Mike Ives
Athena chuyển ngữ
Athena chuyển ngữ
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho biết chính phủ Việt Nam ngần ngại sử dụng các bằng chứng về chủ quyềnđể phản đối Trung Quốc. "Vì thế mà nhiều tài liệu còn nằm trong bóng tối". Ảnh: Ryan Mattingly. |
Ông Sơn đã làm theo và kết luận rằng Việt Nam nên chống lại các hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh các hòn đảo đang tranh chấp vì Philippines cũng đã thắng kiện hồi năm ngoái. Tuy nhiên, các vị lãnh đạo chẳng mảy may quan tâm đến chuyện đó.
Tiến sĩ Sơn, phó Viện trưởng một viện nghiên cứu của nhà nước, cho biết “Lúc nào họ cũng nói với tôi là ‘Anh Sơn ạ, anh phải bình tĩnh. Đừng nói xấu Trung Quôc."
Ông cũng nói thêm với giọng rất gay gắt “Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chỉ là “nô lệ” cho chính quyền Bắc Kinh. Đó là lý do vì sao rất nhiều tài liệu bị giấu nhẹm đi.”
Công việc mà tiến sĩ Sơn đang làm cùng với những màn trù dập từ cấp trên là dấu hiệu cho thấy từ lâu Việt Nam đã sống trong cái bóng của Trung Quốc nhưng cũng làm bùng lên ý chí độc lập rất dữ dội.
Sự quyết liệt của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông đã khiến Việt Nam rất lo lắng bởi quốc gia này luôn coi chủ quyền lãnh thổ là một nguyên tắc thiêng liêng và khuyến khích chính phủ thúc đẩy các tuyên bố về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi bằng chứng cho những tuyên bố như ngày càng nhiều lên thì các nhà phân tích vẫn cho rằng chính quyền Hà Nội rất ngần ngại sử dụng nó để tấn công lại Trung Quốc. Nói gì thì nói, Trung Quốc vẫn là nước láng giềng, là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và cũng là một quốc gia bá quyền ngày càng quyết liệt hơn trong việc xây dựng một chuỗi các tiền đồn quân sự trên vùng biển.
Liam C. Kelly, giảng viên môn lịch sử trường Đại học Hawaii tại Manoa, người đã nghiên cứu rất nhiều các vấn đề gốc rễ trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, cho biết “Tất cả mọi người trong và ngoài chính phủ đều cho rằng Trung Quốc không nên động vào những hòn đảo đó.”
Tuy nhiên, ông cho biết với sự nổi lên gần đây của chủ nghĩa dân tộc trong vấn đề bành trướng của Trung Quốc đã làm dấy lên một câu hỏi rất hóc búa: “Làm thế nào để một người có thể bảo vệ Việt Nam chống lại Trung Quốc trong khi Trung Quốc lại chính là nguồn lực hỗ trợ cho bạn?”
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã áp đặt Việt Nam suốt cả nghìn năm, để lại cả những di sản văn hóa tốt đẹp cũng như lòng thù ghét. Chính quyền Bắc Kinh đã giúp chính quyền Hà Nội đánh bại người Pháp để giành độc lập vào năm 1954 nhưng cũng xâm chiếm phía bắc Việt Nam vào năm 1979, gây nên cuộc chiến tranh biên giới.
Vào năm 2014, làn sóng tẩy chay Trung Quốc đã bùng nổ khi một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc chuyên về xăng dầu đã hạ đặt một giàn khoan tại vùng biển gần thành phố Đà Nẵng, gây ra căng thẳng trên đường biển và các vụ bạo loạn chống Trung Quốc tại một số các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Một chuyên gia pháp lý cấp cao của Việt Nam yêu cầu được giấu tên khi thảo luận các vấn đề chính trị nhạy cảm cho biết, đã từ rất lâu rồi, người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Chính vụ hạ đặt giàn khoan đã khiến sự quan tâm ấy tăng cao hơn.
Phía Trung Quốc đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, sau khi chiếm được từ tay chính quyền miền Nam Việt Nam cũ trong trận hải chiến. Gần đây Trung Quốc tiếp tục gia tăng vị trí ở quần đảo này thông qua các chiến dịch xây dựng tại đây.
Các quan chức và giới học giả Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển bao quanh cả hai quần đảo - đại diện bởi cái mà họ gọi là đường chín đoạn - bằng cách trích dẫn các bản đồ và các bằng chứng khác từ những năm 1940 và 50.
