17 September 2011

Giới thiệu bài viết hay

Bài học Chiến Quốc
cuộc chiến chủ quyền Biển Đông hiện nay

Mở Đầu

Thời đại Chiến Quốc kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần Thủy Hoàng năm 221 TCN.

Giả sử nước Tần không thống nhất được 6 nước nhỏ, thì Trung Quốc ngày nay khó có thể có hình dáng địa lý to lớn như hôm nay. Kề sát biên giới Việt Nam có thể không phải là một nước bá quyền Đại Hán mà là một nước yêu hòa bình, chung sống hữu nghị láng giềng. Nước Việt Nam ta sẽ đỡ khổ về các mưu độc, kế hiểm của Đại Hán Trung Quốc.

Sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam năm 1954, theo lệnh Chu Ân Lai ký hiệp định Genève chia cắt đất nước Việt; sự kiện Việt Nam không đấu tranh, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa; sự kiện chính phủ Việt Nam im lặng để Trung Quốc gặm nhấm các cao điểm biên giới, các cánh rừng biên giới phía bắc 1984-1990; sự kiện chính phủ Việt Nam không chống trả quyết liệt năm 1988, để đến nay mất 9 hòn đảo tại Trường Sa… tất cả các sự kiện ấy đã đặt trí thức Việt Nam trước một trách nhiệm lớn lao: Thức tỉnh cảnh giác của dân tộc Việt Nam trước hiểm họa Trung Hoa mặc dù đàn áp, vu cáo của Đảng cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền hiện nay.

Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam mất cảnh giác với bành trướng phương bắc như hiện nay. Chưa bao giờ người dân vô cảm trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc như hiện nay.

Chưa bao giờ giặc phương bắc lại thành công chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam như hiện nay.

Chưa bao giờ tầng lớp lãnh đạo dân tộc lại xa rời nhân dân và đồng hành với bọn hòng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải mà tổ tiên Việt Nam hàng nghìn đời hi sinh xương máu bảo vệ gìn giữ, đã trao cho lại chúng ta với lời dặn: Những ai mang một tất đất, tất biển cho Trung Quốc thì đáng tội tru di. Chưa bao giờ lòng yêu nước Việt Nam bị Đảng cộng sản Việt Nam làm thoái hóa trở thành lòng yêu nước của những kẻ gần khùng vì căm giận: anh chỉ được phép đánh giặc phương bắc khi chúng đốt nhà anh, khi chúng hãm hiếp vợ anh, khi chúng giết con anh (1979). Ngoài ra, nếu anh muốn thức tỉnh dân tộc, báo trước thảm họa diệt vong, anh chỉ cần trương 1 dòng khẩu hiệu HS-TS-VN là Đảng cộng sản Việt Nam sẽ bắt anh vào tù ngay lập tức, và có thể tra tấn anh đến thương tật.

Sau hội nghị Genève 1954, sau hải chiến 1974 tại Hoàng Sa, sau cuộc chiến biên giới 1979, sau chiến tranh Tây-Nam 1978-1986, sau cuộc chiến biên giới phía bắc thầm lặng 1984-1990, sau hải chiến 1988 tại Trường Sa… máu Việt Nam đã đổ, nhân dân Việt Nam đã “ân đoạn, nghĩa tuyệt” với chính phủ bành trướng Trung Quốc, với Đảng cộng sản Trung Quốc.

Xem xét những bài học của thời Chiến quốc càng cần thiết hơn bao giờ hết trong tình hình bành trướng quyết liệt của Trung Quốc ra Biển Đông, sau các sự kiện tầu Bình Minh02 và VIKING II tháng 5 và 6/2011, để nhận ra chân tướng, các thủ đoạn, các ý đồ chiến lược của bành trướng Bắc Kinh mà vô hiệu hóa nó.

Tình hình Biển Đông hiện nay có nét tương đồng như tình hình thời Chiến quốc. Ngày xưa Tần là một nước mạnh, muốn thôn tính 6 nước nhỏ khác. Ngày nay, Trung Quốc là một nước mạnh, muốn độc chiếm Biển Đông.

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Vùng biển trong khu vực Biển Đông là đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu khí và kiểm soát của một vị trí chiến lược quan trọng.

1. Những yếu tố nào làm nước Tần hùng mạnh?

Thời Xuân Thu, nước Tần chỉ là một nước yếu, nằm hẻo lánh ở phía tây. Sau trò “Đốt lửa đùa chư hầu” của vua Trụ, khi kinh đô nhà Chu bị các tộc thiện chiến Khuyển Nhung xâm phạm, không nước chư hầu nào giúp nhà Chu. Nhờ có công hộ giá, Tần Tương Công đã được Chu Bình Vương cho phép: đánh Khuyển Nhung đến đâu, được giữ đất đến đấy. Nhờ lệnh này, Tần mở mang bờ cõi rộng lớn về phía tây.

Ý thức được vị trí lạc hậu của mình so với Tề, Lỗ, Hàn, Triệu… từ Tần Mục Công, các vua Tần rất coi trọng hiền tài. Bách Lý Hề, vị quan đại phu mà vua Tần mua bằng 5 bộ da dê, đã cải cách giúp Tần cường thịnh. Các đời vua sau như Tần Hiếu Công trọng Thương Ưởng, hay Tần Thủy Hoàng trọng Lý Tư, đã đem lại kết quả là nước Tần có nền chính trị tiên tiến nhất thời Chiến quốc, quan hệ sản xuất tiên tiến nhất trong 6 nước bấy giờ. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong các cải cách của Thương Ưởng. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Ông giải phóng nô lệ thành nông dân tự do và đất đai nhà Tần được chia cho nông dân trồng trọt chứ không để hoang hóa trong tay chủ nô, địa chủ. Tần là nhà nước đầu tiên sử dụng chính sách ngụ binh ư nông trong lịch sử. Thương Ưởng khuyến khích nhập cư: nước Tần thu hút những người tài năng và học thức từ nước khác đến, trao cho những người nông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ. Vua Tần giảm bớt quyền lực của giới quý tộc phong kiến nhà Tần. Vua Tần chia các lãnh địa của mình thành các quận huyện, được quản lý bởi các quan chức do vua chỉ định chứ không phải bởi các đại diện của tầng lớp quý tộc. Nước Tần cuối Chiến quốc, nhờ quyết tâm trọng dụng nhân tài, cải cách chính trị, cộng với đất đai rộng lớn, mầu mỡ, dân cư đông đúc đã trở thành một nhà nước phong kiến manh nha trung ương tập quyền, và trở thành trung ương tập quyền vào thời Tần Thủy Hoàng.

2 Các thủ đoạn chính trị trước chiến tranh Tần diệt 6 nước chư hầu

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...