28 November 2010

Phản hồi từ bài Ca Dao Tục Ngữ

Xoay quanh chữ "NHU"

Kính thưa các cô , chú , bác , các anh chị,

Cháu có đọc bài sưu khảo về CA DAO - TỤC NGỮ trong Tiếng Thông Reo
Theo sự hiểu biết kém cỏi cuả cháu thì :
- chữ NHU trong câu ca dao "anh về anh học chữ nhu ....:" không phải là nguyên NHO như tác giả đã viết
mà là MỀM MỎNG (NHU thắng CƯƠNG ); Đó là cách ứng xử HIẾU HÒA cuả ông cha ta ngày xưa

Kính thưa các cô ,chú ,bác ,các anh chị ,
cháu xin có ý kiến như vậy ,có điếu chi sai quấy kính mong cô ,chú ,bác ,anh chị niệm tình tha thứ Cháu đang lắng nghe sự chỉ dạy cuả các cô chú bác và các anh chị.

Kính chào
VK

***

Trước hết xin cám ơn sư góp ý. Tôi xin phép tóm tắt vài ý dể trao đổi:
- Trong hai câu sau đây:
“ Rừng Nhu bể thẳm khôn dò,
Nhỏ mà không học lớn mò sao ra?”

Thì rõ ràng đó là Đạo Nho rồi, vì nếu không là Đạo mênh mông thì sao ngại là lớn lên học không kịp.

- Nhu là nhu thuận, hiền hòa, một trong những đặc tính của nền văn hóa nông nghiệp của Việt tộc từ xưa, phân biệt với văn hóa du mục thích võ lực, chiếm đoạt, chinh phục. Nho giáo thuộc văn hóa nông nghiệp của Viêm Việt, Bách Việt, nói chung là Việt tộc. Đó là văn hóa có Minh triết, trong đó những đối cực như Thiên Địa, Âm Dương giao hòa, hòa hợp đưa đến Thái Hòa. Như vậy có thể nói rằng Nhu thuận là một trong những đặc tính quan trọng của Đạo Nho để đối với Cương cường của văn hóa du mục ( Nhu thắng cương, nhược thắng cường của quan niệm Lão Tử ), do đó nói Nhu là nói đến Đạo Nho.

- Người Việt Nam cũng thường hay nói biến âm đi như Phúc thành ra Phước, Hoàng thành ra Huỳnh...
- Ca dao có nhiều câu ngắn gọn, cô động gần như nguyên ngôn ( Logos )theo nguyên tắc “ nội hàm càng nhỏ thì ngoại hàm càng lớn “ , cho nên càng ngắn gọn, càng xúc tích nên hàm hồ, đa nghĩa, tùy quan điểm mà hiểu khác nhau, lấy ví dụ như câu: “ Nắng bề nào che bề nấy “. Tuy nhiên về chữ Nhu với Nho thì theo thiển ý của tôi đã rõ.

Vài hàng xin trao đổi.

Nguyễn Văn Nhiệm

No comments:

Post a Comment