30 November 2010

Phim tài liệu

Đại Họa Mất Nước




Toàn bộ phim: ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC... do Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy thực hiện... gồm 8 tập , đã được post trên Youtube... Xin mời Quý Vị dành ít thì giờ xem và thẩm định....

Xin click vào những links dưới đây:

Chapter-1/8: http://www.youtube.com/watch?v=JQwicWxsRB8
Chapter-2/8: http://www.youtube.com/watch?v=tNVG-lqJnDg
Chapter-3/8: http://www.youtube.com/watch?v=YLnqNJssvHY
Chapter-4/8: http://www.youtube.com/watch?v=O29v7zjUUzs
Chapter-5/8: http://www.youtube.com/watch?v=XpbRLRzE1S4
Chapter-6/8: http://www.youtube.com/watch?v=uTzkoZoO_IE
Chapter-7/8: http://www.youtube.com/watch?v=yLaaU26NWh0
Chapter-8/8: http://www.youtube.com/watch?v=jm3Un1Kbb3Y

Nghĩ tơi nghĩ lui

Nhưng cũng may:
Nước Tàu không phải chỉ có những tên trộm cắp.
Nước Tàu còn sinh ra được Đặng Lệ Quân (Teresa Teng)
với tiếng hát tuyệt vời.




Ngộ ái nị, Teresa!

Một bài viết lý thú

Nước Tàu: Xứ của những tên trộm cắp

"Một băng video của FBI tiết lộ, việc chuyển giao các tài liệu quân sự mật cho một điệp viên Trung Quốc trong tháng 2 năm nay đã cho thấy nước Mỹ đang phải chống chọi với thế giới ngầm của mạng lưới gián điệp nước ngoài. Băng video cho thấy Gregg Bergersen, quan chức ở Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA), đã nhận tiền để trao thông tin quân sự mật của Mỹ cho gián điệp Trung Quốc Tai Shen Kuo."

Đoạn trên đây trích từ một bài viết tựa đề 'Nước Mỹ trước thảm họa xâm lược của Đại Hán'. Bài viết khá lý thú và đã được ít nhất bốn thân hữu gửi về Diễn Đàn này. Thế nhưng nhiều trang Web đã đăng tải và vì chưa rõ bản quyền ra sao nên chỉ xin giới thiệu và nối mạng thôi.

Xin mời quý anh chị nhấn vào đây để đọc trọn bài viết.

29 November 2010

Thư mời của ĐS 5678

Nhấn trên hình để phóng lớn.
(Nguồn: Lan Đàn)

Thời sự

Bỉ phát hành tem thư Lê Thị Công Nhân

Quý bạn thân mến,

Vương Quốc Bỉ đã cho phát hành hai loại tem bưu chính mới:
1. Hình Luật Sư Lê Thị Công Nhân, người tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
2. Hình đồng bào đang vượt biển bằng ghe đánh cá để tỵ nạn cộng sản.

Lê Thị Công Nhân không những được đồng bào Việt yêu mến, mà còn được người ngoại quốc yêu tự do, công lý quý trọng. 



28 November 2010

Phản hồi từ bài Ca Dao Tục Ngữ

Xoay quanh chữ "NHU"

Kính thưa các cô , chú , bác , các anh chị,

Cháu có đọc bài sưu khảo về CA DAO - TỤC NGỮ trong Tiếng Thông Reo
Theo sự hiểu biết kém cỏi cuả cháu thì :
- chữ NHU trong câu ca dao "anh về anh học chữ nhu ....:" không phải là nguyên NHO như tác giả đã viết
mà là MỀM MỎNG (NHU thắng CƯƠNG ); Đó là cách ứng xử HIẾU HÒA cuả ông cha ta ngày xưa

Kính thưa các cô ,chú ,bác ,các anh chị ,
cháu xin có ý kiến như vậy ,có điếu chi sai quấy kính mong cô ,chú ,bác ,anh chị niệm tình tha thứ Cháu đang lắng nghe sự chỉ dạy cuả các cô chú bác và các anh chị.

Kính chào
VK

***

Trước hết xin cám ơn sư góp ý. Tôi xin phép tóm tắt vài ý dể trao đổi:
- Trong hai câu sau đây:
“ Rừng Nhu bể thẳm khôn dò,
Nhỏ mà không học lớn mò sao ra?”

Thì rõ ràng đó là Đạo Nho rồi, vì nếu không là Đạo mênh mông thì sao ngại là lớn lên học không kịp.

- Nhu là nhu thuận, hiền hòa, một trong những đặc tính của nền văn hóa nông nghiệp của Việt tộc từ xưa, phân biệt với văn hóa du mục thích võ lực, chiếm đoạt, chinh phục. Nho giáo thuộc văn hóa nông nghiệp của Viêm Việt, Bách Việt, nói chung là Việt tộc. Đó là văn hóa có Minh triết, trong đó những đối cực như Thiên Địa, Âm Dương giao hòa, hòa hợp đưa đến Thái Hòa. Như vậy có thể nói rằng Nhu thuận là một trong những đặc tính quan trọng của Đạo Nho để đối với Cương cường của văn hóa du mục ( Nhu thắng cương, nhược thắng cường của quan niệm Lão Tử ), do đó nói Nhu là nói đến Đạo Nho.

- Người Việt Nam cũng thường hay nói biến âm đi như Phúc thành ra Phước, Hoàng thành ra Huỳnh...
- Ca dao có nhiều câu ngắn gọn, cô động gần như nguyên ngôn ( Logos )theo nguyên tắc “ nội hàm càng nhỏ thì ngoại hàm càng lớn “ , cho nên càng ngắn gọn, càng xúc tích nên hàm hồ, đa nghĩa, tùy quan điểm mà hiểu khác nhau, lấy ví dụ như câu: “ Nắng bề nào che bề nấy “. Tuy nhiên về chữ Nhu với Nho thì theo thiển ý của tôi đã rõ.

Vài hàng xin trao đổi.

Nguyễn Văn Nhiệm

27 November 2010

Thơ Trần Văn Lương

Chỉ Nửa Con Đường

Hạ hồng, nắng hực trời xanh,
Sao đêm tối vẫn vây quanh kiếp nghèo.
Trót mang số phận bọt bèo,
Anh đâu tính chuyện leo trèo với cao.
Nhìn sao băng, dạ nao nao,
Một câu thề ước có nào dám mơ.
Chút tình trúc mã ngây thơ,
Đành câm nín giấu, hẹn chờ kiếp sau.
Thân tằm trăn trở cơn đau,
Tơ ươm chốn cũ, áo dâu nhà người.
Vật vờ đón bóng quạ rơi,
Hỏi làn tóc nhỏ một thời về đâu.
Mắt quầng dõi vết sao Ngâu,
Đường chim đứt đoạn, nhịp cầu gãy đôi.
Ai đem gió rải lưng đồi,
Cho cây lá chết bồi hồi xa nhau.
Em đi, nắng tếch theo tàu,
Sân ga từ đó ảm màu hoàng hôn.
Rong rêu dẫn bước cô hồn,
Loanh quanh bến vắng đếm dồn bóng câu.
Bơ vơ đứng giữa nương trầu,
Lá tươi ai hái, gốc sầu ai ôm.
Em xuôi theo ngọn gió nồm,
Anh canh gió bấc, chiều hôm dãi dầu.
Áo quê nắng hấp bạc mầu,
Đàn sai dây nắn mãi câu phụ tình.
Ngày lênh đênh, tối linh đinh,
Đêm mong tiếng trống, biết mình còn say.
Mảnh tình vướng víu trên tay,
Tần ngần vất xuống, lại loay hoay tìm.
Lối xưa giậu đã lên bìm,
Bên thành giếng cổ xác chim mấy hàng.

*

Xưa không dám mượn đò ngang,
Để nay giọt lệ trễ tràng tiếc thương.
Đưa nhau chỉ nửa con đường,
Nửa vui em tới, nửa đoạn trường anh lui.
Một cơn sóng gió dập vùi,
Nơi xưa có kẻ vẫn ngậm ngùi nhìn đêm.

Trần Văn Lương
Cali, 8/2010

Wait For Me, tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh





Chờ Em
Wait For Me

Oil on canvas
20x30 inch (21x76 cm)
By A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh



Cám ơn chi Thúy Lan đã đặt tên cho bức tranh

26 November 2010

Nghe Nhạc Cuối Tuần Mùa Tạ Ơn :

Nếu Không Có Em
với Anh Quân.

Mến tặng các nàng dâu QGHC nhân ngày Thanksgiving.

Liệu anh sẽ nói gì và sẽ chọn tặng phẩm nào để tặng em như một lời cảm ơn nhân ngày lễ Tạ Ơn. Sẽ là khuôn sáo nếu như mọi thứ không xuất phát từ trái tim anh và từ những rung cảm như thủa đầu đời của hai chúng ta vì em luôn là thế giới nhỏ của anh và chỉ của riêng anh. Anh đã tặng em tuổi thanh xuân đẹp nhất đời anh khi chúng ta nguyện yêu nhau đến hơi thở cuối cùng vì tinh yêu chỉ đến một lần trong đời nhưng với anh nó sẽ là mãi mãi.

