28 September 2011

Thắc mắc về cảnh biển

Có một người bạn hỏi:
"Sao lúc nào anh vẽ biển cũng có vẻ "bad mood" vậy? Tôi rất thích bức tranh 'Old Sea' nhưng không phải in bad mood ... Nếu mà 'trời êm biển lặng' thì cô gái trong tranh mới 'yên tấm lòng' và người thưởng ngoạn sẽ thấy tâm hồn thanh thản hơn. Và nếu có ai nhìn biển để nhớ về quá khứ, muốn tìm nơi biển rộng những hồi ức vui buồn của một đời người được chôn dấu, thì 'biển bình yên' sẽ là một hình ảnh đẹp"
Trả lời:

Câu hỏi liên hệ đến cảm hứng hơn là kỹ thuật nên khó mà trả lời cho thỏa đáng.
Biển lặng nhìn thấy an lành. Biển động gợi chí phấn đấu, chứ không phải chỉ gợi sự sợ hãi, bất an. Bởi vậy mà có nhạc cha cha cha và cũng có nhạc slow rock. Họa sĩ sáng tác được một bức tranh, nói về vật thể, thế là xong. Vẽ xong họa sĩ nhất định để ra một khoảnh khắc nào đó để ngắm lại và sau đó muốn tác phẩm của mình cũng được người khác nhìn ngắm. Và về khía cạnh xã hội chỉ khi ấy bức tranh mới thật sự là một bức tranh đầy đủ.

Một bài thơ, một cuốn truyện, và một bức họa nhiều khi người thưởng lãm có bày tỏ cảm nghĩ của mình, đôi khi đưa ra bình luận. Nhiều người bình luận sẽ trở thành tranh luận. Điều này còn cho thấy tính chủ quan của một nghệ phẩm. Bức tranh  treo ở đó, ai đi qua nhìn nó sẽ có một cảm nghĩ riêng phù hợp với tâm trạng, với quá khứ và với hoài bão của người đó.

Nói một cách tức cười, bức họa giống một cái kéo. Người dùng kéo trau chuốt mái tóc thề của mình, người khác lại dùng kéo để húi cua, có người lại dùng nó để tạo một mái tóc híp-pi...

Còn đối với người vẽ, chung cuộc vẫn là cái cảm hứng khi sáng tác mới là quan trọng. Nếu gò bó trong những ước lệ thì tranh sẽ thiếu sáng tạo, thiếu mới mẻ và: Tranh sẽ chết.

Quý anh chị đồng ý được bao nhiều phần trăm? (A.C.La)

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...