Nguyễn Cao Quyền
Trước chuyến công du 12 ngày vừa qua của tổng thống Donald Trump, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Herbert McMaster cho biết là trong chuyến đi này tổng thống Trump sẽ thúc đẩy xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở.
Chuyến đi của ông Trump tuy chỉ đạt được ít thành công cụ thể nhưng đã tạo ra một sự thay đổi quan trọng cho chiến lược của Mỹ tại khu vực. Bài tham luận này sẽ đề cập đến sự thay đổi quan trọng đó, xin mời qúy vị theo dõi.
Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở
Ngày 18/10/2017 Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở” tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) tại Washington.
Chiến lược này trở thành điểm nhấn khi tổng thống Donald Trump phát biểu tại APEC CEO SUMMIT tại Đà Nẵng (Việt Nam) ngày 10/11/2017. Ông nói: “Hôm nay tôi có mặt tại đây là để đề nghị làm mới mối quan hệ hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cùng nhau thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta”.
Trước đó, ngoại trưởng Tillerson định nghĩa rõ ràng rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm tất cả các quốc gia ở ven bờ Ấn Độ Dương và phía Tây Thái Bình Dương, sẽ là bộ phận quan trọng nhất của thế giới trong thế kỷ 21. Ông Tillerson cho biết là Mỹ cần tăng cường hợp tác với các nước đó.
Khai thác tối đa sức mạnh và ảnh hưởng của đồng minh trong khu vực
Nhiều người hoài nghi về hiệu quả của tầm nhìn chiến lược của ông Trump. Tuy nhiên có thể nói rằng không phải ngẫu hứng mà ông Trump đã đưa ra ý tưởng ấy trong bối cảnh tình hình hiện tại của khu vực này.
Ở Nhật Bản, khi ông Trump đến thăm trong chuyến công du nhiều nước vừa qua, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị với ông “chiến lược tứ giác kim cương” liên kết bốn nước Mỹ, Nhật. Úc và Ấn Độ, nên có thể coi như Nhật Bản cũng đã khởi xướng cho ông Trump ý niệm về "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Ý nghĩa sâu xa của khái niệm này là tạo dựng một cuộc chơi “địa chính trị” mới để bảo toàn và thực hiện tốt hơn những lợi ích cơ bản cũ cũng như mới.
Ở khu vực Á Châu – Thái Bình Dương Trung Quốc được coi như là trung tâm cho tới nay, và Trung Quốc cũng đã làm gần như tất cả những gì có thể làm được để mọi chuyện luôn luôn xoay quanh Trung Quốc. Vai trò của Trung Quốc hiện rất lớn.
Nhưng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không có ảnh hưởng như thế nữa. Trong khu vực này bộ tứ Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, cả trên đất liền cũng như trên đại dương sẽ không chỉ là đối trọng mà còn là đối thủ đáng gờm hơn trước nhiều đối với những lợi ích chiến lược về mọi phương diện của Trung Quốc.
Đặc biệt ở khía cạnh đó dự án “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc không thể còn được tầm vóc như trước nữa. Khu vực mới trở thành đa cực với nhiều trung tâm quyền lực.
Chiến lược mới xác định lại phạm vi hoạt động, giúp ông Trump vừa không phải mang tiếng kế thừa ý tưởng của ông Obama, vừa mở rộng lợi ích chiến lược cơ bản của Mỹ trong khu vực. Mỹ không chỉ có sân chơi mới mà còn có cả cuộc chơi chính trị quyền lực thế giới mới, ở đó Mỹ sẽ dễ dàng tập hợp và liên kết đồng minh để đối phó, ganh đua hay cả kiềm chế Trung Quốc khi cần thiết.
Nhật, Úc, Ấn Độ, cả ba đôi tác này không thể không lo ngại trong tình hình mới và do đó không thể không xích lại gần Mỹ để tạo thảnh sức mạnh liên thủ với nhau.
