11 June 2012

Tàu Cộng xâm lăng kinh tế như thế nào

HOA LỤC XÂM CHIẾM KINH TẾ VIỆT NAM
                                                                                                       Nguyễn Bá Lộc

Tương quan kinh tế giữa hai nước thường là  phức tạp. Tình trạng bang giao kinh tế giữa Việt Nam (VN) và Trung quốc (TQ)** trong vòng 10 năm trở lại đây trở thành một mối lo lớn cho đất nước. Bởi vì sự cấu kết đó trên căn bản không bình thường. Quyền lợi kinh tế chánh yếu của hai dân tộc bị xem nhẹ hơn quyến lợi của đảng. Trong mối tương quan kinh tế giữa hai nước phần thiệt thòi lớn lại là Việt nam.

Từ khi bang giao lại (1991), VN và TQ xúc tiến nhanh chóng nhiều thương ước và thực hiện nhiều chương trình hợp tác với nhau. Nhứt là từ khi TQ muốn và thực hiện đưọc mộng ước siêu cường kinh tế , khi Liên xô và đông Âu sụp đổ, và khi Hoa kỳ chánh thức bang giao với VN. Tiến trình hơp tác đó được ký kết long trọng bằng những thỏa ước trong đó có hai lần quan trọng: Vào tháng 7/ 2005 Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký với lảnh đạo TQ nhiều chương trình kinh tế với trị giá  1,071 tỷ mỹ kim (theo Asia Times 21-7-2005). Và thỏa ước ký giữa Hồ cẩm Đào và Nông Đức Mạnh tại Hà nội vào tháng 11/ 2006 khi dự Hội nghị APEC), nhiều dự án với trị giá 1,6 tỷ mỹ  kim (trong đó có dự án khai thác bauxite).

Tương quan kinh tế gữa hai nước, nhịp độ tiến nhanh đó đưa đến  mức khá bất lợi và khá nguy hiểm cho VN. Chúng tôi xin tóm tắt dưới đây một số hoạt động cho thấy sự xâm chiếm kinh tế của Trung quốc đối với Việt Nam.

Vấn đề nầy được xem xét qua các lảnh vực chánh yếu:
1.      Xuất nhập cảng

2.      Thầu thực hiện các dự án lớn

3.      Viện trợ kinh tế & Đầu tư trực tiếp

4.      Kế họach hợp tác rộng lớn và lâu dài.
1.      Tình trạng xuất nhập cảng:

Trong 10 năm đầu sau 1991, giao thương giữa hai nước dù có gia tăng nhưng không đáng kể. Sau đó thì nhịp độ gia tăng rất nhanh, đến 2004 , TQ  trở thành một bạn hàng lớn của VN.  Giao thương hai chiều của hai nước tăng từ 1991 đến 2009 như saư:

Năm :                                 1991          2001         2008              2009               2010

Trị giá ( triệu US $)           32             1.500          17.800           21.500          27.000  (Nguồn : Tuần báo Kinh tế Saigon tháng 5/2011)

Như vậy chỉ trong 10 năm gần đây trị giá ngoại thưong hai bên tăng 18 lần.Hàng VN qua TQ thì giảm hay tăng không đáng kể , nhưng hàng TQ qua VN thì tăng quá nhanh.Trong đó VN nhập siêu hàng TQ lên rất cao , như năm :

Năm         2007 : 9, tỷ 146 mỹ kim,   năm 2011 : 11,5 tỷ , năm 2010 :  12 tỷ.

Nghiã là VN mua hàng của T Q gần ba lần TQ mua của VN. Trị gia nhập siêu từ TQ chiếm 80-90 % tổng nhập siêu của VN.   

Các món chánh TQ nhập của VN là than đá, cao su, dâù thô   Chỉ ba món nầy chiếm trên 60 %. Gần đây có thêm khoáng sản  Như vậy VN là nơi cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho nền kỹ nghệ TQ. Từ năm 2001 TQ là nước nhập cảng dầu thô lớn nhứt của VN ( theo China Foreign Economic Policy towards Vietnam, Đại học University of Glasgow, UK). VN lấy dầu đổi hàng TQ kể cả lấy dầu lọc rồi. Tình trạng giống như thực dân ngày xưa đi khai thác thuộc địa.

