“…phương Tây cần giữ vững những nguyên tắc của mình, hợp tác với các nước để cùng hành động nếu có thể, và hành động đơn lẻ khi bắt buộc…”
Tờ The Economist trong số ra ngày 14/12/2017 vừa qua có hai bài nói về “sharp power”, tạm dịch là “quyền lực nhọn” [cũng có người dịch là Quyền lực bén/sắc – BVN], là chiêu thức mới mà Trung Quốc hiện đang đem ra để thi triển ở hầu như mọi quốc gia trên thế giới mà họ đặt quan hệ, nhằm khôn khéo cắm dần “vòi bạch tuộc” vào hàng loạt nước trên địa cầu để chiếm lấy vị thế áp đảo cho họ – một quốc gia độc tài có nền kinh tế đứng thứ hai và đang cố ngoi lên quán quân sau mấy thập niên nữa. Đồng thời cũng qua đó họ ra sức đẩy lùi đi đến đánh bật ảnh hưởng đã có từ lâu của các nước trong khối công nghiệp phát triển hàng đầu, từng có nền sản xuất tiên tiến, dân chúng đạt được mức sống rất cao, lại có thể chế dân chủ tự do với Hiến pháp tôn trọng quyền con người, và một nền chính trị tam quyền phân lập, nó là ước mơ chung của nhân loại mà quốc gia độc tài này dù cố gắng đến đâu cũng không cách gì theo kịp; cũng vì thế họ phải dùng mọi thủ đoạn đánh tráo cốt xóa nhòa hết các tiêu chí hay dở, đúng sai từ lâu đã xác định và thay đổi luật chơi.
Nếu “quyền lực cứng” (hard power) dựa vào sức mạnh quân sự để tạo ảnh hưởng, “quyền lực mềm” (soft power) dùng sự quyến rũ của văn hoá, tư tưởng để thu hút, tạo ảnh hưởng, thì “quyền lực nhọn” (sharp power) lại dựa vào thủ đoạn, vào áp lực, vào mưu mô mà mục đích trước sau là mua chuộc, lũng đoạn, xuyên tạc sự thật, bóp méo thông tin để tạo ảnh hưởng toàn diện, bất bình đẳng của mình lên đối tượng, làm cho đối tượng phải phục tùng. Trong phương pháp, “quyền lực nhọn” thâm hiểm ở chỗ đẩy đối tượng đến sự “tự kiểm duyệt”, một hình thức “tự thiến” như nhiều thái giám “thiên triều” dưới thời phong kiến.
“Sharp power” là cụm từ do Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy - NED), một viện nghiên cứu tại Washington DC đặt ra. Dựa vào bài “Ý nghĩa của sharp power”, đặc biệt là đoạn dưới đây, người dịch xin dịch là “Quyền lực nhọn”:
“Giới quan sát không nên gọi chiêu thức của Moscow hay Bắc Kinh là “quyền lực mềm”, mà đúng hơn nên gọi đó là “quyền lực nhọn”
Chiêu thức tạo ảnh hưởng của các chế độ độc tài được gọi là “nhọn” theo nghĩa chúng đâm chọc, xâm nhập, đục khoét môi trường chính trị và thông tin tại quốc gia mục tiêu. Trong cuộc cạnh tranh mới đang diễn ra khốc liệt giữa các nước độc tài và dân chủ thì chiêu thức quyền lực nhọn của các chế độ đàn áp nên được xem như mũi nhọn con dao găm – những chữ in đậm đều do người dịch nhấn mạnh. Các chế độ này không nhất thiết tìm cách thu phục “trái tim và khối óc” như quyền lực mềm thường nhắm tới, mà họ tìm cách thao túng đối tượng mục tiêu bằng cách bóp méo thông tin đối tượng nhận được.
