30 November 2011
29 November 2011
Đồng môn Lê Quế qua đời
Xin thông báo cùng toàn thể đồng môn CSV QGHCđặc biệt quí anh chị thuộc khóa Đốc Sự 7
Đồng mônLê QuếCựu sinh viên khóa ĐS 7Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài GònĐã mệnh chung lúc 10:30 giờ sáng nay (giờ địa phương)thứ Ba ngày 29 tháng 11 năm 2011tại Edmontn, Alberta, Canada(Nguyễn Đắc Điều)
Thư của cháu Quỳnh Giao:
Con là Quỳnh Giao đây. Con email bác để báo tin ba con đã mất vào khoảng 10:30 AM sáng nay Nov. 29, 2011. Ba con chỉ cảm thấy mệt và khó thở rồi quị xuống giường và tắt thở luôn chứ không hề bệnh hoạn hay có dấu hiệu gì trước đó. Thế là xong một kiếp người. Mau quá lúc đó chỉ có Má con ở nhà còn tụi con đi công việc. Có lẽ nếu tụi con đều có mặt đầy đủ ổng đi không nổi đâu. Khoảng một tiếng đồng hồ sau thì chị con về nhà thì bàng hoàng hay tin. Tụi con bây giờ đang lo đọc kinh cầu nguyện và mọi chuyện hậu sự cho Ba con. Vài hàng cho 2 bác hay. Nhờ bác liên lạc với những người bạn khác của Ba con để họ biết dùm con luôn. Cám ơn bác rất nhiều.
Con,
Quỳnh Giao
Thơ Á Nghi
TRĂNG QUÊ
Ông à! Người ở trong tranhBấy nhiêu đã đủ cho chanh ngọt đườngÔng đừng trăm nhớ, nghìn thươngMột người, tôi đã sắc hương trao vềThị thành yêu nét chân quêChữ tình tôi đã hẹn thề trăm nămĐã chia từng ánh trăng rằmHứa nhau: tăm tối, âm thầm vẫn soiSá gì bụi rậm nhỏ nhoi,Mà không thấy được rõ nơi tim cầnTình chúng tôi đẹp tuyệt trầnĐèn sang có sáng, không lần phụ trăng
Á Nghi, 14-11-2011.
28 November 2011
Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng
QUÊN NHỮNG CÁI NÊN QUÊN
Một buổi tối, tôi đi thăm một người bạn từng bị vu cáo hãm hại .
Lúc đang ăn cơm , Anh nhận được một cú điện thoại , người đó muốn nói cho Anh biết ai đã hãm hại Anh . Nhưng Anh bạn tôi đã từ chối nghe . Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi , Anh nói :
"Biết rồi thì sao chứ ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và
có những thứ cần phải quên đi "
Sự rộng lượng của Anh khiến tôi rất cảm kích . Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ , đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên , bởi trong cuộc sống nầy có những thứ cần nhặt lên và bỏ
xuống đúng lúc .
Trong kinh Phật có môt câu chuyện kể rằng : Tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên . Tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ . Khi tới bờ sông , một cô gái muốn qua sông . Lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông . Cô gái , sau khi cảm ơn thì đi mất.
Tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc "Sư phụ sao lại có thể cõng một cô gái qua sông như thế?". Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được hai mươi dặm, cậu ta thực sự không kềm lòng được nữa, đành hỏi sư phụ:
"Chúng ta là người xuất gia , sao thầy lại có thể cõng một cô gái qua sông
như thế?"
Sư phụ điềm đạm nói:
"Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô ấy hai mươi dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống".
Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý , hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh . Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi . Ven đường , nhìn thấy vô vàn phong cảnh , trải qua biết bao những gập ghềnh . Nếu như đem tất cả những điều đã nhìn thấy của những nơi đã đi qua , ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết . Sự từng trải càng phong phú , áp lực càng lớn. Chẳng bằng đi một chặng đường , quên một chặng đường thì mãi mãi sẽ chỉ mang một hành trang gọn nhẹ mà thô.
Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược lại. Ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, những điều còn lại không cần thiết để cho lòng khỏi phải vướng bận thêm . Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý. Cần nên chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rấy hay, rằng "Tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình". Cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình. Bởi lẽ đó , để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản , ta không nên truy cứu lỗi lầm của người khác.
Rất nhiều người thích câu thơ :
" Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng.
Hạ có gió mát, đông có tuyết ."
Trong lòng không có điều phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ , quên những cái cần quên , sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống nầy sẽ thật tươi đẹp .
GIANG NHẤT YẾN
***( Huỳnh thị N.H.)
27 November 2011
Tình ca Từ Công Phụng, Brisbane, Úc châu
ĐÊM NHẠC KỶ NIỆM 50 NĂM
* NVSanh, Australia
Nghe Nhạc sĩ Từ Công Phụng (TCP) đến Úc châu nhưng không có chương trình ghé thăm Brisbane, nhiều đồng hương tại QLD đã lấy làm tiếc nuối vì lần trước đã có dịp gặp anh. May mắn thay Nhạc sĩ TCP còn có chút thì giờ trước khi trở về Hoa kỳ vì lòng anh lúc nào cũng hướng về Brisbane.
Trong chuyến lưu diễn của anh TCP ở Úc lần này, không có chương trình nhạc TCP ở Brisbane vì đường xá quá xa xôi, thì giờ eo hẹp, vả lại sức khoẻ của anh dạo này rất kém. Nhưng khi nghe anh muốn đến thăm quý đồng môn và đồng hương ở Brisbane có thể lần này là lần chót thì Gia đình QGHC và anh em Văn nghệ sĩ nơi đây tức tốc có cuộc họp mặt và chuẩn bị cho Đêm nhạc vỏn vẹn chỉ có 2 tuần lễ. Nói chung, Ns Từ Công Phụng đến đây bằng một chữ TÌNH thì chúng tôi cũng đáp lại với anh bằng một chữ TÌNH.
Với thời gian ngắn ngủi, thúc bách như vậy, chúng tôi không nghĩ có nhiều đồng hương tham dự mà chỉ nghĩ giỏi lắm tụ họp được một nhóm nhỏ - những người từng có niềm rung cảm sâu sắc âm nhạc của TCP cũng như hằng mến mộ con người anh mới có dịp tham dự, như vậy cũng đủ vui rồi. Nhưng chúng tôi đã lầm, những người ái mộ anh TCP vào ngày chót đã gia tăng một cách đột ngột ngoài dự kiến. Sự đáp ứng của quý đồng hương đêm ấy cũng là sự đáp ứng của một chữ TÌNH - Tình Đồng Hương Ái Mộ đối với Người Nghệ sĩ.
Trong Tuyển tập "TCP Dưới Mắt Bằng Hữu" vừa mới xuất bản tại Hoa kỳ, anh có cho hay "Cuộc đời có nhiều lối rẽ, có nhiều tương lai, nhưng không ngờ thế giới âm thanh lại trở thành kẻ tình nhân ngọt ngào trong suốt đời anh". Và vừa rồi khi anh gặp cơn bệnh thập tử nhất sinh (anh đã hai lần bị chứng ung thư hành hạ) mọi người đã nghĩ đến anh, cầu nguyện cho anh được sớm hồi phục. Và hôm nay anh đã hồi phục và băng qua đại dương đến thăm đồng hương chúng ta tại Úc châu. Thật là một nghĩa cử cao đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ. Anh nói tiếp: "Cho nên ngoài ân sủng của Thượng Đế bao la, thì lời cầu nguyện của quý anh chị cũng đã thôi thúc tôi trở lại làm chứng nhân qua âm nhạc trong cuộc tình đẹp đẽ và thơ mộng này". Riêng Gia đình QGHC chúng tôi, sự hồi phục và trở lại của anh đến thành phố Brisbane lần thứ này là một điều hết sức vui mừng!
Ở đây cũng có Chị Hạnh Phước - cô giáo ở Trường Tiểu Học Glenala, ngày xưa ngồi thi cùng bàn với anh TCP ở Nha Trang thời trung học, cho hay trong lúc ngồi thi, hai người ngồi cạnh nhau, thỉnh thoảng chị vẫn nghe tiếng hát văng vẳng của anh trong lúc làm bài. Như vậy rõ ràng âm nhạc đã quấn quít đời anh rất sớm, kể cả trong lúc thi cử. Một người khác cũng rất đam mê tiếng hát của TCP là anh Chỉnh ở Oxley – anh bảo đối với anh, giọng ca của TCP là giọng nam số một của VN mình và anh chỉ cần được nghe anh TCP hát ‘live’ một bản thôi cũng đủ cho anh niềm hạnh phúc rồi. Hai Bác Ngô Lâm đã lớn tuổi cũng cố gắng tham dự và tặng cho Nhạc sĩ TCP quyển 30 Năm Văn Học Nghệ Thuật tại Úc châu mà chính ông là tác giả cũng đã làm ấm lòng người nghệ sĩ.
Tuần trước, trong bài viết Tình Ca của Con Tim và Nước mắt của Thầy Thích Thiện Hữu đăng trên tờ SS Tuần Báo, Thầy đã không ngớt lời ngợi khen nhạc tình của Nhạc sĩ TCP và Thầy cho rằng "Anh đã ít nhiều đóng góp trong vườn hoa âm nhạc dân tộc thêm đậm sắc hương, đã để lại cho đời những bản tình ca bất hủ...".
