10 July 2019

Sử Dụng hay Xử Dụng

Trang Y Hạ

Từ lâu nay đã có nhiều người, nhiều học giả tranh luận nên viết “sử dụng hay xử dụng” sao cho phù hợp, cho đúng chánh tả. Trong khi chờ một Viện Hàn Lâm, thì chúng ta tự tìm hiểu, phân tích mấy chữ gốc Hán cổ nầy cho ý nghĩa như thế nào cái đã. Đa phần các Học giả bàn rất sôi nổi về “sử dụng hay xử dụng”, mà không chịu giải thích cặn kẻ để rồi đưa ra “đáp án” cuối cùng. Sử dụng và Xử dụng là tiếng Hán cổ được phiên thiết ra tiếng Việt… Đôi khi phiên thiết không hết ý nghĩa [bởi nhiều nghĩa], thì vẫn chưa hoàn hảo. Ngay như các Từ điển tiếng Việt như cuốn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của cũng nghiêng về chữ SỬ DỤNG 使 處. Chữ sử dụng là hoàn toàn tiếng Hán . Chữ xử [động từ] có nhiều nghĩa và chữ sử [động từ] cũng có quá nhiều nghĩa. Vậy cứ ghép chữ “Dụng” 用  vào thì ý nghĩa sẽ mông lung, rồi - bàn luận: đúng, sai, trong khi hai chữ “Sử & Xử” đều đúng - theo nguyên bản chữ Hán.

Trước tiên: Phải biết ý nghĩa của chữ “Dụng” - Dụng là từ Hán. Chữ Dụng [chữ Hán] nghĩa là: Dùng. Chữ dùng đã Việt hóa thì phải dùng theo nghĩa tiếng Việt trong giao dịch hay trong văn thơ cho dễ hiểu.

      Ý nghĩa của chữ “Dùng”.

      1 – Để làm một việc gì đó. Thí dụ: Dùng gỗ để làm nhà…
      2 – Giao cho một công việc gì. Thí dụ: Dùng người hiền tài…
   
Ý nghĩa chữ “Dùng” như vậy đã rõ ràng. Còn nói, viết theo kiểu: “Sử dụng gỗ để làm nhà” hay “Xử dụng gỗ để làm nhà”. Hoặc: “Sử dụng người hiền tài”. Hoặc: “ Xử dụng người hiền tài”. Thêm hai chữ: SỬ & XỬ” [Hán Tự] vào trong câu làm chi cho thêm mông lung để rồi xúm nhau biện luận cho thêm rắc rối.  Tuy nhiên, nếu đủ trình độ thì có thể vẫn xài chữ Sử & Xử trong văn thơ, văn bản...

Chữ Dụng gồm:

-         “Dụng binh, Dụng công [gắn sức], Dụng cụ, Dụng hiền nhân, Dụng mệnh, Dụng sự, Dụng tâm, Dụng tình, Dụng võ, Dụng ý, Dụng hình [phạt]…” . Tất cả những chữ “Dụng” [Hán tự] nầy chuyển qua Dùng thì vẫn có nghĩa như nhau. Thí dụ: Dụng binh – Dùng binh. Dụng công – Dùng công… Hoàn toàn theo tiếng Việt

    CHỮ XỬ GỒM CÓ: 

Xử: Xử sự, Xử án, Xử trảm, Xử tử, Xử tệ, Xử hẹp, Xử phạt, Xử lý, Xử Lý Thường Vụ, Xử thế, Xử lý từ xa, Xử biến tùng quyền, Xử cảnh, Xử đoán, Xử giảo, Xử chém, Xử bắn, Xử thắng, Xử hòa, Xử thua, Xử thiên vị, Xử hẹp, Xử lý văn bản, Xử phán, Xử quyết, Xét xử, Biệt xử [biệt đãi]…!

-         Xử nữ là: người con gái chưa có chồng.
-         Xử nữ mạc, là: màn trinh con gái.
-         Xử sĩ [cũ] là: người có tài ở ẩn không chịu ra làm quan.
-         Xử thử, là: tên gọi trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm.

Theo Hán tự. Chữ xử thuộc bộ: “Hô và bộ Mộc”. Theo [Thiều Chửu – Đào Duy Anh] dẫn giải bao gồm các nghĩa:

     “Xét đoán – Sắp đặt – Thu xếp – Lo Liệu – Vận dụng – Xử trí “
     Còn bên Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, gồm các nghĩa:

      “Phân biệt đúng, sai - lớn nhỏ - phải chăng - phân đoán - chước định - phân giải”

     Vậy muốn dùng chữ XỬ cho hợp với XỬ DỤNG thì ý nghĩa của chữ XỬ đã quá rõ! Chữ XỬ chỉ là động từ bổ nghĩa. [Tự Xử] rất người và cũng rất tình.