Quyền lực nhọn cũng cho phép các nhà độc tài xâm nhập cấu trúc xã hội, kích động và xé ra to những chia rẽ đang tồn tại […]. Và không như tác dụng thô thiển của quyền lực cứng, quyền lực nhọn có yếu tố lén lút, bí mật. Lợi dụng môi trường thông tin và chính trị cởi mở trong các nước dân chủ, chiêu thức quyền lực nhọn trong tay các chế độ độc tài thường khó phát hiện. Điều này cũng có nghĩa họ cứ ung dụng hành động rồi sau một thời gian các nước dân chủ mới nhận ra là mình đang bị thao túng”.
Xin được đăng thành 2 kỳ. Bài 1 là xã luận tổng quan. Bài 2 là phân tích chi tiết với nhiều dữ liệu khác nhau.
Phan Trinh & Bauxite Việt Nam
Trung Quốc thao túng giới lập pháp phương Tây. Đối sách tốt nhất là đề cao sự minh bạch.
Khi một cường quốc đang lên thách thức một cường quốc đang cầm đầu thì chiến tranh thường xảy ra – đó là Bẫy Thucydides, gọi theo tên sử gia Hy lạp dùng cụm từ này đầu tiên – và đó là tình thế đang bao trùm quan hệ giữa Trung Quốc (TQ) với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ. Cũng trong tình thế này, đang xảy ra một cuộc xung đột ngấm ngầm nhưng gay gắt: TQ đang tìm cách khống chế dư luận các nước, dù có lúc không tìm cách chiếm đoạt đất đai xứ người.
Úc là nước đầu tiên phất cờ đỏ báo động. Ngày 5/12/2017, sau khi TQ bị tố cáo chi phối sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đại học và ngành xuất bản Úc, Chính phủ Úc đã đệ trình các đạo luật mới nhằm ngăn chặn tình trạng nước ngoài thao túng giới lập pháp Úc ở mức độ “chưa từng có và ngày càng tinh quái”. Tuần qua, một nghị sĩ Úc phải từ chức vì bị cáo buộc nhận tiền của TQ để lên tiếng bênh vực TQ khi ông còn là phát ngôn viên phe đối lập.
Không chỉ Úc, các nước khác như Anh, Canada và New Zeland cũng bắt đầu nhấn còi báo động. Ngày 10/12, chính quyền Đức cũng tố cáo TQ tìm cách đỡ đầu cho các chính trị gia và quan chức Đức. Đến ngày 13/12, Quốc hội Mỹ đã triệu tập họp để nghe báo cáo về ảnh hưởng TQ ngày càng tăng.
Chiêu thức hành xử này của TQ được gọi là “quyền lực nhọn”, cụm từ xuất phát từ Viện nghiên cứu, đặt trụ sở tại Washington, có tên là Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy – NED). Nếu “quyền lực mềm” lấy sức hút văn hoá và các giá trị làm nền cho sức mạnh quốc gia, thì “quyền lực nhọn” giúp các chế độ độc tài gây áp lực và thao túng dư luận các nước.
Phương Tây cần đáp trả hành vi của TQ, nhưng dĩ nhiên không phải bằng cách dựng lên một loạt các rào chắn, vì khác với Liên Xô cũ, TQ ngày nay là một phần của kinh tế thế giới. Vì vậy, nhất là trong thời buổi khan hiếm những đường lối kinh bang tế thế đáng mong đợi thì phương Tây nên tìm một lập trường trung dung hợp tình hợp lý. Lập trường này bắt đầu với việc phải hiểu cho thấu ý nghĩa của “quyền lực nhọn” và cách nó vận hành.
Ảnh hưởng kẻ có ảnh hưởng
Cũng như nhiều nước khác, TQ từ lâu đã dùng nhiều cách thức, từ cấp visa, tài trợ, đến đầu tư và hoạt động văn hoá để phục vụ quyền lợi của mình. Nhưng cách họ hành xử gần đây ngày càng mang tính đe đoạ với đủ loại chiêu thức. Quyền lực nhọn bao gồm một loạt các yếu tố đan xen vào nhau: từ phá hoại ngầm, đến bắt nạt, gây áp lực… và nếu tổng hợp lại thì thấy rõ mục tiêu là khiến đối phương phải “tự kiểm duyệt”. Với TQ, phần thưởng tối cao là sự khấu đầu quỳ gối của những người mà họ chưa từng trực tiếp thu phục, nhưng đang rất sợ mất tiền, mất quan hệ hoặc mất ảnh hưởng.
