29 December 2010

Nghe nhạc giữa tuần

Giã từ quê hương



(Lan Đàm tiếp chuyển)
**

Tôi đã rời xa đất nước tôi
Tôi đã bỏ lại mái nhà xưa
Đời tôi, một cuộc đời buồn bã
Cứ trôi đi thật vô nghĩa
Tôi đã bỏ lại sau lưng ánh mặt trời
Tôi đã bỏ lại cả đại dương xanh thẳm
Những kỷ niệm trong tôi bừng trỗi dậy
Sau bao nhiêu năm từ biệt ...

Đó là phần đầu của bài hát Adieu Mon Pays của Enrico Macias. Lời ca tiếng nhạc thật tha thiết, não nùng, làm nhức nhối tim gan của những người phải bỏ nước ra đi như tôi. Enrico Macias là một ca sĩ người Pháp, ở Algérie. Ông bỏ xứ ra đi năm 1961 và xin tỵ nạn tại Pháp cùng vợ con sau khi cách mạng Algérie bùng nổ. Bài Adieu Mon Pays được sáng tác vào thời kỳ đó đã trở thành bài tiêu biểu của Enrico Macias và của những người phải miễn cưỡng rời bỏ quê hương xứ sở.

28 December 2010

Hồi ký Đàm Trung Phán

Lời mở đầu:

Tôi rất do dự trước khi viết bài này vì tính cách riêng tư không những cho tôi mà còn liên quan tới nhiều người thân khác trong gia đình. Một số thân hữu sau khi đã được nghe tôi kể chuyện về vụ Gọi Hồn tại Việt Nam đã khuyến khích tôi "tới đi, bác tài!" Tôi vẫn đợi một thời gian nữa "để xem sao!" Cuối cùng thì một động lực nội tâm đã "bật đèn xanh" và cho tôi cái hứng thú để viết bài này.
Có vài phần trong bài viết: Phần Một là "Cây đa lối cũ", Phần Hai là "Gọi hồn người xưa", Phần Ba là "Cảm xúc và những tín hiệu kỳ lạ", Phần Bốn là "Xuôi Nam". Những phần này liên quan tới nhau và trong Phần Ba, tôi đối chiếu những sự việc mà những nhân vật bên Cõi Âm trả lời những câu hỏi của người bên Cõi Dương qua lời nói của cô đồng.
Phần "Gọi hồn người xưa" do chính tôi ghi chép lại từ trong 3 đĩa VCD mà cũng chính tôi quay camcorder lấy. Tôi đã bỏ nhiều thì giờ để ghi chép từng chi tiết trong phần Gọi Hồn.Vì lý do trung thực của phần ký sự (reporting), tôi chỉ ghi lại những gì mà tôi đã "thấy" (as is). Những tên người trong phần này, tôi chỉ viết tắt (dùng mẫu tự đầu) nhưng những nhân vật này tôi không hề bịa đặt.

Trong Phần Ba, tôi cũng ghi lại những cảm xúc riêng tư và nhất là những giấc mơ, những tín hiệu lạ lùng mà tôi từng nhận được trong những lúc nửa đêm về sáng. Phải chăng, chúng ta không thể nào phủ nhận được sự hiện hữu của "thế giới bên kia"?

Xin mời quý vị đọc.
Phần Một :  
CÂY ĐA LỐI CŨ

Hồi tôi còn nhỏ, sau khi mẹ tôi qua đời, tôi thường có những giấc mơ lạ kỳ: tôi thường thấy mẹ tôi ngồi trên giường ngay bên cạnh tôi - vừa vui, vừa buồn vì tôi đã "cầu được, ước thấy". Trong nhiều năm sau đó, tôi vẫn thường được gặp mẹ tôi trong những giấc mơ và những câu chuyện trao đổi giữa mẹ con chúng tôi cũng thay đổi theo thời gian. Sau tuổi 50 thì tôi không còn mơ thấy mẹ tôi nữa nhưng trong thời gian này thì lâu lâu tôi gặp được thân phụ tôi trong những giấc mơ đầy thương yêu.

Anh lớn tôi khi phải đi cải tạo cũng đã từng được gặp mẹ trong những giấc mơ và mẹ thường báo mộng cho anh ấy biết những diễn biến sắp xảy ra. Nhờ những lần báo mộng này mà đã có lần anh ấy thoát chết vì đạn nổ khi những người tù cải tạo phải "đi làm rẫy". Chính thân mẫu của chúng tôi cũng đã báo mộng cho anh ấy biết khi nào anh ấy được thả tù cải tạo và khi nào anh ấy được xuất ngoại. Sau khi anh ấy đã định cư tại Hoa Kỳ thì mẹ chúng tôi không còn báo mộng cho anh ấy nữa.

27 December 2010

Một vài con số

TIẾNG THÔNG REO
tròn tám tháng

Tính đến hôm nay, Blog Tiếng Thông Reo đã ra đời được đúng tám tháng, như một sự tình cờ rất hi hữu. Giả như NAF - thường được anh chị em gọi tắt cho blog New Alumni Forum - do anh Vũ Công Hùng sáng lập và điều hành cho đến ngày ngã bệnh, đã không bị bất ngờ nhổ bỏ, thì chắc hẳn chúng ta đã không có Blog Tiếng Thông Reo.

- Nhân dịp cuối năm cuối tháng chúng ta thử nhìn lại những kết quả qua một vài con số, mà khi nhìn vào có thể gây ngạc nhiên:


Người từ đâu ghé thăm blog?: 

 Bản đồ thống kê cho thấy số người ghé thăm đến từ Hoa Kỳ là đông nhất, tiếp đó lần lượt là Việt Nam, Canada, Úc, Pháp,  Đức, Na Uy...

Có bao nhiêu lần ghé thăm?: Cho đến hôm qua, Tiếng Thông Reo đã có trên 31,000 lượt người thăm kể từ ngày 11 tháng Năm, 2010 tức 12 ngày sau khi thành lập. Ái nữ của bạn Nguyễn Quan Minh , ĐS15, đã thiết trí bảng PageView này theo đề nghị của Bố.

Tháng Mười Một vừa qua: 4661 người ghé thăm. Ngày cao điểm nhiều người ghé thăm nhất là Dec 17, với 236 người và Dec 3 là 205 người

Những bài được đọc nhiều nhất:

- "Bệnh gan và Cây Chó Đẻ" của Điền Thảo: 1055 người tìm đọc
- Tin Ô. Lê Thành Ân được bổ nhiẹm Tổng LS Mỹ tại Sài Gòn có 709 người mở coi lại.
- "Câu chuyện Con nhện và Phật Quan Âm" (Không rõ tác giả) : 229 người vào đọc.
- "Truyện ngắn Nổi Tiếng của Léon Tolstoy" của Trọng Đạt: 170 vào đọc.

Con số trên không bao gồm những người thường xuyên vào đọc khi bài còn trên trang chính.

Đến với TTR bằng cách nào?:

Bạn đọc đến với tiếng Thông Reo qua nhiều ngả, mà nhiều nhất là qua site Google: Có 4013 người tìm ra TTR qua ngả Search Engine này, (Google.com.vn 3176 người và Google.com: 837 người). Điều này cho thấy  Google rất quen thuộc với người Việt trong nước. Người Việt hải ngoại chỉ dùng (.com) chứ không cần (.com.vn)

Trong 10 kiểu Keywords dẫn đầu dùng để tìm đến TTR, thì đã có 8 kiểu  trong đó có hàng chữ "tiếng thông reo" hay "tiengthongreo". Vậy là đặt tên Diễn Đàn là "Tiếng Thông Reo" vừa gợi ra cái hình ảnh an nhiên lại vừa giúp dễ nhớ.

26 December 2010

Điểm sách

Đọc sách 'Chết Hay Vãng Sanh Tịnh Độ'
của BS. Nguyễn Thanh Giản

            Vào ngày 08-04-2010 tôi đã có dịp giới thiệu cuốn sách Tu Tại Gia của GS. Lê Thái Ất. Nay do  duyên may, lại được hân hạnh giới thiệu cuốn sách mới vừa xuất bản, có tựa đề rất dài Vãng Sanh Tịnh Độ: Làm Thế Nào Để Phân Biệt Được Một Người Chết và Một Người Vãng Sanh Tịnh Độ của BS. Nguyễn Thanh Giản. Vì tựa đề quá dài làm người đọc khó nhớ cho nên tôi mạo muội rút gọn tên sách thành Chết Hay Vãng Sanh Tịnh Độ? để độc giả dễ nhớ hơn. Sách được ra mắt tại tư gia một thân hữu tại San Jose trong khung cảnh ấm cúng, đạo vị vào ngày 19-12-2010.

