhưng đàn chim không trở lại. Tôi thấy nhớ tiếc những đêm nghe tiếng chim kêu, và những buổi sáng tinh mơ nhìn từng nhóm lặng lẽ bay theo hình những mũi tên hướng về phương nam, hùng vĩ như một binh đoàn vượt tuyến xuất phát, bắt đầu một cuộc hành quân qui mô dài hạn. Nhiều lúc tôi đã từng ước mơ có thêm đôi cánh, để cùng được bay lên với chúng.
Cơ quan bảo vệ súc vật và sở y tế & vệ sinh thành phố, cũng đã đến đây từ đầu mùa thu, xịt thuốc sát trùng và dọn dẹp bờ sông, đồng cỏ, để đón những đàn chim trane trở lại. Năm nay, họ làm việc nhiều hơn, chuẩn bị mọi điều chu đáo hơn, vì có tin bệnh "cúm gia cầm" ở một vài xứ nóng phía nam. Họ lo lắng những con chim trane bị lây nhiểm vi khuẩn H5N1. Loại vi khuẩn mà cả thế giới đang bàn tán về nguy cơ một cơn đại dịch. Hội Đồng thành phố họp liên miên, bàn bạc về khả năng những con chim trane, có thể sẽ bị giết chết trên một xứ nóng nào đó, để ngăn ngừa mang bệnh vào. Họ liên lạc với cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc, gởi thư cho chính phủ của một số nước nhiệt đới phía nam, nhằm bảo vệ cho những đàn chim trane bay sang trốn lạnh. Họ chuẩn bị, lo lắng để đón những đàn chim của họ quay về.
Trời đã vào đông, ngoài kia, bầu trời đã đổi sang màu trắng đục, trên dòng sông Nitelva dày đặc sương mù, báo hiệu những hạt tuyết đầu mùa sắp rơi. Bà Anne-Mari, trưởng Sở bảo vệ súc vật thành phố, cùng một số nhân viên đến nhà tôi từ chiều nay. Họ kiên nhẫn ngồi chờ để hy vọng được đón những đàn chim trane có thể trở lại muộn màng. Họ cùng vợ chồng tôi uống hết mấy bình trà, rồi chia tay lúc nữa đêm. Tuyết bắt đầu rơi. Chắc chắn giờ này những con chim trane không còn đến nữa. Khi đứng lên chia tay, nhìn họ thoáng buồn nhưng không tuyệt vọng. Mỗi người đều nắm chặt tay tôi và nói lời cầu nguyện bằng an cho những con chim trane di xứ, dù nó đang trôi dạt ở nơi đâu cũng mong cuối mùa thu năm sau sẽ kéo nhau trở lại nơi này.
Suốt cả đêm tôi không hề chợp mắt. Không phải tôi nghĩ đến những con chim trane, mà nghĩ đến thân phận của chính mình và những người đồng hương đang lưu lạc khắp năm châu. Ngược lại với loài chim trane thiên di, bay về nam tìm nắng ấm, chúng tôi đã phải bỏ quê hương bốn mùa nắng ấm để đi tìm tự do và tình người ở những vùng băng tuyết xa xăm. Những mùa đông kéo dài, trong cái lạnh lẽo, mới thấy thấm thía tận cùng nỗi cô đơn xa xứ.
Tự dưng, tôi nghĩ đến một điều: Biết đến khi nào chính quyền ở quê nhà thật lòng xem những người ra đi là "khúc ruột ngàn dặm", là "một bộ phận không thể tách rời", để biết yêu thương lo lắng và mong ước đón tiếp họ trở về, như chính quyền của cái thành phố nhỏ ở xứ Bắc Âu xa xôi này - nơi từng cưu mang gia đình tôi - đã lo lắng mong chờ những con chim trane di xứ? Điều đặc biệt hơn, là những người Việt tha phương sẽ mang về cho quê hương biết bao nhiêu tài năng, trí tuệ, và bạc tiền, còn những con chim trane kia có thể sẽ mang về cho họ những con vi khuẩn chết người.
Tôi đắp kín chăn nhưng vẫn thấy lạnh toát, mơ hồ như tuyết đang phủ đầy người, và vết thương cũ trong lòng vừa mới nhói đau trở lại.