Còn VN thì nhập từ TQ rất nhiều thứ. Nhiều nhứt là phân bón thuốc sát trùng ( gần 2 tỷ mỹ kim /năm), dầu xăng, ciment, vải, đồ gia dụng đủ thứ. Hàng vài, máy móc trang bị…

Riêng về máy móc tăng từ 103,7 triệu mỹ kim (1999) lên 1.200 triệu (2006), tăng hơn 10 lần trong vòng 7 năm.

Số lượng sắt thép VN cũng nhập từ TQ khá lớn:  42,8 triệu mỹ kim ( 1999) lên 1.296 triệu (2006).

Về nhập hàng trang thiết bị từ TQ đều qua công ty quốc doanh của hai nước, mà quôc doanh thì chiếm ưu thế tuyệt đối .Cho nên việc định giá trên hóa đơn cao hơn nhiều so với giá thực tế là chuyên dễ làm , để rồi chia chác lợi lộc cho cả hai bên mua và bán. Nói chung là hàng TQ giá khá rẽ , phầm chất hơn hàng VN, người tiêu thụ VN ưa thích vì lợi túc thấp. Nhưng hàng vào VN ào ạt như vậy gây tai hại cho nền kỹ nghệ non yếu và nông nghiệp của VN.

Ngoài ra trong giao thương với TQ , VN bị nạn rất lớn là hàng lậu từ TQ tràn ngập ở VN với đủ thứ, nhiều nhứt là hàng gia dụng và thực phẩm Tổng số hàng lậu nầy ước tính trên một tỷ mỹ kim / một năm. Hàng lậu nầy có giá khá rẽ mà dân chúng thì nghèo , nên có số lượng hàng tiêu thụ lớn. Mặt khác, thương gia TQ qua VN gần như không có phép tắc nào cả. Chúng gôm mua nhiều thứ nông sản hay gia cầm với gía cao lúc đầu để nông dân thấy lợi trước mắt trồng trọt nhiều, sau đó thương gia TQ ngưng mua hay ép giá xuống. Nhà nông VN điêu đứng.

2.      Thầu xây dụng những công trình lớn

Trong khoảng gần 5 năm trở lại đây, TQ tiến thêm một bước khác khá nhanh là “trúng thầu” một số dự án công trình hay kỹ nghệ lớn , mỗi dự án trị giá hàng trăm triệu mỹ kim.Nói là trúng thầu nhưng thực sự là TQ ép VN giao cho các dự án lớn, trong khi các công ty rất tốt của những nước khác không đấu lại. Chánh quyền VN thì nói sở dĩ TQ được nhiều là do họ bỏ thầu với giá rẽ.Nhưng như chúng ta biết khoa học kỹ thuật TQ hãy còn yếu nên tất cả các dự án thực hiện rất châm trể hay phẩm chất rất kém.Một số dự án lớn mà TQ đã trúng thầu có thể kể ra như sau :

·         Dự án xây nhà máy chế biến quặng nhôm (bauxite) ở Tân rai , thuộc tỉnh Lâm đồng và ở Gia nghĩa , tỉnh Dak Nông.

TQ trúng thầu hai dự án nầy lên tới 980 triệu mỹ kim vào năm 2008. Điều làm cho nhiều ngườì ngạc nhiên là công ty quốc doanh trúng thầu của TQ Chalieco, trình độ công ty nầy rất kém so với nhiều công ty lớn và nổi tiếng của Mỹ ,Anh , Uc mà bị rớt thầu. Trong gói thầu nầy TQ đem qua bán cho VN phần lớn máy móc trang bị cũ bị phế bỏ , nay đem qua VN. Công ty trúng thầu chỉ mua ít máy móc tối tân của Nhựt để che mắt.