TQ từ xưa đã từng theo dõi và kiểm soát Hoa kiều ở hải ngoại, điều khác biệt là hiện nay mức độ thao túng gia tăng hơn nhiều. Tại Úc và New Zealand, tiền của TQ bị tố là đã được dùng để mua ảnh hưởng chính trị, với nhiều khoản tài trợ cho các đảng phái hoặc cho cá nhân chính trị gia. Tuần qua, tình báo Đức than phiền rằng TQ đã dùng mạng liên kết doanh nghiệp Linkedin để ve vãn các chính trị gia và quan chức chính quyền, bằng cách cho người giả dạng làm nhà tuyển dụng và thành viên viện nghiên cứu mời chào những chuyến đi TQ miễn phí.
Bắt nạt cũng là một chiêu thức ngày càng tinh quái. Có khi TQ bắt nạt một cách thô bạo, như lúc họ trừng phạt kinh tế Na Uy vì đã trao giải Nobel Hoà bình cho một người TQ đấu tranh cho dân chủ [Lưu Hiểu Ba]. Nhưng thường thì cách bắt nạt thâm hơn nhiều. Không phải bỗng nhiên mà những người chỉ trích TQ lại không được đăng đàn tại các hội nghị, hoặc các học giả lại tự động lánh xa các đề tài nghiên cứu được TQ cho là nhạy cảm. Cái thâm nằm ở chỗ chuyện liên quan đến cá nhân, của một nhà phê bình hay học giả nào đó, thì luôn được xem là chuyện nhỏ, trong khi hành vi ném đá giấu tay của quan chức đứng sau các vụ này lại rất khó chứng minh. Tuy vậy, hậu quả của chúng lại có thể rất nghiêm trọng. Chẳng hạn đã có những Giáo sư đại học phương Tây bị buộc phải rút bỏ ý kiến mới vừa công bố; các nhà nghiên cứu nước ngoài mất khả năng tiếp cận nguồn tư liệu TQ; giới lập pháp có thể thấy các chuyên gia về TQ của mình quá thiếu thông tin để họ có thể tham khảo.
Vì TQ đã hoà nhập rất chặt vào sinh hoạt kinh tế, chính trị và văn hoá toàn cầu, nên phương Tây sẽ phải chịu hở sườn trước những áp lực như vậy. Chính quyền một số nước phương Tây có lúc lại xem trọng thương mại hơn lập trường ngoại giao, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ quyết một tuyên bố của Liên minh Châu Âu phê phán TQ vi phạm nhân quyền, chỉ vì không lâu trước đó, một công ty TQ đã chi tiền đầu tư vào cảng Piraeus của Thổ Nhĩ Kỳ. Nền kinh tế TQ quá lớn đến nỗi giới kinh doanh thường thuận theo ý muốn của TQ dù không ai tạo áp lực. Không chỉ thương mại, một nhà xuất bản của Úc cũng vừa đột ngột ngưng phát hành một cuốn sách, vì sợ “đặc tình dư luận của Bắc Kinh”(*).
Phương Tây cần làm gì?
Đứng trước các phàn nàn của Úc và Đức, TQ đã lên giọng gọi những ai chỉ trích họ là vô trách nhiệm và sợ hãi thái quá – thực ra nguy cơ xảy ra một trào lưu bài Trung là có thật. Tuy nhiên, nếu TQ thành thực hơn, họ nên nói rằng khao khát có ảnh hưởng của họ là điều vẫn thường diễn ra khi một nước đang trở nên hùng mạnh.