Nhân quyền không bị bỏ quên nhưng đã rơi xuống hàng thứ yếu
Trong chuyến đi lần này chủ nghĩa thực dụng đã xuất hiện một cách triệt để trong chính sách đối ngoại của Trump. Tổng thống Mỹ đã công khai làm mọi phương cách để đem lại lợi ích cao nhất cho Hoa Kỳ, đúng như những gì ông đã hứa khi tranh cử.
Trên diễn đàn APEC ông nói rằng: “Từ hôm nay trở đi chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa... và tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này cũng đặt tổ quốc mình lên trên hết”.
Với đầu óc thực dụng, ông Trump tuy không quên "nhân quyền" nhưng đã không để cho nhân quyền trở thành rào cản trong chính sách đối ngoại với Việt Nam và với các nước khác nói chung.
Thông cáo Việt Mỹ chỉ nhắc đến nhân quyền bằng vài từ trong một câu vắn tắt: “...ghi nhận tầm quan trọng và thúc đẩy quyền con người...”. Tất cả những đoạn văn còn lại không đả động gì đến nhân quyền nữa mà chỉ đề cập đến những việc khác.
Vì biết được chính sách thực dụng nêu trên nên của ông Trump nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã coi thường công luận và thẳng tay đàn áp những nhà bất đồng chính kiến ở trong nước trước khi ông Trump tới Việt Nam.
Tuy nhân quyền bị bỏ rơi nhưng cũng không thể nói là chuyến đi sang Việt Nam lần này của ông Trump đã thất bại, vì ông đã bán được hàng tỷ đô la vũ khí và hàng hóa. Qua hình ảnh phát tán trên internet toàn cầu người ta thấy nhân dân Việt Nam tự nguyện kéo nhau ra hai bên đường đón chào ông, còn rầm rộ hơn cả lần trước họ đón chào tổng thống Obama. Trong khi đó thì số người tự nguyện tự giác đã không thấy xuất hiện ở những nơi mà phái đoàn Tập Cận Bình đã đi qua.
Trump muốn triệt tiêu các chế độ độc tài bằng vũ khí kinh tế
Thương mại là cách hành động “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Ông muốn bảo vệ và thậm chí khôi phục lại những việc làm mà nước Mỹ đã đánh mất. Quan điểm này được Wilbur Ross (Bộ Trưởng Thương Mại), Robert Lighthizer (Giám Đốc Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia) và Peter Navarro, chia sẻ.
Họ đồng ý rằng thâm hụt thương mại song phương quá lớn giữa Mỹ và các nước như Trung Cộng, Nhật Bản, Đức, Mexico là bằng chứng cho thấy là Mỹ đang bị các đối thủ cạnh tranh lừa gạt. Nếu Mỹ tìm được cách giảm bớt hoặc loại bỏ những thâm hụt đó thì có thể tạo ra công ăn việc làm với thu nhập cao cho công nhân Hoa Kỳ.
Hiểu biết căn bản là phải như vậy, nhưng chúng ta thử tìm hiểu xem từ ngày lên cầm quyền tổng thống Donald Trump đã làm được những gì. Cho đến nay, ông đã rút nước Mỹ ra khỏi TPP và mở ra những cuộc đàm phán với Mexico và Canada để cập nhật Hiệp Định Thương Mại Bắc Mỹ năm 1994. Nhưng đây mới chỉ là những việc nhỏ.
Trong năm tới. Trump sẽ biến lời nói thành hành động trên hai mặt trận chính.
Mặt trận thứ nhất, Trung Quốc sẽ được Trump coi là nước trục lợi lớn nhất. Trump sẽ khởi động những bước đi nhằm chống những việc bán phá giá của Trung Cộng (đặc biệt là thép) và những cuộc tấn công trên diện rộng nhằm chống lại những vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Mặt trận thứ hai của Trump là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO thành lập hồi đầu năm 1990. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã công khai mô tả là hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO có hại cho nước Mỹ.
Bên cạnh đó, Mỹ sẽ khởi động sáng kiến mới trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương, cách tiếp cận mà Trump đã nêu rõ trong Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ở Đà Nẵng (Việt Nam). Vì Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đối với các nước xuất khẩu nên sáng kiến đó sẽ tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực.