            Câu hỏi đặt ra ở đây – là một nhà trí thức, suốt đời để tâm nghiên cứu Phật Giáo cũng như các tôn giáo khác, đồng thời bản thân cần mẫn tiến tu, cuối đời sao ông không viết một cuốn sách về Phật Giáo thật “cao viễn” mà lại viết về chuyện rất xưa, “xưa như trái đất” nhưng rất thực tiễn mà ông bà cụ kỵ chúng ta đã làm - đó là phát nguyện và niệm Phật để cầu vãng sinh Tịnh Độ?
Tại cái thế giới hữu hạn và vô thường này, cái chết là chuyện đương nhiên “Nhân sinh tự cổ tùy vô tử”. (Nguyễn Công Trứ) Một ngày, một giờ, một phút trên hành tinh này không biết bao nhiêu người từ giã cõi đời, mà thần thức không biết phiêu bạt về đâu? Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh? Khi hồn đã lìa khỏi xác thì dù có trăm, ngàn giáo sĩ cầu nguyện van vái cũng chẳng ăn thua gì. Lúc sống chẳng lo, lúc chết lo sao kip? Cũng như sĩ tử đi thi, chẳng lo “dùi mài kinh sử” khi vào trường thi, trống đánh thùng thùng thì hồn vía lên mây, bụng dạ, chữ nghĩa đâu mà làm bài thi?
Chính vì xót thương chúng sinh mà Đức Phật đã chỉ dạy pháp môn Tịnh Độ để chúng sinh, với cuộc sống quá bôn ba, bận rộn, đôi khi lười biếng, chỉ cần Niệm Phật cũng có thể vượt qua ba ác đạo và thẳng tiến lên Cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà hay vãng sinh Tịnh Độ cũng thế.  

Theo sự hiểu biết của tôi và cũng là nội dung của cuốn sách này, đồng thời cũng là sự chỉ dạy của Chư Tổ, cầu vãng sinh không phải là cầu cho chết sớm mà là cầu sống thư thái, nhẹ nhàng, đạo hạnh. Người cầu Vãng Sinh từ từ dứt bỏ hoặc dứt bỏ ngay những ràng buộc, muộn phiền làm khổ ta và khổ người, nhất là lúc lâm chung. Người cầu Vãng Sinh không bao giờ Sợ Chết, không nuối tiếc ảo ảnh quá khứ mà ngay sau khi chết, hoan hỉ tiến lên Thế Giới Cực Lạc của Phật A Di Đà để “đồng cư” với  các bậc hiền thánh khác, tiếp tục cuộc hành trình cao cả là tiến lên Phật quả mà mình không đủ khả năng hoàn tất ở Thế Giới Ta Bà.
Chúng ta hãy nghe tác giả giải thích “ Xin nhắc lại là tất cả mọi người đều cũng có cơ hội đó. Nếu ta biết nắm lấy cơ hội đó thay vì chỉ suy nghĩ , mong cầu, tiếc nuối hoặc ước vọng lang bang thì cơ hội đó sẽ mất không tìm thấy một lần thứ hai. Vậy thì cơ hội đó là lúc nào? Đó là lúc ta ngáp ngáp trên giường bệnh. Lúc đó thật đau đớn, thật hoang mang, thật nuối tiếc, thật hối hận nếu đã tạo một lỗi nặng, thật lo ngại nếu những người thân chưa ổn định được cuộc sống. Nhưng dù có những vấn đề được đặt ra, chúng ta cũng không thể làm được bất cứ điều gì cả ngay ở thời điểm đó. Vậy tốt hơn hết là bỏ hết…Đó chính là lúc ta thoát khỏi cái Ngã và tâm ta quyết hướng dẫn ta đi theo Đức Phật A Mi Đà, (*) Đức Đại Thế Chí, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Các ngài sẽ đón ta lúc sắp lâm chung dưới hình thức những hóa thân hoặc những luồng ánh sáng rõ ràng.” (Tr. 12 & 13)