Khác xưa, giờ đây TQ có nhiều quan ngại hơn khi bang giao với thế giới. Khoảng 10 triệu người TQ đã ra nước ngoài từ năm 1978, và TQ lo số người này bị tiêm nhiễm thói quen dân chủ và sẽ “tiêm nhiễm” dân chủ vào TQ. Trong khi các công ty TQ đang đầu tư vào các nước giàu có, khai thác tài nguyên, xây dựng hạ tầng cơ sở, khai thác đất nông nghiệp, và hải quân TQ có thể phô trương sức mạnh ở tận biển xa, thì nhà cầm quyền TQ cũng sợ hình ảnh tệ hại của mình ở nước ngoài sẽ gây tổn thất lớn. Và với vị trí là một siêu cường đang lên, TQ thích làm lại luật chơi toàn cầu – những luật chơi phần lớn được Mỹ và Tây Âu thiết lập và thường xuyên được nêu ra để biện minh cho hành động của Mỹ và phương Tây.
Để phần nào giúp TQ trỗi dậy trong hoà bình, phương Tây có lẽ cần tạo khoảng trống cho tham vọng của TQ, nhưng điều đó không có nghĩa cứ để họ muốn làm gì thì làm. Làm ngơ để TQ mặc sức đâm chọc bằng quyền lực nhọn là các nước dân chủ đang tự làm hại mình.
Dĩ nhiên, để phòng vệ thì một mặt cần phải thực tế: Hoạt động phản gián, luật pháp và truyền thông độc lập là ba vũ khí phòng vệ tốt nhất chống lại sự lũng đoạn của quyền lực nhọn. Cả ba ngành này đều cần người vừa thông thạo tiếng Trung vừa hiểu thấu đáo chính trị và thương mại dính liền với nhau ra sao ở TQ. Khi chính quyền cộng sản TQ đè bẹp tự do biểu đạt, tranh luận phóng khoáng và suy nghĩ độc lập, thì việc rọi ánh sáng làm lộ chân tướng những thủ đoạn “mũi nhọn” của họ – và chiếu đèn vào những kẻ khấu đầu quỳ gối đáng khinh – là cách rất hiệu quả để làm mòn mũi nhọn.
Phòng vệ, mặt khác, có tính nguyên tắc. Thả lỏng cho một cuộc “săn-phù-thuỷ” nhắm vào người TQ sẽ là một sai lầm, phương Tây đại diện cho tinh thần pháp trị thì không thể làm điều vô pháp. Những kêu gọi cực đoan đòi “ăn miếng trả miếng”, chẳng hạn về vụ cấp visa cho các học giả hoặc nhân viên cơ quan phi chính phủ, cũng là tự mâu thuẫn. Tuy nhiên, bỏ mặc cho TQ lũng đoạn, với hy vọng rằng TQ sẽ trở nên thân thiện hơn trong tương lai chỉ càng mở đường cho những đâm chọc bất ngờ khác. Thay vào đó, phương Tây cần giữ vững những nguyên tắc của mình, hợp tác với các nước để cùng hành động nếu có thể, và hành động đơn lẻ khi bắt buộc. Bước đầu tiên để tránh sập bẫy Thucydides là phương Tây dùng chính những giá trị của mình để làm mòn quyền lực nhọn của TQ.