Khôi phục TPP là một lối đi đúng hướng do Nhật Bản phát động, nhưng nếu gặp sự chống đối của Hoa Kỳ thì việc thực thi cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai.
Kết luận
Tổng thống Donald Trump không hứa hẹn giúp đỡ gì cho nhân quyền và dân chủ ở những nước độc tài mà ông chỉ bình tĩnh dùng vũ khí kinh tế để buộc các nước đó phải làm ăn sòng phẳng, là một cách chơi vừa văn minh vừa đúng cách.
Đúng cách có nghĩa là muốn tồn tại trong sân chơi họ phải làm những việc chân chính, phù hợp với những quy định làm ăn chung, phù hợp với những giá trị nhân quyền phổ quát của thế giới. Đây là cơ sở để chế độ độc tài nhìn nhận ra vấn đề, để dân chúng các nước độc tài đó có những bước tiến bộ trưởng thành.
Ai cũng biết sự làm ăn chân chính lâu dài sẽ dẫn đến sự sụp đổ nếu các chế độ thiếu dân chủ không có đủ can đảm để cải thiện thể chế chính trị của họ nhưng khi đã chấp nhận đi vào sân chơi mới này thì đồng thời cũng có nghĩa là họ đã mặc nhiên chấp nhận luật chơi mới này và bắt buộc phải thi hành.
Làm ăn song phẳng là biện pháp để nước Mỹ chống bị mất cắp trên mọi phương diện, để sức mạnh của Mỹ được củng cố và nền kinh tế của Mỹ được thịnh vượng không ai bì kịp.
Có thể nói là Donald Trump đã nhìn đúng cách đấu tranh chống độc tài và đang làm cho nước Mỹ trở lại vĩ đại như xưa. Ông Trump vừa là một doanh gia và một chính trị gia đáng tin cậy, là một người có tâm cốt ghét cộng sản và ông ta đã thề sẽ triệt tiêu hết cộng sản trên quy mô toàn thế giới.
Viết xong ngày 8/12/2017.
Nguyễn Cao Quyền
(Danlambao)
Chuyến đi của ông Trump tuy chỉ đạt được ít thành công cụ thể nhưng đã tạo ra một sự thay đổi quan trọng cho chiến lược của Mỹ tại khu vực. Bài tham luận này sẽ đề cập đến sự thay đổi quan trọng đó, xin mời qúy vị theo dõi.
Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở
Ngày 18/10/2017 Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở” tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) tại Washington.
Chiến lược này trở thành điểm nhấn khi tổng thống Donald Trump phát biểu tại APEC CEO SUMMIT tại Đà Nẵng (Việt Nam) ngày 10/11/2017. Ông nói: “Hôm nay tôi có mặt tại đây là để đề nghị làm mới mối quan hệ hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cùng nhau thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta”.
Trước đó, ngoại trưởng Tillerson định nghĩa rõ ràng rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm tất cả các quốc gia ở ven bờ Ấn Độ Dương và phía Tây Thái Bình Dương, sẽ là bộ phận quan trọng nhất của thế giới trong thế kỷ 21. Ông Tillerson cho biết là Mỹ cần tăng cường hợp tác với các nước đó.
Khai thác tối đa sức mạnh và ảnh hưởng của đồng minh trong khu vực
Nhiều người hoài nghi về hiệu quả của tầm nhìn chiến lược của ông Trump. Tuy nhiên có thể nói rằng không phải ngẫu hứng mà ông Trump đã đưa ra ý tưởng ấy trong bối cảnh tình hình hiện tại của khu vực này.
Ở Nhật Bản, khi ông Trump đến thăm trong chuyến công du nhiều nước vừa qua, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị với ông “chiến lược tứ giác kim cương” liên kết bốn nước Mỹ, Nhật. Úc và Ấn Độ, nên có thể coi như Nhật Bản cũng đã khởi xướng cho ông Trump ý niệm về "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Ý nghĩa sâu xa của khái niệm này là tạo dựng một cuộc chơi “địa chính trị” mới để bảo toàn và thực hiện tốt hơn những lợi ích cơ bản cũ cũng như mới.
