29 December 2017

Cái chết của động cơ máy nổ

“…Những chiếc xe điện không người lái vào thế kỷ 21 có thể cải thiện thế giới một cách sâu rộng và bất ngờ, giống như những chiếc xe chạy bằng động cơ máy nổ đã làm vào thế kỷ thứ 20…”
Đã có thời ký nó chạy tốt. Nhưng ngày kết cuộc đã gần kề cho loại máy đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.

"Sự sáng tạo của con người ... vẫn chưa tìm ra một quá trình cơ học để thay thế con ngựa như động cơ cho phương tiện di chuyển", Le Petit Journal, một tờ báo Pháp, than phiền vào tháng 12 năm 1893. Câu trả lời là tổ chức cuộc đua Paris-Rouen cho những xe chuyên chở không do ngựa kéo vào tháng Bảy năm sau. Một trăm lẻ hai (102) người tham gia bao gồm các phương tiện di chuyển chạy bằng hơi nước, xăng, điện, khí nén và thủy lực. Chỉ có 21 người đủ tiêu chuẩn cho cuộc đua kéo dài 126 km (78 dặm), thu hút đông đảo quần chúng. Người chiến thắng rõ ràng là động cơ máy nổ. Trong thế kỷ tiếp theo nó sẽ đi vào ngành công nghiệp điện và thay đổi thế giới.

Một kết thúc vĩ đại.

Nhưng ngày tàn của nó đã gần kề. Kỹ thuật điện bình điện tiến nhanh đã mau chóng thay thế nó. Ở Paris năm 1894, không một chiếc xe điện nào đã được đưa vào dòng khởi đầu, một phần bởi vì họ cần các trạm thay thế bình điện mỗi 30km hoặc lâu hơn. Những chiếc xe điện ngày hôm nay, được hỗ trợ bởi bình điện lithium-ion, có khả năng hơn nhiều. Chiếc Chevy Bolt có tầm đi xa 383 km; những người hâm mộ Tesla gần đây đã lái chiếc Model S đi hơn 1.000 km chỉ với một lần sạc. UBS, một ngân hàng, cho biết "tổng chi phí sở hữu" của một chiếc xe điện sẽ đạt mức ngang bằng với một chiếc xăng vào năm tới - mặc dù nhà sản xuất phải chịu thua lỗ. Theo ước tính lạc quan, các loại xe điện sẽ chiếm 14% lượng xe bán ra toàn cầu vào năm 2025, tăng từ 1% ngày hôm nay. Những người khác có dự báo khiêm tốn hơn, nhưng nhanh chóng thay đổi ý kiến khi bình điện trở nên rẻ hơn và tốt hơn - chi phí cho mỗi kilowatt giờ đã giảm từ 1.000 đô la trong năm 2010 xuống còn 130-200 đô la ngày hôm nay. Các quy định cũng nghiêm khắc hơn. Tháng trước, Anh quốc đã đưa ra một danh sách dài các nước chỉ dùng xe điện, nói rằng tất cả các xe mới phải tuyệt đối không phát thải ô nhiễm vào năm 2050.

Sự chuyển đổi từ nhiên liệu và pittông (piston) thành bình điện và động cơ điện sẽ không mất nhiều thời gian. Những tiếng nấc hấp hối đầu tiên của động cơ máy nổ đã và đang vang vọng khắp thế giới - và nhiều hệ lụy sẽ được hoan nghênh.