Hôm nay hãy cho anh sống lại những ngày tháng xưa cũ , hãy làm nóng lại những cảm xúc thủa mới yêu. Hãy để anh được ôm em trong vòng tay anh vì anh muốn mọi khỏang cách giữa chúng ta trở thành vô nghĩa cho dù với năm tháng chúng ta không còn thanh xuân . Hãy để cho lửa tình yêu cất tiếng thay lời cảm ơn " ...Nếu không có em, bóng tối vây quanh đời anh, bão tố thay đi trời xanh và con tim lạc lối...Nếu không có em, hạnh phúc mất trong tầm tay, đời sống sẽ không ngày mai..và em ơi, nếu không có em..."

Xin mời các bạn thưởng thức nhạc và mến chúc các bạn một lễ Thanksgiving hạnh phúc, vui vẻ và an bình bên những người thân.

TeHong

Sưu khảo

Bài biên khảo sau đây trích từ một tác phẩm sắp xuất bản của tác giả, cuốn Con Đường Văn Hóa Việt. Xin hân hạnh giới thiệu cùng quý anh chị. (TTR)
Phần I: Ca dao- Tục ngữ
    ( tiếp theo )

     Những dấu vết còn lưu lại dọc “ Con đường văn hóa “:
     Dấu vết đầu tiên còn ghi lại trong tục ngữ, ca dao là tính trọng văn khinh võ:
   “ Quan văn thất phẩm thì sang,
     Quan thất phẩm phải mang gươm hầu
.“
     Đó là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt hai nền văn hóa nguyên thủy chính của loài người và đặc biệt ở khu vực Á Đông. Văn hóa nông nghiệp: Đề cao mẫu quyền, thiên về tình cảm, chuộng văn, hiếu hòa, chủ trương nhân trị, vương đạo, truyền hiền...Trong khi đó, văn hóa du mục: Đề cao phụ quyền, thiên về lý trí, trọng võ, hiếu chiến, thích chinh phục, chủ trương pháp trị, bá đạo, thế tập...
     Dấu vết tiếp theo là chuộng việc học hành, khuyến khích văn chương chữ nghĩa:
   “ Thầy mẹ sinh em phận gái giữ đạo cương thường
      Anh lui về học lấy văn chương
      Nghìn thu em vẫn đợi, không vấn vương nơi nào
.“ 
     Việc học hành đó không chỉ ngừng lại ở phương diện văn chương, mà còn phối hợp cả việc tập tành lễ nghi và nhất là học đến chỗ rốt ráo là “ cách vật trí tri “, là cái học đến tận cùng căn để,“ tận kỳ tính “ của  Nho Việt:
   “ Dạy con từ thuở tiểu sinh
     Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
     Học cho “ cách vật trí tri
     Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông
.“
     Đã chuộng văn chương chữ nghĩa thì đương nhiên phải trọng con nhà văn học:
   “ Hò ơ...Bạc với vàng con đen, con đỏ
     Nhưng sợ giọng rỗi, giọng tuồng.
     Em muốn lấy anh thợ đóng xuồng
     Nhưng sợ ảnh hay dằn, hay thúc.
     Hò ơ...Mấy lời trong đục, chẳng dám nói ra.
     Có thầy giáo tập ở làng ta
     Hay khuyên, hay điểm, hay dạy, hay răn.
     So đức hạnh ai bằng
     Lại con nhà văn học
     Sử kinh thầy thường đọc
     Biết việc thánh hiền.
     Hò ơ...Gặp nhau em kết nghĩa liền, không chờ, chẳng đợi...“
     Những câu hò như tiếng vọng từ tiềm thức thâm sâu, tận đáy lòng của người bình dân vang lên nguyện ước của người con gái mong có được người bạn đời lý tưởng thật nho nhã:
   “ Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ
     Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu
     Anh về anh học chữ Nhu
     Mấy trăng em cũng đợi, mấy thu em cũng chờ
.“
     Chữ Nhu đó chính là nguyên Nho của Việt tộc từ ngàn xưa còn để lại ấn dấu trong thâm tâm người bình dân mộc mạc ở thôn quê chưa bị xuyên tạc bởi văn hóa nô dịch của đế quốc, tà thuyết ngoại lai. Nguyên Nho là Nho Việt đã có mặt trên địa bàn Việt tộc cổ cho tới vùng núi Thái Sơn :
   “ Công cha như núi Thái Sơn
     Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
     Một lòng thờ mẹ kính cha
     Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con
.“
     Ngoài dấu tích cột mốc biên giới cực Bắc của Việt tộc, bài ca dao còn cho biết Đạo Việt là Đạo Thờ Cúng Ông Bà, Tổ Tiên, là Đạo Hiếu, đặc trưng của Nho, mà những nhân vật như Phục Hy, Thần Nông thuộc Viêm Việt đã có công đặt nền móng. Nếu so sánh niên đại, Thần Nông: 3320-3080 tr. CN, Hồng Bàng: khoảng 2879 tr.CN, Hoàng Đế của Hoa tộc khoảng 2697 tr. CN thì họ Hồng Bàng của nước Văn Lang, tức nước Việt Nam khi xưa còn trước cả Hoàng Đế  gần 200 năm. Chính vì vậy mà  sách sử mới nói rằng nước Việt Nam có trên bốn ngàn năm văn hiến, nghĩa là một đất nước có truyền thống văn hóa tốt đẹp lâu đời. Chỉ nội cái tên nước Văn Lang cũng đã nói lên cái ý thức của dân tộc về văn hiến ngay trong thời kỳ lập quốc rồi.
     Những mầm văn hóa truyền thống dân tộc được truyền dạy bao đời từ trong mỗi đơn vị gia đình với  lời ru con ngọt ngào, sự vỗ về của cha mẹ qua tiếng ca dao:  
   “ Bông bần rụng trắng ngoài sân,
     Lấy chồng xa xứ khó mong ngày về.
     Xa xưa con ở dựa kề,
     Bên ba, bên má vỗ về ca dao
.“
     Ca dao là chất liệu dinh dưỡng nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, cho nên được phổ biến ra cho toàn dân : sĩ, nông, công, thương. Mọi người lo phát huy nghề nghiệp chuyên môn của mình tạo cuộc sống ấm no cũng như lấy ca dao tô điểm sinh hoạt văn hóa  khiến cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ, hòa hợp trong cảnh thái bình:
   “ Ai ơi giữ phép nước ta,
     Ai ơi thương lấy dân nhà một tông.
     Có hậu dưỡng mới phú phong,
     Kẻ cày người cấy, sống trong thái bình.
     Kẻ Nho lo việc học hành,
     Mai sau chiếm bảng nức danh trên trời.
     Kẻ buôn thì được lắm lời,
     Tàng vương chi thị tứ thời bán buôn.
     Kẻ công ai cũng tranh đua,
     Làm nghề chạm vẽ: phượng, rùa, long, ly.
     Tứ dân mỗi nghiệp mỗi nghề,
     Nhờ trời đều được gặp khi thái hòa.
     Toàn dân vang khúc dao ca
.“
     Đến khi vua Lý Thái Tổ ( 1010-1028 ) lên ngôi, dời đô về Thăng Long vào tháng bảy năm 1010, thì đất nước mới thật sự bước vào thời kỳ độc lập tự chủ vững chắc, lâu dài.                                                        
     Vua Thái Tổ sáng lập triều đại nhà Lý lúc nhỏ đã có một tiểu sử khá ly kỳ, bí mật. Khi ông lên ba tuổi, bà mẹ đem ông giao cho nhà sư Lý Khánh Vân trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi, nên được đặt tên là Lý Công Uẩn. Vì vậy, trong dân gian đã lưu truyền lời ca dao:               
   “ Con ai đem bỏ chùa này,
     A Di Đà Phật, con thầy thầy nuôi.“                                                                                                               
   Vì nhà vua xuất thân từ cửa Phật, nên Phật Giáo được khuyến khích mở mang, trong khi đó Văn Miếu cũng được thiết lập để dạy Nho học  và các khoa thi Tam Giáo được mở ra để tuyển chọn nhân tài . Từ đó nền văn hóa Lạc Hồng càng được thắm tươi:
   “ Tiếng chuông lay bóng Bồ Đề,
      Con chim trắng cánh bay về Tây Thiên.
      Mong sao dân tộc bình yên,
     Đạo lành che chở dân hiền thương yêu.
     Dù cho đất sập trời xiêu,
     Lòng tôi vẫn nhớ những điều giá gương.
     Khắp nơi đồng ruộng phố phường,
     Nhớ  lời Phật dạy phải thương nhau cùng.
     Đạo vàng điểm núi tô sông,
     Xây nền văn hóa Lạc Hồng thắm tươi
.“
     Có lẽ lâu đời hơn nữa còn có hai câu ca dao rất phổ biến trong dân gian:
   “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
     Người trong một nước phải thương nhau cùng
.“
     Mệnh đề “ phải thương nhau cùng “ ở bài ca dao trên và hai câu ca dao dưới không phải ngẫu nhiên trùng hợp, mà tất yếu phải có của một nền văn hóa đạt Minh Triết. Văn hóa chủ Nhân, còn Văn minh thì chủ Trí.

24 November 2010

Từ Cô Út, Florida


Quý anh chị ở Hoa Kỳ
(Lễ - không phải Hội - ở Canada đã qua rồi!!)