Ở khu vực Á Châu – Thái Bình Dương Trung Quốc được coi như là trung tâm cho tới nay, và Trung Quốc cũng đã làm gần như tất cả những gì có thể làm được để mọi chuyện luôn luôn xoay quanh Trung Quốc. Vai trò của Trung Quốc hiện rất lớn.
Nhưng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không có ảnh hưởng như thế nữa. Trong khu vực này bộ tứ Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, cả trên đất liền cũng như trên đại dương sẽ không chỉ là đối trọng mà còn là đối thủ đáng gờm hơn trước nhiều đối với những lợi ích chiến lược về mọi phương diện của Trung Quốc.
Đặc biệt ở khía cạnh đó dự án “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc không thể còn được tầm vóc như trước nữa. Khu vực mới trở thành đa cực với nhiều trung tâm quyền lực.
Chiến lược mới xác định lại phạm vi hoạt động, giúp ông Trump vừa không phải mang tiếng kế thừa ý tưởng của ông Obama, vừa mở rộng lợi ích chiến lược cơ bản của Mỹ trong khu vực. Mỹ không chỉ có sân chơi mới mà còn có cả cuộc chơi chính trị quyền lực thế giới mới, ở đó Mỹ sẽ dễ dàng tập hợp và liên kết đồng minh để đối phó, ganh đua hay cả kiềm chế Trung Quốc khi cần thiết.
Nhật, Úc, Ấn Độ, cả ba đôi tác này không thể không lo ngại trong tình hình mới và do đó không thể không xích lại gần Mỹ để tạo thảnh sức mạnh liên thủ với nhau.
Nhân quyền không bị bỏ quên nhưng đã rơi xuống hàng thứ yếu
Trong chuyến đi lần này chủ nghĩa thực dụng đã xuất hiện một cách triệt để trong chính sách đối ngoại của Trump. Tổng thống Mỹ đã công khai làm mọi phương cách để đem lại lợi ích cao nhất cho Hoa Kỳ, đúng như những gì ông đã hứa khi tranh cử.
Trên diễn đàn APEC ông nói rằng: “Từ hôm nay trở đi chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa... và tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này cũng đặt tổ quốc mình lên trên hết”.
Với đầu óc thực dụng, ông Trump tuy không quên "nhân quyền" nhưng đã không để cho nhân quyền trở thành rào cản trong chính sách đối ngoại với Việt Nam và với các nước khác nói chung.
Thông cáo Việt Mỹ chỉ nhắc đến nhân quyền bằng vài từ trong một câu vắn tắt: “...ghi nhận tầm quan trọng và thúc đẩy quyền con người...”. Tất cả những đoạn văn còn lại không đả động gì đến nhân quyền nữa mà chỉ đề cập đến những việc khác.
Vì biết được chính sách thực dụng nêu trên nên của ông Trump nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã coi thường công luận và thẳng tay đàn áp những nhà bất đồng chính kiến ở trong nước trước khi ông Trump tới Việt Nam.
Tuy nhân quyền bị bỏ rơi nhưng cũng không thể nói là chuyến đi sang Việt Nam lần này của ông Trump đã thất bại, vì ông đã bán được hàng tỷ đô la vũ khí và hàng hóa. Qua hình ảnh phát tán trên internet toàn cầu người ta thấy nhân dân Việt Nam tự nguyện kéo nhau ra hai bên đường đón chào ông, còn rầm rộ hơn cả lần trước họ đón chào tổng thống Obama. Trong khi đó thì số người tự nguyện tự giác đã không thấy xuất hiện ở những nơi mà phái đoàn Tập Cận Bình đã đi qua.
Trump muốn triệt tiêu các chế độ độc tài bằng vũ khí kinh tế
Thương mại là cách hành động “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Ông muốn bảo vệ và thậm chí khôi phục lại những việc làm mà nước Mỹ đã đánh mất. Quan điểm này được Wilbur Ross (Bộ Trưởng Thương Mại), Robert Lighthizer (Giám Đốc Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia) và Peter Navarro, chia sẻ.