            Để làm nòng cốt cho cuốn sách, tác giả đã trình bày bốn Lá Thư Tịnh Độ của chính tác giả gửi cho Cư Sĩ Diệu Âm ở Úc Châu vào năm 2007 để luận bàn về vãng sinh.
- Trong lá thư thứ nhất, tác giả viết “Gần đến ngày đó (vãng sinh) có người tổ chức một đạo tràng niệm Phật, có người mở tiệc chay ăn mừng lúc chia tay những người thân dưới sự chứng kiến của hàng ngàn người.” Rồi “Ánh sánh tiếp dẫn của Đức A-Mi-Đà  và các vị Bồ Tát được nhiều người nhìn thấy, có quay Video. Có thân nhân còn cảm thấy mùi thơm. Thân xác người chết sau bốn giờ trở lên vẫn còn mềm mại, hồng hào thay vì nét mặt kinh hoàng…” (tr. 23) Và về phương diện y khoa, “Người ta dùng cách đo nhiệt độ trên thân thể người sắp chết và người chết rồi để biết được người nào vãng sanh.” (tr. 24)
- Trong lá thư thứ hai, tác giả đề cao pháp môn niệm Phật, pháp môn duy nhất để vãng sinh Tịnh Độ. Nhưng tác giả nhắn nhủ hai điều: Thứ nhất, vãng sinh không có nghĩa là trả hết nghiệp. Thứ hai, “Nếu ta cầu xin vãng sinh mà còn sợ chết thì chữ Tín (trong Tín, Nguyện, Hành) kể như chưa nghiêm túc lắm” (tr. 29),  tức bán tín, bán nghi. Một giải đáp quan trọng khác trong lá thư thứ hai này là “Nếu chúng ta coi Tịnh Độ là 100% sức tu trì của chúng ta thì Thiền, Mật Tông, Sám Hối có cần thiết nữa không? Tôi cho rằng vẫn cần thiết vì nó hỗ trợ cho hạnh nguyện vãng sanh của chúng ta chứ không có sự đối nghịch nào ở đây.” (tr. 30)
-Trong lá thư thứ ba, vào ngày Chủ Nhật, đi chùa, sau hai tiếng đồng hồ qùy dưới Phật đài đọc Tứ Hoằng Thệ Nguyện (**), tác giả luận bàn với một số bạn đạo và họ thường hỏi nhau “Hiện nay vấn đề quan trọng nhất của đời mình là gì?” (tr. 42) Tất cả đều đồng ý là “Không ai muốn trở lại làm người nữa.” (tr. 42) Điều này hoàn toàn đúng. Những ai đã từng tin Phật, đã từng đọc sách Phật đều sợ hãi cuộc sống nơi cõi Ta Bà này kể cả những người đã tột đỉnh vinh hoa, phú quý. Đến như Cụ Nguyễn Công Trứ, đã làm tới đại tướng rồi mà còn phải thốt lên:
Kiếp sau xin chớ làm người.
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
chứ đừng nói chi đến những người bình thường phải chạy vạy tối tăm mặt mũi để vươn lên trong cuộc sống đầy khổ lụy này. Mà muốn không trở lại làm người để xoay vần trong thế giới ngũ trược, ác thế này nữa, với sức lực quá yếu kém của chúng ta, không còn cách gì khác hơn là dựa vào tha lực, tức sự tiếp độ của Phật A-Mi-Đà.
-Trong lá thư thứ tư, tác giả khẳng định niềm tin kiên cố, hành trì niệm Phật, giữ giới rất quan trong cho sự vãng sinh.
            Phần kế tiếp tác giả giới thiệu hai bộ kinh A Di Đà, Quán Vô Lượng Thọ và  48 Hạnh Nguyện của Phật A Di Đà - trụ cột của pháp Tịnh Độ. Rồi Kinh Thủ Lăng Nghiêm (phần Niệm Phật Viên Thông), Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát). Bên cạnh đó, tác giả khuyến khích mọi người ăn chay để giảm bớt hoặc chấm dứt nghiệp sát sinh để con đường tiến vào Tịnh Độ giải thoát thênh thang rộng mở.
            Có lẽ phần quan trọng nhất của cuốn sách này nằm trong chương Tóm Tắt Phép Tu Của Tôi và chương Hỏi - Đáp từ trang 136 tới trang 151.
Chương Tóm Tắt Phép Tu Của Tôi: Tác giả tâm tình “ Tôi đã chọn sau khi sau khi nghiên cứu rất kỹ không những Đạo Phật mà cả các tôn giáo khác nữa. Tôi đã chọn và không xem sự lựa chọn của tôi là đúng nhất…Tôi đã chọn pháp môn niệm Phật sau khi đã thử khá nhiều các phương thức khác.” (tr.136) Thế nhưng  bên cạnh việc Niệm Phật, tác giả thầy cần “Làm các việc tốt đẹp có nghĩa là ta phải bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và mở mang trí tuệ.” (tr. 139). Lời nhắn nhủ sau cùng là “ Nếu ta còn chấp ngã nặng, còn tự ái tối đa là ta còn rất khó vãng sanh.” (tr. 142).
Chương Hỏi-Đáp: Có những đoạn vấn đáp rất hay. Tôi xin trích ra một vài đoạn.
Hỏi: “Một tín đồ ngoại đạo hỏi rằng, ta xin dựa vào sức gia trì của Phật A-Mi- Đà để được vãng sanh Tịnh Độ thì cũng chẳng khác gì chúng tôi xin Thượng Đế để vãng sanh ở cõi trời. Vậy khác nhau ra sao?” Đáp: “Khác nhau là người Phật tử cầu xin Đức Phật A-Mi- Đà nhưng thật ra không phó mặc hoàn toàn cho Phật mà niệm Phật là dựa vào Phật A-Mi- Đà để khơi dậy cái phần Phật tính trong mỗi tâm chúng ta. Phần Phật tính này đã có sẵn, sẽ được Phật A-Mi-Đà đưa về cõi Tịnh Độ. “
Hỏi: “ Đạo Phật có phải là một tôn giáo bi quan, yếm thế không? “
Đáp: “Nhất định là không. Đức Phật thấy đời là bể khổ nên chỉ dẫn cho ta vượt ra ngoài. Ngài hướng dẫn cho chúng ta có một Thân Tâm An Lạc, như vậy sao gọi là bi quan, yếm thế được!”
Tôi hoàn toàn đồng ý với lý giải của tác giả. Bi quan yếm thế là thấy đời toàn là một mầu đen và không lối thoát. Bày ra những lối thoát để con người vượt qua những bất hạnh của cuộc sống, rồi làm thăng hoa hay “nở hoa” cuộc sống thì đó là đạo cao thượng chứ không phải đạo yếm thế.
Trong một đoạn hỏi đáp khác, theo kinh điển Phật Giáo, tác giả khẳng định rằng không có một “linh hồn” bất biến và cố định như quan niệm của một vài tôn giáo khác. Mà nó là tập hợp của Thọ, Tưởng, Hành, Thức tùy duyên mà biến hiện. Nó “Biến thành Trí rất kém cỏi ở loài súc sinh. Biến thành Trí rất đói khát ở loài Ngạ Quỷ. Biến thành Trí rất đau khổ ở Địa Ngục. Biến thành trí vất vưởng nơi cuối bãi đầu ghềnh như nhà thần giao cách cảm (ngoại cảm) Phan Thị Bích Hằng nói về thần thức của một cán binh chết chết chôn ở một bãi cát nhưng lại là nhà tắm của một nông dân. Dù hài cốt đã dời về quê nhưng đam mê của anh ta cứ mãi kéo hồn anh lưu luyến nơi này để lén nhìn cô gái tắm truồng. Nhưng cũng thần thức đó nếu do tu hành mà lên được Cõi Tịnh Độ thì tâm linh đó biến thành bốn trí: Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí và Đại Viên Cảnh Trí.” (tr. 148) Hay nói khác hơn đó là trí tuệ của chư Phật.
Ở phần cuối, tác giả giới thiệu một số bài đọc thêm như Ý Nghĩa Tràng Hạt của Tỳ Kheo Thích Phước Thái, Lời Khai Thị của Đại Sư Ấn Quang.

Lời Kết: Sách không dày, chỉ 173 trang, chữ lớn cho các bậc cao niên dễ đọc, lời văn chân tình, mộc mạc, bày tỏ quyết tâm của tác giả lúc lâm chung sẽ không sa vào ba ác đạo Địa Ngục, Ngạ Quỷ,  Súc Sinh, cũng không muốn sinh lên Cõi Trời hưởng dục lạc mà chưa thoát khỏi sinh tử luân hồi, ngay từ bây giờ chuẩn bị Vãng Sinh Tịnh Độ, “tạm cư” ở Tịnh Độ để tiếp tục tu hành  và có thể 1 triệu 600 năm nữa “Cho đến khi Đức Di Lặc ra đời, chúng ta sẽ cùng xuống thế với Ngài – cũng như nhiều vị cao minh khác đã từng xuống thế với Phật Thích Ca” để thực hiện hạnh nguyện Bồ Tát.
            Sách in để biếu tặng tất cả các Phật tử thân kính, không bán. (***)Quý vị muốn có sách xin liên lạc với tác giả theo địa chỉ:
BS. Nguyễn Thanh Giản (****)
2304 Monte Vista Dr.
Pinole, CA 94564
ĐT: (510) 758-0346
Đào Văn Bình
( California 19-12- 2010)
Quý độc giả muốn đọc các bài viết khác của Đào Văn Bình xin viếng:

 (*) Trong suốt cuốn sách tác giả dùng danh từ A-Mi-Đà Phật thay vì A Di Đà Phật với lý do giải thích nơi trang 36: “Cả hai cách gọi đều đúng. Cách gọi thứ nhất (A-Mi-Đà) thì giống âm hơn. Người Tàu gọi là Amituofo. Còn cách thứ hai A Di Đà Phật đã có từ ngàn xưa và xem ra vẫn có hiệu quả đưa ta về Cực Lạc”
(**)Tứ Hoằng Thệ Nguyện bao gồm: Chúng sanh vô biên  nguyện độ tận. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô thượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
(***) Dù sách biếu không, cũng xin quý vị gửi theo cước phí để chia xẻ gánh nặng với tác giả nếu phải gửi biếu vài trăm cuốn.
(****) BS Nguyễn Thanh Giản là cựu Sĩ Quan Quân Y QL/VNCH cũng là tác giả của:
-Tuyển tập truyện ngắn Kỷ Niệm Trên Đồi xb năm 1994
-Tuyển tập truyện ngắn Nỗi Đau Quê Mẹ xb năm 1998
- Truyện dài Kể Bên Bếp Lửa (gồm 2 tập) xb năm 2002

24 December 2010

Thơ Luân Tâm


THƠM EM
ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG

Cưng ơi...

Thơm em Đêm Thánh Vô Cùng
Hoa quỳ tay gối mộng xuân hoa tình
Chân mây cào tuyết Giáng Sinh
Hai ngàn năm lẻ câu kinh nhiệm mầu

Thương Cha Mẹ lạnh trăng sao
Chung môi nhóm lửa nguyện cầu như mơ
Bên anh đêm tiễn đưa thơ
Quấn tròn thương nhớ tóc tơ rối bời

Ngọc ngà yểu điệu lên ngôi
Tim anh lệ đá đông rồi tuyết tan
Vui đi buồn đến vội vàng
Nửa vòng trái đất thơm ngoan cưng chờ

Chúc em năm mới hứng thơ
Ngọt ngào tình tứ chung giờ chiêm bao
Hương quê tình nước ca dao
Ru thương đỗ nhớ đỉnh cao hồng trần

Thơ thơ gội tóc tắm xuân
Tuổi hồng tuổi mộng ăn mừng ướt mơ
Tri âm tri kỷ dựng cờ
Nghìn sau trong vết bụi mờ còn nguyên

"Thương Ca Cu Đất Chim Quyên" (1)

Cưng ơi...