CHỮ SỬ GỒM CÓ:
   
     1 - SỬ là: “Khiến, Sai khiến, Xúi giục, Ra mệnh lệnh hay ước định, phỏng định một sự việc... Sử là buộc người khác phải… Thành ngữ: “Sử dân dĩ thời”. Nghĩa là: [Dựa theo thời vụ mà sai khiến dân chúng]. Hoặc: “Sử nhân dĩ dục”. Nghĩa là: “ [Lấy sự ham muốn nhục dục mà sai khiến người khác]. Theo Hán tự chữ SỬ thuộc: bộ Khẩu – bộ Mã – bộ Nhân”.

     2 – SỬ là: “Ghi chép, văn thơ, văn bản... Quan trường, Lịch sử, Nghiên cứu và Điển tích…”. Như:

Thứ sử, Ngự sử (một chức quan), Sử quan (vị quan chép sử), Sử ký, Sử thi, Sử ca, Biên niên sử, Lịch sử, Sử gia, Sử học, Sử bộ, Sử bút, Sử lệnh [sai khiến], Sử liệu, Sử luận, Sử quán, Sử quan, Sử lược, Sử sách, Sử tài, Sử thế [lối chép sử], Sử thực, Sử tích, Sử xanh, Sử thần [Quan chức viết sử]
Sử dân [Sai khiến người trong nước, Sử Bút [lối văn chép sử, Sử dịch [sai khiến làm lao dịch]!

Sử quân tử [là một loại dây làm thuốc trong đông y].

     Chữ sử, biến âm thành chữ SỨ: Đại sứ, Sứ thần, Sứ quán, Sứ quân, Sứ giả, sứ bộ, Sứ điệp.

     Vậy cho nên, muốn dùng chữ SỬ cho hợp với SỬ DỤNG, thì ý nghĩa chữ SỬ đã quá rõ ràng.

     Theo Hán Ngữ cả hai chữ Sử & Xử đều đúng.

Hai chữ: SỬ & XỬ - mỗi chữ đều có nhiều nghĩa... Do đó, muốn thêm chữ DỤNG để trở thành: SỬ DỤNG hay XỬ DỤNG thì khi viết, khi nói, trước hết cần phải xác định cụ thể sự việc cho phù hợp với nghĩa của SỬ & XỬ để cho thêm chữ DỤNG vào. Nhược bằng, nếu cảm thấy không đủ trình độ khai triển hai chữ SỬ & XỬ thì tốt nhất là: hạn chế xài. Bởi vì không hiểu rõ mỗi phần việc của SỬ & XỬ sau khi thêm chữ DỤNG vào, thành ra hai chữ SỬ DỤNG & XỬ DỤNG như một “Cái Bẫy Chữ” chết người. Thiệt tội nghiệp cho biết bao học sinh, sinh viên xưa nay vì hai chữ “Sử Dụng & Xử Dụng” mà bị các Giáo sư, Thầy Cô đánh rớt bài văn vì lỗi sai chánh tả quả thật là oan!

Trường hợp không đủ trình độ, thì hãy hạn chế viết, nói: Sử dụng hay Xử Dụng, mà hãy xài chữ DÙNG theo tiếng thuần Việt cho các sự việc giao tiếp hằng ngày, vừa dễ hiểu, vừa dễ nghe và lại vừa gần gũi, tình cảm. Đại loại những như:

-         Cảm ơn chị. Cái nầy, tôi không dùng được.
-         Cảm ơn anh. Cái kia, tôi dùng được.

     Sử & Xử là thuộc về chữ Hán, nên các nhà làm Tự Điển căn cứ theo nghĩa Hán mà quên bẵng đi rằng - một khi đã phiên thiết qua tiếng Việt là trở thành tiếng Hán-Việt thuần túy, đơn giản, dễ hiểu. Chữ SỬ chỉ ghép với chữ DỤNG, ngoài ra không thể ghép với bất cứ chữ nào. Chữ XỬ thì đa dạng hơn nhiều.

Vậy chữ “XỬ DỤNG” rất bao hàm, có đầy đủ tính chất gần gũi, thân thiện, cùng các yếu tố: chính danh và sáng suốt của ngôn ngữ Việt Nam. Tuy nhiên, luôn luôn nhớ tới chữ DÙNG đã thuần Việt rất thân thiện.

Cá nhân tôi, tôi vẫn thích xài: Xử Dụng.

Trang Y Hạ
http://trangyha.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...