Chúng tôi cũng xin hân hạnh nhắc đến người đã điều khiển toàn bộ chương trình nhạc Kỷ niệm 50 Năm Tình Ca TCP một cách thật thành công, đó chính là đồng môn QGHC chúng ta, MC Phạm Cao Tùng. Thời tiết hôm ấy thật tuyệt vời. Không mưa, rất mát, không khí đêm nhạc đầy ắp tình người, nên đêm nhạc trình diễn cho tới gần khuya vẫn còn rất đông người tham dự. Xin cám ơn Anh chị TCP đã đến thăm lại nơi đây và mang niềm vui đến với mọi người.-
• NVSanh
(26/11/2011)
Anh TCP và Gia Đình QGHC tại Brisbane – Đồng môn MC PhạmCaoTùng (đeo kính), bên phải là đồng môn NVSanh (TB Tổ chức)
26 November 2011
Phản hồi sau khi đọc truyện ngắn liên quan đến ...
Nhà kháng chiến Cường Để
Truyện ngắn nói về hoàng thân Cường Để đăng ngày 14 tháng Ba 2011 có một phản hồi nhưng phản hồi này lại bị computer nhốt vào trong "Spam". Đến bây giờ TTR mới khám phá ra, nên xin đăng lại đây để rộng đường dư luận. Xin lỗi anh Tôn Thất Tuệ, người đã cho ý kiến về truyện ngắn này. (TTR)
Ý nghĩ của tôi rất lộn xôn. Trước tiên về tình người với người thì tôi thấy Cương Để quá ư tội nghiệp. Thứ đến tôi thấy nhân vật trong truyện ngắn nầy không có chút gì là chính trị, không có một hoạt động, 100% thụ động. Sáng tác là quyền của tác giả, một khi đã nói là fiction thì huề tiền. Nhưng so chiếu với thực tế thì Cương Để rất hoạt động và đã tiếp xúc với những người trong chương trình Đông Du.
Nếu Trần Thùy Mai muốn có một Cường Để yếu hèn bám vào váy cô vợ Nhật, đó là quyền của tác giả. Nhật Bản cũng như các đế quốc khác đều tài trợ cho các chính khách lưu vong như một thứ đầu tư chính trị. Dĩ nhiên thời ấy nước Nhật đang khó khăn vì chiến tranh nhưng hoàng gia Nhật ở trong tình trạng con lạc đả ốm vẫn to hơn con heo mập. Báo điện tử Đông Dương Thời Báo (100%CS) nói ra92ng rằng hiện trong các ngân hảng Nhật còn một khoản tiền rất lớn của Cường Để và do đó Liên Thành đang muốn xuất hiện để lấy số tiền ấy. Liên Thành, em của người bạn hướng đạo của tôi là Liên Phong, cho tôi biết là Cường Để không có một đồng bạc trong saving account. Sự thật ở đâu đó giữa một lão già ôm đít vợ mà sống và một ông già nhiều tiền. Đó là một cuộc sống vừa phải (a decent life).
Tôi không biết truyện nầy được viết lúc nào, cho nên tôi không đoan quyết nó nằm trong cùng chiều hướng tấn công nhà Nguyễn như truyện Dị Hương được giải thưởng, một dâm thư và xem Gia Long như con ma dâm. Nhà văn CS Nguyễn Mạnh Hảo đã phê bình gay gắt. Hiện nay Liên Thành cháu nội của Cường Để xuất hiện như một người chống cọng. Đúng sai không nói ở chỗ nầy. LThanh gặp sức chống đối của nhiều người. Website Đông Dương Thời Báo trích đăng tất cả các bài phê bình Liên Thành cùng với một bài của ban biên tập nói LT đã theo đạo Thiên Chúa để gia nhập thối thân của Cần Lao, muốn bưng bát nhang của Hà Thúc Ký nhưng không được vì theo Chúa mà ông Ký cũng đã theo TCG. LT nói ông không theo đạo và không thuộc đảng Đại Việt Hà Thúc Kỳ. Các tài liệu trên internet hiện nay cho biết cả hai ông nầy không thay đổi tôn giáo từ khi mẹ sinh. Những trang web chống cọng mãnh liệt xem LT thành là một speaker chính.
Song song với việc nầy ông nội của Liên Thành được trình bày như một chính trị gia phi chính trị, một lão già ngu ngốc đất Phù Tang mà cô gái điệp viên trình với sếp không tiếp xúc với ai, suốt ngày chỉ viết chữ Tàu theo lối thư họa.
_____________Tác giả có thể muốn nêu sự cao cả của người phụ nữ nói chung nhưng không nên đẩy một bên lên quá cao và bên kia nhấn xuống quá thấp, nhất là khi liên quan đến một nhân vật lịch sử cận đại và xem như hiện đại.
Tôn Thất Tuệ, k10(không biết cách post nên phải dùng anonymous, master có email của tôi)
Một thân hữu có ý kiến về chữ "phản hồi":
Dường như chữ đôi "Phản hồi " là VC dùng sau 75 và hiện cả báo chí điện tử hải ngoại cũng đang xài như Đàn Chim Việt. Chữ quốc gia đồng nghỉa thì là gì ? Phúc đáp, ý kiến, hồi đáp, đáp ý, phản biện, tranh biện, v.v. . .
__________________
Thực ra thì tất cả những từ kép nêu ra ở trên (Phúc đáp, ý kiến, hồi đáp, đáp ý, phản biện, tranh biện,) dường như không thích hợp với trường hợp này, ngoại trừ "ý kiến". Nhưng ý kiến vẫn có thể là sáng kiến, đưa ra không bắt buộc phải là sau khi nghe/đọc một bài viết. Chữ phản hồi chính xác hơn để dịch chữ feedback. Hai chữ dùng lập thành từ kép này (phản, hồi) đều là Hán Việt nên chấp nhận được. Từ kép "phản hồi" có sau năm 1975 để đáp ứng với ngôn ngữ càng ngày càng phong phú của thế giới, nhưng không chắc đã phát xuất từ trong nước hay từ đồng bào hải ngoại, nhất là không chắc đó là ngôn từ của VC hay của dân chúng. Chữ hay nhất có thể là "Tiếng vang", "Âm vang " tuy có hơi "văn hoa".
Tuy nhiên ý kiến này của TTR cũng chỉ là một ý kiến.
24 November 2011
Thơ NT
1 comments:
Anonymous said...
Ở Mỹ, ngày 24 .11. là ngày Lễ Tạ Ơn. Thật rất trùng hợp với bài ThƠ này của Như Thương, "chuyên trị" về thể Thơ Lục bát ! Tôi không rõ việc đăng bài Thơ này trong dịp Lễ Tạ Ơn đó là chủ đích của Ban Biên tập TTR hay chỉ là sự "ngẫu nhiên" ??
*** Đó là "chủ trương" của nhà thơ thi đúng hơn. Nhà thơ sáng tác bài thơ và gửi tới vào dịp Lễ Tạ Ơn. (TTR)
***
Hồi âm một độc giả...
Sau khi Như Thương đọc cảm nghĩ của một độc giả về bài thơ "Tạ Ơn Anh Đã Một Lần Yêu Em" gởi trên Diễn đàn Tiếng Thông Reo... NT nghĩ rằng giá như độc giả ấy chỉ viết ngần này thì thật quý hóa biết bao !
"Ở Mỹ, ngày 24 .11. là ngày Lễ Tạ Ơn. Thật rất trùng hợp với bài Thơ này của Như Thương, "chuyên trị" về thể Thơ Lục bát ! ..." (NT)
Lời chúc của một thân hữu từ Hoa Kỳ
Thăm và chúc sức khỏe quí thân hữu mọi nơi đặc biệt tại Canada
**
Chúc quí Anh Chi vui vẻ và hạnh phúc vào dịp lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ.
Cám ơn quí Anh, Chị và thân hữu đã chuyển tin tức, sáng tác văn học nghệ thuật (thi, họa, văn, bình luận, phiếm văn v.v. . . ) suốt năm qua đã là niềm vui vô giá sưởi ấm lòng người cùng tâm trạng ly hương và vong quốc.
Happy Thanksgiving to You and your family
Cảm ThánNhân Ngày Lễ Tạ Ơn 2011
Sững sờ lại thấy bóng Gà Tây,Thấm thoắt xa quê đã vạn ngày.Đất nước, Việt gian hèn nhát bán,Non sông, Tàu cộng thản nhiên cày.
Quyền cao, thú dữ hoài ăn hại,Miệng bé, dân lành mãi nuốt cay."Trí thức" phen này, Âu tới Mỹ,Tha hồ "kiến nghị" ký mòn tay.