Hồi Việt tịch để được gì?


VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH VIỆT NAM:
Từ miễn thị thực Visa tới làm giấy chứng minh gốc Việt Nam.


Lê Duy San

Chế độ Cộng Sản nói chung, chế độ Cộng Sản Việt Nam nói riêng, là một chế độ Công An trị, nghĩa là dùng công an tức dùng vũ lực để cai trị đất nước, cai trị người dân.

Trước năm 1985, chế độ Cộng Sản VN hầu như chỉ có một bộ luật, hay nói cho đúng hơn, một văn kiện luật pháp duy nhất đó là bản Hiếp Pháp, còn tất cả đều là Nghị Quyết (của Đảng), Pháp Lệnh (của Quốc Hội) hay Nghị Định (của Thủ Tướng, Bộ Trưởng). Tới năm 1985, vì kinh tế quyệt quệ, cả nước sống trong lầm than đói khổ, bọn Việt Cộng, vì sống còn, phải thay đổi chính sách đối với kinh tế. Nhưng cải tổ kinh tế mà không có luật pháp thì cũng không thể nào lôi kéo được đầu tư của ngoại quốc. Do đó, bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã có những luật lệ về đầu tư, ngân hàng.

Tuy nhiên mãi tới năm 1993, ngày 6 tháng 7, tức sau ngày Hoa Kỳ cởi bỏ cấm vận cho VN, trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội mới được thành lập với mục đích đào tạo các chuyên gia về luật pháp để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Thực ra thì trước sau, bọn Việt Cộng cũng chỉ dùng luật pháp để bảo vệ chế độ. Nếu có áp dụng thì cũng chỉ để áp dụng cho ngoại kiều, cho những nước mà chúng cần phải o bế để có viện trợ, có giao dịch thương mại. Cũng vì vậy mà vấn đề quốc tịch của những người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đã được chúng nói đi, nói lại nhiều lần, mỗi lần một khác, tùy theo sự kiện, tùy theo mục đích và chính sách của chúng.

Chúng ta còn nhớ vào tháng 12 năm 2005, cô Lisa Phạm, một người Mỹ gốc Việt tỵ nạn, bị bắt tại thành phố Saigon về tội “Chống phá chế độ” chiếu điều 88 bộ luật Hình Sự vì cô đã tham gia nói chuyện trên diễn đàn Paltalk. Nhà cầm quyền Việt Nam lấy cớ rằng, dù cô Lisa Phạm đã nhập quốc tịch của nước thường trú là Hoa Kỳ nhưng cô vẫn là công dân Việt Nam và chính quyền Việt Nam vẫn có quyền xét xử cô khi cô phạm luật VN. Theo luật quốc tịch VN thì điều này đúng, ở đây chúng tôi chỉ bàn về khiá cạnh song tịch mà thôi chứ không bàn về tôi phạm, vì khi chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta không chấp nhận chế độ độc tài dã man Cộng Sản Việt Nam chứ không phải chúng ta từ bỏ quốc tịch Việt Nam.

Và ngay cả khi chúng ta nhập tịch Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta cũng không hề tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN như một số người lầm tưởng, và theo luật quốc tịch VN thì chúng ta chỉ mất quốc tịch khi có làm đơn xin và đơn xin từ bỏ quốc tịch của chúng ta đã được Chủ Tịch nhà nước chấp thuận. Chính vì thế mà giới chức ngoại giao Hoa Kỳ đã nhắc nhở các công dân gốc Việt cẩn thận khi về thăm VN vì chúng ta vẫn bị chính quyền Việt Cộng coi là vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Trên thực tế thì bọn Việt Cộng vẫn phân biệt người Việt hải ngoại với người Việt trong nước, chỉ khi nào bọn chúng muốn o bế, muốn chiêu dụ, bọn chúng mới chấp nhận người Việt hải ngoại có quyền như người Việt trong nước như trường hợp miễn thị thực (visa) cho Việt kiều nào muốn về nước tìm hiểu, làm ăn hay thăm quê hưong, du lịch bắt đấu từ 1/9/2007. Nhưng cũng chẳng ai ham vì tổn phí chẳng đỡ được bao mà lại phải làm đơn kèm giấy tờ chứng minh phiền phức, đó là chưa kể còn có thể bị mất quốc tịch sở tại vì phải làm đơn xin nhập quốc tịch VN (?).

Nay ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam lại quay lại vấn đề song tịch của người Việt hải ngoại để thu hút tài chánh và chất xám của người Việt hải ngoại. Theo điều 3 luật Quốc Tịch VN 1998 thì Công dân VN chỉ có thể có một quốc tịch trừ trường hợp chính luật này quy định khác.

Và theo điều 13 của luật Quốc Tịch VN thì tư cách của những ngừơi VN sống ở nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch VN trong thời gian trước khi luật này có hiệu lực thì vẫn là công dân VN và được quyền mang hộ chiếu VN. Tóm lại, mặc dầu luật Quốc Tich VN chấp nhận nguyên tắc một quốc tịch, nhưng vì luật này không có hiệu lực hồi tố nên những người như những người Việt tỵ nạn chúng ta vẫn có 2 quốc tịch vì chúng ta rời bỏ đất nước trước ngày luật Quốc Tịch VN được ban hành tức trước ngày 1/7/2009.

Theo Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Cộng thì trong vòng 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009 tức ngày luật Quốc Tịch VN có hiệu lực mà Việt kiều nào không làm thủ tục đăng ký xin giữ quốc tịch VN trong vòng 5 năm, sẽ bị mất quốc tịch VN. Tuy nhiên bất cứ lúc nào họ cũng có thể xin trở lại quốc tịch VN, tức xin hồi tịch, nếu có cha mẹ, vợ chồng hay con cái là công dân VN. Điều này chẳng qua là Việt Cộng muốn những người về làm ăn với Việt Cộng phải dứt khoát theo chúng.

Tới nay đã được 1 năm, có lẽ chúng thấy cũng chẳng có ai ngu dại mà đút đầu vào rọ, nên chúng lại đưa ra một quyết định khác là những người ngoại quốc gốc Việt Nam, muốn nhập cảnhViệt Nam không cần giấy nhập cảnh, nghĩa là chúng bỏ không cấp giấy nhập cảnh nữa, nhưng thay vào đó, phải làm giấy chứng minh gốc Việt Nam. Sự việc này, thoáng nghe thấy có vẻ giản dị hơn vì không cần xin giấy nhập cảnh, nhưng thực ra thủ tục này cũng chẳng khác gì thủ tục làm đơn xin giữ quốc tịch. Đây chẳng qua chỉ là cách chơi chữ của ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam và một khi đã làm giấy chứng minh nguồn gốc của mình là người Việt Nam tức mình cũng có quốc tịch Việt Nam vì mình chưa hề xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Như vậy mình sẽ phải chịu tất cả các rằng buộc bởi luật lệ Việt Nam và bọn Việt Cộng có thể bắt mình về tội trốn thuế đối với những người có công ăn việc làm, nhất là giới thương gia vì làm ăn với bọn Việt Cộng tham nhũng luôn luôn phải hối lộ, móc ngoặc với chúng. Mà một khi đã hối lộ mà lại muốn có lời thì phải tìm cách trốn thuế, gian lận, do đó, bất cứ lúc nào chúng muốn bắt tù, bắt tội cũng phải chịu.

Tóm lại, vấn đề quốc tịch của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chẳng có gì là rắc rối hay phức tạp. Không xin hồi tịch, không xin giữ quốc tịch, không làm giấy chứng minh gốc Việt Nam, dù có mất quốc tịch VN, chúng ta vẫn còn quốc tịch Hoa Kỳ hoặc quốc tịch của nước mà chúng ta định cư và đã xin nhập tịch. Khi về VN bất cứ vì lý do gì, nếu chẳng may dính tới luật pháp, chúng ta là công dân Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta sẽ đưọc Hoa Kỳ hay nước chúng ta đã xin nhập tịch bảo vệ tích cực hơn. Chúng ta nên nhớ rằng chúng (Việt Cộng) cần chúng ta chứ không phải chúng ta cần chúng. Trái lại, nếu xin hồi tịch, xin giữ quốc tịch VN hay làm giấy chứng minh gốc Việt Nam tức đã đút đầu vào rọ của bọn Việt Cộng thì chỉ có từ chết đến bị thương, đừng mong gì khác.

Chúng ta chắc còn nhớ câu mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói:
Đừng tin những gì Việt Cộng Sản nói. Hãy nhìn những gì Việt Cộng làm.
Ai muốn đâm đầu vào rọ, cứ việc “thoải mái”.

Lê Duy San
***
Mình thì chỉ đang mong cho có một điều khoản luật định nào nó làm tiêu (mẹ) cái quốc tịch Việt Nam đi chứ báu hóa nỗi gì nữa cái quốc tịch (thổ tả) ấy khi mà đất nước vẫn còn nằm chặt chẽ trong tay bọn chúng. Cho nên, nếu quả như có chuyện, sau 5 năm kể từ ngày 1/7/2009, mình chỉ cần bất động i.e . không cần phải làm gì hết sau năm năm ấy thì mình có đủ cơ sở pháp lý để không sợ chúng quàng (lại) cho mình cái Quốc Tịch VN, nghĩa là dù có chuyện gì xảy ra thì chúng cũng phải đối xử với mình như một ngoại kiều, luật "rừng rú" không thể dơ dáng mang ra mà hù dọa đưọc nữa .
Cho nên đó là điểm đáng mừng đấy chứ !