Phạm Tín An Ninh
18 July 2012
Quanh vụ một bài báo đăng trên Nhật báo "Người Việt"
Nguyên văn bức thư của:
VIETNAMESE COMMUNITY OF SOUTHERN CALIFORNIA
CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM NAM CALIFORNIA
Domestic Non-Profit Corporation No. C1479500
P.O. Box 2316, Garden Grove, CA 92842-2316
Email: cdvnnca@yahoo.com
Tel. (714) 539-8568 / Fax: (714) 539-3771
Little Saigon ngày 15 tháng 7 năm 2012
Kính gửi:
Luật Sư Phan Huy Ðạt
Chủ Nhiệm Nhật Báo “Người Việt”
14771 Moran Street
Westminster, CA 92683
Ðề mục: Báo Người Việt số 9710, ngày Chủ Nhật 8 tháng 7 năm 2012 đã đăng bài viết của tác giả ký tên Sơn Hào, ca ngợi cộng sản Việt Nam và mạ lỵ quân dân và các tù nhân chính trị VNCH.
Thưa Luật Sư Chủ Nhiệm,
Thay mặt cho Cộng Ðồng Việt Nam Nam California, các chính đảng và các hội đoàn của người Việt tị nạn cộng sản trong vùng, tôi trân trọng kính chuyển đến Luật Sư Chủ Nhiệm cùng toàn thể Ban Biên Tập và Tòa Soạn Nhật Báo Người Việt những sự bất mãn và phẫn nộ của chúng tôi khi số báo Người Việt nói trên đã chọn đăng bài viết của người ký tên là Sơn Hào ca ngợi cộng sản Việt Nam trong việc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và mạ lỵ quân dân cùng các tù nhân chính trị VNCH dưới chế độ cộng sản kể từ ngày ấy.
VIETNAMESE COMMUNITY OF SOUTHERN CALIFORNIA
CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM NAM CALIFORNIA
Domestic Non-Profit Corporation No. C1479500
P.O. Box 2316, Garden Grove, CA 92842-2316
Email: cdvnnca@yahoo.com
Tel. (714) 539-8568 / Fax: (714) 539-3771
Little Saigon ngày 15 tháng 7 năm 2012
Kính gửi:
Luật Sư Phan Huy Ðạt
Chủ Nhiệm Nhật Báo “Người Việt”
14771 Moran Street
Westminster, CA 92683
Ðề mục: Báo Người Việt số 9710, ngày Chủ Nhật 8 tháng 7 năm 2012 đã đăng bài viết của tác giả ký tên Sơn Hào, ca ngợi cộng sản Việt Nam và mạ lỵ quân dân và các tù nhân chính trị VNCH.
Thưa Luật Sư Chủ Nhiệm,
Thay mặt cho Cộng Ðồng Việt Nam Nam California, các chính đảng và các hội đoàn của người Việt tị nạn cộng sản trong vùng, tôi trân trọng kính chuyển đến Luật Sư Chủ Nhiệm cùng toàn thể Ban Biên Tập và Tòa Soạn Nhật Báo Người Việt những sự bất mãn và phẫn nộ của chúng tôi khi số báo Người Việt nói trên đã chọn đăng bài viết của người ký tên là Sơn Hào ca ngợi cộng sản Việt Nam trong việc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và mạ lỵ quân dân cùng các tù nhân chính trị VNCH dưới chế độ cộng sản kể từ ngày ấy.
17 July 2012
16 July 2012
Dân trí, dân khí, nhân tài
ba yếu tố để nâng cao tư cách độc lập quốc gia
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Theo Đài RFA
Trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Việt Nam đăng trên website chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới việc bảo vệ độc lập chủ quyền như một trong các biện pháp của “Chiến lược phát triển nhanh và bền vững”.
Hình: Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt ngay cả trên vùng biển của Việt Nam (RFA file)
Cụ thể, ông khẳng định: “Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường hoà bình và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước”. Tuy nhiên, có một nhà tư tưởng cận đại từng nói rằng bên cạnh việc giữ vững độc lập, nhiệm vụ nâng cao tư cách độc lập là một điều không kém trọng yếu. Điều này cũng từng được nhà cách mạng Phan Bội Châu nói đến. Quỳnh Chi tường trình về đề tài này như sau.
Giành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập
Không một nhà tư tưởng nào lại có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Nhật Bản thời cận đại hơn nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi hay còn gọi là Phúc Trạch Dụ Cát. Fukuzawa Yukichi sinh năm 1835, mất năm 1901, là nhà cải cách chính trị, xã hội và giáo dục tiên phong từ cuối thời Edo và đầu thời Minh Trị của Nhật Bản. Những tư tưởng của ông đã tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới. Và ông đã cho rằng “giành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập giành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác”.
Không ai phủ nhận công cuộc đấu tranh giành độc lập chủ quyền quốc gia là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Thế nhưng ngoài nhiệm vụ giữ vững độc lập, việc nâng cao tư cách độc lập là điều phải được thực hiện. Đây chính là cách để một dân tộc nói rằng họ xứng đáng hưởng nền độc lập và đủ mạnh đề bảo vệ nền độc lập đang có.