Trần Văn LươngCali 11/2011
23 November 2011
Old Sea, tranh Nguyễn Thế Vĩnh
Oil on canvas
30x40 inch (102x76 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
All rights reserved
BIỂN XƯA NỔI SÓNGEm áo trắng tinh khôi,Biển xưa chiều nổi sóng.Gió bay tóc, mặn môi,Mình với trời cao rộng.*Tâm ngỡ đã yên rồi,Sao trùng dương chợt động?LAN ĐÀM3/11
Giới thiệu sách mới
Đã phát hành tại hải ngoại:
Léon Tolstoi, Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Văn Chương
Tác giả: Trọng Đạt
Người Việt Dallas xuất bản
Sách dầy 340 trang, giá 16 Mỹ Kim.
Cuốn sách tiếng Việt đầu tiên viết về Léon Tolstoi, nhà văn hào lớn nhất thế
giới, có bán tại các tiệm sách
Trích phần mở đầu sách:
Lời nói đầu
Sau khi rời ghế trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn năm 1966, tôi đã mang hoài bão biên soạn một cuốn sách về Léon Tolstoi, nhà văn hào Nga mà hồi ấy đã được nhiều độc giả Sài Gòn hâm mộ. Tôi đã gửi mua bên Paris những sách viết về tác giả vĩ đại này để tham khảo nhưng rồi phần vì bận việc sinh sống và vì diễn tiến thời cuộc đa đoan, thời gian trôi qua nhanh, cho tới nay đã gần nửa thế kỷ tôi mới có cơ hội thực hiện được ước vọng của mình.
Sở dĩ tôi bỏ nhiều thời giờ để biên soạn về Tolstoi vì trước hết ông được người mình ưa chuộng, thích đọc, lại nữa ông là cây viết quá lớn trên văn đàn thế giới với những cuốn tiểu thuyết vĩ đại vượt không gian thời gian, đã được coi như những công trình văn hóa của nhân lọai. Chiến Tranh Và Hòa Bình, Anna Karénine vẫn được coi là hai cuốn best seller trên thế giới, người ta vẫn tái bản, in lại tác phẩm của Tolstoi.
Đối với người Việt mình, ông là một tác giả rất quen thuộc, văn của ông trong sáng, nhẹ nhàng, sâu sắc. Trước 1975, tại cả hai miền Nam Bắc, tác phẩm của Tolstoi đã được dịch ra tiếng Việt và được nhiều người hâm mộ, họ cho rằng tư tưởng của ông gần với Đông phương, có thể tại nước Nga nằm một nửa về phía Âu và một nửa về phía Á. Độc giả như thấy ở ông hình ảnh một nhà hiền triết Đông phương, tư tưởng của ông gần với chữ từ của nhà Phật, chữ nhân của Khổng giáo cũng như tình thương của thánh Ghandi.
Sau 1975 tôi được biết nhiều người miền Bắc chuộng văn Tolstoi khi có dịp vào Sài Gòn bèn tìm mua những bản dịch tác phẩm của ông để xem có gì khác hơn những bản dịch của miền Bắc mặc dù ngoài ấy người ta cũng đã chuyển ngữ nhiều sách nhà văn hào này.
Từ thời tiền chiến truyện Anna Karenine của Tolstoi đã được dịch ra tiếng Việt (A Na Kha Lệ Ninh), nhiều truyện ngắn của ông đã được chuyển ngữ. Khoảng đầu thập niên 70 ông Nguyễn Hiến Lê phiên dịch toàn bộ truyện Chiến Tranh Và Hòa Bình do nhà Lá Bối xuất bản, hai cuốn tiểu thuyết lớn khác Anna Karénine, Resurrection cũng đã được nhiều người dịch. Cả ba truyện được quay thành phim nhiều lần và đã được khán giả miền nam Việt Nam những năm xưa tán thưởng, ca ngợi. Tại Sài Gòn thập niên 60, 70 có phong trào đọc văn Nga, nhiều tác phẩm của Tolstoi, Dostoevsky, Ivan Turgenev, Paoustovski, Tchekhov… đã được giới thiệu với độc giả Việt Nam, người mình thích văn Nga có lẽ vì nó gần với tinh thần của người Đông phương. Léon Tolstoi được người mình quí trọng hơn nhiều tác giả ngọai quốc khác vì ông dễ thông cảm, người ta tưởng như ông là một nhà hiền triết Á đông với chủ trương bất bạo động, ca tụng tình thương và bác ái.
Không chỉ là nhà văn hào nổi tiếng, Tolstoi cũng là một vĩ nhân trên thế giới, nhà cải cách tôn giáo, nhà tư tưởng, nhà tranh đấu cho tự do công bằng của nông dân Nga. Trước tác của ông đủ các loại triết lý, văn chương, tôn giáo… Nội dung cuốn sách này thật không đủ để diễn tả hết nghệ thuật và con người của Tolstoi. Vì lý do giới hạn tôi chú trọng về văn nghiệp nhiều hơn tiểu sử, chỉ đề cập một cách sơ lược về cuộc tranh đấu giành cơm áo tự do cho nông dân, cũng như hoạt động, trước tác về tôn giáo, triết học của nhà văn hào.
Sách chia làm bốn chương, trước hết là tiểu sử tác giả, sau đến khái luận sự nghiệp văn chương, chương ba đi vào các phẩm tiêu biểu, chương cuối cùng kết luận.
Về văn nghiệp, tôi chú trọng đề cập ba cuốn tiểu thuyết lớn của ông: Chiến Tranh Và Hòa Bình, Anna Karénine và Résurrection vì nó tiêu biểu cho sự nghiệp tác giả, có thể nói di sản nghệ thuật của ông hầu như nằm trong ba cuốn truyện trường giang đại hải này. Ông viết nhiều truyện ngắn nhưng vì lý do giới hạn tôi chỉ đề cập tới vài đoản thiên nổi tiếng và tiêu biểu của tác giả đã được Tây phương chú ý. Trong phần kết luận tôi để một ít trang so sánh Tolstoi với hai tác giả lớn khác của nền văn chương Nga.
Về tên các tác giả, tác phẩm, nhân vật, địa danh… người Pháp và Anh thường viết khác nhau, thí dụ Pháp viết Léon Tolstoi, Anh Leo Tolstoy, Pháp Anna Karénine, Anh Anna Karenina, Pháp Ivan Tourgueniev, Anh Ivan Turgenev, Pháp André, Anh Andrew… Vì hồi xưa quen nói theo lối Pháp nên tôi thường dùng Léon Tolstoi thay vì Leo Tolstoy như lối Anh, trong sách này phần nhiều theo lối Anh nhưng cũng có nhiều chỗ vì thói quen vẫn theo lối Pháp. Sự nghiệp văn chương của Léon Tolstoi quá lớn, tác phẩm của ông vĩ đại nên công việc nghiên cứu về nhà văn hào này đòi hỏi nhiều thời gian. Mặc dù đã đọc và phân tích kỹ công trình của tác giả nhưng chắc vẫn còn sơ xuất, mọi khuyết điểm và sai lạc nếu có xin quí độc giả chỉ bảo thêm.
Arlington Texas, cuối tháng 7 năm 2011.
Trọng Đạt
22 November 2011
21 November 2011
Cười tì tỉnh
(Huỳnh N.H. lượm lặt)VÌ VẬY MỚI ... MỌC SỪNG
Hai vợ chồng đi chơi Sở Thú . Khi ngang chuồng cọp , hướngdẫn viên nói :
"Thưa quý vị , cọp là loài mạnh mẽ , chúng có thể giao hoan
kéo dài tới 45 phút"
Cô vợ liền quay qua anh chồng :
- Anh thấy chưa , 45 phút đó !
Đến chuồng sư tử, hướng dẫn viên tiếp :
"Sư tử cũng khỏe , chúng có thể cầm cự 30 phút"
Cô vợ kéo ông chồng :
- Đó ... 30 phút lận!
Ngang chuồng nai , hường dẫn viên nói
"Còn nai thì chỉ có 5 phút thôi. "
Người chồng liền ngó cô vợ :
- Em thấy chưa , chỉ có 5 phút thôi!
Cô vợ nạt lớn :
- Chính vì vậy nên nai mới bị mọc sừng đó! ! !
Hứa leo lẻo nhưng làm thì hoàn toàn khác, đến nỗi ...
TÙY VIÊN ĐẠI SỨ QUÁN MỸ NGỠ NGÀNG, SỮNG SỜ…!
Vào lúc 15giờ 20, ngày 18/11/2011, ông Michael Orana, tùy viên của Đại Sứ Quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã đến thăm các linh mục, tu sĩ và bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà.
Ông Michael Orana cho biết: ông ngỡ ngàng vì mới cách đây 1 tuần tại Washington, D.C vị đại diện chính quyền Việt Nam đã báo cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam được tôn trọng, mà bây giờ những việc vừa xảy ra tại giáo xứ Thái Hà thì hoàn toàn ngược lại những gì được báo cáo.
Sau cuộc trò chuyện, gặp gỡ các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, ông đi bắt tay từng người để diễn tả sự cảm thông với những nỗi đau của anh chị em giáo xứ Thái Hà đang phải gánh chịu. (Nguồn: Website giáo xứ Thái Hà)
20 November 2011
Thập thò cửa hang
Lá bùa trở thành dây thòng lọng
Điền Thảo
Một trong những luận cứ đã được giới truyền thông Hoa Lục đắc ý nêu ra là Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều khúc mắc khiến hai nước này không thể trở thành đồng minh tín cẩn.