LTX

Thơ Lan Đàm


THÔI HÃY NGỦ ĐI

Gửi Luân & Tâm

Thôi hãy ngủ đi, này con chim nhỏ, 
Anh dẫn em vào trăm lối mộng xưa. 
Đêm có lạnh, gối tay anh êm ả, 
Mặc ngoài kia tuyết gọi gió đong đưa.

Thôi hãy ngủ đi, Sàigòn mưa đổ, 
Thềm Văn Khoa em đứng đó trông trời. 
Muôn sợi trắng giăng mờ lòng phố cổ, 
Giọt nước nào rơi trộm tóc buông lơi.

Thôi hãy ngủ đi, lá me đường cũ, 
Hè Nguyễn Du chiều tan lớp rộn ràng. 
Lời ai ngỏ động linh hồn thục nữ, 
Tà áo bay quấn quýt bước hoang mang.

Thôi hãy ngủ đi, em môi vụng dại, 
Cuối mùa xuân thư viện vắng trao hôn. 
Trang sách mở ngẩn ngơ quên đóng lại, 
Ghế giảng đường từ đó xích gần hơn.

Thôi hãy ngủ đi, em xinh gấm đỏ, 
Lối trưa đầy xác pháo ấm hài thêu. 
Đeo nhẫn mới nôn nao về nhà lạ, 
Mười ngón gầy đan chặt nghĩa thương yêu.

Thôi hãy ngủ đi, em thiên thần mẹ, 
Để anh làm thơ kể chuyện chúng mình.

LAN ĐÀM
5/05

Bằng chứng Đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước


Chiến dịch thủ tiêu
các cột mốc biên giới
Tàu-VIỆT

Chiến dịch đã phát động vào ngày 20/07/2010.

Hàng loạt những cột mốc lịch sử quốc giới Tàu-Việt đã bị Tàu Cộng và CS Việt Gian tất bật tháo gỡ đưa vào các Bảo Tàng Lịch Sử địa phương mà chúng gọi là:

Chiến dịch “bài trừ các mốc biên giới cũ”

Tài liệu bằng hình ảnh dưới đây đưa ra bằng chứng Tàu Lục Địa và CSVN đã phối hợp thủ tiêu các cột mốc cũ. Tất nhiên nhượng đất thì phải thủ tiêu chứng tích cũ. Hình ảnh nói lên tất cả và đây cũng là chứng tích bán nước rõ ràng nhất của Cộng Đảng Việt. (Hình chụp từ Vietland)






Thơ Luân Tâm





23 November 2010

Tin ngắn đáng chú ý

 Nam-Bắc Hàn nã đại bác qua lại

Nam Hàn nói rằng họ đã nã đại bác trả đũa sau khi Bắc Hàn nã hàng chục quả đại bác vào Yeonpyeong island, một hải đảo Nam Hàn nằm sát đường ranh hải phận phía tây. Có hai lính thủy quân lục chiến Nam Hàn hiệt mạng vì những quả đạn đến từ phía bắc.

Đảo Yeonpyeong island nằm trên Hoàng Hải, cách đường biên bị tranh chấp 3km và cách bờ biển Bắc Hàn 12km. Đảo có các cơ sở quân sự, một phân đội thủy quân lục chiến và một số nhỏ dân cư sinh sống. Chung quanh đảo là vùng giầu hải sản. Tại vùng biển này vào năm 2002 cũng đã xẩy ra một cuộc đụng độ khiến 13 thủy thủ Bắc Hàn và 5 thủy thủ Nam Hàn thiệt mạng.

Đây là một cuộc đụng độ tệ hại nhất từ khi cuộc chiến Nam Bắc Triều Tiên chấm dứt vào năm 1953.

Timeline 2010:

26/3: Chiến thuyền Cheonan của Nam Hàn bị đánh chìm với 46 thủy thủ bị chết. 

20/5: Phái bộ điều tra nói rằng tàu đã bị trúng thủy lôi. Bắc Hàn bác bỏ đã can dự.

Tháng Bảy đến Tháng Chín: Nam Hàn và Hoa Kỳ tập trận chung. Hoa Kỳ thêm các biện pháp chế tài đối với Bắc Hàn.

29/10: Bộ đội Nam Bắc nổ súng qua lại trên biên địa.

12/11: Bắc Hàn khoe với một khoa học gia Mỹ là họ đã có thêm cơ sở tăng trọng Uranium.
TTR tổng hợp
(Hình BBC)


Phản hồi

4 comments mới nhận:

Anonymous said...

Ngoài bức Huyền Thoại ra, bức Trương Chi không phải lồ lộ ngực thì là chi đây? Chưa hết đâu, những bức như Ảo Ảnh, Chiêm Bao ... bày ra 25 % ngực chàng không tính sao?? Mừng họa sĩ được "thọ tỷ Nam Sơn" nhé!
November 19, 2010 6:16 PM 

**
Nam Tào said...

ACLa ơi;

Như vậy là bạn BỊ ÁM ẢNH NẶNG LẮM rồi đó ! Vẽ đại mà thành ra gương mặt giống hệt như O CẦU BẠCH HỔ mãi tận 67, 68 thì làm sao chối nhanh, chối mau đây !!!?
Khai thiệt đi để được Bà "XÃ TRƯỞNG" khoan hồng, đãi ngộ chút ân huệ ưu ái nghe bạn ACLa !!!

*Giấy dư nên vẽ VOI một vài nét cho có bình loạn vậy nhe! Cầu chúc gia đình luôn vui khỏe và như ý !./-
Kangaroo
November 20, 2010 12:03 AM 

**
Ừ nhỉ , chắc là đã chớm bị Alzheimer's mất rồi, nên vẽ hôm trước hôm sau đã quên. Nhớ dai quá đôi khi chẳng hay. Này nhá, nếu khi trẻ bị bạn gái đá, suốt ngày nhớ thương thì làm sao mà "sang ngang" vơí người khác để thành vợ chồng. Chuyện trước mắt: Vẽ xong một bức cứ đứng mãi mà ngắm thì làm sao mà sáng tác thêm được!

Ừ mà.... Khiếp, tại sao các bạn nhớ vanh vách như thế. Hẳn tối tối lẻn ra khỏi giường mở computer ra ngắm nghía, tra lục xem mỗ này có vẽ sai sẩy chỗ mô chăng, phỏng? Và biết đâu các bạn đã nợ tui hai, ba năm tuổi thọ không chừng. Hãy hẹn nhau qua thế giới bên kia uống trà tính sổ.

A.C.La
**
Tôi muốn góp ý về hình thiếu nữ trong bức Trương Chi: ngực của nàng ' mím mím' thôi chớ chẳng phải là lồ lộ! 'Hé hé chút đỉnh'* mới chết người (xem) chớ!!!

Người Pleiku

* Hoạ sĩ cũng phải 'âm ỉ' trong đầu/ trong tim lâu lắm đấy nhỉ?...

**

Út NT thì nghi rằng: Hoạ sĩ A C La nhà mình hớp hồn khách xem tranh qua nét ngọc thăng hoa của đồi ngực ấy chứ ?!
Có ai dám hỏi hoạ sĩ ... ai là người mẫu không nhỉ ?
Riêng Út thì Út hỏng dám a. ...

Cambodia: Ngày hội trở thành ngày tang.

 Chen lấn xem hội gây tử vong nhiều người

Giới chức trách Cambodia xác nhận có 345 người thiệt mạng ở Phnom Penh vì dẫm đạp chen lấn nơi một chiếc cầu để mừng ngày Thủy Hội, một trong những ngày hội chính của người dân xứ Chùa Tháp. Đa số chết vì bị ngộp thở và bị chấn thương nội.

Ngoài ra còn có khoảng 400 người khác bị thương. Chính quyền đang cho tiến hành các cuộc điều tra và treo cờ rũ để tang như một quốc nạn. (Hình BBC)

TTR

22 November 2010

Một bước cụ thể của Quốc Hội Mỹ

Quốc hội Hoa Kỳ đệ trình dự luật trừng phạt
các viên chức VN vi phạm nhân quyền
RFA 23.11.2010

Hôm thứ Năm tuần rồi, cả hai viện Quốc hội Hoa Kỳ đã cùng đệ trình dự luật áp dụng biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân viên chức Việt Nam có liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền của công dân Việt Nam và gia đình họ.

Dự thảo Luật trừng phạt các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ do Dân biểu gốc Việt đầu tiên, ông Cao Quang Ánh. 

5 người đồng viện cùng đứng ra bảo trợ cho Luật này là: Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Dân biểu Christopher Smith, Dân biểu Frank Wolf, Dân biểu Ed Royce, Dân biểu Loretta Sanchez.
Phiá Thượng viện, các Thượng nghị sĩ Sam Brownback, John Cornyn, và Richard Burr cũng để trình một dự luật như vậy. 

