Mặt trái của Apple
Đồng tiền nào cũng có hai mặt. Tôi vẫn cảm thấy không thoải mái khi hay tin Apple có những xưởng sàn xuất bên Hoa Lục và nhân công bị bóc lột rất tàn nhẫn cả về giờ làm việc lẫn lương bổng. Không benefits với đồng lương thấp và không có ngay cả ngày nghỉ cuối tuần. Đã có những công nhân tự vẫn. Apple có những sản phẩm tiên tiến lý tưởng nhưng không mang lại việc làm cho công nhân Hoa kỳ, chỉ mang lại lợi nhuận cho riêng Apple mà thôi. Bài viết cho thấy mặt trái của đồng tiền Apple. (Long B.)
Kỷ niệm với Steve Jobs của một kỹ sư Việt nam
Steve Job chết, ai ai cũng ra vẻ thương mến. Có kẻ trong CĐVN đã nâng ông ta lên tới bậc thiên tài dù rằng Steve Jobs chưa bao giờ có thể gọi là nhà sáng tạo. Ông ta chỉ có tài buôn bán, và biết cách bắt chẹt thị trường (như ông ta bắt chẹt các hãng sản xuất music, in sách), và lèo lái để làm sao Apple có được những món hàng độc đáo.
Thuở sinh tiền, ông ta nổi tiếng là hung dữ, abused nhân viên, chèn ép bạn bè và tàn nhẫn với ngay cả cô con gái đầu của ông. Ông từng bị nhân viên rượt đánh ngoài bãi đậu xe khi Apple chưa có tên tuổi gì cho lắm. Ông theo đủ thứ đạo, sau cùng thì theo đạo Phật, ăn chay trường cho tới ngày mất, thế nhưng, cuộc sống hàng ngày của ông là cuộc sống của một nhà hung thần, độc tài. Ngay thời Apple nổi tiếng, có lợi nhuận kỷ lục, nhân viên ông thường tránh né đi thang máy chung với ông.
Hãng ông lời to, nhưng hoàn toàn chỉ tạo job tại China - chệt chù, và ông từng phớt lờ tình trạng làm việc theo kiểu nô lệ tại China mà hãng Apple ký giao kèo với. Với ông, thành công và dominate thị trường là cứu cánh, rồi từ đó, cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện.
Tới khi ông chết, sự liên hệ giữa ông và cô con gái Lisa lớn của ông vẫn còn ở thế hấp hối, sống được là nhờ 2 bên biết nhịn. Giữa ông cùng nhân viên thân tín của ông vẫn chỉ là chủ với tớ. Có kẻ tuyên bố, tôi không thể nói là tôi buồn khi tôi không còn bị đối đầu với một hung thần như vậy, nhưng chẳng lẽ ông ta chết mà tôi lại lên tiếng tôi vui thì cũng .. kỳ.
Thời tôi còn trẻ, còn ở Bắc Cali, đã làm cho ông khi hãng lúc ấy mới có 20 người, cho nên tôi có thể biết ông hơn là những người chỉ biết qua tin tức. Làm được chừng 1 năm tôi phải bỏ chạy vì ông bóc lột và abusing nhân viên quá độ. Hở chút là ông chửi, mà ông chửi rất nặng, cũng như chửi trước mặt mọi người. Tôi còn nhớ, có lần ông hỏi tôi :
"Sao ai cũng phiền hà còn mầy thì lại im lặng". Tôi bèn trả lời rằng:"Anh văn tôi còn dở, tôi có hiểu ông nói gì đâu mà phiền hà". Ông cắc cớ hỏi tiếp: "Như vậy sao mày lại hiểu câu tao hỏi và trả lời ngon ơ như vậy ?" thì tôi bốp lại: "Tôi dở chữ chửi thề chứ tôi không dở những từ khác."
Ông tím mặt bỏ đi!