Độc lập dân tộc dựa trên nhiều yếu tố, thế nhưng một yếu tố luôn xuyên suốt trong lịch sử hàng ngàn năm dân tộc chính là yếu tố “Nhân” – yếu tố “Con Người”, vì đây chính là xuất phát điểm của ý thức và hành động. Yếu tố con người không thể thiếu sự kết hợp của chí khí toàn dân và người lãnh đạo.
“Thực lực của quý quốc là dân trí, dân khí và nhân tài”
Trong cuộc bút đàm nổi tiếng với cụ Phan Bội Châu tại Yokohama (Nhật Bản) năm 1905, nhà chính trị người Trung Quốc Lương Khải Siêu đã khuyên rằng Phan Bội Châu không nên tìm cách cầu ngoại viện để lấy lại độc lập; mà nên chú trọng việc giáo dục và thức tỉnh nhân dân trong nước trước, khi có thời cơ tốt thì ai nấy đều đã sẵn sàng để làm cuộc nổi dậy vì theo ông Lương Khải Siêu “Thực lực của quý quốc là dân trí, dân khí và nhân tài”.
GS Nguyễn Ngọc Bích, người có nhiều nghiên cứu về lịch sử và nền chính trị Việt Nam, cho rằng ba yếu tố này là một thể thống nhất không thể thiếu trong độc lập dân tộc. Ông nói:
“Phải có tất cả những cái đó thì mình mới đương đầu với những nước lớn mạnh hay những nước có nhiều phương tiện hơn mình như tài chính, học thuật, vũ khí. Nếu chúng ta thiếu những cái như can trường nằm trong “dân khí” hay là thiếu sự thông minh trong “dân trí” để đương đầu với mọi tình huống thì đương nhiên chúng ta sẽ thua thiệt và không thể nào có được sự độc lập cần thiết.”
Dân Trí
Dân trí chính là mối quan hệ không thể tách rời giữa giới lãnh đạo và nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nói về yếu tố đầu tiên của ba nhân tố quan trọng này, GS Hà Văn Thịnh, giảng viên ĐH Khoa học Huế cho biết:
“Dân trí là trình độ trí thức, giác ngộ hiểu biết của cả một dân tộc. Tất cả đều có một trình độ hiểu biết nhất định, có tinh thần độc lập cao, tinh thần tự chủ, ý thức dân chủ rộng mở và phổ biến trong toàn thể dân tộc”.
Một quốc gia mà toàn dân có đủ trình độ để hiểu biết và nhìn nhận vấn đề thì thực trạng quốc gia sẽ được phản ánh và nhận thức đúng đắn.
Những tư tưởng của ông Fukuzawa Yukichi về chính trị, kinh tế, xã hội đặc biệt là giáo dục đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của nước Nhật thời cận đại. Trong cuốn “Gakumon no susume” (“Khuyến Học”), ông cũng đã đưa ra tư tưởng rằng “Học để dám nói lên chính kiến và thực hiện đầy đủ bổn phận với đất nước”. Học để có trí. Và người có trí sẽ biết được nên làm gì trong bối cảnh quốc gia và không nghi ngại những hiểu biết của mình.
Dân Khí
Bàn về “Dân khí”, GS Hà Văn Thịnh cho biết thêm:
“Dân khí là ý chí và quyết tâm để thay đổi số phận chẳng hạn như vươn lên thay đổi để trở thành giàu có, trước mắt là đỡ nghèo khổ hơn sau là quyết tâm không phụ thuộc ngoại bang”.
Dân khí chính là sự can trường để đấu tranh cho những suy nghĩ và ước muốn của dân tộc. Người có trí thì muốn biến suy nghĩ của mình thành hành động. Biết được phải làm như thế đã là một điều quan trọng, nhưng có đủ dũng khí để thực sự biến suy nghĩ đó thành hành động lại là một hiểu biết sâu hơn.
Một đất nước mà dân tộc bạc nhược sẽ khó giữ được độc lập của mình. Chính vì thế mà các bô lão tay run giọng yếu trong Hội nghị Diên Hồng lại được các thế hệ sau nhắc đến như một biểu tượng của sự can trường. Chí khí ấy là biểu tượng sức mạnh và tinh thần “thép” của dân tộc.
Có lẽ vì quan niệm rằng tinh thần dân tộc là yếu tố căn bản nên khẩu hiệu của phong trào Duy Tân là “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”. Trong tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, ông cũng luôn đề cao chí khí dân tộc bởi vì theo ông “Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm”.