Luật này đã liệt kê hàng loạt các vi phạm nhân quyền của chính phủ Viêt Nam đối với các công dân trong nước, và đòi hỏi có biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân có liên can. 

Một trong số những biện pháp được đề nghị là không cấp visa cho những cá nhân đó đến Hoa kỳ, hoặc có biện pháp chế tài, phong toả những vụ giao dịch tài chính của họ với các cơ sở tài chính, kinh doanh của Mỹ.
Dân biểu Cao Quang Ánh, sẽ chính thức rời nhiệm sở vào đầu năm 2011, nhưng ông nói rằng ông sẽ ráo riết vận động để Luật này được thông qua trước kỳ nghỉ của Quốc hội vào tháng 12 này.

21 November 2010

Biểu tình rầm rộ ở Tokyo

 Đả đảo Tàu Cộng xâm lấn Biển Đông



Các cuộc biểu tình, hội thảo và nhiều sinh hoạt khác đã được tổ chức suốt từ ngày 6 đến ngày 14 tháng 11 tại Tokyo và Yokohama, nhân hội nghị APEC, để dân chúng công khai bày tỏ sự phẫn nộ và đòi hỏi chính phủ Nhật phải có chính sách đối phó với tham vọng khống chế biển tại Đông Á và Đông Nam Á của Hoa Lục. Cộng đồng người Việt tại Nhật Bản đã tích cực tham gia không chỉ trong vai trò tham dự viên, mà còn là một phần trong ban tổ chức. Mục tiêu chính là để tố giác trước thế giới việc Bắc Kinh xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, và cực lực phản đối việc Hà Nội bịt miệng người dân yêu nước cũng như chấp nhận làm ngơ những cảnh bắn giết ngư dân Việt trên biển Đông. (NVT chuyển)

Rule of Law không phải Rule by Law

Nguy nan nghề luật ở Việt Nam
Ở ngoại quốc thì cảnh sát bắt giam nhưng luật sư của chính phủ, thường là Bộ Tư Pháp hoặc công tố viên, đưa ra thông cáo. Riêng ở Việt Nam thì công an ra lệnh bắt giam và chính công an cũng tự đứng ra tuyên bố là lệnh hoàn toàn phù hợp với pháp luật
Nếu tôi là một bậc phụ huynh đang ở Việt Nam và muốn cho con mình được ra ngoại quốc ăn học thì chắc chắn một điều là tôi sẽ không bao giờ khuyên con mình nên đi học luật. Vì chẳng chóng thì chầy, nếu con mình thật sự chịu khó học tập, chịu tìm hiểu cặn kẽ luật pháp để trở thành một người luật sư đúng nghĩa thì một là nó sẽ phải trở thành một con trâu ngoan ngoãn suốt ngày chỉ biết cắm đầu cày, nghe lệnh của các ông chủ để đến cuối tháng lãnh lương. Hoặc hai là phải lên tiếng phản biện đối với những gì nó cho là không đúng, không chính xác với những tôn chỉ mà nó đã được chỉ dạy và rèn luyện từ khi chưa ra trường. Không phải là một điều ngẫu nhiên khi một số luật sư sau này được đào tạo ở ngoại quốc sau một thời gian về lại Việt Nam sinh sống và làm việc đã lên tiếng trước những bất công, bất cập trong xã hội. Từ Lê Công Định cho đến Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân cho đến luật sư BấmCù Huy Hà Vũ vừa mới bị bắt. Họ đều là những người đã có một thời gian được đào tạo ở ngoại quốc. Ít nhiều họ cũng giỏi đủ để được tiếp tục cho đi học luật. Và ra trường với những văn bằng, chứng chỉ chuyên môn. Thế vậy mà chỉ vài năm sau ai cũng đã phải vào tù ra khám vì những bộ luật mà lẽ ra chính họ mới là người thông hiểu nhất. Chứ không phải là một ông tướng công an nào đó tự động cho họp báo và tuyên bố chắc như bắp là việc bắt bớ ‘hoàn toàn phù hợp với pháp luật hiện hành’.

'Công an làm luật' Nhiều khi tôi tự hỏi không hiểu mấy ông tướng này học luật ở đâu mà sao hiểu luật rõ và nhanh thế? Vừa bắt hôm nay là ngày mai đã có thể lấy luật ra để nói chuyện với… chính luật sư vừa mới bị bắt. Bất kể là họ có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ luật với biết bao năm kinh nghiệm hành nghề. Ở ngoại quốc thì cảnh sát bắt giam nhưng luật sư của chính phủ, thường là Bộ Tư Pháp hoặc công tố viên, đưa ra thông cáo. Riêng ở Việt Nam thì công an ra lệnh bắt giam và chính công an cũng tự đứng ra tuyên bố là lệnh hoàn toàn phù hợp với pháp luật. Trong thời gian gần đây ở Việt Nam người ta thường nghe nhà cầm quyền nhắc đến câu ‘xây dựng một nhà nước pháp quyền’. Đây là câu được dịch ra từ ba chữ ‘rule of law’, một nguyên tắc cơ bản trong ngành mà sinh viên luật nào cũng phải học qua và thấu hiểu cặn kẽ từ những năm đầu vào học. Thế nhưng ở Việt Nam tôi nghĩ chúng ta nên dùng chữ ‘rule by law’ – dùng luật để cai trị - thì chính xác hơn. Vì từ điều khoản ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ (điều 258) được dùng để giam cầm blogger Cô Gái Đồ Long, ‘tuyên truyền chống nhà nước’ (điều 88) được dùng để giam luật sư Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ (điều 79) được dùng để truy tố và kết tội Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, v.v… tất cả hiện nay đều luôn nằm trong tư thế rất sẵn sàng đợi lệnh trong Bộ Luật Hình Sự. Ngày nào còn sự hiện hữu của những điều khoản này và không có sự tam quyền phân lập rõ ràng giữa luật pháp, hành pháp và tư pháp - nhờ vào sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng - thì… còn lâu Việt Nam mới có được một nhà nước pháp quyền như mọi người mong đợi. Trông người lại nghĩ đến ta. Cũng may là cách đây hai năm tôi đã được các anh công an nhà mình thương tình đuổi ra ngoại quốc chứ nếu không biết đâu chỉ vì những bài viết gần đây nói về kinh nghiệm hãi hùng của tôi với công an Việt Nam

tôi sẽ bị cho là hoạt động tuyên truyền chống đối chế độ. Và vào một ngày đẹp trời ở Sài Gòn khi tôi đang ở khách sạn chung với một đứa bạn trai hay gái nào đó thì tôi sẽ bị đột xuất hỏi thăm và bắt tống giam ngay vì… dám ở chung phòng với một người khác khi mình đã có vợ. Thế mới tài. Có ai ngờ được là công an Việt Nam hiện nay đang kiêm luôn thiên chức bắt ghen để gìn giữ hạnh phúc gia đình cho quý bà bạn nhỉ? Luật sự Trịnh Hội trưởng thành tại Úc, hiện đang làm việc ở Hoa Kỳ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn

Trịnh Hội
 Gửi tới Diễn đàn BBC từ Hoa Kỳ
(L.K. Ngọc Quỳnh giới thiệu)

Đoạn video vui: Tình bạn



Nhớ mở Speakers!

19 November 2010

Nghe nhạc cuối tuần.

Ý Lan với Nhạt Nhòa của Tuấn Khanh.

Khi tuổi Xuân đã phai như nắng tà, con người luôn hồi tưởng và tiếc nuối một dĩ vãng xa xôi vì đó là chất liệu không thể thiếu, làm thăng bằng cuộc sống cuối đời như một níu kéo thời huy hòang đã qua.

Trong cái cảm xúc rất riêng ấy, chỉ cần một khúc nhạc, một chiếc lá rơi xào xạc khi gío heo may về, một cơn mưa cuối thu cũng đủ chạm đến khỏang sâu trong tâm thức , nơi cất giữ những kỷ niệm một đời người, làm tuôn trào và ôm ấp ta như thể tuổi thanh xuân đang ở đâu đây : đó có thể là một mất mát trong chiến tranh, một đổ vỡ đau xót, một chia tay nghẹn ngào hay những ray rứt một thời lưu đầy. Chúng ta đang ở vào mùa thu, một khoảng lặng sâu lắng cả trong không gian lẫn thới gian rất dễ gợi nhớ và tạo một tâm trạng .

" Nhạt Nhòa " của Tuấn Khanh , một hòa âm hòan hảo, ca từ ngọt ngào, trữ tình , chất đầy những dư vị bâng khuâng , được thể hiện rất thành công qua tiêng hát điêu luyện , nồng nàn , mượt mà như tơ hồng của Ý Lan đã và sẽ chinh phục các thế hệ yêu nhạc, trong đó có tôi , có bạn như cởi bỏ một tấm lòng khi lướt qua những lời ray rứt nhưng còn thiết tha mà Ý Lan chuyển tải rất điệu nghệ " ...giờ khóc xa nhau, nghe lòng bão tố, thiết tha hay nhạt phai..."