Nhìn kỹ vào thực trạng hiện nay mới thấy rằng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Sản có những giá trị Hà Nội không thể vượt qua. Những giá trị cố hữu như Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền thường được Hoa Kỳ đưa ra như những điều kiện để tiến xa hơn trên lộ trình hợp tác với các nước.
Luận cứ trên đây của Hoa Lục đang tỏ ra là đúng với thực tại. Hà Nội muốn dùng Mỹ như một hậu thuẫn có thể là tạm thời để chận đứng bước nam tiến của Cộng Sản Tàu nhưng đồng thời Đảng CSVN lại luôn luôn muốn bám chặt lấy vị thế độc tôn để một mình hành xử quyền lực mà hệ quả là đàn áp khối người bất đồng chính kiến, điều mà dư luận Mỹ không chấp nhận.
Nhóm thủ cựu trong Đảng CSVN bị gò bó không đi xa hơn được cái mớ lý luận lỗi thời. Họ cho rằng Đảng là lớp người tiên phong hoạt động dân chủ (thứ dân chủ tập trung kiểu CS) nên cực kỳ sáng suốt và khôn ngoan. Và rằng đã giác ngộ chính trị, Đảng là lớp người duy nhất nắm được quy luật vận hành của xã hội. Bởi vậy mà hiến pháp 1992 nước CHXHCN VN đã ghi rõ:
Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
(Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992)
Có cần hỏi lại những xác quyết trên đây của điều 4 thực sự có phản ánh thực tế hay không. Đảng CSVN trước đây và hiện nay có thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam hay không, có thực sự là đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân hay không hay chỉ là những ngụy tạo? Đảng viên đảng CSVN được kết nạp bí mật và do quyết định từ cấp cao trong đảng. Một đảng như thế sao gọi được là của toàn dân và đại diện quyền lợi của toàn dân?
Hoang tưởng và võ đoán gắn liền với những chế độ độc tài. Điều 4 là một võ đoán. Lịch sử cho thấy sự võ đoán đã khiến nhiều tập đoàn độc tài bị lạc lối gây chiến tranh, và bị tan rã nhanh chóng. Đam mê quyền lực đã khiến Đức Quốc Xã của Hitler bịa ra rồi tự mình bị mê hoặc bởi cái lý thuyết nhảm nhí rằng dân tộc Aryen là dân tộc thông minh nhất. Thậm chí Đức quốc Xã còn lập ra và thực hiện kế hoạch tạo nên một "dân tộc siêu đẳng".
Du nhập thuyết chuyên chính vô sản để làm lá bùa, chuyển tả lý thuyết ấy vào điều 4 hiến pháp 1992, Hà Nội đang bị chính lá bùa này ếm, không còn có khả năng biến hóa ứng phó thành công với thảm trạng trên đe dưới búa hiện nay. Dân nổi dậy đòi công lý. Giặc bắc phương hà hiếp. Chạy đôn đáo cứu viện từ các nước bên ngoài.
Sự sợ hãi các nhóm gọi là phản động trong "diễn tiến hòa bình" kéo sụp đổ cái ghế cường quyền của mình khiến cho Hà Nội thập thò cửa lỗ, không bước ra được và cũng không bao giờ dám bước ra khỏi hang. Truyền thông Hoa Lục đã gợi ý và Bắc Kinh đang nắm lấy con bài tẩy này để khống chế Hà Nội
Thực tiễn hơn, Hà Nội cố ôm chặt quyền lực cho riêng Đảng Cộng Sản VN và được họ giải thích như đó là con đường duy nhất mang lại ổn định xã hội và chính trị. Những thập niên gần đây, đảng CSVN luôn luôn lấy Hoa Lục làm mẫu mực. Cái lý luận trên đây cũng là một suy diễn từ lý thuyết do đám chóp bu Bắc Knh chủ xướng nổi bật nhất có Đặng Tử Bình* và sau này có cựu bô trướng quốc phòng Hoa Lục Trì Hạo Điền**.
Mới đây Trương Tấn Sang, chủ tịch nước VNCS sang thăm Hoa Kỳ khi bị chất vấn về nhân quyền lúng túng nhưng chung quy vẫn bám vào thể chế độc tài từ chối chấp nhận đối lập. Thái độ thập thò cửa hang khiến cho những nước lúc đầu có cảm tình nay đã có những dấu hiệu chán nản. Truyền thông chính thức điều khiển bởi nhà nước cộng sản Việt Nam khi đưa tin đã cố ý bỏ qua những vấn nạn về dân quyền từ phía Mỹ đưa ra***.
Những cuộc gặp gỡ chiến lược sau cửa khép do Mỹ- minh bạch và Nhật- âm thầm chủ động Việt Nam không được mời. Riêng Phi Luật Tân hiện được hiệp ước an ninh với Mỹ bảo vệ. Còn Việt Nam vẫn là một giải đất bỏ ngỏ, là miếng mồi hấp dẫn và sẽ là nơi đầu tiên để Hoa Lục thử ý chí của phương tây. Quá khứ đã chứng tỏ Mỹ không coi Việt Nam là quan trọng. Có quan trọng chăng là con đường thủy lộ ở Biển Đông.
Chính sách đu dây cố hữu của đảng CSVN cộng với cái lá bùa chuyên chính vô sản không biết chừng sẽ là sợi dây thòng lọng xiết cổ Hà Nội một ngày nào đó không xa.
Điền Thảo
11.2011
Chính sách đu dây cố hữu của đảng CSVN cộng với cái lá bùa chuyên chính vô sản không biết chừng sẽ là sợi dây thòng lọng xiết cổ Hà Nội một ngày nào đó không xa.
Điền Thảo
11.2011
________________
(*) Đặng Tử Bình sinh thời nói rằng nếu đảng (CS Tàu) không kịp thời dập tắt vụ Thiên An Môn bằng bàn tay sắt thì Tàu Cộng không có ngày nay - ý nói ổn định và phát triển. Nhưng ông ta không trù liệu được rằng ổn định dựa vào bạo lực chỉ là tạm bợ dễ vỡ.
(**) Trì Hạo Điền là người chủ trương một chiến lược gồm 3 điểm: Thứ nhất, mở rộng không gian sinh tồn bằng cách đưa người Tàu di cư ra nước ngoài để lấn chiếm thế giới một cách tiệm tiến. Thứ hai, duy trì vô thời hạn chế độ độc tài, độc đảng tại Hoa Lục. Thứ ba, khai thác và xử dụng mọi phương tiện quân sự và khoa học tiên tiến để đánh bại Hoa Kỳ và thống trị thế giới. (Diễn văn đọc trước đại hội các tướng lãnh Tàu)
(***) Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton nói hôm thứ Năm rằng Việt Nam buộc phải cải thiện hồ sơ quá khứ về nhân quyền của mình nếu muốn mưu cầu mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước.Vietnam must do more on rights
Bà Clinton tuyên bố tại trung tâm East-West Center ở Hawaii (trước khi gặp ông Sang) rằng: "Chúng tôi đã minh định với Việt Nam rằng nếu chúng ta có ý phát triển mối quan hệ chiến lược, như hai quốc gia mong muốn, thì (chính quyền) Việt Nam buộc phải hành động nhiều hơn để chứng tỏ họ tôn trọng và bảo vệ các quyền của công dân nước mình".
HONOLULU - US Secretary of State Hillary Clinton said Thursday that Vietnam must improve its human rights record if it seeks better relations as the two countries held talks on the issue.
"We have made it clear to Vietnam that if we are to develop a strategic partnership, as both nations desire, Vietnam must do more to respect and protect its citizens' rights," Clinton said at the East-West Center in Hawaii.
(Ngôn từ ngoại giao mà dùng đến chữ must thì đã sắp cạn tàu ráo máng!- ĐT)
19 November 2011
Bướm Đông, Thơ cuối tuần
Dạo:
Bao năm giông gió miệt mài,Người ra đi chẳng còn ai trở về.
冬 蝶
冬 林 葉 久 殘 ,百 蝶 越 寒 關 .遠 路 多 風 雨 ,春 來 沒 一 還 .陳 文 良
Âm Hán Việt:
Đông Điệp
Đông lâm diệp cửu tàn,Bách điệp việt hàn quan.Viễn lộ đa phong vũ,Xuân lai, một nhất hoàn.Trần Văn Lương
Dịch nghĩa:
Bướm Mùa ĐôngRừng mùa Đông lá đã héo tàn từ lâu,Hàng trăm con bướm vượt qua cửa ải lạnh.Đường xa nhiều mưa gió,Xuân đến, chẳng có một con nào (sống sót) trở lại.
Phỏng dịch thơ:
Bướm Đông
Rừng Đông lá trọn héo vàng,Trăm con bướm nhỏ bàng hoàng xa quê.Dặm trường giông gió lê thê,Còn ai sống sót trở về ngày Xuân !
Trần Văn LươngCali, 11/2011
***Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư :Ra đi hàng trăm, nhưng chẳng còn ai sống sót để trở về khi mùa Xuân tới.Than ôi! Thương thay đàn bướm Việt!