MD.12/22/09
LuânTâm
(1) Tựa một bài thơ LuânTâm

Lời bộc bạch mùa Giáng Sinh

Giây Phút Sám Hối

Trong cuốn "Kitô Giáo Dưới Mắt Một Phật Tử" Đại Sư Buddadàsa viết:

"Khi đa số dân tộc có cùng một tôn giáo thì tôn giáo đó trở nên một yếu tố căn bản cho sự đồng nhất của dân tộc đó: tôn giáo và văn hóa trộn lẫn vào nhau. Những cuộc xung khắc có màu sắc quốc gia, sắc tộc và tôn giáo thường cuộn chặt vào nhau, lợi dụng nhau, củng cố cho nhau và khai thác nhau. Mọi tâm hồn tôn giáo độ lượng thực sự và có tình huynh đệ tâm linh đối với các tôn giáo khác chắc chắn sẽ là hạt giống của hòa bình, đánh động tâm hồn mọi người."

"Nếu mỗi nhóm người lại cứ lợi dụng tôn giáo mình như là chiêu bài kết hợp để tăng cường tính đặc thù của mình và tấn công vào tính đặc thù của nhóm khác, bấy giờ tôn giáo sẽ bị khai thác vì lợi ích của lòng thù hận." (*)

Cuộc nội chiến ở Việt Nam đã đi vào lịch sử. Kết cục cuộc chiến này ra sao ai cũng biết, thế nhưng những yếu tố nào đã can thiệp vào cuộc chiến và can thiệp sâu nặng ra sao, có đóng vai trò quyết định hay không để dẫn đến cái chung cuộc kia thì vẫn còn trong vòng tranh luận kéo dài đến tận hôm nay.

Cho đến nay, giữa những vấn nạn chưa được giải quyết, người ta có thể khẳng định một điều: Tôn giáo trong cuộc chiến Việt Nam đã ít nhiều để sa vào những tranh chấp thế quyền và khiến những tranh chấp ấy trở nên nghiêm trong hơn, chằng chịt hơn. Và đó là một sự kiện đáng tiếc cho dù có viện dẫn lý tưởng cao quý đến đâu đi chăng nữa. Bởi vì đúng như Đại Sư Buddadàsa đã chỉ rõ: "Những cuộc xung khắc có màu sắc quốc gia, sắc tộc và tôn giáo thường cuộn chặt vào nhau, lợi dụng nhau, củng cố cho nhau và khai thác nhau".... và khi ấy tôn giáo đã "bị khai thác vì lợi ích của lòng thù hận."

Chỉ viện dẫn yếu tố hàng đầu là Đảng Cộng Sản với những mưu ma chước quỷ của nó như một nguyên nhân dẫn đến tình trang xã hội nhầy nhụa tại quê nhà hiện nay vẫn chưa đủ. Còn nhiều yếu tố khác nữa mà vì một lẽ nào đó - như e ngại, như xấu hổ...- chúng ta đang tránh né không muốn nói ra.

Nhân danh mở mang nước Chúa, nhân danh rao giảng Phật Pháp, chúng ta đã rất hăng say nhiều khi để mình rơi tuột xuống cái hố chia rẽ. Nhân danh chống độc tài, chúng ta hùng hổ thổi kèn thúc quân sĩ tiến lên làm trọn vẹn ý đồ của ngoại bang. Chưa thấy ở một quốc gia nào tổng thống và phó tổng thống coi nhau như thù địch cần triệt hạ v.v... Nếu không có những yếu tố  lớn nhỏ như vậy thì cuộc nội chiến năm xưa có thể đã kết thúc khác đi, bởi vì kẻ thù chỉ thắng khi đối thủ không mạnh.

Một câu phát biểu nghe ra đầy thuyết phục: "Cũng chỉ tại cộng sản xen vào nên nội bộ các tổ chức ở Miền Nam mới nát bét ra như thế". Không!  Cộng sản chẳng lợi dụng được một người không tham sân si. Cộng sản không lợi dụng được một người không hành động vì lợi lộc riêng tư,  không hành động vì bùa ngải quyền lực.

Rút cuộc sự hôn mê quyền lực, lợi lộc riêng tư lúc nào cũng rất mạnh, khiến con người trở nên tăm tối, nhiều khi đã giúp bẻ hướng đi của cả một đất nước, ở đây là một hướng xấu. Và rồi chẳng có cái dại nào giống cái dại nào, hôm nay cũng chính cái tham sân si ấy đang làm chậm lại tiến trình mang tự do dân chủ  đến cho dân tộc.

Trước khi dựng cây Nô-en mừng Chúa Giáng Sinh, trước khi treo cờ ngũ sắc mừng Ngày Phật Đản, một người tín hữu như bạn, một công dân Nước Việt như tôi, chúng ta nắm tay nhau đôi ba giây phút trong yên lặng để tạ lỗi với trời, với đất, với quê hương mình.

Điền Thảo

(*) Đại Sư Buddadàsa "Kitô Giáo Dưới Mắt Một Phật Tử". Bản Việt ngữ của Nguyễn Văn Tùng và Nguyễn Bá Tùng, Định Hướng Tùng Thư, Paris, 1996, trang 23 và 24.

23 December 2010

Tàu Lục Địa còn bị đá giò lái dài dài

Tàu Cộng bị dân chúng chơi khăm

Một thường dân của Hòa Lan đã đem một bó hoa đến tòa đại sứ Hoa Lục xin gặp đại sứ để trao tặng và chúc mừng vì hay tin ....Hồ Cẩm Đào* được trao tặng giải NOBEL HÒA BÌNH. Tên đại sứ đã ngượng chín người, đấu khẩu không lại, quay đi một cách rất thiếu ngoại giao...
(NVS giới thiệu)



"Tôi phải download youtube này xuống hard disk ngay để giử làm tài liệu vì loại video này dễ bị hacker Hoa Lục phá hoại sẽ biến mất trong nay mai.
Kính chào,"
NVS
 ---
* Hồ Cẩm Đào chứ không phải Hồ Diệu Bang như đã vô ý dịch sai lúc đầu. Xin cám ơn người bạn đã chỉ giùm. Xin cáo lỗi cùng quý anh chị. TTR