·         Cung cấp tàu bè và trang thiết bị cho Tập đoàn kinh tế Vinashin. Chúng ta có biết tập đoàn Vinashin bị lỗ lã đến 4,2 tỷ mỹ kim, gần như phá sản vào năm 2010 chỉ sau có 4 năm hoạt động.. Qua điều tra sơ khởi Vinashin đã mua của TQ nhiếu tàu cũ trị giá hàng trăm triệu mỹ kim , về sửa chửa lại và sau khi sử dung chưa được một năm thì bị nằm ụ.

·         Xây cất các nhà máy điện và hạ tầng cơ sở.  Từ mấy năm qua , Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đã cho TQ trúng nhiều thầu dự án to lớn xây cất  một số nhà máy điện

-          Xây nhà máy điện Trà Vinh ( Duyên hải 3): Chủ đầu tư dự án là Tổng công ty điện lực VN đã thuận ngày 5 tháng 8 –2011 cho Trung quốc trúng thầu xây nhà máy điện cho vùng duyên hải, đặt tại Trà vinh. Trị giá món thầu nầy tới 1,3 tỷ mỹ kim.( theo Bản tin của Reuter ).

     TQ cho VN vay 85% số vố đầu tư dự án nói trên, và 20% do EVN cung ứng.

-          Xây nhà máy nhiệt điện Duyên hải 1 : Nhà máy nầy cũng do TQ trúng thầu và bắt đầu xây dựng từ tháng 9 – 2010. Trị giá công trình nầy lên tới 5 tỷ mỹ kim. Chủ đầu tư là EVN và công ty trúng thầu là Tập đoàn Đông Phương của TQ.

Có tất cả 5 nhà máy nhiệt điện và thủy điện đều do TQ trúng thầu hết. Nhà thầu TQ rất chậm trể trong việc hoàn thành các nhà máy điện từ một đến 3 năm (theo báo Saigon Tiếp Thị 17-11-2010) , củng như xử dụng  máy móc xấu cũ kỹ.

Dù có bê bối như vậy nhưng TQ vẫn được trúng thầu tiếp chẳng những về điện lực mà còn nhiều dự án xây cất đường xá , cầu cống , bến cảng…Ví dụ : TQ trúng thầu xây dụng xa lộ Long thành - Dầu giây ( 51 km) trị giá 800 triệu mỹ kim.

Trong các dự án đầu tư của TQ tại VN, các công ty TQ mang theo rất nhiều công nhân mà đa số không có tay nghề chuyên môn. Điều nầy sai luật đầu tư ngọại quốc của VN , theo luật VN chỉ cho phép các công ty ngoại quốc được đem qua nhân viên chuyên môn mà thôi.Theo báo cáo của Bộ Lao động thì có tới 74.000 công nhân TQ đang làm việc tại VN (2010) trong đó có rất ít người có chuyên môn, và chưa kể những công nhân không khai báo.

3.      Viện trợ kinh tế của TQ và đầu tư trực tiếp

Một trong những cách mà TQ muốn dụ dỗ các nước nghèo là cho các nước nầy vay . Có nhiều trường hợp cho vay không lấy lời. Nhu cầu vay mượn của VN rất lớn ( Vì vay được nhiều thì mới có nhiều dự án, có nhiều dự án thì mới có tham nhũng lớn. Cái may của VN là trong hơn chục năm qua được nhiều định chế tài chánh quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Á châu , Quỹ tiền tệ thế giới cùng một số quôc gia cung cấp cho một số viện trợ kinh tế khá lớn ( từ 4-6  tỷ mỹ kim / năm). Cho nên VN chưa phải nan nĩ xin viện trợ TQ nhiều. Trong năm 2000 TQ cho VN vay lập nhà máy thép Thái nguyên 55,2 triệu mỹ kim và nhà máy phân bón Hà Bác 32,38 triệu mỹ kim. Các món tiền nầy không phải hoàn trả. Năm 2007, TQ cho vay 2,6 tỷ mỹ kim lập công ty điện thoại.

Cũng như các cường quốc kinh tế khác, TQ có quỷ viện trợ cho thế giới rất lớn. Thông thường lúc nào và ở đâu viện trợ luôn có điều kiện, nhứt là điều kiện về chánh trị.