Cuối năm ngoái Steve Jobs lăn ra chết, nhờ thế công chúng nhiều nước trên thế giới, nhứt là Việt Nam mới biết được ông ta là người sáng lập ra công ty Apple mà ngoài những chiếc máy vi tính tinh xảo và đẹp đẽ là những sản phẩm Iphone, Ipod, Ipad, rồi Itab với kỷ thuật siêu hạng đột phá tưởng như chỉ có trong chuyện khoa học giả tưởng. Ngành truyền thông nhiều nước đưa ông ta lên hạng siêu nhân, và chuyện nhiều người trong giới trẻ không những ở Mỹ mà còn ở VN cố nhớ những điều đọc được về ông ta để "khaó" vánh vách trở nên thời thượng.
Steve Jobs có thể là một thiên tài nhưng không thể là một siêu nhân, nói chi đến vĩ nhân. Ông ăn chay trường, hầu như chẳng tắm rưả gì cả vì cho rằng cách sống cuả ông ta không cho phép cơ thể ông ta tiết ra muì hôi; thường đi chân không kể cả khi vaò phòng họp. Cách không mặc áo sơ mi và đeo cà vạt bên trong áo vest, mà thay vào đó là chiếc áo pull đen cổ lọ trở thành mode thời trang mà vì ông ta không đòi bản quyền nên ngay cả những người bắt chước ông cũng không biết. Một thiên taì thưòng là một kẻ lập dị. Nhưng caí văn hoá ông ta áp đặt cho công ty Apple là một thứ văn hoá sắt máu cuả một "hội kín" mà giaó điều là "bí mật tuyệt đối" và sự "hoang tưởng". Nhân viên Apple từ cấp cao xuống thấp luôn luôn bị nhồi sọ về chuyện giử bí mật, bị đe doạ trừng phạt bằng các biện pháp pháp lý.
Nếu Apple không chỉ là một công ty sản xuất mà là một quốc gia, thì Steve hẳn đã là một nhà độc taì nếu không như một Hitler hay một Stalin thì cũng là một Pinochet cuả Chile.
Trong khuôn khổ quan niệm đạo đức cuả Tây Phương, Steve Jobs còn có thể bị liệt vào tội sát nhân hay đồng loã sát nhân.
Chọn lựa giữa lợi nhuận và công nhân
Maclean là một tạp chí nổi tiếng của Canada vưà rồi đã có bài viết hé mở một chút sự thật về cái "hôi kín" Apple. Những nhà theo dõi hoạt động các doanh nghiệp thường tìm hiểu về đối tác sản xuất, làm ăn, cuả các công ty là ai, thường là họ thất bại khi đụng đến Apple vì caí văn hoá "bí mật tuyệt đối" cuả nó. Nhưng hôm 13 tháng 1 năm 2012 vưà qua Apple đã công bố danh sách các công ty cung cấp (có thể hiểu là các nhà thầu) cuả Apple. Sự kiện này được ví như chuyện bức tường Bá Linh bị triệt hạ.
Trong caí danh sách được sắp theo thứ tự từ A đến Z những nhà cung cấp chi tiết diện tử hay lắp ráp sản phẩm cho Apple nổi cộm lên tên Foxconn, một công ty cuả Đài Loan có trị giá trên 119 tỉ USD nổi tiếng là mạnh nhất thế giới trong lãnh vực lắp ráp thiết bị điện tử. Cơ xưởng sản xuất cuả Foxconn ở "đặc khu kinh tế" ShenZhen trên lãnh điạ nước Trung Hoa cộng sản, nơi luật lệ sản xuất kinh doanh được "thoáng" đến mức tối đa đã tập trung trên nưã triệu lao động rẻ từ nông thôn về đó, nơi mà hầu hết Ipods, Ipads (cuả Steve Jobs) được lắp ráp.