22 December 2010

Thơ NT

Cần tích cực chận đứng Đảng CS bán nước

Việt Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2010

Đơn Tố Cáo Và Yêu Cầu Truy Tố
về 2 tội PHẢN QUỐC và BÁN NƯỚC

------
Kính gửi  :  Ông Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Trương Hòa Bình,
48 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đồng kính gửi : - Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường,
                     - Ông Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh,
                     - Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng,
                     - Bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XII Lê Thị Thu Ba,
                              - Đồng bào Việt Nam quốc nội và hải ngoại,
                              - Các Tổ chức, Hội đoàn và Đảng phái Việt Nam quốc nội và hải ngoại,
                              - Các Cơ quan Truyền thông và Báo chí Việt Nam.
                              - Các Tổ chức quốc tế và các Cơ quan truyền thông quốc tế.
I – Nguyên cáo và những người cùng đứng đơn kiện :
Ÿ Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế,
                                                                         69 Phan Đình Phùng, Huế.
Những người Việt quốc nội và hải ngoại cùng đứng đơn kiện :
(Đính kèm cuối đơn)
II- Những bị cáo :
1. Các Công dân Việt Nam trong vai trò Thành viên Bộ Chính trị BCH/TƯ/ ĐCSVN từ khóa IX (2001-2006) trở về trước, dù đã qua đời hoặc còn sống như các Ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lưong, Lê Công Phụng, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Duy Niên và các đồng lõa.
2. Các Công dân Việt Nam trong vai trò Thành viên Bộ Chính trị BCH/TƯ/ ĐCSVN đương nhiệm khóa X (2006-2011), Ông Nông Đức Mạnh TBT/BCH/TƯ và các đồng lõa.
3. Các Ông Nguyễn Minh Triết Chủ Tịch Nước, Nguyễn Tấn Dũng Thủ Tướng Chính phủ, Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và các đồng lõa.
III - Tội danh :
Căn cứ trên Hiến pháp (HP) Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 được bổ sung năm 2001 và Bộ Luật Hình sự (LHS) năm 1999 của Nước CHXHCN Việt Nam, được bổ sung năm 2009 :
1- Tội phản bội Tổ quốc (điều 78 LHS) : "Những công dân cấu kết với nước ngoài nhằm gây hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc".
2- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81 LHS) : "Làm sai lệch đường biên giới (lãnh thổ và lãnh hải) Quốc gia Việt Nam,… gây phương hại cho an ninh lãnh thổ (và lãnh hải) của Đất nước…".
3- Tội bán Nước. Mặc dù trong Hiến pháp và trong Bộ Luật Hình sự của Nước CHXHCN Việt Nam không có điều khoản nào nói về tội bán Nước. Nhưng những hành vi chúng tôi liệt kê dưới đây sẽ minh chứng tội bán Nước căn cứ theo truyền thống 4 ngàn năm dựng Nước và giữ Nước của Dân tộc Việt Nam.
4- Tội cấu kết làm tay sai ngoại bang : che giấu sự thật và ngăn cấm tinh thần yêu nước liên quan đến vấn đề ngoại bang xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải (điều 69 HP).
5- Tội không trưng cầu ý Dân (điều 2 HP) : "Nhà nước … là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân". Thế mà Dân không được biết, không được bàn, không được làm, không được kiểm tra !
Kính thưa Ông Chánh Án,
Là những người yêu Nước và có trách nhiệm với Tổ quốc, căn cứ các tội danh nêu trên và căn cứ điều 44 HP : "Bảo vệ Tổ quốc... là sự nghiệp của Toàn Dân", điều 77 HP"Bảo vệ Tổ quốc là  nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của Công Dân", điều 75 § 1 HP : "Người VN định cư ở nước ngoài là bộ phận của Cộng đồng Dân tộc VN", và điều 74 HP : "Công Dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo….về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước...", chúng tôi đồng ký tên vào đơn kiện này để kiện các bị cáo đã có những hành vi vi hiến và phạm pháp sau đây :
A. Hành vi phạm tội :
1- Trao nhượng Hoàng Sa và Trường Sa qua công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14-09-1958 theo lệnh của ông Hồ Chí Minh.
2- Ký Hiệp định Biên giới Lãnh thổ trên đất liền, ngày 30.12.1999 và Quốc hội phê chuẩn ngày 09.06.2000.
3- Ký Hiệp định Biên giới Lãnh hải vịnh Bắc Việt và qui định vùng đánh cá chung ngày 25.12.2000 và Quốc hội phê chuẩn ngày 15.06.2004.
4- Không hề đưa ra lý do vì sao phải :
- Hủy bỏ Hiệp định Pháp-Hoa (Convention de Fournier) ký ngày 18.05.1884 và 09.06.1885 tại Thiên Tân, rồi tự ý phân định lại biên giới lãnh thổ và lãnh hải dưới áp lực của ngoại bang.
- Hủy bỏ Hiệp định Pháp-Hoa (Convention de Brévié) ký ngày 26.06.1887 quy định về Vịnh Bắc Việt rồi tự ý phân chia lại Vịnh này dưới áp lực của ngoại bang.
- Che giấu bí mật hoàn toàn đối với toàn Dân về việc chuẩn bị, xúc tiến, hoàn thành, ký kết văn bản 2 Hiệp Ước nói trên.
5- Nộp hồ sơ về thềm lục địa Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc ngày 07-05-2009 mà lại tự giới hạn chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
6- Trao nhượng đất, rừng, biển dưới nhiều hình thức (Boxit, thuê rừng, bờ biển,... ).
Trong khi không điều nào trong Hiến pháp hoặc Luật pháp cho phép Chính phủ, Quốc hội và đảng Cộng Sản Việt Nam được toàn quyền về lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, được thụt lùi địa giới hải giới vô căn cứ, đặc biệt là khi không có sự đe dọa quân sự của đối phương, tự ý tạo điều kiện cho ngoại bang đưa "dân" của chúng ồ ạt vào chiếm đóng lâu dài trên Đất Việt qua các kế hoạch khai thác boxit ở Tây Nguyên, thuê các rừng đầu nguồn và các bờ biển, mà toàn Dân không hề biết hoặc đồng thuận.
B. Căn cứ điều 17 HP : "Đất đai, rừng núi,... tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa,… đều thuộc sở hữu của toàn Dân". Nếu điều 17 này được hiểu như là toàn Dân có quyết định tối cao và tối hậu về toàn bộ Đất đai của Quốc gia thì khi đưa ra công hàm, ký kết và phê chuẩn 2 hiệp ước nêu trên, mà không trưng cầu ý Dân, thì Quốc hội, Chính phủ và đảng CSVN đã phạm các tội :
1- Phản Quốc và bán Nước vì làm mất tài sản đất đai của toàn Dân mà Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN hoàn toàn không có quyền sở hữu (điều 34, 47 HP).
2- Làm sai lệch biên giới lãnh thổ và lãnh hải Quốc gia (điều 81 LHS), gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho : toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, sinh mạng người dân, tài nguyên đất nước.
3- Lạm dụng quyền lực và làm tay sai Ngoại bang : vượt quá quyền hạn mà Hiến pháp đã quy định khi đàm phán về biên giới quốc gia, tạo điều kiện cho ngoại bang đưa "dân" của chúng ồ ạt vào chiếm đóng lâu dài trên Đất Việt, không thông báo sự thật về các vụ đàm phán và ngăn cấm tinh thần yêu nước phản đối ngoại xâm (điều 69 HP).
4- Không trưng cầu ý Dân (điều 84 § 14 HP) về những thay đổi liên quan tới lãnh thổ và lãnh hải.
C. Căn cứ điều 78 LHS : "Tội phản bội Tổ quốc : Công dân nào cấu kết với người nước ngoài nhằm gây hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ (và lãnh hải) của Tổ quốc". Quốc hội, Chính phủ và Đảng CSVN đã phạm các tội :
5- Phản Quốc và bán Nước vì không làm tròn nhiệm vụ gìn giữ an ninh quốc phòng
(điều 83 § 3 HP).
6- Không chu toàn nhiệm vụ giám sát (Quốc hội đối với Chính phủ) (điều 83 § 4 HP).
7- Không tuân thủ Hiến pháp Việt Nam do chính Quốc hội đặt ra (điều 84 § 2 HP).
8- Ngăn cấm tinh thần yêu nước của giới trí thức, giới đối kháng và giới dân oan yêu nước qua việc hăm dọa đánh đập, vu khống chụp mũ, kết án giam cầm các công dân đã lên tiếng phản đối Giặc Tàu xâm lược và tố cáo não trạng thái thú, tinh thần nô lệ của đảng và nhà cầm quyền CSVN.
D. Hậu quả của việc phản Quốc và bán Nước :
1. Tổn hại tinh thần : Làm tổn thương tình yêu Nước thiêng liêng và danh dự của người Việt Nam khắp nơi trên thế giới, quốc nội lẫn hải ngoại.
2. Tổn hại lãnh thổ - lãnh hải của Tổ quốc ngàn đời :
            Các hành vi vi phạm nêu trên đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, có thể biến Tổ quốc của chúng ta thành thuộc địa của Trung Cộng, biến Dân tộc ta thành nô lệ của Bắc phương. Chúng tôi có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng hậu quả tai hại đó là : dưới chế độ Cộng sản, Tổ quốc Việt Nam chúng ta đã :
- mất từ 760 km2 đến 1.000 km2 ở vùng biên giới lãnh thổ phía Bắc.
- mất từ 11.000 km2 đến 20.000 km2 ở vùng  biên giới lãnh hải Vịnh Bắc Việt.
- mất nhiều địa điểm mang tính lịch sử như Ải Nam Quan, Bãi Tục Lãm, phân nửa thác Bản Giốc... và nhiều cao điểm chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng. 
- mất Quần đảo Hoàng Sa và phần lớn quần đảo Trường Sa, là tài nguyên về khoáng sản, hải sản và là tiền đồn phía Đông Tổ quốc.
- mất quyền kiểm soát vùng Tây Nguyên do việc để cho Trung Cộng khai thác bôxit, mất quyền kiểm soát hơn 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn và hàng chục ngàn hecta duyên hải do việc để cho Trung Quốc thuê mướn lâu dài.
Với những hậu quả hết sức nghiêm trọng vừa nêu, các hành vi nói trên đã hiển nhiên đủ yếu tố cấu thành các tội : tội phản Quốc, tội bán Nước và tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 78, 81 LHS). Tội này thuộc về hầu hết các thành viên của Quốc hội, Chính phủ, thuộc về toàn thể Bộ Chính trị đảng CSVN. Do đó Quốc hội, Chính phủ và Bộ Chính trị BCH đảng CSVN không còn xứng đáng làm đại diện và lãnh đạo Dân tộc Việt Nam, trái lại cần phải bị đem ra trước công lý.
Đàng khác, chúng tôi khẳng định :
- Mặc dù công hàm do ông Phạm Văn Đồng theo lệnh ông Hồ Chí Minh ký đã thông qua Chính phủ Việt Nam Dân chủ, mặc dù hai Hiệp định lãnh thổ và lãnh hải đã thông qua Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, chúng vẫn chưa bao giờ được Toàn Dân Việt Nam chấp thuận.
- Mặc dù các vùng đất, biển, đảo xưa kia thuộc Việt Nam và nay thuộc Trung Cộng do các văn kiện phi pháp nói trên cống hiến hay do việc Trung Cộng xâm lấn, chúng vẫn luôn mãi là tài sản của Dân tộc và Đất nước Việt Nam.
- Ý chí của Toàn Dân Việt là không thể cắt đất, dâng biển cho ngoại bang, không thể tạo điều kiện cho ngoại bang chiếm giữ những điểm chiến lược quan trọng trong việc phòng thủ Đất nước mà xưa nay Cha ông, Tiên tổ chúng ta đã đem xương máu giữ gìn.
            Kết luận :
            Chúng tôi tha thiết yêu cầu thẩm quyền tư pháp Việt Nam, đặt biệt là Bộ Công an và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao sớm khởi tố vụ án chính trị hết sức nghiêm trọng này, đưa những kẻ phản Quốc và bán Nước ra trước vành móng ngựa, xét xử nghiêm minh để bảo vệ danh dự và sự tồn tại của Dân tộc chúng ta. Yêu cầu xét lại và thả ngay vô điều kiện tất cả các công dân có thái độ yêu nước đã bị bắt giam, quản chế vì bị vu khống, chụp mũ; yêu cầu bồi thường cho họ xứng đáng.
            Trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án thì yêu cầu quý vị sớm trả lời cho chúng tôi bằng văn bản lý do vì sao.
            Chúng tôi cam đoan rằng những lời tố cáo của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi trách nhiệm việc chúng tôi làm trước lịch sử Tổ quốc, trước Tổ tiên Dân tộc và trước Hồn thiêng Sông núi.
Trân trọng kính chào !
Việt Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2010
Nguyên cáo :
(đã ký tên)
Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo Tổng Giáo phận Huế,
                                                                      69 Phan Đình Phùng, Huế.
Cùng đứng tên khởi kiện :