Nhân tài
Yếu tố cuối cùng là “Nhân tài”. Đây chính là tinh hoa của quốc gia. Họ chính là những người có tài nhìn xa trông rộng, biết định hướng và đưa đất nước vượt qua những cảnh trầm kha.
Hình: Nhà báo cũng đi tù vì viết bài chống tham nhũng hối lộ. AFP
GS Hà Văn Thịnh còn cho rằng trong thời bình thì nhân tài càng cần thiết vì họ chính là người dẫn dắt đất nước đi lên. Ông nói:
“Nhân tài là yếu tố tất nhiên rồi. Tất cả các nước giàu có hiện nay đều bắt nguồn từ nhân tài hết. Phải có những người tài lãnh đạo họ. Phải có những người tài để làm đổi mới về giáo dục và văn hóa thì đất nước mới thay đổi được”.
Đảng trí không bằng Dân trí
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói rằng những nhân vật lãnh đạo Đảng phải tập hợp được những người ưu tú vì nếu “đảng trí” không cao bằng “dân trí”, thì rất dễ xảy ra tình trạng Đảng sẽ dùng quyền hành để lãnh đạo thay vì dùng khả năng thuyết phục và vai trò tiên phong của mình”.
Nhà chính trị Trung Quốc Lương Khải Siêu đã từng khuyên cụ Phan Bội Châu rằng “Qúy quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ lo không có tư cách độc lập”. Đó cũng chính là một lời khuyên hữu lý ngay cả trong thời hiện tại bởi tư cách độc lập của một dân tộc cũng quan trọng không kém sự độc lập mà dân tộc đó có được.
Nước Việt đã dành được độc lập từ tay Trung Quốc và Pháp Quốc, vấn đề còn lại là làm sao nâng cao tư cách độc lập để những gì dành đựơc sẽ mang một ý nghĩa hoàn thiện hơn.
Lời xác định của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về bảo vệ độc lập chủ quyền chỉ là một nhiệm vụ. Trọng trách thứ hai của giới lãnh đạo là làm sao thực hiện được nhiệm vụ đó một cách sâu rộng trong quần chúng, thì quốc gia mới có cơ hội khẳng định nền độc lập dân tộc không qua lời nói mà bằng tư cách gìn giữ độc lập của mình. Và điều đó cũng có nghĩa là việc sánh vai với các nứơc lớn trong khu vực không chỉ còn là lời nói.
(Nguồn: Dân Luận)
Thơ
LỜI CHÚNG TA HÁTCất tiếng ca:theo sóng Bạch Đằng
ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
Ta hãy hát những lời lửa nóng
GƯƠM THIÊNG chém. cổ Liễu Thăng
Lời ca đuổi sạch những thằng vong nô
Ta hãy hát quật mồ bạo chúa
Hát sao cho gãy búa rụng liềm
Hát cho chân cứng đá mềm
Hát cho khí thế càng thêm nức lòng
Những lời hát nối vòng tay lớn
Những lời kêu bè bạn năm châu
VIỆT KHANG lên tiếng dạo đầu
Chúng ta tiếp bước theo sau anh hung
Đường (chúng) ta đi muôn trùng gian khổ
Sóng thần kia hung hổ dương oai
Ta tung những cánh hoa lài
Quỷ vương khiếp nhược chạy dài tháo thân!
Liên kết lại công nhân chiến sỹ
Chung tấm lòng bền bỉ đấu tranh
Khó khăn sánh bước đồng hành
Quyết cho bĩ cực biến thành thới lai
Xin chớ ngại đường dài gai góc
Trước thương đau không khóc, hãy cười
Dù hôm nay mất một người
Ngày mai sẽ có thêm mười chiến công!
Chúng ta hát lời sông ra biển
Chúng ta đi rung chuyển địa cầu
VIỆT NAM NGỜI ÁNH MINH CHÂU
CỜ VÀNG không thể nhuốm màu tanh hôi
Lời ta hát sục sôi căm hận
Quyết phen này một trận tử sinh
Tiếc chi hèn mọn thân mình
Trường tồn dân tộc quyết sinh quyết liều
Thương đất nước chịu nhiều hiểm họa
Côn đồ kia đày đọa dân nam
Cáo chồn chưa thỏa lòng tham
Hại dân bán nước phài làm cho ra
Tiền đồ ấy thiết tha bảo vệ
Kẻ thất phu không thể khoanh tay
Nỗi đau canh cánh từng ngày
Đáp lời sông núi bước ngay lên đàng
Phò đại nghĩa hàng hàng lớp lớp
Giăc bây giờ nơm nớp lo toan
Gặp thời hớn hở hân hoan
Hết thời, vua quỷ kết đoàn với ma !