The Economist
Nguồn: theconomist.com/news/leaders/21732524-china-manipulating-decision-makers
Phan Trinh dịch
Nguồn: boxitvn.blogspot.be/2017/12/sharp-power-quyen-luc-nhon-ky-1
________________
Ghi chú:
(*) Trong cụm từ “Beijing’s agents of influence”, xin được tạm dịch “agent of influence” là “đặc tình dư luận” vì yếu tố bí mật và nhiệm vụ tạo dư luận của họ. Họ không “thu thập thông tin mật” như đặc vụ hay gián điệp mà là can thiệp, xuyên tạc, bóp méo, tạo dựng dư luận có lợi cho nước ngoài mà họ có cảm tình hoặc thông đồng, phục vụ. Những người này thường có vị trí và uy tín cao trong xã hội, trong giới chính khách, khoa bảng, kinh doanh hay thế giới ngầm. Xem thêm từ mục “agent of influence” trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Agent_of_influence. (ND)
Tờ The Economist trong số ra ngày 14/12/2017 vừa qua có hai bài nói về “sharp power”, tạm dịch là “quyền lực nhọn” [cũng có người dịch là Quyền lực bén/sắc – BVN], là chiêu thức mới mà Trung Quốc hiện đang đem ra để thi triển ở hầu như mọi quốc gia trên thế giới mà họ đặt quan hệ, nhằm khôn khéo cắm dần “vòi bạch tuộc” vào hàng loạt nước trên địa cầu để chiếm lấy vị thế áp đảo cho họ – một quốc gia độc tài có nền kinh tế đứng thứ hai và đang cố ngoi lên quán quân sau mấy thập niên nữa. Đồng thời cũng qua đó họ ra sức đẩy lùi đi đến đánh bật ảnh hưởng đã có từ lâu của các nước trong khối công nghiệp phát triển hàng đầu, từng có nền sản xuất tiên tiến, dân chúng đạt được mức sống rất cao, lại có thể chế dân chủ tự do với Hiến pháp tôn trọng quyền con người, và một nền chính trị tam quyền phân lập, nó là ước mơ chung của nhân loại mà quốc gia độc tài này dù cố gắng đến đâu cũng không cách gì theo kịp; cũng vì thế họ phải dùng mọi thủ đoạn đánh tráo cốt xóa nhòa hết các tiêu chí hay dở, đúng sai từ lâu đã xác định và thay đổi luật chơi.
Nếu “quyền lực cứng” (hard power) dựa vào sức mạnh quân sự để tạo ảnh hưởng, “quyền lực mềm” (soft power) dùng sự quyến rũ của văn hoá, tư tưởng để thu hút, tạo ảnh hưởng, thì “quyền lực nhọn” (sharp power) lại dựa vào thủ đoạn, vào áp lực, vào mưu mô mà mục đích trước sau là mua chuộc, lũng đoạn, xuyên tạc sự thật, bóp méo thông tin để tạo ảnh hưởng toàn diện, bất bình đẳng của mình lên đối tượng, làm cho đối tượng phải phục tùng. Trong phương pháp, “quyền lực nhọn” thâm hiểm ở chỗ đẩy đối tượng đến sự “tự kiểm duyệt”, một hình thức “tự thiến” như nhiều thái giám “thiên triều” dưới thời phong kiến.
Bìa báo cáo về “Sharp Power” của NED |
“Giới quan sát không nên gọi chiêu thức của Moscow hay Bắc Kinh là “quyền lực mềm”, mà đúng hơn nên gọi đó là “quyền lực nhọn”
Chiêu thức tạo ảnh hưởng của các chế độ độc tài được gọi là “nhọn” theo nghĩa chúng đâm chọc, xâm nhập, đục khoét môi trường chính trị và thông tin tại quốc gia mục tiêu. Trong cuộc cạnh tranh mới đang diễn ra khốc liệt giữa các nước độc tài và dân chủ thì chiêu thức quyền lực nhọn của các chế độ đàn áp nên được xem như mũi nhọn con dao găm – những chữ in đậm đều do người dịch nhấn mạnh. Các chế độ này không nhất thiết tìm cách thu phục “trái tim và khối óc” như quyền lực mềm thường nhắm tới, mà họ tìm cách thao túng đối tượng mục tiêu bằng cách bóp méo thông tin đối tượng nhận được.
Quyền lực nhọn cũng cho phép các nhà độc tài xâm nhập cấu trúc xã hội, kích động và xé ra to những chia rẽ đang tồn tại […]. Và không như tác dụng thô thiển của quyền lực cứng, quyền lực nhọn có yếu tố lén lút, bí mật. Lợi dụng môi trường thông tin và chính trị cởi mở trong các nước dân chủ, chiêu thức quyền lực nhọn trong tay các chế độ độc tài thường khó phát hiện. Điều này cũng có nghĩa họ cứ ung dụng hành động rồi sau một thời gian các nước dân chủ mới nhận ra là mình đang bị thao túng”.