Thân chúc Qúi bạn một cuối tuần vui ,bình an bên người thân. (TeHong)

18 November 2010

PHÂN ƯU


Nhận được tin buồn
Nhạc Mẫu đồng môn Nguyễn văn Sáu
( Đặc trách Bản Tin Hội CSV/QGHC Nam California)
là:

Cụ Bà Quả Phụ LÂM QUỐC
Khuê Danh HỒ THỊ NON
vừa từ trần ngày 18 tháng 11 năm 2010 tại Saigòn,Việt Nam
Hưởng thọ 79 tuổi.
Xin thành kính chia buồn
cùng anh chị Nguyễn văn Sáu và tang quyến

Nguyện cầu hương linh Cụ Bà HỒ THỊ NON
sớm được siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng.

Đồng kính bái
Nhóm bạn đồng môn :
Trần văn Lương, Trần bạch Thu, Nguyễn thế Vĩnh, Đặng mạnh Hùng,
Ngô ngọc Trác, Nguyễn văn Y, Trần hữu Đức, Trần ngọc Thiệu,
Nguyễn quý Thành, Chế minh Châu, Nguyễn phú Hùng,
Đèo chính Mung, Chu tất Tiến, Phạm trần Anh, Đinh bá Tâm,
Cao minh Tâm, Cao xuân Thức, Đỗ tiến Đức, Châu văn Để,
Huỳnh nhân Hậu, Nguyễn kim Dần, Nguyễn Chí Vy, và Nguyễn ngọc Liên.
(Nguồn: Cao Xuân Thức)



Phản hồi mới nhận

4 comments:

Anonymous said...
Người không NGẮM ngực mà chuyên VẼ ngực phụ nữ (như hoạ sĩ ACLa) sẽ tăng tuổi thọ thêm...20 năm.
Anonymous said...
Nên phân biệt: - Ngắm ngực của phụ nữ dưới 40 tuổi thì tăng tuổi thọ (5 năm, như bài viết). - Ngắm ngực của phụ nữ từ 40-60 thì không tăng, không giảm. - Trái lại, ngắm ngực của phụ nữ trên 60 tuổi thì...GIẢM THỌ 5 năm đấy !!
_________

Mỗ này chỉ vẽ ngực thanh thiên bạch nhật có mỗi một lần (Bức Huyền Thoại). Thế mà người ta đổ tiếng oan là "Chuyên VẼ" ngực. Đúng là nói ngoa. Nói cho ngay ông trời có đức hiếu sinh, nếu chuyên vẽ ngực mà sống thêm 20 năm, chắc cũng nên nghĩ lại. A.C.La
_________

* Quí vị cẩn thận tính coi nếu thọ quá 90t, thì liệu khi nằm một chỗ...có mỹ nữ nào bón ăn cho chăng?!.. Thân mến,
Người Pleiku

17 November 2010

Sưu khảo

Chuyên gia tư vấn triết học
Sầu Đông

Để đầu óc trống rỗng
"là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay"

Có lẽ bạn ngán triết học vì nó khô khan, khó hiểu? Bạn ngại triết học vì nó thường tỏ ra áp đặt, giáo điều? Bạn xem thường triết học vì nó mông lung, vô bổ? Xin bạn hãy bình tâm một chút! Họp nhân viên lại, liệu kiến thức chuyên môn đơn thuần có đủ để giúp bạn “động viên” được họ? Bạn vẫn thường phải dùng đến những lời có cánh đó thôi! Giải quyết việc lương bổng hay… đền bù giải toả, chẳng lẽ người ta không một phút thoáng nghĩ đến khái niệm “công bằng”? (Hình: Web "Chúng Ta)
04/06/2010

Bài viết đã luận chứng để làm rõ rằng, đòi hỏi cơ bản nhất của triết học Mác là hướng tới đời sống hiện thực cụ thể, phát hiện trong đó những vấn đề khó khăn cần giải quyết. Theo tác giả, để cung cấp cho các hoạt động thực tiễn của con người sự suy tư về các lý tưởng và mục tiêu, triết học cần nghiên cứu hiện thực, đứng vững trên hiện thực và vượt lên trên hiện thực, phải trình bày về lý tưởng và “giá trị /tốt”.
01/09/2009

Quyển sách này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh "Ideas of the Great Philosophers" của William S. Sahakian , Trưởng Khoa Triết Trường Đại Học Suffolk và Mabel Lewis Sahakian, giảng viên Triết tại Trường Đại Học Northeastrn. Hai học giả nói trên (cả hai đều là Tiến sĩ triết học ) đã dày công biên soạn và tóm lược hàng trăm luận thuyết triết học phương Tây của hàng chục triết gia vĩ đại , tính từ trước thời của Socrates cho đến thời đại ngày nay.
12/01/2009

Chưa có nhà khoa học nào khẳng định được lúc nào, giai đoạn nào trong đó đã xẩy ra sự chuyển hoá quyết định khiên con vật kể trên kia thành con người. Vấn đề không cần đặt ra ở đây và ta chỉ cần xác định yếu tố quyết định sự biến đổi về phần này - yếu tố làm cho con người khác con vật đó là sự đột khởi của tự do, của ý thức. Tự do, ý thức như vậy là hai đặc tính của con người với tư cách là người.
18/04/2007

Việc nghiên cứu và giảng dạy triết học vẫn còn yếu kém, bất cập. Nhiều vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra chưa được các nhà triết học nghiên cứu đầy đủ và do đó, chưa có sự trả lời thoả đáng. Công tác giảng dạy triết học chưa khắc phục được tình trạng "thầy không thích dạy, trò không thích học". Cần làm gì để khắc phục những yếu kém trong nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta?
14/05/2003

Hãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay. Ngày nay chúng ta tiếp thụ quá nhanh và không lao lực mọi sự để mà vội vã hay tức khắc quên đi. Từ hội thảo này sang hội thảo khác; những dịp khánh lễ càng ngày càng nhiều và vô ý thức. Những dịp khánh lễ và "để đầu óc trống rỗng" sẵn cứ thế mà tiếp tay nhau.

Triết học là môn học đòi hỏi người học phải “lao tâm khổ trí”. Ðối với một số người, nó là môn học hấp dẫn, dẫn ta tới kho tàng bất tận của những túi khôn của nhân loại: từ những bậc thầy lẫy lừng thời xa xưa như Khổng, Lão, Phật… ở Phương Ðông; rồi Plato, Socrates, Aristotle,… ở Phương Tây, cho chí những triết gia cận và hiện đại như Kant, Descartes, Hegel, Marx, Heidegger, Sartre… mà những công trình của họ đã ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ của nhiều thế hệ. Tuy thế, không ít người trong chúng ta thường coi triết là môn học khô khan, phức tạp, khó hiểu bàn về đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất, và thường dè bỉu những người thiếu thực tế là những “triết-gia-đi-trên-mây” hoặc bỡn cợt những kẻ không mấy xông xáo, tích cực trong cuộc sống là “triết-nhân-giữa-dòng-đời".

Ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 các giáo sư dạy triết tại các trường đại học như Nguyễn Ðăng Thục, Lương Kim Ðịnh, Trần Văn Hiến Minh,… rất được sinh viên quí trọng; thế hệ các giáo sư trung học về môn triết xuất thân từ các trường Ðại học Sư phạm, Ðại học Văn khoa ở Sài Gòn, Ðà Lạt, Huế vào những năm đầu thập niên 60 đã góp phần tích cực trong nhiều sinh hoạt văn hoá, giáo dục tại Miền Nam. Và đặc biệt, cuộc sống (vật chất) của nhiều người trong số này có thể nói được là dễ chịu. Không ai ở Miền Nam phải chịu cảnh bị hắt hủi, cô lập thê thảm như triết gia kiêm giáo sư triết học Trần Ðức Thảo, và câu “ăn như sư, ở như phạm, nói như lãnh tụ” có thể dùng cho phần lớn các giáo viên dạy triết (triết học Mác-Lênin) ở Miền Bắc.

Sau năm 1975, ở Miền Nam, cuộc sống của các giáo viên (các “giáo sư”, như qui định trước kia) sa sút, đặc biệt là các giáo sư dạy triết. Một số người được “lưu dung”, chưa “mất dạy” nhưng phải chuyển qua dạy những môn học khác và thường được đưa xuống dạy các lớp dưới. Với những kẻ thực thụ “mất dạy” thì quả đúng là thảm thê, thê thảm! Một số người lúc nào cũng ngơ ngơ, ngáo ngáo như kẻ mất hồn, không biết phải làm gì để sống vì không đủ tháo vát để “bươn trải" với đời trong giai đoạn lịch sử quá ư nhiễu nhương ấy.

Trong một truyện ngắn của Tiêu Dao Bảo Cự có tựa là Tiếng Đàn Ta thấy số phận thê thảm của một cựu giáo sư trung học về môn triết trong lòng cái xã hội nghiệt ngã mới: thường trực đói xanh người, thường trực loay hoay với mớ chữ nghiã không tiêu hoá được. Khi có người bà con từ ngoại quốc về cho một số tiền thì “chàng” dùng toàn bộ số tiền cho đóng một cây đàn organ, để những lúc sầu đời, chàng nhấn những phím đàn đưa hồn chàng lên chín tầng trời. Con chàng ngán chàng (vì chàng cứ ì ra, chẳng cày cuốc gì nổi), vợ chàng chán chàng vì nàng và đứa con gái lớn là hai lao động duy nhất trong nhà phải kiếm gạo cho cả nhà!