Thư của một đồng môn ..."cô đơn"


"Sau khi lạc đàn"

Kính gửi Nhóm Chủ Biên TIẾNG THÔNG REO

Thật không còn gì vui sướng hơn khi một con chim lạc bầy trong thời gian dài trên vùng băng giá lại tìm gặp bầy cũ của mình .Tôi là một sinh viên sắc tộc kém cỏi trong khóa ĐỐC SỰ16, sau ngày ra trường trở thành một công chức miễn cưỡng và vụng về, nay qua tới Mỹ lại càng lộ chân tướng một chú mán trên rừng. Nhưng dù là thổ, thái, mán, mường, tôi cũng vẫn là công dân VNCH và hãnh diện là cựu sinh viên QGHC, không bao giớ chấp nhận lá cờ đỏ và những tên vô lại như NDM là lãnh đạo quốc gia.

Tình cờ tìm ra TTR tôi khoan khoái như lữ hành trên sa mạc khám phá ra ốc đảo, vì tôi chỉ khoái thơ văn, không mấy care đến các vấn đề chính trị nhức đầu. Nay khám phá ra blog nhà để đọc thơ, truyện, xem tranh là nhất trên đời!

TÔI KHÔNG DÁM NÓI HOAN NGHÊNH SỢ BI LÊN ÁN LÀ LỌAN NGÔN, DÁM KHEN PHÒ MÃ TỐT ÁO, CHỈ XIN PHÁT BIỂU LÀ RẤT TÁN THƯỞNG VÀ KHÂM PHỤC CÁC ANH. NẾU ĐƯỢC CÁC ANH CHỊ CHO TIẾP TAY ĐÓNG GÓP VÀ DÀNH CHO MÔT KHOẢNH ĐẤT NHỎ, LÂU LÂU TÔI SẼ XIN GIEO MẤY VẦN THƠ RỪNG VÌ TÔI LÀ NGƯỜI RỪNG QUÝ VỊ Ạ! ...

DÁM MONG CÁC QUÝ VI MỞ CỬA CHO KẺ HÈN NÀY VÀO XỨ THÔNG REO TIẾP TAY NUÔI TỜ BÁO NÀY CHO NÓ LỚN MANH ĐĂNG MÀ CHIẾN ĐẤU VỚI TỤI BLOGGERS CỦA VC. BÂY GIỚ XUẤT HIỆN KHÁ NHIỀU TỤI NỐI GIÁO CHO GIẶC, QUÝ ANH CÓ THẤY KHỘNG?

Ở KHÔNG, BUỒN QUÁ NÊN TÂM SỰ KHÁ LÒNG THÒNG, XIN QUÝ VỊ CAO MINH MIỄN CHẤP NHÉ! CÓ GÌ. XIN VUI LÒNG LIÊN LẠC CHO TIỂU ĐỆ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THỂ LỆ, NIÊN LIỄM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG TÁC VIÊN ƯỚC MONG SỚM NHẬN ĐƯỢC HỒI ÂM

NAY KÍNH

HÔI TRƯỞNG KIÊM HỘI VIÊN DUY NHẤT
HỘI QUỐC GIA HÀNH CHÁNH DES MOINES, IOWA
ĐÈO VĂN TRẤN SINH VIÊN ĐS 16
trandeo@gmail.com

**
Anh Trấn quý mến,
Bọn này rất vui đọc thư của anh và xin được đưa lên đây để anh chị em  biết mà đón nhận "Người bị lạc". TTR rất hoan nghênh bài vở của các đồng môn và thân hữu từ mọi nơi gửi về. Chẳng có niên liễm, chẳng có thể lệ, chúng ta cứ theo lương tâm của mình mà viết và như vậy tất sẽ đem lại vui tươi và sinh khí cho bạn bè và cho chính mình. Trao đổi kiến thức về văn học nghệ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống và những ưu tư về tiền đồ của đất nước mình là và chỉ là những gợi ý. Thế thôi.

Rất quý mến. Chúc năm mới an vui.
TTR

21 December 2010

Truyện ngắn


Trên chiếc xe đang chạy tới địa điểm tham dự buổi hợp mặt của các cựu học sinh tại California, mọi người đang nhắc lại những chuyện ngày xưa khi còn sống ở quê nhà. Bỗng Luân quay sang phía mẹ Thủy và nói :

- Đáng lẽ hồi đó con phải sớm xin hai bác cưới Thủy.

Rồi như không đợi mẹ Thủy trả lời chàng nói tiếp :

- Bác biết không, mùa hè năm đó con vừa đậu xong trung học đệ nhất cấp, cha con đưa con vào Quy Nhơn để học thêm Anh Văn. Hai cha con lên chuyến tàu chợ ở ga Bồng Sơn. Ngồi xuống ghế xong mới thấy người ngồi trước mặt là một cô gái trạc bằng tuổi con. Trông cô ta thật thùy mị, dịu hiền với nét đẹp thơ ngây của một nữ sinh nơi thành thị. Con chỉ biết len lén nhìn… Và sau hơn hai tiếng đồng hồ thì tàu đến ga cuối cùng là Quy Nhơn, mọi người đều rời tàu, con nhìn cô ta xuống ga trong niềm luyến tiếc, và tự hỏi không biết có bao giờ gặp lại hay không. Đứng trên sân ga cha con nói, mình nghỉ một lát rồi cha vào thăm ông bạn trước khi đến nhà bác Lộc, nơi gởi con ở trọ học hè. Ông bạn mà cha con muốn viếng té ra là ông trưởng ga Quy Nhơn, là bác trai. Hai cha con được bác trai tiếp trong thân tình. Và người mang nước trà ra đãi khách té ra là cô gái mà con vừa gặp trên tàu, là Thủy đó bác…

- Thế sao hồi đó cậu không chịu đi hỏi nó ? Mẹ Thủy hỏi.

- Thưa bác cũng tại hoàn cảnh chiến tranh mà. Gia đình con phải bỏ ruộng vườn chạy giặc, nhà cửa nay dời mai đổi, con thì tay trắng chưa có sự nghiệp gì, chỉ mong sau khi có chút sự nghiệp mà Thủy đợi được thì con mới nghĩ đến chuyện lập gia đình. Luân đáp.