Vì đại nghĩa chúng ta sẽ thắng
Không quanh co, cứ thẳng một đường
Việt nam đã lắm đau thương
Chúng ta cũng lắm can trường đấu tranh
Trăm con suối hợp thành sông rộng
tiếng hát ta lồng lộng trời cao
trên trời có bấy nhiêu sao
là bao nhiêu lưỡi bảo đao diệt thù
Đèo Văn Trấn
13 July 2012
Khi Em Về, thơ
Hoạ sĩ và nhà thơ Lan Đàm của tôi ơi!
Đọc thơ Lan Đàm, rồi ngắm bức tranh nền của hoạ sĩ, mê quá, bấn loạn cả người!
Kèm đây gởi tặng hoạ sĩ và thi sĩ một bức hình cũng phê lắm. Mong hoạ sĩ không ngại mà đưa lên ( kèm ngay dưới bài thơ của của nhà thơ Lan Đàm). Bạn đọc, đọc thơ của Lan Đàm, xem tranh nền của hoạ sĩ, và ngắm thêm một bức minh hoạ chắc chắn sẽ...mê mẩn tâm thần (tối ngủ ngon hơn, chớ hổng có thao thức chi mô).
Thân mến (ChPleiku)
Việt Nam Cộng Hòa Ngày Xưa
và Nước Việt Nam Dân chủ Tự Do Trong Tương Lai
Trọng Đạt
Từ bao lâu nay, Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền xuyên tạc chế độ dân chủ tự do của miền nam Việt Nam trước 1975 là một chính quyền ác ôn, tay sai Đế quốc, hà hiếp áp bức nhân dân. Những người chưa sống dưới chế độ dân chủ tự do của miền nam VN mắc tuyên truyền CS đã có thành kiến xâu, cho rằng Ngụy quyền Sài Gòn chỉ là một chính thể áp bức bóc lột, bán nước, mất lòng dân bị mọi người oán ghét nên đã sụp đổ vào ngày 30/4/1975.
Sự thực thì khác hẳn, Việt Nam Cộng Hòa bên dưới vĩ tuyến 17 trước đây rất hiền lành, tự do, hiếu khách. Vì quá dễ dãi, tự do không kiểm soát chặt chẽ nên CS mới có cơ hội trà trộn khắp nơi như tại nhà thờ, chùa chiền, trường học và ngay cả trong quân đội và các cơ quan công quyền. Chính vì quá tự do dễ dãi mà Cộng Sản đã đem được nhiều súng đạn và cán binh trà trộn vào Sài Gòn trong trận tấn công Tết Mậu Thân 1968.
12 July 2012
Tin nội bộ, đặc biệt trong nhóm ĐS10
Kính chuyển tiếp:
Thư của ông Trần Việt Anh, Hội trưởng Hội Đồng Hương Châu Đốc, nói về trường hợp đồng môn Phạm Văn Tám (ĐS10),
(Xin xem thư đính kèm do anh Lê Phước Ba, ĐS17, chuyển đến. Cám ơn anh LPBa).
Kính chào.
Nguyễn Văn Sáu
_____________________________
Xin nhấn vào bức thư để phóng lớn.
Thư của ông Trần Việt Anh, Hội trưởng Hội Đồng Hương Châu Đốc, nói về trường hợp đồng môn Phạm Văn Tám (ĐS10),
(Xin xem thư đính kèm do anh Lê Phước Ba, ĐS17, chuyển đến. Cám ơn anh LPBa).
Kính chào.
Nguyễn Văn Sáu
_____________________________
Xin nhấn vào bức thư để phóng lớn.
10 July 2012
Kỳ Phùng Lịch Sử - Marvellous Comradeship, tranh Nguyễn Thế Vĩnh
Lam Sơn Kỳ Ngộ
(Marvellous Comradeship)
36 x 48 inch (91.5 x 122 cm)
36 x 48 inch (91.5 x 122 cm)
Oil on canvas
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
__
Lịch sử Nước Việt là lịch sử của một dân tộc kiên cường chống ngoại xâm để bảo toàn bờ cõi, để giữ vững nền độc lập cho quê hương. Cuộc chiến đấu can trường ấy gần như liên tục vì kẻ thù phương bắc hiếu chiến luôn luôn mang dã tâm thu phục, chiếm đoạt và đồng hóa lân bang bất cứ khi nào có dịp.