Trong 10 năm nay viện trợ quốc tế cấp nhiều cho VN là vì VN đã thay đổi chánh sách kinh tế cam đoan theo nền kinh tế thị trường. Đối vớiTQ thì điều nầy không quan trọng vì VN đi theo những nét chánh , bài bản và mánh khoé của TQ. Cái mà TQ muốn áp đảo kinh tế VN là muốn VN (Cộng sản) luôn là tay sai của bá quyền kinh tế TQ và VN là nơi thuãn tiện nhứt để khai thác tài nguyên kinh tế phong phú của VN. Vì vậy trong tương lai TQ sẽ còn cấp nhiều viện trợ với điều kiện dễ dãi.

Về đầu tư trực tiếp của TQ tại VN cho tới giờ hảy còn yếu , nhưng có đà gia tăng. Nhìn chung đầu tư trực tiếp của TQ ở VN, rất khác các nhà đầu tư trực tiếp đến từ các nước khác như Nhựt , Nam Han, Pháp , Hoa kỳ. Những công ty đầu tư TQ hầu hết là quốc doanh, mục đích là  khai thác tài nguyên .

Đầu tư trực tiếp của TQ tại VN

  Năm                             1998                   2004                     2006                    2008

Số dự án                          61                      391                        71                       628

Trị giá (triệu US$  )       220                    774,9                     401,3                  2.198

Nguồn: Tổng cục Thống kê VN

TQ sẽ đẩy mạnh đầu tư trực tiếp tạiVN về khai thác khoáng sản , lâm sản và ngay cả các đại siệu thị.

TQ coi việc mở rộng đầu tư trực tiếp , có thể vốn 100% hay liên doanh với công ty quốc  quốc doanh với nhau thì dễ chia chác) hoặc với người Hoa hải ngoại .

Ngoài việc xâm chiếm kinh tế qua kinh doanh, TQ còn đưa qua VN nhiếu công nhân viên. Họ xây dựng các khu “China town” như ở Bình dương hiện nay. Dần dần như là đợt di dân âm thầm ngụy tạo dưới danh nghĩa làm ăn.

4.      Kế họach họp tác rộng lớn và lâu dài.

Kể từ khi nối lại bang giao (1991) , hai đảng và chánh quyền hai nước VN và TQ rất gần guỉ , chia sẽ quyền lợi và cộng tác càng ngày càng chặc chẻ.  Trong 20 năm qua có 58 hiệp ước kinh tế lớn. VN luôn luôn bị ép , không cưởng lại nổi áp lực TQ.

CSTQ có những tham vọng và âm mưu với CSVN cái gọi là “ hợp tác toàn diện”

Những mục tiêu và kế hoạch mà TQ đang và nhắm tới trong một số kế họach rộng lớn có thể kể:

-          Khai thác khoáng sản của VN. Sau khi giao hai nhà máy chế biến , có lẽ xong vào năm tới khi thầu thì nói năm nay xong, TQ sẽ trực tiếp trong giai đoạn kế là chế biến và nhập nhôm về TQ mà hiện TQ thiếu nguyên liệu nầu. Sau đó TQ sẽ khai thác nhiều loại khoáng sản quan trong của VN, mà kỹ nghệ TQ rất cần, và VN có như sắt, than, và kể cả “đất hiếm” mà trong vòng 10 năm qua TQ đi khai thác khắp thế giới. Cách thức và kỹ thuật của TQ đưa đến ít nhứt hai hậu quả tai hại trầm trọng  cho VN: Năng suất kém vì kỷ thuật yếu , giá bàn tài nguyên sơ chế cho TQ thấp, và tai hai cho môi trường.

-          Khai thác lâm sản . VN có nhiều rừng ở miền Bắc cũng như miền Trung. TQ đã và sẽ nhắm tới. Hoặc dưới hình thức thu mua lâm sản hoặc dưới hình thức thuê rẽ trồng rừng. Chương trình nấy có phần nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Công nhân và cán bộ TQ đông đảo ở lẫn lộn trong dân, nhứt là dân thiểu số, sẽ dụ dỗ tiến tới khu tự trị.