Xe cũng vừa đậu vào “parking lot” nên câu chuyện đành bỏ dở.

**

Về lại Houston, câu chuyện ngày xưa mà Luân gợi lại khi nói chuyện với mẹ nàng trên xe, làm Thủy cứ miên man nghĩ ngợi, như một cuộn phim dĩ vãng quay về. Hồi đó chính quyền quốc gia vừa tiếp thu tỉnh Bình Định sau 10 năm kháng chiến, gia đình Thủy cũng như đồng bào toàn tỉnh đều có được một cuộc sống tương đối yên vui trong thanh bình. Cha Thủy là một công chức làm trong ngành hỏa xa, còn mẹ nàng thì quán xuyến việc gia đình với một cửa hàng tại Tam Quan buôn bán những mặt hàng nông thổ sản, gia đình Thủy được xem như một bổn mà hai quê. Những ngày cuối tuần Thủy thường được mẹ cho đi Quy Nhơn thăm cha và mang những thức ăn mà mẹ đã làm sẵn vào cho cha nàng. Mùa hè năm đó Thủy vừa tròn 16 tuổi, học xong lớp đệ ngũ, gặp Luân trên chuyến tàu rồi sau đó gặp lại Luân tại nhà, mà sau nầy quen nhau Luân cứ nhắc lại như một định mệnh an bài cho hai đứa. Thật tình mà nói lúc đó Thủy chỉ xem cuộc gặp gỡ như một chuyện tình cờ, mặc dầu lúc gặp Luân trên tàu nàng có một cảm giác khác lạ vì lần đầu tiên có người khác phái cùng trang lứa chú ý đến mình một cách không bình thường, trong cái nhìn của chàng có chút gì say đắm, làm nàng thấy ngượng, ngượng một cách dể chịu, và khi nàng bưng nước ra mời khách thì nàng rất ngạc nhiên, và dường như trực giác cho nàng biết rằng nàng có một chút ràng buộc gì với anh chàng trẻ tuổi nầy.

Thơ Luân Tâm


CHO HỒNG EM THƠ

Thương ơi...

Trăng còn hồng thơm môi em thơ
Gió còn hồng thơm gót em mơ
Mây còn hồng thơm em áo mộng
Nắng còn hồng thơm hoa em chờ

Bể còn hồng thơm suối tình anh
Núi còn hồng thơm sông dỗ dành
Trời còn hồng thơm hương tình muộn
Đất còn hồng thơm dựng lều tranh

Em còn hồng thơm đoá tân hôn
Anh còn hồng thơm lửa than non
Nước còn hồng thơm chim hồng lạc
Mật còn hồng thơm sữa trăng non

Giấy còn hồng mực bồng con
Trăm năm bia đá thời mòn còn mơ
Ngàn năm tình sử tình thơ
Hồn quê hương áo dựng cờ ca dao
Không nghìn trước không nghìn sau...

Thương ơi...

MD.10/12/10
LuânTâm

20 December 2010

Nơi thiên đường cộng sản của "bác":

 98 tuổi vẫn đạp xích lô nuôi vợ, 86

HUẾ (TH) - Mới đây ở Huế, cư dân Phú Vang đùa cho vui khi “vinh danh” cụ ông Ðặng Huyền 98 tuổi là người phu xích lô đạp có tuổi nghề cao nhất thành phố Huế: 70 năm.

Theo báo mạng VnExpress, đạp xích lô kiếm sống từ khi còn là trai trẻ tuổi ba mươi, ông Huyền thường đậu xe bên một quầy thuốc chờ khách. Lâu ngày, ông có nhiều mối quen, đôi khi được ông cho nợ đi nhiều lượt mới trả tiền một lần.

Chỉ có một người con trai duy nhất bôn ba làm ăn buôn bán trong Nam, ông đang sống với vợ là một cụ bà 86 tuổi đau ốm liên miên. Hầu như những đồng tiền bán sức lao động còm cõi của ông kiếm được không đủ trang trải bữa ăn của đôi vợ chồng già. Thương tình người đàn ông chăm chỉ, miệt mài sống với nghề lương thiện, cô bác lối xóm thường xuyên trợ giúp tiền bạc, cơm nước cho vợ chồng ông.

Xe tự đạp, cũng phải tự sửa.
(Hình: VnExpress)

Trong khi đó tại Saigon, vài chục ngàn người đang mưu sinh bằng nghề lái xe “ôm” đang nhốn nháo vì lệnh của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố buộc họ phải có thẻ hành nghề kể từ ngày 1 tháng 1, 2011. Chỉ còn mười ngày nữa đến hạn nói trên, giới này vẫn chưa được câu trả lời: ai cấp thẻ, cấp thế nào, thẻ ra sao...

Một người đàn ông đã chạy xe “ôm” gần 20 năm tại đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 đang đỏ mắt đi tìm “một cái thẻ gắn trên ngực bên trái” cho hợp lệ. Ông cho biết: “Tôi đã có thẻ hành nghề của Nghiệp Ðoàn quận 1 cấp từ 2 năm nay nhưng có bao giờ sử dụng đâ.” Có thể nói, một lệnh được ban ra làm hàng vạn người xao xuyến, thêm một dịp để cán bộ hạch sách, vòi vĩnh tiền “bôi trơn” của dân nghèo.

Mind Control Device

Lại thêm một thuyền nhân Việt đáng nể phục
Một phụ nữ Việt trốn chạy chế độ cộng sản, vượt biển với mẹ khi còn tấm bé đã sáng chế ra một dụng cụ giúp điều khiển robot bằng tư tưởng. Mời quý anh chị theo dõi đoạn video dưới đây



(Lan Đàm giới thiệu)

18 December 2010

Nghe Nhạc Cuối Tuần

Ave Maria - Shubert

Cũng như Hàn Mặc Tử, dù trong nỗi đau tột cùng của thân xác vì căn bệnh hiểm nghèo, thi sĩ, trong những tuyệt tác của mình, vẫn tự xem mình chỉ là phận hèn và nhỏ bé như hạt cát trêng sa mạc hay giọt nước trong biển khơi , không ngừng cất cao ngàn lời tán tụng Mẹ cùng với muôn vàn tinh tú: Ave Maria, Ave Maria:

Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng
Thơm tho bay cho tới cõi Thiên Đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể.

Còn hồn thi nhân tràn ngập niềm hân hoan , như làn hương thơm bay cao dâng mẹ bằng tiếng lòng mình qua nét bút thần kỳ:

Maria, linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run tử thần thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẩn thấm nhuần ơn trìu mến.

Còn thiên tài âm nhạc Shubert, trong những cảm nhận về sự huyền diệu của ơn cứu chuộc, cũng đã thai nghén ra tuyệt tác phẩm Ave Maria vào năm 1825 mà với thời gian đã trở thành bất tử với lời mở đầu "Kính chào Mẹ đầy ơn phúc" .

Bởi vì với ông, với nhân lọai, Mẹ chính là nét tinh khôi, là sự tinh khiết vẹn tòan mà không một người phụ nữ trần gian nào có được, là suối ân lộc Thiên Chúa ban cho nhân lọai để từ đó Mẹ cưu mang trong cung lòng Mẹ Người Con Duy Nhất bởi Thánh Thần Chúa , và trên hết, là lời tán tụng tuyệt diệu mà trần gian có thể dâng lên Thiên Chúa vì những kỳ công của Ngài qua những hồng ân ban cho nhân lọai.

Trong những đêm đông lạnh lẽo và tĩnh mịch của mùa Gíáng sinh đã gần kề, sẽ là tuyệt vời nếu cả tôi lẫn qúi anh chị, những người bạn thân thương của tôi, không phân biệt lương giáo, cùng thưởng thức bản thánh ca Ave Maria như một sửa sọan uốn nắn những khúc khủyu trong tâm hồn cho lời cầu :

Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Thân chúc Qúi bạn một cuối tuần vui vẻ, an bình và hạnh phúc bên những người thân.

Thân kính
TeHong

17 December 2010

Chuyện đau lòng


Nấm Mộ Hoang

PLEIKU - Một vị linh mục ở Pleiku, 35 năm trước, đã chôn thi hài một sĩ quan biệt động quân, và trong suốt 35 năm từ đó tới nay cố gắng tìm thân nhân người này nhưng không thể được.