Xin được đăng thành 2 kỳ. Bài 1 là xã luận tổng quan. Bài 2 là phân tích chi tiết với nhiều dữ liệu khác nhau.
Phan Trinh & Bauxite Việt Nam
**
Trung Quốc thao túng giới lập pháp phương Tây. Đối sách tốt nhất là đề cao sự minh bạch.
Khi một cường quốc đang lên thách thức một cường quốc đang cầm đầu thì chiến tranh thường xảy ra – đó là Bẫy Thucydides, gọi theo tên sử gia Hy lạp dùng cụm từ này đầu tiên – và đó là tình thế đang bao trùm quan hệ giữa Trung Quốc (TQ) với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ. Cũng trong tình thế này, đang xảy ra một cuộc xung đột ngấm ngầm nhưng gay gắt: TQ đang tìm cách khống chế dư luận các nước, dù có lúc không tìm cách chiếm đoạt đất đai xứ người.
Úc là nước đầu tiên phất cờ đỏ báo động. Ngày 5/12/2017, sau khi TQ bị tố cáo chi phối sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đại học và ngành xuất bản Úc, Chính phủ Úc đã đệ trình các đạo luật mới nhằm ngăn chặn tình trạng nước ngoài thao túng giới lập pháp Úc ở mức độ “chưa từng có và ngày càng tinh quái”. Tuần qua, một nghị sĩ Úc phải từ chức vì bị cáo buộc nhận tiền của TQ để lên tiếng bênh vực TQ khi ông còn là phát ngôn viên phe đối lập.
Không chỉ Úc, các nước khác như Anh, Canada và New Zeland cũng bắt đầu nhấn còi báo động. Ngày 10/12, chính quyền Đức cũng tố cáo TQ tìm cách đỡ đầu cho các chính trị gia và quan chức Đức. Đến ngày 13/12, Quốc hội Mỹ đã triệu tập họp để nghe báo cáo về ảnh hưởng TQ ngày càng tăng.
Chiêu thức hành xử này của TQ được gọi là “quyền lực nhọn”, cụm từ xuất phát từ Viện nghiên cứu, đặt trụ sở tại Washington, có tên là Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy – NED). Nếu “quyền lực mềm” lấy sức hút văn hoá và các giá trị làm nền cho sức mạnh quốc gia, thì “quyền lực nhọn” giúp các chế độ độc tài gây áp lực và thao túng dư luận các nước.
Phương Tây cần đáp trả hành vi của TQ, nhưng dĩ nhiên không phải bằng cách dựng lên một loạt các rào chắn, vì khác với Liên Xô cũ, TQ ngày nay là một phần của kinh tế thế giới. Vì vậy, nhất là trong thời buổi khan hiếm những đường lối kinh bang tế thế đáng mong đợi thì phương Tây nên tìm một lập trường trung dung hợp tình hợp lý. Lập trường này bắt đầu với việc phải hiểu cho thấu ý nghĩa của “quyền lực nhọn” và cách nó vận hành.
Ảnh hưởng kẻ có ảnh hưởng
Cũng như nhiều nước khác, TQ từ lâu đã dùng nhiều cách thức, từ cấp visa, tài trợ, đến đầu tư và hoạt động văn hoá để phục vụ quyền lợi của mình. Nhưng cách họ hành xử gần đây ngày càng mang tính đe đoạ với đủ loại chiêu thức. Quyền lực nhọn bao gồm một loạt các yếu tố đan xen vào nhau: từ phá hoại ngầm, đến bắt nạt, gây áp lực… và nếu tổng hợp lại thì thấy rõ mục tiêu là khiến đối phương phải “tự kiểm duyệt”. Với TQ, phần thưởng tối cao là sự khấu đầu quỳ gối của những người mà họ chưa từng trực tiếp thu phục, nhưng đang rất sợ mất tiền, mất quan hệ hoặc mất ảnh hưởng.