18 November 2011
Nhân những nhận xét của một người bạn về bức tranh "Nghìn Đời Sóng Vỗ"
Đôi Điều Về Kỹ Thuật Trong Hội Họa
A.C.La
1. Tảng đá ở giữa nằm dưới đường chân trời phải nằm hoàn toàn dưới mặt nước, không nhô lên khỏi mặt nước được.
Giải thích: Đỉnh của vật thể như thuyền bè núi/hòn đá nằm trên hay dưới đường chân trời tùy thuộc vào vi trí của mắt của người quan sát. Ở đây là người vẽ bức tranh. Tầm mắt càng cao (ví dụ đứng trên đỉnh núi) thì đỉnh vật thể càng có cơ may ở dưới đường chân trời. Núi cao ở gần, nếu ta ngồi trên máy bay đã cất cánh nhìn xuống, đỉnh núi vẫn nằm dưới đường chân trời. Hình vẽ dưới đây cho thấy cả ba hòn/núi đá nhô khỏi mặt nước nhưng đều nằm dưới đường chân trời.
Dưới đây là một hình chụp. Người chụp hình đứng khá cao nên những hòn đá cao thấp khác nhau đều ở dước đường chân trời.
2. Theo kinh nghiệm đã nhìn thấy của ngu mỗ, ngoài khối nước do sóng tung lên, có những bụi nước li ti, ánh sáng mặt trời dọi vào, cho một loại ánh sáng cầu vòng, tuy có thể không đủ bảy màu, nhưng không phải là đơn sắc. Vã lại ở đây vệt màu cam nằm ngay sau khối nước do sóng tung lên, ngu mỗ không nghĩ đó là màu do đám mây phản chiếu ánh sáng mặt trời.
Giải thích: Hiện tượng cầu vồng chỉ xẩy ra khi người ngắm cảnh (mây, hơi nước) đứng ở giữa mặt trời và đám mây, hay hơi nước. Lưng quay về mặt trời, mặt nhìn vào một cái thác nước chẳng hạn.
Ở đây có 3 điểm cần nhắc tới: 1) chỗ đứng người quan sát, 2) vị trí mặt trời và 3) nơi có hơi nước. Nếu điểm đứng của người quan sát này lập thành một góc 90 độ với hai điểm kia (như trong 'Nghìn Đời Sóng Vỗ'), thì không thấy được hiện tượng cầu vồng nhiều mầu.
Ánh sáng phản chiếu màu cam trên tôi đã thấy nhiều lần trên đỉnh sóng. Trong DVD hòa tấu của dàn nhạc Tim Janis có chủ đề Bờ Biển Mỹ Quốc, tôi cũng bắt gặp cảnh này, sóng xô bờ đá tung hơi nước vàng óng buổi chiều.
Ở đây có 3 điểm cần nhắc tới: 1) chỗ đứng người quan sát, 2) vị trí mặt trời và 3) nơi có hơi nước. Nếu điểm đứng của người quan sát này lập thành một góc 90 độ với hai điểm kia (như trong 'Nghìn Đời Sóng Vỗ'), thì không thấy được hiện tượng cầu vồng nhiều mầu.
Ánh sáng phản chiếu màu cam trên tôi đã thấy nhiều lần trên đỉnh sóng. Trong DVD hòa tấu của dàn nhạc Tim Janis có chủ đề Bờ Biển Mỹ Quốc, tôi cũng bắt gặp cảnh này, sóng xô bờ đá tung hơi nước vàng óng buổi chiều.
3. Thứ ba, là những tảng đá nằm chồng trên bờ, tuy có thể do sóng vỗ lâu ngày mòn nhẵn đi ít nhiều, nhưng thoạt nhìn vào, thấy các tảng đá đó đều tròn trịa, trơn tru quá, ngu mỗ thấy có vẻ giống hòn non bộ.
Trả lời: Càng ngày tôi càng nhận ra có rất nhiều loại đá khác nhau nằm trên bờ biển. Đủ màu, ngoài "Đá Xanh" (màu xám blue) còn có đá màu vàng đất, đỏ, nâu...Về tác dụng xoi mòn do nước biển cũng khác nhau. Nhiều loại vẫn lởm chởm, nhiều loại đá chỗ thĩ lởm chởm, chỗ thì tròn quay đến bất ngờ.
Còn về điểm 2 trong nhận xét 3, tôi đồng ý với người bạn nên đã sửa cho mấy hòn đá nối kết với nhau chặt chẽ hơn để tránh chồng lên nhau như "hòn non bộ".
A.C.La
Tin giờ chót
Tin nóng: Sáng nay, lúc 8h30, khoảng hơn 200 linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội đã có mặt trước tượng đài Lý Thái Tổ để phản đối hành động thi công nhằm xóa bỏ dấu tích của Tu viện Dòng Chúa cứu thế tại Giáo xứ Thái Hà.
Hiện Giáo dân Thái Hà đang biểu tình tại Bờ Hồ. Một động thái có lẽ quá bất ngờ đối với chính quyền. Vì oái oăm là trụ sở UYNDTP lại ngay tại đó. Nếu có nhiều giáo xứ cùng tham gia với tần suất cao, thì sẽ rất bất lợi cho chính quyền.
17 November 2011
Hà Nội bắt đầu trở thành kẻ điên loạn
S.O.S
Nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt đầu chiến dịch xóa dấu tích Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà
Cập nhật khẩn cấp: Giờ này, rất đông dân phòng, nhiều nhóm người bộ dạng như đám côn đồ đã tấn công Nhà thờ hôm 3/11/2011 đã bao vây khu vực vườn hoa và xung quanh Tu viện, nhằm hỗ trợ cho việc chiếm cướp Tu viện.
Tại hiện trường, một số người đã ra triển khai cả đêm, hành động lén lút và phía ngoài thì xe cảnh sát cơ động liên tục được huy động chở quân đến.
Với 75 tỷ đồng được nhà cầm quyền Hà Nội duyệt đầu tư nhằm xóa dấu tích và chiếm cướp Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà đã mượn trước đây, hôm nay, chiến dịch chiếm cướp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Việc tiến hành những động tác nhằm xóa bỏ dấu tích Tu viện Thái Hà đã được bắt đầu từ 23h đêm 16/11/2011, giờ Hà Nội.
Tin ngắn đáng chú ý
Mỹ Úc ký kết hiệp ước quân sự
Tổng Thống Obama nói: “Ý tưởng cho rằng chúng tôi sợ Trung Quốc là sai lầm. Ý tưởng cho là chúng tôi kiếm cách gạt Trung Quốc ra ngoài cũng là sai lầm.”
Ngay lập tức, Bắc Kinh phản hồi và một thứ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc cảnh cáo rằng một sự gia tăng quân sự của Mỹ tại Úc là không đúng và cần phải được xem xét kỹ hơn.
Tổng Thống Barack Obama và Thủ Tướng Úc Julia Gillard hôm Thứ Tư ký kết một thỏa ước quan trọng theo đó Mỹ sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự thường xuyên ở quốc gia này, cho thấy nỗ lực tăng cường an ninh của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương.
“Với chuyến viếng thăm ở khu vực này, tôi muốn chứng tỏ rõ ràng rằng Mỹ đang tăng cường quyết tâm của mình đối với toàn vùng Á Châu-Thái Bình Dương,” ông Obama nói trong một cuộc họp báo chung với bà Gillard sau khi đến thủ đô Úc trong chuyến viếng thăm kéo dài hai ngày.
“Mỹ không có đồng minh nào thân thiết hơn là Úc,” ông Obama nói.
**
Ấn và Hồi nối lại đối thoại bi gián đoạn từ 2008.
Thủ tướng Pakistan và thủ tướng Ấn Độ gặp gỡ tại Maldives, hứa mở một trang sử mới giữa hai nước.
Cuộc họp giữa thủ tướng hai nước kéo dài hơn một tiếng đồng hồ sau khi họ cùng tham dự cuộc họp 8 nước Vùng Nam Á (the South Asian Association for Regional Co-operation - Saarc- tại Maldives)
**
Dân Tây Tạng tiếp tục tự thiêu phản đối nhà cầm quyền CS Bắc Kinh.
Vụ tự thiếu mới đây của một sư nữ người Tây Tạng cư ngụ tại tỉnh Tứ Xuyên đã nâng tổng số lên 11 vụ tự thiêu trong năm nay để phản đối chính sách của Bắc Kinh. Những cuộc tự thiêu như vậy thường xẩy ra trong thập niên vừa qua, nhưng có khác là hiện nay những vụ tự thiêu xẩy ra nơi công cộng.
Chính quyền Hoa Lục rêu rao rằng đây là những hoạt động "khủng bố trá hình". Nhưng giới quan sát nước ngoài lại thắc mắc có đúng như vậy hay không, hay đây là hậu quả những chính sách thất bại của Bắc Kinh?