Nhân lấy cớ Phù Trần diệt Hồ, năm 1406 kẻ thù ngàn đời phương bắc lại tiến xuống xâm chiếm nước ta. Trương Phụ, tên tướng cầm đầu quân viễn chinh Nhà Minh, tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...)* để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng viễn chinh nhà Minh đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn. Ông vốn là một người có chí lớn và khảng khái, đến mức bọn đô hộ nhà Minh từng kêu gọi ông ra làm quan với chúng. Tuy nhiên, ông quyết từ chối, và luôn cho rằng: "Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người!". Ông bèn tập hợp hào kiệt mãi mã luyện binh nơi vùng rừng núi Lam Sơn, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa mở đầu đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh ...
Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
Trong số những nhân tài hiếm hoi ấy có Nguyễn Trãi. Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Nước Việt bị nhà Minh chiếm đóng, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư giao dịch với quân Minh.
Không biết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ra sao nếu như không có Nguyễn Trãi. Cuộc gặp gỡ Lê Lợi - Nguyễn Trãi, vào lúc nào đó trong khoảng từ 1416 đến 1423, đã là một cuộc gặp gỡ lịch sử mang ý nghĩa to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm từ phương bắc của dân tộc ta.
Bức "Lam Sơn Kỳ Ngộ" trên đây hình dung cảnh Nguyễn Trãi tìm đến với Lê Lợi. Giữa hẻm núi hiểm trở, sương lam còn phủ trên núi rừng cây cỏ, vó ngựa quân thần sánh bước vang vọng báo hiệu một cuộc chiến đấu gian khổ nhưng sẽ phá tan tành quân Tàu xâm lăng...
Tôi tính vẽ về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã lâu, nhưng mãi tới nay mới thực hiện được vì nội dung liên quan đến những nhân vật lịch sử mà trưóc đây tôi đã mường tượng sai. Chẳng hạn trước đây tôi cứ tưởng Lê Lợi lớn tuổi hơn Ngyễn Trãi. Thật ra thì Lê Lợi sinh năm 1385 còn Nguyễn Trãi sinh năm 1380 lớn hơn Lê Lợi 5 tuổi.
Khó khăn lớn nhất khi vẽ bức tranh là phải chọn lựa giữa thực tế và nghệ thuật, cần hòa hợp được hai hướng nhiều khi đối chọi.
Chẳng hạn bờm một con chiến mã thường cắt ngắn để không bị vướng víu khi xông trận,. Nhưng cái duyên dáng của ngựa mất đi có thể là phân nửa nếu vẽ như vậy.
Rồi giữa hẻm núi thường là một lối mòn gập ghềnh. Nhưng ngựa là biểu tượng của quyền lực. Mà nếu vẽ ngựa đi nước kiệu, cái uy dũng và độ khẩn trương có thể sẽ giảm đi. Thế nên một khúc đường tương đối phẳng phiu rồi có thể một dòng nước cũng lững lờ chảy, tuy là hiếm trong thực tế, nhưng là những chi tiết cần thiết.
Từ trước đến nay tôi chưa hề dám vẽ bức nào lớn hơn. Một điều tối quan trọng của một bức tranh là sự nhất quán. Mà tranh càng lớn sự nhất quán càng khó giữ.
Mời quý anh chị coi cho vui
Mời quý anh chị coi cho vui
A.C.La
__
(*) Wikipedia
09 July 2012
Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế: Hoàng Sa Nộ Khí Phú
Hoàng Sa Nộ Khí Phú
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!
Ta thấy ngươi,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!
Ta thấy ngươi,
Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!
Đã biết,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!
Đã biết,
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.
Vậy mà sao,
Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất?
Lại quen thói xua quân chiếm đất?
Như nước ta,
Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long , là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long , là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:
Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn
cấp xe ngựa rình rang (2) Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được
khói hương chăm chút.(3) Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ
đón người, Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc. Phúc
cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa, Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà, Thương các ngươi như người chung bọc!
Thế mà nay,
Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.
Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.
Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc. Chẳng chấp hải qui, Chẳng
theo công ước. Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn, Lậm thói cũ
nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.
Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo
dài, Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc. Từng đánh Tây bằng
ngọn tầm vông, Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!
Vì khát tự do mà uống nước đìa, Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt. Sá chi tóc gội sa trường, Đâu quản thây phơi trận mạc.
Hãy liệu bảo nhau,
Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?
Thư hãy xem tường, Hoàng Sa hạ bút.
Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế (*)
(1) Sử ghi: Khi Lý Thường Kiệt đem quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, thì dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy theo. “Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt”
(2) Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước
(3) Sự kiện dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị
Những Ngày Tháng Trên Thung Lũng Buồn
Trời cao nguyên se lạnh. Đây là nơi hai thung lũng hội ngộ với những đồi núi trùng điệp vây thành. Tôi gọi là thung lũng buồn hiu hắt với cuộc đời tù đày dài lê thê thống khỗ. Tôi đứng nhìn những nương rẫy với những đường mòn quanh co.Một đoàn thiếu nữ, gùi mây trên lưng, rực rỡ với những xà rông và áo thun màu mè bắt mắt... đang reo cười thơ ngây, bước đi hàng một như chiến binh hành quân qua núi đồi... Đoàn người dân tộc Ba na ngày ngày ra đồng tuốt lúa liệng vào gùi đeo sau lưng, với động tác nhịp nhàng, với tiếng cười đùa vang vọng từ các thửa ruộng cao thấp. Bên những thửa ruộng, mọc lên vài chòi tranh, dùng làm nơi tạm trú qua đêm. Tôi gặp bác Mi, một cựu phó xã trưởng an ninh người Ba na ,rất ghét "cách mạng". Tôi chào :
- Chào bác, lúa bắp năm nay có thu vào đủ ăn không?
07 July 2012
Tập thơ thứ năm của nữ thi sĩ Như Thương
Thượng Đế Lỡ Tay
Chúng ta thử nghe bạn bè của Như Thương nói về tập thơ mới nhất của thi sĩ:
"Suốt 15 năm nay, mình đã được rất nhiều nhà thơ tên tuổi nặng ký tặng các sách thơ, nhưng đây là tập thơ đẹp nhất, từ cách trình bày, giấy in, bìa và phụ bản, in đẹp tuyệt vời, vừa màu vừa trắng đen, thơ lại hay". (Nhà nhiếp ảnh Hương Kiều Loan)Thế nhưng tại sao Thượng Đé lại lỡ tay hiểu là với thi nhân? Như Thương không hề giải thích thắc mắc này trong Lời Ngỏ. Nhưng có một người đã khám phá ra và giải thích cho chúng ta. Nhà thơ Hùng Bi trong Lời Tựa đã viết:
"Tôi đã từng đọc nhiều bài thơ lục bát - đọc xong rồi quên mất chẳng còn đọng lại một chút âm vang. Thế nhưng những vần lục bát của bạn lại có sức cuốn hút đến kỳ lạ, khiến ta không thể quay lưng ... Đọc xong rồi, mãi còn nghe xao động giữa lòng mình - một cái gì đó rất hay, rất lạ, rất riêng!..." (Nhà thơ Tịnh Vân)
" Nói về chữ LỠ. Theo tôi, đối với chủ thể thì như có một sự hối tiếc về điều mình đã làm không thể sửa sai được, còn đối với khách thể dường như có một sự trách cứ nhẹ nhàng phải không?Thượng Đế có thể đã lỡ tay với nữ sĩ, nhưng để bù lại rõ ràng Ngài đã phú thác một sứ mệnh nơi tác giả của 5 tập lục bát gốc gác xứ thơ Banmêthuột, giúp Ngài nói lên một phần cái kỳ diệu của Tình Yêu. Chính vì sứ mạng này mà Như Thương được ban phát nhiều ân sủng như những phương tiện đặc biệt để rao giảng và ca ngợi cái huyền nhiệm đầu nguồn phát sinh ra mọi thứ.
Vì xưa Tạo hoá quên phần
Cho em hạnh phúc một lần yêu thương
Hồng hoang thuở ấy thiên đường
Nắn em Thượng Đế đã dường... lỡ tay"
Và hình như trong nỗi cô đơn sự bùng phát của Tình Yêu mới dữ dội và mênh mông.
Điền Thảo
7.2012
______
Liên lạc với tác giả:
huong6591@yahoo.com
Kết thúc giải Bóng Đá Toàn Âu
Italian came to Euro for nothing!
(. . . four nothing = 4 - 0)Ngay sau khi Tây Ban Nha hạ Ý đo ván với tỷ số chưa hề có trong trận chung kết một giải lớn 4-0, học sinh ở Canada đã truyền miệng một câu chơi chữ "The Italian came to Euro for nothing!" (vừa có nghĩa Đội Ý đến dự Giải Euro về tay không mà cũng có nghĩa là thua 4-0 theo âm nói). Kể ra đội Ý đã cố gắng giao đấu hết sức mình và chẳng có gì đáng phiền trách nhiều nhưng vì đội Xứ Bò Tót chơi quá đỗi xuất sắc nên Ý đành cay đắng nhận số phận đã dành sẵn cho mình mà thôi. Ngay cả ở phút chót của trận đấu, những chiếc áo đỏ vẫn đều đặn tấn công. Người thuyết minh trận đấu trên TV trước cái phong thái nghiêm chỉnh trong cuộc chơi của đội Spain có nói: "Họ lại xuống nữa để kiếm bàn thắng thứ 5".