Nhưng một số người Việt Nam như tiến sĩ Sơn chẳng hạn, đang cố gắng tìm kiếm các tư liệu lịch sử - ngay cả khi chúng có rất ít sức thuyết phục để chống lại Trung Quốc.
Tiến sĩ Sơn và các học giả Việt Nam cho biết triều Nguyễn, vốn cai trị Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945, đã sử dụng quyền hành chính kiểm soát Hoàng Sa bằng việc gửi các nhóm khảo sát và thậm chí còn trồng cây lên quần đảo này để cảnh báo các vụ đắm tàu. Việc này đã diễn ra hàng thập kỷ trước khi đế quốc Trung Hoa hay các lực lượng hậu cách mạng bày tỏ sự quan tâm đến quần đảo.
Tiến sĩ Sơn cho biết: “Phía Trung Quốc biết rõ là họ chưa bao giờ đề cập đến Hoàng Sa hay Trường Sa trong các sách lịch sử hay bản đồ.”
Ngược lại, tiến sĩ tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn sách – bản tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – cho thấy các nhà thám hiểm thời nhà Nguyễn đã cắm cờ trên Hoàng Sa từ những năm 1850.
Các nhà phân tích cho biết, việc sử dụng trọng tài quốc tế về chủ quyền lãnh thổ chỉ có thể được tiến hành nếu cả hai bên đều đồng ý, và phía Trung Quốc không hề đếm xỉa gì đến việc này.
Vì vậy, sự quan tâm thái quá về lịch sử hàng hải của Việt Nam từ năm 2012 đã tạo nên tiếng vang trên các phương tiện truyền thông nhà nước – và một vài vị anh hung không mong đợi.
Một trong số đó là Tran Thang, một kỹ sư cơ khí người Việt – Mỹ sống tại Connecticut. Ông trả lời qua điện thoại rằng ông đã ủng hộ 153 tấm bản đồ và atlat cho chính quyền Đà Nẵng vào năm 2012 sau đi đặt mua trên eBay với giá 30 nghìn USD.
Trong số các học giả Việt Nam nghiên cứu về tuyên bố chủ quyền tại biển Đông thì tiến sĩ Sơn là người nổi tiếng nhất.
Ông sinh năm 1967 tại Huế, cách Đà Nẵng khoảng 50 dặm về phía tây bắc. Cha ông đã hy sinh năm 1970 khi đang chiến đấu cho quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ông cho biết “Tôi vẫn còn nhớ đám tang lúc ấy.”
Mặc dù lớn lên trong cảnh nghèo khó nhưng ông đã xuất sắc theo học Đại học Huế, nơi luận văn lịch sử của ông là khám phá về đồ sứ thời Nguyên. Về sau ông là giám đốc bảo tàng mỹ thuật Huế và đã nỗ lực biến cố đô Hues thành di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Với tư cách là nhà nghiên cứu háo hức tìm tòi trong kho lưu trữ đầy bụi bặm, tiến sĩ Sơn cho biết, ông đã sao chụp bản đồ để nhấn mạnh các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông. Vì vậy, vào năm 2009 khi các quan chức lãnh đạo ở Đà Nẵng yêu ông tiếp tục theo đuổi một nghiên cứu trên danh nghĩa của chính phủ, thì ông đã nắm lấy cơ hội này ngay.
Ông giải thích “Tôi luôn luôn chống lại Trung Quốc.” Các học giả Trung Quốc đã và đang thực hiện nghiên cứu đối thủ suốt nhiều năm nay với sự hỗ trợ từ chính phủ và tiến sĩ Sơn cho biết ông cũng sẽ làm như vậy để trả miếng.
Giới chức Đà Nẵng đã cho phép tiến sĩ Sơn tuyển đội ngũ hỗ trợ gồm 7 người nhưng không tài trợ các chuyến đi nước ngoài. Ông cho biết ông đã tự chi trả một phần nghiên cứu mà ông đã thực hiện hồi 2013 trên khắp châu Âu và Mỹ nơi ông từng là học giả giành học bổng Fulbright tại trường đại học Yale chính thức hết nhẵn tiền.
Hiện tiến sĩ Sơn là Viện phó Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng và ông cho biết ông vẫn nuôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc ra tòa.
Tuy nhiên ông gần như không đề cập đến kết quả sẽ ra sao bởi “Tôi không phải là một chính trị gia mà là một nhà khoa học.”
Nguồn: https://www.nytimes.com/2017/11/25/world/asia/vietnam-south-china-sea.
(Bản dịch: Dân Luận)
No comments:
Post a Comment