TQ từ xưa đã từng theo dõi và kiểm soát Hoa kiều ở hải ngoại, điều khác biệt là hiện nay mức độ thao túng gia tăng hơn nhiều. Tại Úc và New Zealand, tiền của TQ bị tố là đã được dùng để mua ảnh hưởng chính trị, với nhiều khoản tài trợ cho các đảng phái hoặc cho cá nhân chính trị gia. Tuần qua, tình báo Đức than phiền rằng TQ đã dùng mạng liên kết doanh nghiệp Linkedin để ve vãn các chính trị gia và quan chức chính quyền, bằng cách cho người giả dạng làm nhà tuyển dụng và thành viên viện nghiên cứu mời chào những chuyến đi TQ miễn phí.
Bắt nạt cũng là một chiêu thức ngày càng tinh quái. Có khi TQ bắt nạt một cách thô bạo, như lúc họ trừng phạt kinh tế Na Uy vì đã trao giải Nobel Hoà bình cho một người TQ đấu tranh cho dân chủ [Lưu Hiểu Ba]. Nhưng thường thì cách bắt nạt thâm hơn nhiều. Không phải bỗng nhiên mà những người chỉ trích TQ lại không được đăng đàn tại các hội nghị, hoặc các học giả lại tự động lánh xa các đề tài nghiên cứu được TQ cho là nhạy cảm. Cái thâm nằm ở chỗ chuyện liên quan đến cá nhân, của một nhà phê bình hay học giả nào đó, thì luôn được xem là chuyện nhỏ, trong khi hành vi ném đá giấu tay của quan chức đứng sau các vụ này lại rất khó chứng minh. Tuy vậy, hậu quả của chúng lại có thể rất nghiêm trọng. Chẳng hạn đã có những Giáo sư đại học phương Tây bị buộc phải rút bỏ ý kiến mới vừa công bố; các nhà nghiên cứu nước ngoài mất khả năng tiếp cận nguồn tư liệu TQ; giới lập pháp có thể thấy các chuyên gia về TQ của mình quá thiếu thông tin để họ có thể tham khảo.
Vì TQ đã hoà nhập rất chặt vào sinh hoạt kinh tế, chính trị và văn hoá toàn cầu, nên phương Tây sẽ phải chịu hở sườn trước những áp lực như vậy. Chính quyền một số nước phương Tây có lúc lại xem trọng thương mại hơn lập trường ngoại giao, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ quyết một tuyên bố của Liên minh Châu Âu phê phán TQ vi phạm nhân quyền, chỉ vì không lâu trước đó, một công ty TQ đã chi tiền đầu tư vào cảng Piraeus của Thổ Nhĩ Kỳ. Nền kinh tế TQ quá lớn đến nỗi giới kinh doanh thường thuận theo ý muốn của TQ dù không ai tạo áp lực. Không chỉ thương mại, một nhà xuất bản của Úc cũng vừa đột ngột ngưng phát hành một cuốn sách, vì sợ “đặc tình dư luận của Bắc Kinh”(*).
Phương Tây cần làm gì?
Đứng trước các phàn nàn của Úc và Đức, TQ đã lên giọng gọi những ai chỉ trích họ là vô trách nhiệm và sợ hãi thái quá – thực ra nguy cơ xảy ra một trào lưu bài Trung là có thật. Tuy nhiên, nếu TQ thành thực hơn, họ nên nói rằng khao khát có ảnh hưởng của họ là điều vẫn thường diễn ra khi một nước đang trở nên hùng mạnh.