Sau đây là bản tường trình của phóng viên Nguyên Trần, bút hiệu của bạn Nguyễn Tấn Phát (Nghe nói là chú của Nguyễn Tấn Dũng) tuy muộn màng nhưng rất hay lại có kèm cả một bài thơ cảm hứng từ trận banh, cũng rất hay nữa.
**
Tây Ban Nha với lối chơi điêu luyện vững chắc như vậy thì chuyện gì đến phải đến, phút thứ 41', tả ứng(left midfielder)Jordi Aba chuyền một đường bóng cho trung vệ Xavi để anh nầy trả lại cho anh trên đà chạy xuống khôn ngoan tránh bẩy việt vị và tung lưới Ý.
Spain 2-0 Italy
Với diễn biến trận đấu như vậy và với kết quả như vậy, tôi biết game xem như đã OVER.
Qua hiệp thứ hai , Ý lại càng chơi tệ hại hơn tới độ có ký giả nói rằng " hiệp hai là one way-traffic cho Tây Ban Nha "
Mặc dù biết là là tuyệt vọng nhưng cặp vợ chống Ý trên beach vẫn nói với tôi vì biết tôi có đánh cá đội Ý "We all together pray for Italy".
Of course! Friends!
Trận đấu không còn hào hứng gì cho tới phút thứ 84, Fernando Torres, người vào thay thế Fabregas đã phết thêm kem trên chiếc bánh vô địch của Tây Ban Nha bằng cách nhận đường giao banh chính xác của Xavi từ cánh phải dùng chân phải sút tuyệt vời chéo góc thúc thủ thủ môn Buffet gióng thêm hồi chuông báo tử cho Ý.
Spain 3-0 Italy
Vẫn chưa hết đâu! Vào ngày tàn chuộc chiến, phút thứ 90+2', Juan Mata (đá cho đá Chelsea giống như Fernando Torres) người vừa vào thay thế Andres Iniesta chưa đầy 2 phút, nhận đường banh chuyền vừ tầm của Torres (thì đã nói họ ăn ý nhau vì cùng là đồng đội Chelsea mà) sút chân mặt đưa banh vào lưới Buffon, đóng chiếc đinh cuối cùng trên cổ quan tài cho Ý.
Sau trận đấu, thủ môn đại tài của Ý Gilianluigi Buffon (chính là người có công đầu trong việc mang chiếc cup vô địch Italian Serie A về cho đội cầu Juventus) đã phát biểu: "Đây không phải là một cuộc tranh tài. Tất cả cầu thủ Tây Ban Nha quá siêu việt" (There was no contest, all of them were too superior)
Sau chiến thắng vinh quang nầy, Tây Ban Nha đã đạt thành tích có lẽ vô tiền khoáng hậu trên thế giới là: "HAT TRICK 3 CONSECUTIVE GREAT SOCCER TITLES ". Đó là:
1) Vô địch Âu Châu 2008 (trong trận nầy chính Fernando Torres đã break away tung lưới Đức giúp Tây Ban Nha thắng Đức 1-0)
2) Vô địch World Cup 2010 tại Nam Phi (trong trận chung kết, Andres Iniesta ở hiệp phụ thứ nhì đã thoát qua khỏi hậu vệ Hòa Lan ghi bàn thắng duy nhất trận đấu khỏi phài penalty shoot out.
3) Euro 2012 thắng Ý 4-0 là tỷ số tệ hại nhất của một trận chung kết các giải bóng tròn lớn trên thế giới.
Nhân dịp nầy, tôi cũng xin làm bài thơ Đường nói sơ trận chung kết Euro 2012:
Tây Ban Nha thôi bán nhà
Thôi rồi nước Ý đã tiêu tan
Hy vọng Euro chiếm bảng vàng
Cứ tưởng vùng lên đà khí thế
Nào hay chìm lỉm nét hiên ngang
Spain đại thắng luôn ba bận*
Ý Quốc thua to tới bốn bàn
Chung kết mà sao nhiều cách biệt
Áo xanh về nước hết huênh hoang**
(*) (Euro2008, Worldcup2010,Euro2012)
(**) (cái tật ào ạt khoa trương của Ý)
Toronto July 1, 2012
Nguyên Trần
Toronto July 1, 2012
Nguyên Trần
Subscribe to:
Posts (Atom)
Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)
John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...