Để lượng định những gì đang ở phía trước, hãy nghĩ đến phương cách động cơ máy nổ đã hình thành cuộc sống hiện đại như thế nào. Thế giới giàu có được xây dựng lại cho thích hợp với xe có động cơ, với các khoản đầu tư lớn vào mạng lưới xa lộ và phát minh ra khu ngoại ô cùng với các trung tâm mua sắm và các nhà hàng ngồi lái xe. Khoảng 85% người lao động Hoa Kỳ đi làm bằng xe hơi. Kỹ nghệ xe hơi cũng là một nguồn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng tầng lớp trung lưu, vào lúc hậu chiến nước Mỹ và các nơi khác. Hiện nay có khoảng 1 tỷ xe ô tô trên đường xá, hầu hết đều chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù hầu hết đều bất động, động cơ ô tô và xe tải của Hoa Kỳ có thể sản xuất năng lượng gấp 10 lần các nhà máy điện của mình. Động cơ máy nổ là động cơ hùng mạnh nhất trong lịch sử.

Nhưng việc điện khí hóa đã đẩy ngành công nghiệp ô tô vào vòng hỗn loạn. Thương hiệu tốt nhất của nó được thành lập trên di sản kỹ thuật của họ, đặc biệt là ở Đức. So với các loại xe hiện có, xe điện đơn giản hơn nhiều và có ít bộ phận hơn; chúng giống như các máy vi tính có bánh xe. Điều đó có nghĩa là họ cần ít người hơn để lắp ráp chúng và ít hệ thống phụ trợ hơn từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Những người làm việc tại các nhà máy không sản xuất xe hơi điện tỏ ra lo lắng vì họ có thể bị sa thải. Với ít hư hỏng, thị trường bảo trì và cung cấp phụ tùng thay thế sẽ co thắt lại. Mặc dù các nhà sản xuất ô tô ngày nay đang phải vật lộn với di sản đắt giá của các nhà máy cũ và các lực lượng lao động thổi phồng, những thông số mới sẽ không bị vướng mắc. Các thương hiệu cao cấp có thể nổi trội hơn qua việc tạo mẫu và xử lý nhưng các nhà sản xuất ô tô đại trà thu lợi ít sẽ phải cạnh tranh chủ yếu với chi phí.

Giả sử, lẽ tất nhiên, mọi người muốn sở hữu xe hơi. Động cơ điện, cùng với công nghệ gọi xe và tự lái xe, điều này có nghĩa là sở hữu chủ được thay thế một cách rộng rãi bằng "vận tải như một dịch vụ", trong đó các đội xe cung cấp cuốc chuyên chở theo yêu cầu. Theo những ước tính cùng cực nhất, xe điện có thể làm ngành công nghiệp thu hẹp tới 90%. Nhiều xe điện tự động lái và được dùng chung sẽ cho phép các thành phố thay thế bãi đậu xe (lên đến 24% diện tích ở một số nơi) với nhà ở mới, và để cho người dân đi lại từ nơi xa trong lúc họ ngủ - ở vùng nông thôn thì ngược lại.

Ngay cả khi không có sự chuyển đổi sang những phương tiện tự lái an toàn, động cơ điện sẽ mang lại những lợi ích to lớn về môi trường và sức khoẻ. Sạc bình điện xe ô tô từ các nhà máy điện trung tâm hiệu quả hơn đốt nhiên liệu trong động cơ riêng biệt. Theo Hiệp hội Quốc gia về Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia, những chiếc xe điện hiện nay giảm 54% lượng khí thải carbon so với các loại xe chạy bằng dầu hỏa. Con số này sẽ tăng lên khi những chiếc xe điện trở nên hiệu quả hơn và sự phát triển của mạng lưới điện ngày càng trở nên xanh hơn. Ô nhiễm không khí địa phương cũng sẽ giảm. Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng đó là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ môi trường, với ô nhiễm không khí ngoài trời góp phần làm 3,7 triệu người chết một năm. Một nghiên cứu cho thấy ô nhiễm khí thải xe giết chết 53.000 người Mỹ mỗi năm, so với con số 34.000 người chết do tai nạn giao thông.