Khác xưa, giờ đây TQ có nhiều quan ngại hơn khi bang giao với thế giới. Khoảng 10 triệu người TQ đã ra nước ngoài từ năm 1978, và TQ lo số người này bị tiêm nhiễm thói quen dân chủ và sẽ “tiêm nhiễm” dân chủ vào TQ. Trong khi các công ty TQ đang đầu tư vào các nước giàu có, khai thác tài nguyên, xây dựng hạ tầng cơ sở, khai thác đất nông nghiệp, và hải quân TQ có thể phô trương sức mạnh ở tận biển xa, thì nhà cầm quyền TQ cũng sợ hình ảnh tệ hại của mình ở nước ngoài sẽ gây tổn thất lớn. Và với vị trí là một siêu cường đang lên, TQ thích làm lại luật chơi toàn cầu – những luật chơi phần lớn được Mỹ và Tây Âu thiết lập và thường xuyên được nêu ra để biện minh cho hành động của Mỹ và phương Tây.
Để phần nào giúp TQ trỗi dậy trong hoà bình, phương Tây có lẽ cần tạo khoảng trống cho tham vọng của TQ, nhưng điều đó không có nghĩa cứ để họ muốn làm gì thì làm. Làm ngơ để TQ mặc sức đâm chọc bằng quyền lực nhọn là các nước dân chủ đang tự làm hại mình.
Dĩ nhiên, để phòng vệ thì một mặt cần phải thực tế: Hoạt động phản gián, luật pháp và truyền thông độc lập là ba vũ khí phòng vệ tốt nhất chống lại sự lũng đoạn của quyền lực nhọn. Cả ba ngành này đều cần người vừa thông thạo tiếng Trung vừa hiểu thấu đáo chính trị và thương mại dính liền với nhau ra sao ở TQ. Khi chính quyền cộng sản TQ đè bẹp tự do biểu đạt, tranh luận phóng khoáng và suy nghĩ độc lập, thì việc rọi ánh sáng làm lộ chân tướng những thủ đoạn “mũi nhọn” của họ – và chiếu đèn vào những kẻ khấu đầu quỳ gối đáng khinh – là cách rất hiệu quả để làm mòn mũi nhọn.
Phòng vệ, mặt khác, có tính nguyên tắc. Thả lỏng cho một cuộc “săn-phù-thuỷ” nhắm vào người TQ sẽ là một sai lầm, phương Tây đại diện cho tinh thần pháp trị thì không thể làm điều vô pháp. Những kêu gọi cực đoan đòi “ăn miếng trả miếng”, chẳng hạn về vụ cấp visa cho các học giả hoặc nhân viên cơ quan phi chính phủ, cũng là tự mâu thuẫn. Tuy nhiên, bỏ mặc cho TQ lũng đoạn, với hy vọng rằng TQ sẽ trở nên thân thiện hơn trong tương lai chỉ càng mở đường cho những đâm chọc bất ngờ khác. Thay vào đó, phương Tây cần giữ vững những nguyên tắc của mình, hợp tác với các nước để cùng hành động nếu có thể, và hành động đơn lẻ khi bắt buộc. Bước đầu tiên để tránh sập bẫy Thucydides là phương Tây dùng chính những giá trị của mình để làm mòn quyền lực nhọn của TQ.
The Economist
Nguồn: theconomist.com/news/leaders/21732524-china-manipulating-decision-makers
Phan Trinh dịch
Nguồn: boxitvn.blogspot.be/2017/12/sharp-power-quyen-luc-nhon-ky-1
________________
Ghi chú:
(*) Trong cụm từ “Beijing’s agents of influence”, xin được tạm dịch “agent of influence” là “đặc tình dư luận” vì yếu tố bí mật và nhiệm vụ tạo dư luận của họ. Họ không “thu thập thông tin mật” như đặc vụ hay gián điệp mà là can thiệp, xuyên tạc, bóp méo, tạo dựng dư luận có lợi cho nước ngoài mà họ có cảm tình hoặc thông đồng, phục vụ. Những người này thường có vị trí và uy tín cao trong xã hội, trong giới chính khách, khoa bảng, kinh doanh hay thế giới ngầm. Xem thêm từ mục “agent of influence” trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Agent_of_influence. (ND)
No comments:
Post a Comment