*

Các đồng nghiệp của ngài giáo sư nói trên trên đất Mỹ được hưởng nhiều thứ hơn ngài rất nhiều: từ tự do đến tiền bạc. Tự do nhiều nên đòi hỏi cũng nhiều! Ðiển hình là Louis Marinoff, giáo sư dạy môn triết tại City College of New York. Ông ta có lẽ là đại biểu xứng đáng nhất của trường phái triết học thực dụng kiểu Mỹ: tìm mọi cách khuyến mại việc tư vấn triết học. Những cuốn sách ông viết như Những câu hỏi lớn: Triết học có thể thay đổi đời bạn ra sao? (The Big Questions: How Philosophy Can Change Your Life), và cuốn sách bán rất chạy hiện nay trên thế giới là cuốn Plato chớ chẳng phải thuốc an thần! Ứng dụng sự khôn ngoan vĩnh cửu vào đời sống hàng ngày (Plato, not Prozac! Applying Eternal Wisdom to Everyday Problems ) là những bằng chứng hùng hồn về tính cách thực dụng trong những tác phẩm của ông. Cuốn sau đã được in ra trên hai mươi thứ tiếng. Nhưng Marinoff không chỉ hài lòng với sách của mình. Ông còn muốn tạo ra một nghề mới: tư vấn triết học (philosophical counseling) với những cơ sở pháp lý không khác những nghề khác.

Thực sự thì cái gọi là tư vấn triết học đã bắt đầu vào năm 1981 khi tiến sĩ Gerd Achenbach mở văn phòng hành nghề ở Köln, Ðức, và năm 1984 cho in bản tuyên ngôn Triết học thực hành (Philosophische Praxis). Tới nay ở nhiều nước như Hoà Lan, Ca-na-đa, Na Uy, Áo, Pháp, Thụy Sĩ, Do Thái, Anh, và nhất là ở Mỹ người ta đã thấy xuất hiện nhiều chuyên gia tư vấn triết học, nhiều hiệp hội nghề nghiệp, và nhiều chương trình cấp phát văn bằng hành nghề.

Là một liệu pháp còn trong vòng tranh cãi, tư vấn triết học giả định rằng nhiều “vấn đề” của chúng ta bắt nguồn từ những hiểu biết không chắc chắn về ý nghiã cuộc đời. Những người đi tiên phong trong lãnh vực này tin rằng từ thời cổ triết học đã được dùng để giảm nhẹ những áp lực tinh thần trong cuộc sống, giúp cho các cá nhân hiểu họ cũng như thế giới rõ ràng hơn, và cải thiện cuộc sống của mình. Hơn hai ngàn năm trước, Epicurus đã từng coi triết học là “phương thuốc trị bịnh của tâm hồn”. Socrates đã dùng triết học không phải để chỉ dạy những khái niệm mà để khuyến khích các môn đồ của mình tranh biện, xem xét cách suy nghĩ cũng như thái độ của họ về mọi đề tài có thể tưởng tượng ra được. Descartes và Spinoza xem triết lý là “việc thực hành đức khôn ngoan”. Nietzsche than phiền triết học đã thoái hoá thành chuyện đeo đuổi trường ốc nhàm chán. John Dewey triết gia được nể vì của Hoa Kỳ về giáo dục đã viết vào đầu thế kỷ 20 là triết học chỉ cho thấy giá trị thật của nó khi nó không còn là công cụ dùng mổ xẻ những vấn đề của các triết gia mà là để lập thành phương pháp, do các triết gia đào sâu, mổ xẻ những vấn đề của con người.

Nói gọn, tư vấn triết học bao hàm việc một triết gia có huấn luyện giúp một cá nhân xem xét vấn đề hay đề tài có liên quan đến cá nhân ấy. Trong phạm vi này triết gia giúp ích nhiều hơn là bạn thân hay người thân trong gia đình. Ludwig Wittgenstein, một trong những triết gia có ảnh hưởng hàng đầu của thế kỷ 20 xem triết học là phương tiện tháo gỡ những “nút thắt” trong suy nghĩ của mình.

Trở lại với Marinoff: ông ta mới đây đã kiện nhà trường nơi ông làm việc là City College of New York (viết tắt: C.C.N.Y.) ra toà vì trường này đã ra lệnh ngưng mọi hoạt động tư vấn của ông trong khuôn viên của trường, viện lẽ là C.C.N.Y. đã vi phạm đến quyền tự do ngôn luận của ông. Nhà trường nhìn vấn đề dưới khiá cạnh trách nhiệm (đặc biệt là trách nhiệm dân sự): Nếu một triết gia không có lấy một chút đào tạo về sức khoẻ tâm thần, thất bại trong việc nhìn ra những khuynh hướng tự tử nơi một sinh viên, và thay vì là một giải pháp can thiệp trong lãnh vực tâm thần lại đã ra toa bằng lý thuyết của Heidegger chẳng hạn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Sau này nhà trường đã bãi bỏ lệnh buộc phải ngưng những hoạt động tư vấn của Marinoff nhưng ông ta vẫn kiên quyết đeo đuổi vụ án với lý do bị mất lợi tức cũng như những cơ hội nghề nghiệp. Các luật sư của C.C.N.Y. đề ra những yêu cầu bảo hiểm cho những hoạt động tư vấn nêu trên nhưng Marinoff đã phản ứng rất mạnh; ông nói: “Cho đến bây giờ chúng tôi chưa từng gặp một trường hợp nào xảy ra tai hại tâm lý do việc tư vấn triết học gây nên.” Ông tiếp: “Những người này họ không sao phân biệt được tâm lý học và triết học. Vào những ngày này, những kẻ có học sao tệ quá!”

Từ nhiều năm nay, Marinoff đã tìm mọi cách để có thể đưa tư vấn triết học ở Hoa Kỳ thành một nghề như mọi nghề chính thức khác. Ta có thể thấy tín hiệu mà ông muốn trao gởi đến quần chúng (Hoa Kỳ) như sau: quần chúng đã chán ngán những nhà tâm lý học quá rồi; quần chúng cũng đã ớn những nhà tâm lý trị liệu luôn cho toa thuốc những khi ta thấy xốn xang, bối rối, và phần lớn những “vấn đề” bức thiết của ta không do xúc cảm hay do ảnh hưởng của các tác động gây nên bởi thay đổi hoá học trong não - những xáo trộn của chúng ta thường khi có nguyên nhân triết học. Chứng minh: ta không cần phải đợi đến lúc xuống tinh thần tới mức bệnh lý clinically depressed) hay bị mặc cảm phạm lỗi thuở thiếu thời rồi mới nhờ tới sự hỗ trợ với những câu hỏi muôn thuở về kiếp người - những đau khổ chồng chất, liên tục và cái chết không sao tránh được, cũng như nhu cầu một nền đạo đức tin cậy được. Ngay đối với những người khoẻ mạnh, bình thường, những người hoạt động thường ngày cũng cần tuân thủ những nguyên tắc trong cuộc sống.

Mặc dù là trường C.C.N.Y. không mấy thoải mái với việc tư vấn triết học, xem ra công chúng lạI sẵn sàng và rất háo hức với ít nhất là một hình thức nào đó của triết học trong đời sống hàng ngày. Ta có thể thấy chứng cớ này khi Tom Morris, giáo sư triết trước kia của trường Notre Dame đã tính tiền giờ $30,000 đô la Mỹ đối với hãng I.B.M và General Electric khi được mời diễn thuyết về “bảy chữ C của Thành Công” (7 C’s of Success ), chắt lọc từ Cicero và Spinoza, Montaigne và Aechilus. Christopher Phillips, tác giả “Sáu câu hỏi của Socrates” đã đi khắp nước Mỹ mời gọi những đám đông vào đối thoại kiểu Socrates về bản chất của pháp luật và ý nghiã của sự can đảm. Trò chuyện triết học (Philosophy Talk) là một show trên truyền thanh mới đây ở San Francisco với hai giáo sư có tài châm biếm tế nhị của trường đại học nổi tiếng Stanford, cùng với rất nhiều thính giả gọi lại đài, tìm cách giải quyết những vấn đề gai góc như “Bạn có muốn sống mãi mãi không?”. Thông thường một giờ tham khảo ý kiến với chuyên gia tư vấn triết học là 100 đô la Mỹ.

Ở nước Anh, một trong những sách bán chạy nhất trong năm 2000 là Những an ủi của triết học (The Consolations of Philosophy) đã được đưa lên truyền hình trong loạt truyền hình sáu phần. Ở Mỹ, Marinoff không phải là người đầu tiên nỗ lực đưa tư vấn triết học vào đời nhưng là người dẫn đầu những nỗ lực xây dựng các định chế về mặt pháp lý và tìm cách nhập vào dòng sông cuồn cuộn tiền bạc mà ta biết là tiền hoàn lại trong bảo hiểm y tế.

Y hệt một nhà kinh doanh nắm bắt một thị trường mới, Marinoff hành động nhanh và dữ dội, và đôi khi đụng chạm mạnh đến những người cạnh tranh khác. Ông đã thành lập Hiệp hội Những Người Thực hành Triết học Hoa Kỳ (American Philosophical Practioners Association, tắt là A.P.P.A.) Trước khi có các luật sư đánh hơi rất nhạy nhúng tay vào, ông đã thực hiện nghiên cứu trên những người tình nguyện ở trường C.C.N.Y. và dàn xếp một quỹ ở New York để tài trợ tư vấn triết học miễn phí qua trung tâm tập thể dục của C.C.N.Y.