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng cảnh báo thế giới về những vụ tự thiêu này. Ngài nói rằng nguyên nhân những vụ tự thiêu là chính sách "diệt chủng văn hóa" (của Bắc Kinh). ('Cultural genocide' behind self-immolations)
**
Theo hãng tin Reuters Cộng Đồng Âu Châu đã bác bỏ ba điều kiện Bắc Kinh đã đưa ra để cho vay tiền cứu nợ. Ba điều kiện đó là:
1. Giúp Hoa Lục gia tăng ảnh hưởng tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
2. Chấp nhận vị thế thị trường Hoa Lục trong Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.
3. Bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Hoa Lục.
(TTR tổng lược)
Cộng Đồng Âu Châu bác bỏ điều kiện cứu nợ của Bắc Kinh
Theo hãng tin Reuters Cộng Đồng Âu Châu đã bác bỏ ba điều kiện Bắc Kinh đã đưa ra để cho vay tiền cứu nợ. Ba điều kiện đó là:
1. Giúp Hoa Lục gia tăng ảnh hưởng tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
2. Chấp nhận vị thế thị trường Hoa Lục trong Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.
3. Bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Hoa Lục.
(TTR tổng lược)
Cười tí tỉnh
Làng mạn và thực tế... phũ phàng
Qua điện thoại nàng gửi message thật lãng mạn như sau:
Cưng à, nếu đang ngủ hãy gửi những giấc mơ của anh cho em.
Nếu đang cười hãy gửi nụ cười của anh cho em.
Nếu đang khóc hãy gửi cho em những giọt nước mắt.
Yêu mình
**
Người kia trả lời:
Anh đang trong toilet, mình muốn anh gửi cái gì bây giờ?
(TTR lượm và dịch)
16 November 2011
Một lời chúc cho quê hương...
Dòng sông tuổi nhỏ
Trần Việt Trình
La Maritza c'est ma rivière
Comme la Seine est la tienne
Có nghĩa là:
La Maritza là dòng sông của tôi
Cũng như sông Seine là dòng sông của bạn
Đó là hai câu mở đầu của bài hát La Maritza của Pierre Delanoë và Jean Renard do Sylvie Vartan hát và nổi tiếng vào thập niên 60, 70. Sylvie sanh ngày 15 tháng 8 năm 1944 tại thành phố Iskretz, Sofia, Bulgarie. Cha cô, Georges Vartan, là một người Bulgarie gốc Armenie còn mẹ cô, Ilona (née Mayer), là người Hungarie. Cha cô là tùy viên sứ quán Pháp ở Sofia, thủ đô của Bulgarie. Tháng chín năm 1944, khi cô chỉ mới được một tháng tuổi thì Hồng quân Nga chiếm đóng Bulgarie, nhà bị tịch thu, gia đình cô phải dọn về thủ đô Sofia ở tạm. Năm 1952, khi chính quyền cộng sản Bulgarie thi hành chính sách tịch thu tài sản, cấm đoán các quyền tự do thì gia đình cô trốn chạy qua Pháp tỵ nạn và cư ngụ tại Paris. Lúc đó Sylvie chỉ mới được tám tuổi.
Maritza là dòng sông chính của Bulgarie, chảy từ Đông sang Tây. Nó là niềm hoài niệm về tuổi thơ ấu êm đềm của Sylvie. Những kỷ niệm vẫn bám theo cô cả đời, thật gần nhưng cũng thật xa, xa tít mù trong tiềm thức.
Tạm dịch:Tous les oiseaux de ma rivière
Nous chantaient la liberté
Quand l'horizon s'est fait trop noir
Tous les oiseaux sont partis
Sur les chemins de l'espoir
Et nous ont les a suivis,
A Paris...
Trước 75, những ai yêu thích nhạc trẻ chắc hẳn vẫn không quên giọng hát trong trẻo của Thanh Lan với bài hát La Maritza này lời Việt tựa đề “Dòng sông tuổi nhỏ” của Vũ Xuân Hùng:Những con chim trên dòng sông của tôi
Chúng hót cho chúng tôi nghe về sự tự do
Khi chân trời bỗng đen tối
Chúng đã đồng loạt ra đi
Đi trên con đường của hy vọng
Và chúng tôi cũng theo chúng,
Đến Paris...
Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn
Đã ru tôi trọn ngày thơ ấu
Ngỡ quên đi cùng năm tháng dài
Sao giờ bỗng hồn đầy nhớ thương
Dòng sông cũ ...
Những thân yêu trong mười năm bé dại
Bỏ tôi đi tựa mùa xuân cũ
Búp-bê xinh ngày xưa nát rồi
Riêng còn sót một giọng hát thôi
Ngày mới lớn ...
Những con chim bên dòng sông êm đềm
Hát cho nghe bài ca phiêu lãng
Rất thơ ngây nào tôi biết gì
Khi chợt thấy người ngồi lắng nghe
Thật say đắm ...
Đến khi đêm đen dần buông xuống rồi
Những chim kia cùng nhau cất cánh
Đến phương xa hồng tươi hy vọng
Gia đình cũng về thành phố xưa
Đầy ánh sáng ...
Ở kinh thành Paris đầy ánh sáng, Sylvie học tiếng Pháp để hòa nhập với đời sống mới. Họ của gia đình cô là Vartanian nhưng cha mẹ cô rút ngắn lại thành Vartan sau khi tỵ nạn qua Pháp. Năm mười bẩy tuổi, Sylvie được thu đĩa tiếng hát của riêng mình lần đầu tiên, được báo chí để ý và đặt cho cô danh hiệu La Lycéenne de Twist.
Những năm 60, Sylvie Vartan cùng với France Gall và Françoise Hardy trở thành những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc trẻ tại Pháp. Phong trào này được gọi là yé-yé phiên âm từ chữ yeah-yeah của Mỹ. Sự nghịêp của cô đạt đến tột đỉnh vào những năm 68, 69 và vẫn tiếp tục sáng chói qua bao thập niên. Thời đó Sylvie Vartan được mệnh danh là một trong những ca sỹ yé-yé xinh đẹp ăn khách nhất cuả Pháp nói riêng và thế giới nói chung, kể cả ở Việt Nam.
Năm 2011 này là năm kỷ niệm tròn 50 năm ca hát của nữ danh ca Sylvie Vartan. Sau 50 năm thành công trong sự nghiệp ca hát, Sylvie Vartan vẫn trụ lại trong làng nhạc nhờ một lượng fan hâm mộ đông đảo thuộc nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi khác nhau.
Ngày nay, dù đã bước vào tuổi 67 Sylvie vẫn luôn tươi trẻ. Năm ngoái, cô đã được tổng thống Nicolas Sarkozy của Pháp trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh cao quý nhân dịp bà tròn 66 tuổi. Phát biểu trong buổi lễ ông nói “Sylvie Vartan không chỉ mang lại niềm vinh dự lớn cho nước Pháp mà người Pháp luôn yêu mến và kính trọng cô”. Sylvie Vartan đã nhận được Huân chương Bắc đẩu Bội tinh lần thứ nhất vào năm 1998. Trong lần nhận Huân chương lần thứ hai này, cô bùi ngùi tâm sự “Điều duy nhất mà tôi tiếc nuối là hôm nay, cha mẹ tôi và anh tôi đã không còn nữa để tôi có thể bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với những người mà tôi yêu quý này”.
Mới đây, Sylvie Vartan được nước Pháp phong tặng Huân chương công trạng vì là “một trong những nữ đại sứ nổi tiếng nhất cho những bài hát cũng như cho sự thanh lịch Pháp”. Bộ trưởng Văn hóa và thông tin Pháp Renauld Donnedieu de Vabres đã gọi Sylvie Vartan là “thần tượng của giới trẻ”. Sylvie Vartan còn là đại sứ của Tổ chức Y tế thế giới đảm trách việc chăm lo sức khỏe trẻ em.
Trong suốt sự nghiệp ca hát, Sylvie Vartan đã thâu âm được 38 album nhạc, bán hơn 60 triệu đĩa trên thế giới. Album nhạc gần đây nhất của cô bao gồm ít nhất là 500 bài hát tập hợp trên 21 CD. Bộ sưu tập này chỉ bao gồm những ca khúc thâu trong giai đoạn từ 1961 đến 1986, tức là trong 25 năm đầu sự nghiệp của cô. Sylvie Vartan cũng là một trong những gương mặt hiếm thấy có đến gần 10 quyển sách viết về tiểu sử cô lúc sinh thời. Giới hâm mộ thì lại dành cho cô nguyên một quyển tự điển dày 400 trang để tập hợp lại tất cả những ca khúc mà cô đã thâu và nhất là những giai thoại lý thú xung quanh nguồn gốc và tình huống ra đời của bài hát.
Thời còn trẻ, Sylvie Vartan đã hiến tặng cho làng nhạc Pháp và Việt nhiều ca khúc bất hủ được chuyển dịch sang lời Việt như La Maritza (Dòng sông tuổi nhỏ), Quand Le Film Est Triste (Chuyện phim buồn), La plus belle pour aller danser (Em đẹp nhất đêm nay), Le temps de l’amour (Một thời để yêu), En écoutant la pluie (Nghe nhịp mưa rơi), ...