Họ đồng ý rằng thâm hụt thương mại song phương quá lớn giữa Mỹ và các nước như Trung Cộng, Nhật Bản, Đức, Mexico là bằng chứng cho thấy là Mỹ đang bị các đối thủ cạnh tranh lừa gạt. Nếu Mỹ tìm được cách giảm bớt hoặc loại bỏ những thâm hụt đó thì có thể tạo ra công ăn việc làm với thu nhập cao cho công nhân Hoa Kỳ.
Hiểu biết căn bản là phải như vậy, nhưng chúng ta thử tìm hiểu xem từ ngày lên cầm quyền tổng thống Donald Trump đã làm được những gì. Cho đến nay, ông đã rút nước Mỹ ra khỏi TPP và mở ra những cuộc đàm phán với Mexico và Canada để cập nhật Hiệp Định Thương Mại Bắc Mỹ năm 1994. Nhưng đây mới chỉ là những việc nhỏ.
Trong năm tới. Trump sẽ biến lời nói thành hành động trên hai mặt trận chính.
Mặt trận thứ nhất, Trung Quốc sẽ được Trump coi là nước trục lợi lớn nhất. Trump sẽ khởi động những bước đi nhằm chống những việc bán phá giá của Trung Cộng (đặc biệt là thép) và những cuộc tấn công trên diện rộng nhằm chống lại những vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Mặt trận thứ hai của Trump là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO thành lập hồi đầu năm 1990. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã công khai mô tả là hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO có hại cho nước Mỹ.
Bên cạnh đó, Mỹ sẽ khởi động sáng kiến mới trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương, cách tiếp cận mà Trump đã nêu rõ trong Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ở Đà Nẵng (Việt Nam). Vì Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đối với các nước xuất khẩu nên sáng kiến đó sẽ tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực.
Khôi phục TPP là một lối đi đúng hướng do Nhật Bản phát động, nhưng nếu gặp sự chống đối của Hoa Kỳ thì việc thực thi cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai.
Kết luận
Tổng thống Donald Trump không hứa hẹn giúp đỡ gì cho nhân quyền và dân chủ ở những nước độc tài mà ông chỉ bình tĩnh dùng vũ khí kinh tế để buộc các nước đó phải làm ăn sòng phẳng, là một cách chơi vừa văn minh vừa đúng cách.
Đúng cách có nghĩa là muốn tồn tại trong sân chơi họ phải làm những việc chân chính, phù hợp với những quy định làm ăn chung, phù hợp với những giá trị nhân quyền phổ quát của thế giới. Đây là cơ sở để chế độ độc tài nhìn nhận ra vấn đề, để dân chúng các nước độc tài đó có những bước tiến bộ trưởng thành.
Ai cũng biết sự làm ăn chân chính lâu dài sẽ dẫn đến sự sụp đổ nếu các chế độ thiếu dân chủ không có đủ can đảm để cải thiện thể chế chính trị của họ nhưng khi đã chấp nhận đi vào sân chơi mới này thì đồng thời cũng có nghĩa là họ đã mặc nhiên chấp nhận luật chơi mới này và bắt buộc phải thi hành.
Làm ăn song phẳng là biện pháp để nước Mỹ chống bị mất cắp trên mọi phương diện, để sức mạnh của Mỹ được củng cố và nền kinh tế của Mỹ được thịnh vượng không ai bì kịp.
Có thể nói là Donald Trump đã nhìn đúng cách đấu tranh chống độc tài và đang làm cho nước Mỹ trở lại vĩ đại như xưa. Ông Trump vừa là một doanh gia và một chính trị gia đáng tin cậy, là một người có tâm cốt ghét cộng sản và ông ta đã thề sẽ triệt tiêu hết cộng sản trên quy mô toàn thế giới.
Viết xong ngày 8/12/2017.
Nguyễn Cao Quyền
(Danlambao)
No comments:
Post a Comment