Xe ô tô và chế độ chuyên chế

Và sau đó dầu xuất hiện. Khoảng hai phần ba lượng dầu tiêu thụ ở Mỹ nằm trên đường xá, và phần còn lại được dụng hết cho các phó sản của tinh chế dầu thô để sản xuất xăng và dầu diesel. Ngành công nghiệp dầu mỏ vẫn chưa ước định được đỉnh điểm của nhu cầu; tổ hợp Royal Dutch Shell nói rằng có thể chỉ còn hơn một thập niên. Viễn tượng này sẽ ảnh hường đến giá cả trước đó từ lâu. Bởi vì không ai muốn bị bỏ lại với khối dầu vô ích trong lòng đất, sẽ có một sự thiếu hụt về đầu tư mới, đặc biệt là ở các khu vực mới có chi phí cao như Bắc Cực. Ngược lại, các nhà sản xuất như Ả-rập Xê-út, với trữ lượng khổng lồ có thể được khai thác rẻ, sẽ chịu áp lực phải bơm trước khi quá muộn: Trung Đông vẫn sẽ còn tiếng nói, nhưng ít hơn nhiều so với trước đây. Mặc dù vẫn có thị trường khí đốt tự nhiên, điều này sẽ giúp tạo ra điện cho tất cả những chiếc xe điện, giá dầu biến động sẽ làm căng thẳng các quốc gia phụ thuộc vào doanh thu từ hydrocarbon để lấp đầy kho bạc quốc gia. Khi khối lượng sụt giảm, việc điều chỉnh sẽ trở nên trầm trọng, đặc biệt là khi cuộc đấu tranh giành quyền lực từ lâu đã là về việc kiểm soát sự giàu có của dầu lửa. Tại các quốc gia như Angola và Nigeria, nơi dầu thường là một tai họa, sự lan tỏa sức mạnh kinh tế có thể mang lại những lợi ích to lớn.

Trong khi đó, một cuộc tranh giành cho lithium đang được tiến hành. Giá của lithium cacbonat đã tăng từ 4.000 USD / tấn trong năm 2011 lên hơn 14.000 USD. Nhu cầu các nguyên tố coban và đất hiếm cho động cơ điện cũng tăng cao. Lithium được sử dụng không chỉ để tăng sức mạnh cho xe ô tô: các thiết bị muốn cõ bình điện khổng lồ để dự trữ năng lượng khi nhu cầu xuống thấp và buông nhả nó khi nó đạt tới đỉnh cao. Liệu tất cả những điều này sẽ làm Chile đầy lượng lithium trở thành một Saudi Arabia mới? Chưa hẳn chính xác, bởi vì những chiếc xe điện không tiêu thụ lithium; bình điện lithium-ion cũ từ ô tô có thể được tái sử dụng trong lưới điện, và sau đó được tái chế.

Động cơ máy nổ đã thực hiện sứ mạng tốt và vẫn có thể chi phối việc vận chuyển hàng không trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng trên đất liền động cơ điện sẽ sớm cung cấp tự do và tiện lợi với giá rẻ và sạch sẽ hơn. Khi việc chuyển sang xe điện đảo ngược xu hướng của thế giới giàu sang đối với tiêu thụ điện giảm, các nhà hoạch định chính sách cần phải giúp đỡ bằng cách đảm bảo rằng có đủ công suất phát điện cho dù hệ thống quy định của nhiều quốc gia vẫn còn lỏng lẻo. Họ có thể trở thành những người đỡ đẻ giúp thành lập các quy tắc và tiêu chuẩn mới cho các trạm nạp điện công cộng và việc tái chế bình điện, động cơ đất hiếm và các bộ phận khác trong "mìn đô thị". Và họ sẽ phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn khi các công việc nhà máy cũ biến mất.

Những chiếc xe điện không người lái vào thế kỷ 21 có thể cải thiện thế giới một cách sâu rộng và bất ngờ, giống như những chiếc xe chạy bằng động cơ máy nổ đã làm vào thế kỷ thứ 20. Nhưng nó sẽ là một con đường gập ghềnh. Hãy thắt dây an toàn.

The Economist
Trọng Khiêm dịch

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...