Cuộc Tàn Sát tại Thiên An Môn
Đỉnh cao trong chính sách cai trị đẫm máu của Đảng CS Tàu.
Nhân cái chết trước đó một tuần của Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Đảng bị hạ bệ vì chủ trương cải cách, anh em thanh niên, sinh viên, học sinh đã quy tụ chung quanh và tại quảng trường Thiên An Môn đòi chính quyền cộng sản cải cách..
Khởi đầu vào ngày 15 tháng 4, số người tham gia lên đến hàng chục nghìn. Vào lúc cao điểm có khoảng nửa triệu người tham gia chỉ riêng ở công trường Thiên An Môn.
Từ Bắc Kinh phong trào đòi Tự Do Dân Chủ lan ra các thành phố lớn khác như: Thượng Hải, Vũ Hán, Trang Hạ (Chang sha)...
Mục tiêu của cuộc nổi dậy: Công bằng xã hội, Cải cách kinh tế đi đôi với cải cách chính trị, Tự do báo chí, Tự do ngôn luận, Dân chủ.
Đặc tính: Tuyệt thực, ngồi bất động, chiếm cứ các quảng trường.
Phản ứng của chính quyền cộng sản lúc đầu rất do dự. Nhưng Đặng Tử Bình sợ rằng phong trào chống đối có thể vượt khỏi sự kiểm soát nên đã quyết định ra lệnh cho quân đội có cả xe tăng để đàn áp.
Vào chiều ngày 3 tháng 4 xe tăng rầm rầm trên đường phố Bắc Kinh trong khi bô đội kéo vào vậy chặt Thiên An Môn từ nhiều ngả . Sau khi không thuyết phục được đám biểu tình tan hàng, quân đội được lệnh đàn áp. Nửa đêm ngày 4 tháng 6, hàng loạt súng tự động vang lên nhắm vào chính những người trẻ với khát vọng Tự Do Dân Chủ của đất nước.
Nhà thương trong vùng đầy nhóc những người bị trúng đạn, nhiều người trong đó, trẻ em và người lớn không hề tham gia vào cuộc biểu tình.
Hàng ngàn người bị bắn giết và có khi bị xe bọc thép cán nát. Một đêm rùng rợn mà những người chứng kiến hay trong cuộc còn sống sót không bao giờ quên.
Những ngày đêm tiếp theo là những cuộc bố ráp bắt bớ giam cầm, đầy ải những người đầu não hay ủng hộ cho phong trào đòi Tự Do dân Chủ này. Một số ít tìm cách trốn thoát ra hải ngoại.
Cho dù biết rằng bạo lực sẽ được xử dụng, nhưng sự dã man đã làm nhiều người bị bất ngờ. Trong cảnh hỗn loạn người ta nghe thấy những tiếng la thét: "Phát xít, hãy ngừng chém giết" và "Đả đảo chính phủ".
Khắp nơi trên thế giới lên án Bắc Kinh đã dùng bạo lực chống lại những người biểu tình. Các nước Phương Tây ra những biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận bán vũ khí cho Hoa Lục.
Tổng Bí Thư đương thời Zhao Ziyang bị qui trách quá mền mỏng và có cảm tình với phong trào nên đã bị hạ bệ và bị quản thúc tại gia 15 năm. Ông ta chết tại Bắc Kinh năm 2005. Quyền lãnh đạo lọt vào dám diều hâu quá khích.
Thiên An Môn, một vết nhơ muôn đời của CS Tàu!
(Điền Thảo)_
_________________
Hình: Hồng Kông tưởng niệm
No comments:
Post a Comment