Ðó là tin do một người có dịp đi Pleiku mang về, và vào tối Thứ Năm, chúng tôi đã liên lạc được với nhà thờ ở đó và được xác nhận tin trên là đúng sự thật.

Trong ngày tàn cuộc chiến, từ ngày 13 tháng 3, 1975, quân đội bỏ Pleiku, Kontum, dân chúng di tản để lại cảnh vật vườn hoang nhà trống.

Ngày 20 tháng 4, 1975, khi cha xứ nhà thờ Thanh An, huyện Chư Prong là cha Ða Minh Mai Ngọc Lợi (anh của Linh Mục Mai Thanh Lương hiện nay ở quận Cam) trở về thì cha chứng kiến một cảnh hoang tàn, thương tâm: Xác chết của bảy người lính Biệt Ðộng Quân VNCH và mười mấy người lính Bắc Việt chết nằm ngổn ngang từ trong nhà thờ ra đến ngoài sân, chưa được chôn cất. Ðiều đau đớn là những xác thối rữa này đã bị thú rừng và bầy chó hoang vô chủ ăn thịt đã gần hết, chỉ còn thi hài của một Trung Úy Biệt Ðộng Quân mang bảng tên Nguyễn Văn Quý. Chính tay cha đã chôn cất thi hài vị sĩ quan này dưới gốc một cây sứ trước nhà thờ. Năm ngoái, bảng tên của Trung Úy Quý đã bị thất lạc khi nhà thờ được xây dựng lại.

Ba mươi lăm năm qua, nhiều phái đoàn đi cứu trợ đã ghé qua đây, được cha trình bày câu chuyện, mong mỏi một lời nhắn tin nào đó mang về miền xuôi hay ra hải ngoại, sẽ tìm ra thân nhân của Trung Úy Quý, nhưng từ đó đến nay, không hề có ai gọi cho cha để hỏi tin tức về người sĩ quan bất hạnh này. Cha nói rằng nơi đây, các quân nhân thuộc SÐ23BB và BÐQ chết rất nhiều nhưng không có ai đến hỏi tìm.

Nấm mồ của Trung Úy BÐQ Nguyễn Văn Quý cho đến nay vẫn còn nằm lạnh lẽo dưới gốc cây sứ già trước nhà thờ Thanh An, bây giờ là giáo xứ Ðức Hưng, thôn 1, xã Thắng Hưng, huyện Chư Pprong, tỉnh Gia Lai.

Nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng không có câu trả lời. Trung Úy Nguyễn Văn Quý đã có gia đình chưa? Vợ con hiện xiêu lạc nơi nào? Song thân của người chiến sĩ hiện nay vẫn còn hay đã mất? Bạn bè, chiến hữu của anh còn ai nhớ đến lai lịch của anh không? Nếu có ai biết hay còn nhớ đến người sĩ quan BÐQ tên Nguyễn Văn Quý có thể tìm hỏi Linh Mục Ða Minh Nguyễn Xuân Hùng (số điện thoại gọi từ Mỹ: 011.84.91. 865.772) để xin gặp Cha Cố Mai Ngọc Lợi. Tuổi đời đã cao, nay Linh Mục Lợi đã 87 tuổi, sợ rằng vài năm nữa, khi cha mất, không còn ai có thể chỉ ra nơi chôn cất các chiến sĩ này một cách rành rẽ.

(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

16 December 2010

Hồi ký

Duyên Tu
Nguyễn Đắc Điều

“Duyên tu” đây không phải là việc tu hành thành linh mục hay thượng tọa, mà cái duyên của tôi với ngành tu nghiệp và huấn luyện. Trong nền hành chánh của VNCH chúng ta, có lẽ không có ngành nào bạc bẽo bằng ngành huấn luyện, nhưng tôi yêu nó. Suốt đời công chức, lăn đi đâu rồi tôi cũng lăn về chỗ viết bài, giảng dậy, khảo sát về huấn luyện.  Vì thế tôi coi là duyên.   


“Nụ hoa phát triển”
huy hiệu của
Trung tâm Hội thảo Quốc gia

Khởi duyên

Nhằm cải tiến việc quản trị hành chánh tại trung ương cũng như địa phương, từ năm 1968 Chính phủ đã cho tiến hành một dự án huấn luyện qui mô có tên là “Quản trị Hành chánh Căn bản”. Chủ xướng dự án là Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Tổng Nha Công Vụ và Tiến sĩ Jack Von Dornum (International Training Consultant Co.)

Sau Tết Mậu Thân, tôi được gọi tham gia dự án này. Đó là đầu mối duyên huấn luyện của tôi. Lần đầu tiên, một quản đốc tu nghiệp tỉnh Tuyên Đức được ngồi chung với các chức sắc cao cấp và đàn anh trong ngành huấn luyện tại trung ương. Tôi nhớ trong đó có giáo sư Phạm Đình Thắng, Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin, Anh Hoàng Giao (khóa 3), Giám Đốc Nha Du Học Bộ QGGD, Chị Nguyễn Thị Bạch (khóa 3), Viện Giám Sát, Anh Nguyễn Minh Ty (Cao Học 1) Ban giảng huấn Học Viện, Đại Tá Cảnh Sát Đàm Trung Mộc, Trung tá Cảnh Sát Lê Thanh  Sơn Chánh Sở Huấn Luyện Tổng Nha CS, Ông Nguyễn Ngọc Nê, thuộc Usaid.
Khóa hội thảo được tổ chức tại Học viện Quốc gia Hành Chánh
Chúng tôi có hai nhiệm vụ: một, thảo luận để hoàn chỉnh tài liệu giảng huấn (do anh Lê Phú Nhạn và hãng Westinghouse biên soạn). Hai, chính chúng tôi tiếp nhận một số kỹ thuật huấn luyện mới. Cấp trên nhắm là chúng tôi sẽ trở thành giảng viên hoặc quản trị viên cho dự án tại địa phương cũng như trung ương.
Nhưng sau khóa học, tôi nhận được lệnh gọi tái ngũ. Giáo sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông, gọi tôi lên văn phòng ngỏ ý muốn xin hoãn dịch cho tôi để tôi tiếp tục tham gia dự án. Tôi cám ơn đề nghị của Giáo sư Viện Trưởng và xin được nhập ngũ. Tôi nghĩ đằng nào cũng phải đi lính thì đi sớm còn hơn đi trễ. Kỷ niệm sau cùng với Giáo sư là cái bắt tay trước thềm Học viện. Chưa có bàn tay ai mềm mại như tay Giáo sư Bông.
Mối duyên tạm gián đoạn ở đây, cho tới khi tôi được lệnh biệt phái về Bộ Nội Vụ.

 Chuyên viên huấn luyện Bộ Nội vụ

15 December 2010

Thơ Lãm Thúy

Về thăm Thiền Viện Sinh Thức

Đến đây chuyển hóa tâm hồn
Đường qua Cam Lộ, lối mòn sỏi reo
Nghe tâm vơi động ít nhiều
Niệm Từ Bi, hơi thở đều theo chân
Gỗ nào ai dựng TĂNG THÂN
Về đây hội ngộ, nghe gần, dù xa
Bên nhau trời đất bao la
Mỉm cười độ lượng, xua Tà Niệm đi !
Khấu đầu dưới bóng Từ Bi
Nghe phiền não đoạn, sân si nguội dần
Núi rừng vọng tiếng chuông ngân
Đá Qui Y cũng lặng thầm nghe Kinh
METTA mái ấm, trời tình
Yêu thưong nối lại nhân sinh một nhà
Thở vào tâm phế nở hoa
Trúc tre lay động thở ra nhịp nhàng
THIỀN HÀNH bước toả SEN VÀNG
Bỏ quên dưới núi nhân gian lụy phiền
Chung vai, sát cánh TỌA THIỀN
TÂM không ràng buộc, an nhiên tháng ngày
PHẬT là lá, PHÁP là mây
Quê hương ta ở nơi này. Tự thân
Suối xuân nước động vang rừng
Mà sao SUỐI TỊNH, nghe chừng vô nguyên
Thì ra con suối cũng THIỀN
Cho nên dứt bỏ ưu phiền vọng âm
Vói tay nghe hạnh phúc gần
Đây là TỊNH ĐỘ khi tâm AN LÀNH

LÃM THÚY
3-10-10

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...