Từ năm 2006, sau những đợt công nhân Foxconn nhảy lầu tự tử người ta đã có những báo cáo về tình trạng tồi tệ trong môi trường sản suất cuả Fexconn. Công nhân được tập trung ăn ở tai xưởng, sống trong nhửng gian phòng chật chội, làm việc suốt 8 giờ đồng hồ, không có chuyện nghỉ giải lao, thâm chí không được đi đái. Nhiều phần việc phaỉ đứng không được ngồi. Họ bị giám sát chặt chẻ bởi ngũ nhân viên an ninh tàn bạo. Những kẻ ta thán, hay xầm xì về chế độ làm việc và ăn ở sẽ bị gán tội "quấy rối" và bị vào sổ đen (để đe dọa, đánh đập). Những hạn chế pháp lý về tuổi tác lao động, giờ giấc lao động, điều kiện lao đông được chính quyền làm ngơ. Kết quả là đã có nhiều công nhân ngã xuống chết ngay chổ. Chất Hexan dùng trong việc lau chùi các màn hình trước khi đóng gói sản phẩm được công nhận là chất độc tác hai lên hệ thống thần kinh nếu tiếp xúc thường xuyên. Trong dây chuyền sản xuất cho Apple, 137 công nhân đã bị nhiễm độc năm 2006. Những vụ nổ do buị nhôm năm ngoái đã làm 4 người chết và 77 người bị thương.
Nhưng điều khốn nạn cho Foxconn nhất là làn sóng công nhân tự tử. Trong năm 2010 có 18 vụ trong đó 14 người tìm được cái chết. Điều đáng nói là 17 người đã nhảy từ trên những nóc xưởng Foxconn xuống đất như thể họ muốn báo động cho thế giới biết đến sự tuyệt vọng của họ. Foxconn đã phải dựng chung quanh nóc nhà cuả các xưởng máy một hàng rào lưới chống tự tử.
Ngày 6 tháng 1, 2012 vưà qua Mike Daisey, một nghệ sĩ sân khấu Mỹ trong chương trình "This American Life" một phóng sự cuả đài NPR, người từng tuyên bố mình "siêu hâm mộ" Apple, đã tường thuật chuyến đi "tham quan" Foxconn nơi mà hầu hết các sản phẩm Apple được lắp ráp như sau: "Trong hai giờ đồng hồ đầu tiên của ngày đầu tiên đứng trước cổng của Foxconn tôi gặp 12 công nhân tuổi chỉ 13, 14. Bạn có nghĩ là Apple không biết chuyện này không? Cái công ty bị ám ảnh đến từng chi tiết cực kỳ nhỏ nhặt như bụi nhôm phải được xay cho nhuyễn đến cự ly nào, cái màn thủa tinh phải gắn sát vào khung như thế nào mà bạn có thể tin là họ không biết (có đám công nhân 13-14 tuổi đang làm việc trong xưởng cuả họ) hay sao? Cả công ty Apple và Foxconn sau đó không đưa ra bình luận gì về chuyện này.
Ngaỳ 16 thang 1, John Stewart trong chương trình Daily Show có đoạn mệnh danh là "Xưỏng Máy Kinh Hoàng" đã chiếu những đoạn phim về khu ăn ở cuả công nhân và những vụ tự tử, ông ta lưu ý khán giả rằng nếu công nhân thành lập công đoàn sẽ là cách họ tự dẫn mình đi thẳng vaò tù cuả chính phủ Trung Quốc. Nhưng rồi ông mỉa mai thêm rằng: "Nhưng tôi tự hỏi hai nơi đó có gì khác nhau đâu?" Rồi ông rống lên: "Đây là chuyện kinh tởm mà tôi là kẻ đồng lõa vì tôi có một Xbos, một Iphone...tôi phaỉ quăng chúng đi"
Tuy nhiên, Steve Jobs đã chọn thái độ không tìm hiểu, không phản ứng laị với những dư luận, tai tiếng về những nhà thầu cho mình. Chiến lược đó đã rất hiệu quả, sau khi ông ta chết, năm 2011 tổng giá trị cuả công ty lên đến 400tỉ USD và lợi nhuận quí 4 năm 2011 đạt đến 13 tỉ USD.
No comments:
Post a Comment