Marinoff không thiếu kẻ yêu, người ghét. David O’Donaghue, một tâm lý gia có cấp bằng hẳn hoi cũng như có văn bằng tiến sĩ triết học coi chuyện chỉ cần ba ngày tu nghiệp để có bằng hành nghề của Marinoff là “tào lao”; nhưng cạnh tranh dữ dội nhất phải kể đến Hiệp hội Hoa Kỳ về Tư vấn Triết học và Tâm bệnh lý học (American Society for Philosophy Counseling and Psychotherapy, viết tắt là A.S.P.C.P.) có thể xem là nhịp cầu nối hai nghề nghiệp với nhau.

Ðối với việc Marinoff cấp bằng hành nghề cho những người hoàn toàn không có chút đào tạo trong lãnh vực sức khoẻ tâm thần, những người chống đối đã bảo: “Các triết gia biết khỉ gì về sức khoẻ tâm thần; họ sẽ là mối nguy cho các thân chủ của họ.”

Tiến sĩ Raabe của Canada trong luận án tiến sĩ về tư vấn triết học nhìn khác hơn: “Khoan nói tới chuyện tư vấn triết học giúp ích rất nhiều cho người trung bình, việc tư vấn này còn có thể có giá trị vô cùng lớn lao đối với những nhà tâm lý trị liệu chuyên nghiệp. Suy cho cùng thì triết học là nền tảng của những lãnh vực tư tưởng khác. Triết học không chỉ là chuyển đạt kiến thức, nó liên tục cải thiện hiểu biết của ta qua suy tư và thảo luận.”

Marinoff cũng như một số những người thực hành tư vấn triết học cho rằng tất cả chúng ta ai cũng có một lý triết lý sống, dù ý thức hay không, và ta có thể có lợi khi nhận biết ra triết lý ấy, khiến ta chắc nó có thể giúp ta hơn là ngăn trở ta – nói cho rõ là xác định sự thành công theo cách ta có thể thực hiện được - rồi sau đó ta củng cố sức mạnh ấy qua đối thoại với những nhà tư tưởng lớn. Trong cuốn Plato, not Prozac!, Marinoff đề ra năm bước “Diễn trình hoà bình” là loại triết-học-mì-ăn-liền trên chương trình truyền hình hàng ngày: 1) xác định vấn đề, 2) liệt kê những xúc động xảy đến cho mình, 3) phân tích những hướng giải quyết, 4) chiêm nghiệm toàn bộ tình thế của ta, 5) đạt đến quân bình. Trong cuốn trên, Marinoff nêu ra một trường hợp nghiên cứu về Dough; Dough là khách mời trong trong chương trình truyền thanh ban đêm. Dough cho biết vấn đề của ông ta là ông không thể có được hạnh phúc nếu không có một người đàn bà để yêu và ông không thể có cơ hội gặp một người đàn bà nếu ông ta tiếp tục làm việc theo ca trong một nghiã trang. Xúc cảm (emotion) của Dough là nỗi cô đơn. Khi phân tích hướng giải quyết ta thấy chỉ có hai: hoặc anh ta phải bỏ việc, hoặc cứ mãi cô đơn. Cách mà Marinoff đề nghị nhắm giải thoát Dough ra khỏi cái bẫy tâm thần do chính anh ta đã giương ra cho mình là khuyến khích Dough tìm sự chiêm nghiệm trong triết học Đông Phương, đặc biệt trong triết học nhà Phật, và Lão. Nói cho gọn là hãy ngừng bị ám ảnh về nhu cầu tình yêu.

Với những triết gia hàn lâm nghiêm túc - ngay đối với những người luôn đặt những câu hỏi mà ta gọi là những câu hỏi về phận người - chỉ nội cái ý tưởng về tư vấn triết học cũng đủ để các vị ấy giật bắn người. Jonathan Lear, một nhà phân tâm học và cũng là một giáo sư triết học ở University of Chicago, tự coi mình là người có can dự vào khả năng chữa trị qua trao đổi, nói chuyện với người bệnh và với truyền thống triết học kiểu Socrates qua những mối quan tâm bức xúc của đời sống con người, vẫn giữ mối hoài nghi sâu đậm về bất kỳ một lối tư vấn nào tưởng ra rằng ta có thể khu trú trong lòng tay của lý trí mà không cần biết đến những xúc cảm và động lực bí ẩn, chưa kể tới việc tư vấn triết học bị một vài giới phê bình cho là bị động cơ tiền bạc thúc đẩy. Alva Noe của trường Berkeley, ở California nhìn vấn đề đơn giản hơn: “Tuy ta có lý do để nghĩ rằng phương pháp cũng như lối suy luận chặt chẽ của môn triết học, khi áp dụng cho những vấn đề của đời sống, có thể đưa ta tới tầm mức lớn hơn, giải phóng ta, cải thiện đời ta, v.v., nhưng triết học khó lắm, khó lắm,… Và liệu có bao nhiêu người thật sự đã chuyển hoá được đời sống mình từ lúc tập Công phu (Kungfu) hay Thái cực quyền (Taijiquan)?”

Marinoff được bầu vào chức chủ tịch của A.S.P.C.P. vào năm 1966. Trong một hội nghị vào năm 1997 Marinoff tuyên bố A.S.P.C.P đang sửa soạn cấp giấy chứng nhận hành nghề tư vấn và sẵn sàng cho mở cuộc thi trắc nghiệm lấy bằng hành nghề. Do những bất đồng nội bộ, Marinoff đứng ra lập một hiệp hội mới có tên gọi là Hiệp hội những Nhà Thực hành Triết học Hoa Kỳ (A.P.P.A.). Cuối năm ấy, Marinoff hết giữ chức vụ giám đốc điều hành A.S.P.C.P. và ngành tư vấn triết học non trẻ chịu sự phân ly đầu tiên.

Các luật sư của trường City College of New York không bày tỏ dấu hiệu muốn dàn xếp nào trong lúc Marinoff vẫn hăng say lao vào vụ tranh tụng. Ông bảo rằng ông không phải là người thích kiện cáo, ông chỉ làm vì quyền lợi của các triết gia và của công chúng. Mô tả những kế hoạch vĩ đại của ông về một hệ thống tư vấn triết học khắp nơi trên thế giới, ông nói gấp gáp: “Chúng tôi đang sẵn sàng huấn luyện và cấp chứng chỉ cho những người muốn hành nghề này. Họ có thể cung ứng các dịch vụ ở những nhà tù, những nhà dưỡng lão, cũng như các bệnh viện bên cạnh các bác sĩ. Về căn bản chúng tôi sẽ làm cho triết học đại chúng hơn kể từ thời Cổ Hy Lạp huy hoàng.”

Trên xứ sở mà biểu tượng là Nữ Thần Tự Do, các chuyên gia triết học ít nhất cũng đã giành được những vị trí hoạt động khác hơn vị trí của những giảng sư trên các bục giảng của những trường cao đẳng hoặc đại học. Một số người, như Marinoff, còn biến môn triết học mà thường thì người thường rất ngán làm quen thành một bộ môn mà ta tạm gọi là triết-học-mì-ăn-liền, bình dân, đại chúng, qua những sách như Plato, not Prozac, hoặc qua những chương trình truyền thanh, truyền hình ăn khách chẳng kém những show giới thiệu sách văn chương của Oprah.

Ở Việt Nam hiện nay, với số lượng khá đông các tiến sĩ triết học (Một trường đại học ở Hà Nội gần đây đăng trên net số “tiến sĩ ’ triết học cộng tác với trường là 142 người?!), nếu ngày nào đó một loại hoạt động tư vấn triết học thành hình ở Việt Nam giúp giải quyết nạn thất nghiệp trầm trọng trong giới tốt nghiệp hậu đại học về bộ môn này thì không chừng khách hàng sẽ được nghe từ những túi khôn nho nhỏ của nhân loại những câu đại loại như “Trau dồi tư tưởng Mác-Lê sẽ giúp bạn mau chóng kiếm được việc làm… (như chúng tôi đây!)”, hoặc những câu nói “kinh điển” như lời phát biểu của “thạc sĩ” Phạm Thị Hồng Hoa, giảng viên Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về môn triết học Mác – Lê nhân Ngày Triết học Thế giới tại Hà Nội: “…Triết học trang bị cho người học tư duy, bản lãnh độc lập… Bác Hồ đã nói… ”

Tham vấn hay không những nhà tư vấn triết học xuất thân từ trường phái ấy, quí bạn hoàn toàn có quyền tự do. Tự do tuyệt đối.

SẦU ĐÔNG

Tham khảo chính

1. The Socratic Shrink, by Daniel Duane, tạp chí The New York Times Magazine, số March 21, 2004
2. Philosophical Counseling, Wikipedia, trong The Free Encyclopedia, (http://en.wikipedia.org)
3. The Times số 11/08/1997, The Return of the Sophists
4. What is philosophical counseling? by Peter B. Raabe, Ph. D.,University of Bristish Columbia.

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...