07 December 2017

Tin ngắn

** Hoa Kỳ không chấp nhận cho Tàu Cộng được hưởng quy chế kinh tế thị trường.

Hôm Thứ Năm 30 Tháng 11, Hoa Kỳ công bố quyết định đã đệ nạp Tổ chức Thương mại Thế giới hai tuần trước là không chấp nhận cho Trung Quốc được hưởng quy chế kinh tế thị trường. Lập tức Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phàn nàn về quyết định ấy, gọi đó là sáng kiến của vài nước trong thời Chiến Tranh Lạnh chứ không nằm trong quy định của tổ chức WTO.

Theo ông Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra không chỉ có Hoa Kỳ mà Liên hiệp Âu châu và Nhật Bản cũng có cùng quan điểm như vậy.

- Về bối cảnh gần thì chuyện này xuất phát từ một khiếu nại của Liên Âu hồi Tháng Ba sau khi Trung Quốc viện dẫn Hiến ước Gia nhập Tổ chức WTO từ 15 năm trước, rằng sau 15 năm giao thời, họ phải được hưởng quy chế kinh tế thị trường và không bị điều tra về tội trợ giá hàng xuất khẩu. Lần này, với tư cách là thành phần thứ ba trong vụ kiện tụng giữa Trung Quốc và Liên Âu, Hoa Kỳ chính thức nêu quan điểm và đứng cùng phe Âu Châu và Nhật Bản.

- Về bối cảnh xa thì khi gia nhập Tổ chức WTO từ ngày 11 Tháng 12 năm 2001, Trung Quốc viện dẫn hoàn cảnh của mình mà xin được 15 năm chuyển tiếp. Kỳ hạn đó đã chấm dứt từ Tháng 12 năm ngoái và Bắc Kinh cho rằng ngày nay, họ đương nhiên có nền kinh tế thị trường chứ không thể bị một số thành viên khác của WTO bác khước. Nhưng thật ra họ suy diễn sai những quy định ban đầu vì vậy, ba khối kinh tế Âu-Mỹ-Nhật mới có chung một lập trường.

** Úc lo ngại ảnh hưởng của Tàu Cộng

Thủ tướng Úc lên tiếng quan ngại về sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, qua việc sẽ cấm nguồn hỗ trợ tài chính cho chính trị đến từ nước ngoài. Biện pháp này được xem như là một phần của chiến dịch nhằm ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài đối với nội bộ chính trị nước Úc.

Hãng thông tấn Reuters loan tin vừa nêu vào ngày 5 tháng 12, dẫn lời của Thủ tướng Malcolm Turnbull rằng các cường quốc đang tạo ra những nỗ lực chưa từng có và ngày càng tinh vi để gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị của Australia và thế giới. Thủ tướng Turnbull nhấn mạnh rất quan ngại về những báo cáo liên quan sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tuyên bố của Thủ tướng Turnbull xuất phát từ sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh và Bắc Kinh mở rộng mối quan hệ với các chính trị gia của Úc cũng như mối quan tâm của Chính phủ Trung Quốc trở thành đề tài gây tranh cãi.

Thủ tướng Turnbull cho biết Luật mới của Úc được mô hình hoá theo Đạo luật đăng ký các cơ quan nước ngoài của Mỹ, sẽ hình sự hóa sự can thiệp của nước ngoài và yêu cầu các nhà vận động hành lang phải đăng ký khi làm việc cho Úc.

** Tòa Án Tối Cao Mỹ thông qua sắc lệnh chống nhập cư của tổng thống Trump

Đây là một chiến thắng của Donald Trump : ông đã ba lần phải điều chỉnh sắc lệnh và lần nào sắc lệnh của ông cũng bị một thẩm phán đình chỉ thực thi. Nhưng hôm thứ Hai, cơ quan tư pháp cấp cao đã xử cho ông thắng : Tòa Án Tối Cao cho phép áp dụng toàn bộ nội dung sắc lệnh gần đây nhất.

Theo sắc lệnh đó, công dân của 8 nước bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. Hồi tháng 10, hai thẩm phán liên bang cho rằng sắc lệnh trên mang tính phân biệt đối xử về quốc tịch, và theo họ, điều này không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản lập quốc. Bẩy trong số chín thẩm phán của Tòa Án Tối Cao đã đưa ra một quyết định khác, nhưng họ không giải thích cụ thể.

Dù sao đi chăng nữa, công dân các nước Libya, Somalia, Tchad, Yemen, Syria và Iran cũng sẽ không thể xin được visa tới Mỹ, ngay cả khi họ chứng minh được là có quan hệ gia đình với những người đang sống hợp pháp trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Công dân Venezuela và Bắc Triều Tiên cũng bị cấm, nhưng lệnh cấm nhắm vào họ đã được các thẩm phán thông qua từ trước.

** Nga coi 9 cơ quan truyền thông Mỹ là «đặc vụ của nước ngoài»

AFP cho biết đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ Voice of America và đài phát thanh Châu Âu Tự Do Radio Free Europe/Radio Liberty do Quốc Hội Mỹ tài trợ, 7 cơ quan truyền thông khác có liên quan bị xếp vào danh sách các tổ chức «thực hiện chức năng của đại diện nước ngoài».

Tại Nga, cụm từ này thường dùng để ám chỉ cơ quan «đặc vụ của nước ngoài».

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và đài phát thanh Châu Âu Tự Do là hai cơ quan truyền thông đầu tiên được chính quyền Matxcơva cảnh báo về nguy cơ bị xếp vào danh sách «đặc vụ của nước ngoài».

Hồi cuối tháng 11/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban bố luật cho phép gọi tất cả các cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động tại Nga bằng một cái tên gây tranh cãi « cơ quan nước ngoài », dựa theo quyết định của bộ Tư Pháp Nga. Đây là hành động đáp trả của chính quyền Matxcơva sau khi bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu kênh truyền hình Russia Today của Nga phải đăng ký dưới tên gọi đại diện nước ngoài tại Mỹ.

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...