Trong suốt mấy chục năm ca hát, Sylvie Vartan luôn hát bài La Maritza, một bài ca về quê hương Bulgarie của mình, hát khắp nơi trên thế giới, gói trọn tâm tình mình trong đó, nói về nguyên nhân mình đã phải bỏ nước đi tìm tự do. Bài hát nói về dòng sông Maritza, chân trời bỗng tối đen, các con chim bỏ đi tìm tự do, và Sylvie cùng gia đình cũng theo dấu chim lưu lạc qua Pháp. Năm 1990, Bulgarie không còn chế độ cộng sản, Sylvie trở về nước, nơi mà cô chưa hề quay lại sau khi lưu lạc sang Pháp tỵ nạn cùng gia đình. Sylvie trở về thủ đô Sofia trình diễn. Khi đứng trên sân khấu trước các khán giả Bulgarie, trước khi hát bài hát này, Sylvie Vartan đã chân thành phát biểu bằng tiếng Bulgarie rằng cô mong là thế hệ trẻ hôm nay và các thế hệ tương lai sẽ tìm thấy hạnh phúc với dân chủ và tự do. Cô làm xúc động bao con tim và được khán giả vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.
Thật đáng khâm phục! Một cô bé rời xa xứ sở lúc tuổi còn nằm nôi, rồi khi lớn lên, đem tiếng hát của mình, đem tâm sự của mình truyền đi khắp thế giới, nói về lý do mình phải ra đi. Trong suốt cuộc đời ca hát, dù đã thành công tột đỉnh trên xứ người, cô bé ấy vẫn không quên nguồn cội của mình, không quên nguyên do khiến mình phải rời xa quê hương, và chưa một lần trở lại. Chỉ đến khi đất nước không còn bóng dáng cộng sản, cô bé ấy mới về nước, đứng nói với đồng bào của mình, nói bằng ngôn ngữ của xứ sở mà mình đã sinh ra, chúc mừng họ đã có được tự do, dân chủ.
Hiện nay chúng ta cũng có nhiều ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ từng bỏ xứ đi tìm tự do nay về nước trình diễn, có người sống hẳn ở Việt Nam, nhưng chắc một điều là không ai đứng trên sân khấu (dám) chúc cho đồng bào mình tìm thấy được hạnh phúc, tự do và dân chủ dưới chế độ CS hiện thời. Sofia và Gòn Sài khác nhau ở chỗ đó! Một nơi đã tìm lại được hạnh phúc, tự do và dân chủ còn một nơi thì chưa!
Trần Việt Trình
24 tháng 10 năm 2011
(Nguyễn Đ.Đ. giới thiệu)
15 November 2011
Cười tí tỉnh
MIỄN PHÍ CHO HÀNG XÓM
Vợ mới sinh con , thương chồng bị "cấm vận " lâu ngày , vất vả ngược xuôi nên đưa chồng ít tiền rồi thì thầm bảo chồng đi "thư giãn" ở ngoài .
- Xả van một tí cho đỡ bức bối anh ạ, em không trách đâu !
Anh chồng đi một lúc rồi về, trả lại vợ gần nửa số tiền rồi kể:
- Anh định vào trung tâm, nhưng cô chủ karaoke đầu ngõ mình cứ chèo kéo mãi . Cô ấy thông cảm vợ đẻ, giảm giá 50% .
- Con ranh láo toét! - cô vợ gầm lên.
- Ờ kìa em, đi đâu mà chẳng thế! -ông chồng hốt hoảng .
- Em tức là tức nó ấy! Hồi nó đẻ , em có lấy của chồng nó xu nào đâu !!!
(MLN lượm lặt)
14 November 2011
13 November 2011
Pancreatic cancer
Steve Jobs và ung thư tụy tạng
Bác sĩ Vũ Văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương
Steve Jobs, người sáng lập ra đại công ty Apple, đã từ trần trong tháng 10 vừa qua, hưởng thọ 56 tuổi, về một chứng ung thư hết sức nguy hiểm mà tỷ lệ tử vong là 95 % sau khi được định bệnh 5 năm. Ung thư tụy tạng mỗi năm làm cho khoảng 45000 người ở Mỹ mắc phải và 37000 người sẽ chết vì căn bệnh này, đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng (colo rectal cancer).
Năm 2004, Steve Jobs được giải phẫu sau khi mắc phải bệnh ung thư tụy tạng và sau đó được ghép gan (liver transplant) vào năm 2009 khi chứng ung thư đã lan sang lá gan nhưng rồi vì bệnh tái phát khiến Steve Jobs phải từ chức lãnh đạo công ty vào tháng 8 2011 và cuối cùng từ trần trong tháng 10 vừa qua.
Steve Jobs được coi là một trong những nhân vật kỳ tài trong thế kỷ 20 vì đã có công sáng tạo ra những thiết bị làm đảo lộn của sống hàng ngày như Iphone, Ipad, Ipod.. giúp cho kỹ thuật truyền thông được dễ dàng hơn, giản dị hơn. Nhờ Steve Jobs nên công ty Apple trở thành lớn nhất thế giới trên cả công ty Exxon/Mobil mỗi năm thu được hàng trăm tỷ USD tiền lời. Gia tài của cá nhân Steve Jobs được ước lượng khoảng 9 tỷ USD..
Khi bệnh trở nặng vào tháng 4 thì Steve Jobs biết rằng không còn sống được thêm bao lâu nữa và viết thư tới ban quản trị rằng “Tôi đã từng tiên đoán rằng đến một ngày nào đó sẽ không còn đủ khả năng để tiếp tục lèo lái công ty và rất tiếc rằng ngày đó đã đến..”
Theo lời BS Timothy Donahue thuộc Đại Học UCLA chuyên về ung thư tụy tạng thì căn bệnh của Steve Jobs rất khó chữa vì sau khi được giải phẫu cắt u bướu thì Steve đã được ghép gan và phải dùng nhiều loại thuốc chống miễn dịch khiến làm cho cơ thể suy yếu và ít ai sống thêm được hơn 2 năm..
Ung thư tụy tạng..
Tụy tạng là một tuyến quan trọng của bộ máy tiêu hóa có hai nhiệm vụ khác nhau. Thứ nhất là phần ngoại tiết (exocrine) có nhiệm vụ tiết ra những enzymes giúp tiêu hóa các thực phẩm và thứ hai là những tế bào Langerhans có nhiệm vụ nội tiết (endocrine) tiết ra insulin để điều hòa mức độ đường trong máu. 95 % các trường hợp ung thư tụy tạng xảy ra tại phần ngoại tiết và chỉ có 5 % xảy ra tại các tế bào Langerhans. Steve Jobs bị loại ung thư sau và tương đối dễ chữa trị hơn. Một số BS chuyên khoa cho rằng Steve Jobs đã dại dột nghe lời khuyên của một vài người không chuyên môn nên đã tin tưởng vào một số phương pháp chữa trị khác thường gọi là alternative medicine như ăn chay, tập thiền, bùa chú, dùng thuốc Bắc, thuốc dược thảo khiến việc điều trị bị chậm trễ mất đi nhiều thời gian quý báu. Nếu Steve Jobs nghe lời các BS chuyên môn áp dụng đúng những quy định chữa trị của ngành ung thư thì có lẽ đã không chết.
Tờ báo Fortune cho biết là vào năm 2004, sau khi biết tin bị ung thư tụy tạng thì Steve Jobs đã bay sang Thụy Sĩ để được điều trị bằng một phương pháp mới thay vì giải phẫu mà chỉ bằng quang tuyến trị liệu và hormone không có ở Mỹ.
Việc điều trị bệnh ung thư tụy tạng hết sức khó khăn nên ngoài những phương pháp cổ điển như giải phẫu, quang tuyến trị liệu, hóa học trị liệu các BS đang có những cố gắng tìm ra những phương pháp mới như gene therapy, miễn dịch trị liệu hoặc gần đây nhất là dùng những loại tế bào có khả năng truy lùng và tiêu diệt các bướu ung thư gọi là killer cells.
BS Ralph Steinman vừa được giải thưởng Nobel Y học là một trong những người khảo cứu về lối điều trị này gọi là dendritic cell therapy nhưng ông đã từ trần sau khi được Ủy Ban tuyển chọn giải công bố kết quả.Sau khi được định bệnh thì BS Steinman vẫn tiếp tục được điều trị bằng những phương pháp cổ điển như giải phẫu và quang tuyến trị liệu trong khi cố gắng cải tiến phương pháp do ông tìm ra nhưng vì bệnh đã tiến triển sang thời kỳ thứ 4 nên ông đã sống thêm được 5 năm thay vì chỉ có 1 năm như các trường hợp khác..
Trong khi chờ đợi các khảo cứu mới thì hiện nay việc điều trị ung thư tụy tạng chủ yếu là giải phẫu cắt bỏ bướu ung thư và một phần ruột non và bao tử gọi là Whipple operation sau khi bệnh được tìm ra. Một số người sau khi được giải phẫu thì được dùng thêm quang tuyến trị liệu và hóa học trị liệu nên có thể sống thêm được vài năm..
Điều quan trọng nhất vẫn là phải làm sao tìm ra bệnh trước khi đã lan đi nơi khác ví dụ như trường hợp của quan tòa Ruth Ginsberg nên đã cắt bỏ được toàn bộ u bướu nên bà đã thoát chết..
