26 November 2011

Phản hồi sau khi đọc truyện ngắn liên quan đến ...

Nhà kháng chiến Cường Để

Truyện ngắn nói về hoàng thân Cường Để đăng ngày 14 tháng Ba 2011 có một phản hồi nhưng phản hồi này lại bị computer nhốt vào trong "Spam". Đến bây giờ TTR mới khám phá ra, nên xin đăng lại đây để rộng đường dư luận. Xin lỗi anh Tôn Thất Tuệ, người đã cho ý kiến về truyện ngắn này. (TTR)
Ý nghĩ của tôi rất lộn xôn. Trước tiên về tình người với người thì tôi thấy Cương Để quá ư tội nghiệp. Thứ đến tôi thấy nhân vật trong truyện ngắn nầy không có chút gì là chính trị, không có một hoạt động, 100% thụ động. Sáng tác là quyền của tác giả, một khi đã nói là fiction thì huề tiền. Nhưng so chiếu với thực tế thì Cương Để rất hoạt động và đã tiếp xúc với những người trong chương trình Đông Du.
Nếu Trần Thùy Mai muốn có một Cường Để yếu hèn bám vào váy cô vợ Nhật, đó là quyền của tác giả. Nhật Bản cũng như các đế quốc khác đều tài trợ cho các chính khách lưu vong như một thứ đầu tư chính trị. Dĩ nhiên thời ấy nước Nhật đang khó khăn vì chiến tranh nhưng hoàng gia Nhật ở trong tình trạng con lạc đả ốm vẫn to hơn con heo mập. Báo điện tử Đông Dương Thời Báo (100%CS) nói ra92ng rằng hiện trong các ngân hảng Nhật còn một khoản tiền rất lớn của Cường Để và do đó Liên Thành đang muốn xuất hiện để lấy số tiền ấy. Liên Thành, em của người bạn hướng đạo của tôi là Liên Phong, cho tôi biết là Cường Để không có một đồng bạc trong saving account. Sự thật ở đâu đó giữa một lão già ôm đít vợ mà sống và một ông già nhiều tiền. Đó là một cuộc sống vừa phải (a decent life).
Tôi không biết truyện nầy được viết lúc nào, cho nên tôi không đoan quyết nó nằm trong cùng chiều hướng tấn công nhà Nguyễn như truyện Dị Hương được giải thưởng, một dâm thư và xem Gia Long như con ma dâm. Nhà văn CS Nguyễn Mạnh Hảo đã phê bình gay gắt. Hiện nay Liên Thành cháu nội của Cường Để xuất hiện như một người chống cọng. Đúng sai không nói ở chỗ nầy. LThanh gặp sức chống đối của nhiều người. Website Đông Dương Thời Báo trích đăng tất cả các bài phê bình Liên Thành cùng với một bài của ban biên tập nói LT đã theo đạo Thiên Chúa để gia nhập thối thân của Cần Lao, muốn bưng bát nhang của Hà Thúc Ký nhưng không được vì theo Chúa mà ông Ký cũng đã theo TCG. LT nói ông không theo đạo và không thuộc đảng Đại Việt Hà Thúc Kỳ. Các tài liệu trên internet hiện nay cho biết cả hai ông nầy không thay đổi tôn giáo từ khi mẹ sinh. Những trang web chống cọng mãnh liệt xem LT thành là một speaker chính.
Song song với việc nầy ông nội của Liên Thành được trình bày như một chính trị gia phi chính trị, một lão già ngu ngốc đất Phù Tang mà cô gái điệp viên trình với sếp không tiếp xúc với ai, suốt ngày chỉ viết chữ Tàu theo lối thư họa.
Tác giả có thể muốn nêu sự cao cả của người phụ nữ nói chung nhưng không nên đẩy một bên lên quá cao và bên kia nhấn xuống quá thấp, nhất là khi liên quan đến một nhân vật lịch sử cận đại và xem như hiện đại.

Tôn Thất Tuệ, k10
(không biết cách post nên phải dùng anonymous, master có email của tôi)
_____________
Một thân hữu có ý kiến về chữ "phản hồi":

Dường như chữ đôi "Phản hồi " là VC dùng sau 75 và hiện cả báo chí điện tử hải ngoại cũng đang xài như Đàn Chim Việt. Chữ quốc gia đồng nghỉa thì là gì ? Phúc đáp, ý kiến, hồi đáp, đáp ý, phản biện, tranh biện, v.v. . .
__________________
Thực ra thì tất cả những từ kép nêu ra ở trên (Phúc đáp, ý kiến, hồi đáp, đáp ý, phản biện, tranh biện,) dường như không thích hợp với trường hợp này, ngoại trừ "ý kiến". Nhưng ý kiến vẫn có thể là sáng kiến, đưa ra không bắt buộc phải là sau khi nghe/đọc một bài viết. Chữ phản hồi chính xác hơn để dịch chữ feedback. Hai chữ dùng lập thành từ kép này (phản, hồi) đều là Hán Việt nên chấp nhận được. Từ kép "phản hồi" có sau năm 1975 để đáp ứng với ngôn ngữ càng ngày càng phong phú của thế giới, nhưng không chắc đã phát xuất từ trong nước hay từ đồng bào hải ngoại, nhất là không chắc đó là ngôn từ của VC hay của dân chúng. Chữ hay nhất có thể là "Tiếng vang", "Âm vang " tuy có hơi "văn hoa".
Tuy nhiên ý kiến này của TTR cũng chỉ là một ý kiến.

No comments:

Post a Comment