-          Khai thác tài nguyên dưới biển  Vùng biên Đông  rộng lớn  và có nhiều đảo thuộc chủ quyền nhiều quốc gia. đã và đang tranh chấp ác liệt.Như chúng ta biết sự tranh chấp rất phức tạp và có tính cách quốc tế. TQ quốc muốn chiếm phần lớn dầu và hải sản trong vùng nầy. Theo tin tức có được thì tiềm năng dầu khí ứoc lượng ở đây rất lớn.Tranh chấp gần đây trở nên gây cấn vì TQ đưa ra bản đồ vùng biển thuộc TQ rất lớn , rất vô lý , không có căn cứ pháp lý .Các nước trong vùng phản đối trong đó có VN. TQ càng làm mạnh tới như đe dọa công ty tìm kiếm dầu lửa của Mỹ , Úc , Ấn dộ đã có hợp đồng với VN. Tình trạng TQ muốn làm chủ vùng biển nầy đã khiến Hoa kỳ can thiệp vào, vì đây là vùng có nhiều dầu mà còn là con đường biển qua đại dương rất quan trọng. Hoa kỳ đã khẳng định không thể bỏ vùng nầy. Điều nầy làm cho VN và các nước có tranh chấp với TQ có phần bớt sợ TQ. Nhưng CSVN trong điều kiện chủ quan và khách quan khó thoát khỏi gọng kềm của TQ.

Ngoài dầu lửa , vùng nầy còn là ngư trường khá, nên có nhiều đụng chạm vì tranh giành đánh cá. TQ đã nhiều lần bắt ngư dân VN cách ngang nhiên và sai luật.

-          Dự án xa lộ Đông Nam Á . TQ chủ đạo kế hoạch xây xa lộ qua các nước từ Malaysia            Thai lan , Cambocia , Lào và Việt nam đến TQ tạo một vành đai lớn có lợi cho TQ nhiều hơn. TQ còn hợp tác vớiVN xây một số xa lộ từ Vân nam xuống Bắc VN.

-          Tiếp tục thầu lớn xây dựng hạ tấng. VN có nhu cầu lớn xây dựng hạ tầng cơ sở, cầu cống , cảng. Nhu cầu nầy còn nhiều trong tương lai.Một phần lớn viện trợ quốc tế đổ vô xây dụng hạ tầng . Và cũng phần lớn các dự án xây dựng lọt vào tay TQ một cách không chánh đáng.

Với phần tóm lược trên đây chúng tôi muốn đóng góp số dữ kiện kinh tế trong mối bang giao và cấu kết giửa hai nước Cộng sản trong hai thập niên qua. Sự xâm chiếm kinh tế của TQ rất đáng lo ngại vì nằm trong bá quyền của một cường quốc gian ác và một bên là đàn em vừa sợ vừa không dám làm phật lòng đại ca, vừa có nhiều quyền lợi riêng tư.Xâm chiếm kinh tế tự nó là sự áp đảo, sự cưởng đoạt. Một sự cưởng chiếm từ từ , không có võ lực, và khó khiếu kiện.Người bị mất mát là dân chúng Việt Nam. Sức khỏe kinh tế bị suy mòn. Từ đó có thể đưa tới nhiều lọai tai họa khác. Khi đã kẹt vào vòng vây kinh tế thì khó thoát ra.

Qua diễn trình xâm chiếm kinh tế của TQ , chúng ta thấy rõ thêm là chuẩn mực bang giao  “bốn tốt” mà TQ và VN đặt ra ( láng giềng tốt, bạn bè tốt , đồng chí tốt, đối tác tốt) khi thực thi thì phương châm đó trở thành “bốn xấu”.

Cali,  tháng tư – 2012
Nguyễn Bá Lộc, ĐS9
________________________________
** TTR xin tôn trọng cách viết của tác giả và giữ nguyên chữ "Trung Quốc", một danh xưng bọn bành trướng Hán tộc đã ngạo mạn xử dụng bấy lâu nay để thay thế cho "Nước Tàu" đã có từ lâu. Xin cám ơn.

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...