Ung thư tụy tạng nguy hiểm ở chỗ là tuyến tụy nằm sâu trong bụng nên khi bệnh khởi phát thường không có triệu chứng gì hoặc không rõ rệt như đau bụng âm ỉ, đau lưng, mệt mỏi, sụt ký hoặc vàng da.. khiến người bệnh coi thường không chịu được khám kỹ hơn hoặc làm những xét nghiệm chính xác hơn như làm CT scan, MRI, siêu âm.
Khi bướu ung thư đã lan rộng sang lá gan thì tỷ lệ tử vong rất cao như trường hợp của Steve Jobs. Một số nhân vật nổi tiếng như tài tử Patrick Swaze, Michael Landon hoặc như ca sĩ tài danh Luciano Pavarotti đã từ trần về căn bệnh này.
Nguyên nhân và phòng ngừa..
Vì là một chứng ung thư nguy hiểm nhất nên Y học Mỹ đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để rồi tìm ra cách phòng ngừa.Thứ nhất là hút thuốc lá vì khoảng 30 % những ung thư tụy tạng do hút thuốc gây ra. Một thống kê của Đại Học UCLA cho biết là những người hút thuốc thì có nguy cơ bị bệnh gấp 6 lần những người không hút thuốc. Đại Học Thomas Jefferson đã tìm ra một hóa chất trong khói thuốc làm cho bướu ung thư lan ra mau hơn. Những người vừa hút thuốc và uống rượu thì còn dễ mắc bệnh nhiều hơn nữa. Tình trạng mập phì (obesity) cũng dễ gây ra ung thư nhất là ở nữ giới vì nguy cơ tăng 25 %.
Vì là một chứng ung thư bộ tiêu hóa nên có nhiều khảo cứu về liên hệ giữa ung thư tụy tạng và lối ẩm thực của những sắc dân khác nhau trên thế giới.
Các kết quả sơ khởi đều khuyến cáo nên ăn nhiều loại rau cỏ nhóm crucifers như bắp cải, xu hào, rau xanh, cà rốt vì trong các loại rau này có rất nhiều hóa chất chống lại các tế bào ung thư. Một khảo cứu của Hội Ung Thư cho biết là những người dùng nhiều rau xanh thì nguy cơ bị ung thư đường ruột và tụy tạng giảm 55 % so với những người ít ăn rau xanh.
Vai trò của chất xớ (fiber) rất quan trọng vì một khảo cứu của báo Journal of Epidemiology cho biết là dùng thêm chất xớ dưới hình thức ngũ cốc, lúa mạch, chất cám bran thì nguy cơ bị ung thư tụy tạng giảm 48 %.
Nên tránh uống nước ngọt (sugary drinks) vì một khảo cứu của Đại Học Georgetown cho biết là những người uống 2 hộp nước ngọt mỗi ngày thì nguy cơ bị ung thư tụy tạng tăng gấp đôi bình thường.
Một khảo cứu của Đại Học Y khoa Hawaii và một số Đại Học khác xác nhận vai trò nguy hiểm của những loại thịt được chế biến (processed meats) như hotdog, thịt đóng hộp, sausage, thịt bò gây ra ung thư đường ruột và tụy tạng hơn 50 % so với những người ít ăn thịt. Có thể những chất mỡ trong thịt bò hay các hóa chất bảo quản nitrites làm thay đổi các DNA trong các tế bào tiêu hóa rồi dẫn đến ung thư. Một vài loại hóa chất lên men có trong các loại thực phẩm như tương, chao, mắm ruốc, mắm tôm cũng gây ra nhiều chứng ung thư đường ruột và tụy tạng..
Gần đây có một vài khảo cứu về vai trò của một số gia vị có khả năng chống lại ung thư. Một khảo cứu của trung tâm trị ung thư nổi tiếng MD Anderson cho thấy là chất curcumin trong củ nghệ (turmeric) hay được người Ấn Độ dùng làm cà ri và có khả năng tiêu diệt những tế bào ung thư tụy tạng trong loài chuột và hiện nay đang có những khảo cứu trên loài người.
Một khảo cứu khác kết hợp củ nghệ với loại mỡ cá fish oil làm giảm mức tăng trưởng các tế bào ung thư tới 70 %. BS Robert Wascher chuyên viên về ung thư khuyến cáo là nên dùng những loại thực phẩm và gia vị kể trên vì hoàn toàn không có hại và có thể giúp tránh một số ung thư nguy hiểm. Chất curcumin trong củ nghệ còn giúp chống lại bệnh Alzheimer và một số bệnh tim mạch khác và hiện nay đang có nhiều khảo cứu về công dụng của loại gia vị này.
Hiện nay đang có nhiều khảo cứu về những phương pháp mới nhất trong việc điều trị bệnh ung thư tụy tạng nhưng quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh hoặc như trường hợp của Steve Jobs thì nên tin cậy vào những phương pháp điều trị đã được chứng minh tại những trung tâm Y khoa nổi tiếng nhất vì ít có mấy ai được may mắn như quan tòa Ruth Ginsberg tìm ra được bệnh khi còn chưa lan đi nơi khác..
Bác sĩ Vũ văn Dzi, MD.
(NVS gioi thieu)
11 November 2011
Bên kia trời là Dalat, thơ
Kính gửi TIẾNG THÔNG REO và quý niên trường QGHC
Tôi lại xin đóng góp dăm vần thơ mộc mạc quê mùa, mượn vài ý nhạc TỪ CÔNG PHỤNG cũng gà nhà chúng ta .
Mời chư huynh thưởng lãm và mong nhớ lại khung trời Học Viện thân thương của chúng ta nơi chiếc LÁ DIÊU BÔNG không bao giờ tàn úa, (ĐVT ĐS16)
**
Tôi lại xin đóng góp dăm vần thơ mộc mạc quê mùa, mượn vài ý nhạc TỪ CÔNG PHỤNG cũng gà nhà chúng ta .
Mời chư huynh thưởng lãm và mong nhớ lại khung trời Học Viện thân thương của chúng ta nơi chiếc LÁ DIÊU BÔNG không bao giờ tàn úa, (ĐVT ĐS16)
**
Ta chợt mất hoàng hôn trong khóe mắtSương tím trên đồi lối cũ rong rêuMùa thu non cao nắng ít mưa nhiềuNhìn lá úa biết: mùa thu cũng chếtRồi buổi ấy bão đen về cướp hếtChưa tàn xuân sao bỗng nổi cuồng phongHồ Xuân Hương như dậy sóng trong lòngChùm hoa nhỏ nghe bão bùng tàn tạEm đứng lên gọi mưa vào hạDalat xa rồi tình cũ bơ vơBên thác cheo leo hoa thẹn mấy mùaTrái thông rụng lăn trầm vô kí ứcTrên tháp cổ nghe hồi chuông thao thứcBên giáo đường xưa bóng nhỏ xiên xiênĐưa em chiều nào dường vắng không tênTay buốt lạnh em ngón dài tê cóngÔi nhớ lắm biển hồn ta nổi sóngNgười bên trời còn ngoái lại phân vânTrong một triệu người có mấy người thânGiữa kẻ lạ biết ai người DalatGọi tên ấy suốt đời ta khao khátLãng quên rồi chợt nhớ Lũng Tình YêuĐón đưa nhau mòn vỉa phố bao chiềuTừng giọt đắng ly cà phê viễn xứKìa ảo ảnh bên vườn tâm sựRừng Ái Ân còn mở đón ai vàoChuyến xe già mỏi mệt vượt đèo caoLữ khách ngủ không nghe lời gió húChừng như quá khứ buông lời phủ dụKhung trời sinh viên rợp bóng hoa đàoLên phố chiều nào ướt áo chiêm baoTa thấy nhớ nghiêng nghiêng chiều Thủy TạTa thổn thức chiều nay trên xứ lạTuyết ngừng rơi ta bạc áo phong trầnĐỉnh Langbiang bàng bạc nỗi phù vânPhương Đoài đó bên kia là biển nhớAi dẫn lối tôi ra hồ than thởĐón sương mai cho ướt lạnh vai gầyEm, bây giờ tháng mấy* thả mây bayMùa đông lạnh chợ phiên dêm có ghéNgồi bên nhau nắm bàn tay nhỏ béCó còn yêu « tiếng hát không hơi rung » ?Rảo gót theo nàng cuối phố Nhà ChungHoa thạch thảo khô dần trên vách đáBên trời ấy, trời ơi sao nhớ quáBuổi xuân sang lễ hội ngắm hoa đàoMộng ban đầu như những đám mây caoRồi khói hạ cuốn theo mùi cỏ cháyThấy Dalat khuất xa bên trời ấyCó khi nào quên thành phố mù sươngCó bao giờ nhắc lại mà không thươngDốc Ngọc Hiệp Nhà Làng trơ vỉa đáMimosa không bao giờ tàn tạHoa tương tư* một đóa vội trao nàngTình đơn phương mà yêu rất vội vàngChè TUỔI NGỌC tạt ngang nào dám ghéCái thời vụng dại ngô nghê đến thếChong ngọn đèn leo lét viết bài thơDALAT bây giờ chỉ thấy trong mơVì bên ấy bão bùng đang khỏa lấp
Đèo Văn Trấn
Subscribe to:
Posts (Atom)
Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)
John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...